Nhóm quả chữa bệnh về đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 39 - 47)

3. Các Loại Quả Có Hoạt Tính Thảo Dược

3.4Nhóm quả chữa bệnh về đường tiêu hóa

3.4.1 Măng cụt

Tên khác: Sơn trúc tử, giáng châu.

Tên nước ngoài: Mangosteen (Anh), garcinie mangoustan (Pháp) Họ : măng cụt (Guttiferae)

 Bộ phận dùng

Vỏ quả lấy ở những quả già chín, dùng tươi hoặc phơi khô.

 Thành phần hóa học

Vỏ quả chứa 7 - 14% tannn (catechin) (The Wealth of India, vol IV, 1956), mangostin (=1,3,6 – tri hydroxyl – 7 – methoxy – 2,8 – bis (3- methyl – 2 – butenyl) – 9H – xanthen – 9 – on),α – mangostin, β – mangostin,γ - mangostin (=1,3,6,7 – tetrahydroxy – 2,8 bis (3 – metyl – 2 – butenyl) -9H – xanthen – 9 – on, 6 – deoxy – γ – mangostin, garcunon E [= 1,3,6,7 – tetrahydroxy – 2,5,8 – tri (3 – methyl – 2 – butenyl) xanthin], garcinon B; 1,5,8 – trihydroxy – 3 – methoxy - 2 – (3 – methyl – 2 – butenyl) – xanthan, egonol, mangostinon; 1,5 – dihydroxy – 2 (3 – methylbut – 2 – enyl) – 3 – mrthoxyxanthon, mangostanol [=3,5,9 – trihydroxy – 2,2 – dimethyl – 8 – methoxy – 7 – (3 – methylbut – 2- enyl) – 2H, 6H – 3,4 – dihydropyranol (3,2 – b) – xanthen – 6 –on].Junsart Wanida và cs, 1992 (CA, 118, 18387w); Katsura Mikiko và cs, 1992 (CA, 119. 270896b); Asai Fujio và cs, 1995 (CA, 123, 107815e); Chairunggarilerd Nattaya và cs, 1996 (CA,126,29136e).

 Tác dụng dược lý

Vỏ quả măng cụt có tác dụng làm săn, gây đông tinh dịch, nên giữ tinh trùng bên trong tinh dịch bị đông làm ảnh hưởng đến khả năng di động

và thụ tinh của tinh trùng. Trong thí nghiệm in vitro, dịch chiết vỏ măng cụt có tác dụng ức chế yếu sự sinh trưởng của Entamoeba histolytica.

 Công dụng

Vỏ quả măng cụt có vị chat được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, ly mạn tính với liều dùng là 10 – 20g, sắc uống.

Ở các nước Malaysia, Campuchia, Philippin, để chữa đau bụng, đi lỏng, kiết lị, đôi khi bệnh vàng da, nhân dân đã lấy chừng 10 quả măng cụt cho vào nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn), thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi chừng 15’. Để nguội, ngày uống 3 -4 chén to.

Ở Indonesia, người ta dùng nước sắc vỏ quả măng cụt với vỏ Lansium domesticum để điều trị bệnh tiêu chảy ra máu. Ở Ấn Độ, vỏ quả măng cụt chữa bệnh tiêu chảy mạn tính và lỵ.

3.4.2 Na

Tên khác: Mãng cầu dai, sa lê, mác kiếp (Tày), phan lệ chi Tên nước ngoài: Custard apple (Anh), attire(Pháp)

Họ: Na (Annonaceae)

 Bộ phận dùng

Lá quả thu hái vào mùa hạ, thu. Hạt lấy ở quả chín. Dùng tươi hay phơi khô.

Thân và lá có anonain, romerin, glaucin, corydin, isocory, noriorydin, norlaurin (Trung dược từ hải III, 1997)

Lá chứa tinh dầu trong đó có germacren D 17,5%, β-elemen 12%, α- và β- pinen 8,1%, sabinen 8,8%, bicyclogermacren 6%, T-cadinol 5,5% và T- muurolol 4,4% ( Pelissier Yves và cs, 1993, CA, 121, 153 278).

Ngoài ra, lá còn có 16 – hentriacontanon, hexacosanol, octacosanol, triacontanol, sitosterol, campesterol, stigmasterol

 Tác dung dược lý

Cao chiết thô lá na có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. cao chiết với methanol có tác dụng ức chế với cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Cao chiết với ether dầu hỏa có tác dụng với Curcularia lunata và Alternaria alternate. Lá na là thuốc có phổ kháng khuẩn rộng.

Cao lá na có hoạt tính ức chế yếu kí sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong thử nghiệm nuối cấy in vitro.

 Tính vị công năng

Quả na vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm săn, tiết tinh, tiêu khát.

 Công dụng

Lá na (10 – 20g) rửa sạch,giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương 1 đêm, rồi thêm ít rượu, uống trước khi lên cơn sốt khoảng 2h chữa sốt rét. Dùng 5 – 7 ngày. Quả na ương ( chín nửa chừng) thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống chữa kiết lỵ.

3.4.3 Ổi

Tên nước ngoài: Common guava ( Anh), goyavier (Pháp) Họ : Sim (Mytaceae) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bộ phận dùng: Búp non, lá, quả, vỏ rộp và đôi khi cả vỏ rễ

 Thành phần hóa học

Tanin với hàm lượng cao khi quả còn xanh và thấp nhất khi quả chin. Pectin của ổi gồm acid galacturonic (72%) d.galactose(12%) và l arabinose (4.4%).

Carotenoid ở ổi thương là β carotene và xanthophyll với hàm lượng thấp (0.2µg/g). Loại ổi màu hồng có nhiều β carotene, nhưng nhiều loại lại chỉ có lycopen.

Leucocyanin và acid ellagic là những hợp chất phenolic có hàm lượng cao trong quả ổi chin.

Loài ổi có màu đỏ có các chất cyaniding, diglucosid, mecocyanin, quercetin, dẫn chất 3 – arabino guaijaveriu, acid gallic và arabino ester của acid ellagic. Quả ổi xanh có leuco cyaniding. Hạt ổi chiếm 6 – 12% trọng lượng quả và có khoảng 14% một chất dầu béo mùi thơm. Hạt ổi trong ở Philippin có các thành phần như nước (10.3%); protein (15.2%), chất béo (14.3%). Tannin(1.4%), glucose (0.1%), tinh bột (13.2%), sợi (42%) và tro (3%). Phân tích dầu béo của một loại ổi thấy có các hằng số sau d20◦0.9365, nD35◦ 1.4687, chỉ số xà phòng 198.7 chỉ số acid 6.4, chỉ số iod 96.4, phần

không xà phòng hóa 0.68%. Các acid béo gồm acid béo no 16%, oleic 55.8%, linoleic 27.8% và linelenic 0.4%. CÁc acid béo no là acid myristic, palmitic và stearic.

Lá ổi chứa catechol, tannin loại pyrrogalol (8 – 15%), một loại tinh dầu màu vàng xanh hoặc vàng đỏ có mùi dễ chịu. Tùy theo từng loại ổi, hàm lượng tinh dầu trong lá từ 0.2 – 0.31%.

Thành phần tinh dầu lá ổi gồm d và dl limonene, β caryophylen, sesquiterpen alcol 2 vàng và sesquiterpen alcol bậc 4.

Lá ổi còn chứa sáp nhựa, đường, carotene, các vitamin B1, B2, B, niacin và vitamin C, β sitosterol, quercetin, các arabiosid của guaijaverin và avicularin, một số các acid triterpen như acid ursolic, oleanolic, cratagolic và guaijavolic, acid ellagic và glucosid 4. Gentiobiosid của acid ellagic là amritosid.

Vỏ thân ổi chứa 11 – 27% tannin được dùng trong kỹ nghệ sản xuất tanin và kỹ nghệ nhuộm vải.

Vỏ cành có leucoanthocyanidin, acid lutelic, acid ellagic và amritosid (The Wealth of India VIII – 1969, 291, 293)

 Tác dụng dược lý

Cao, lá, hoa và quả ổi có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng và Escherichia coli. Cao quả có tác dụng ức chế mức độ vừa vi khuẩn gây bệnh đường ruột như Salmonella typhosa và Shigella dysenteriae. Tinh dầu từ lá ổi ức chế sự phát triển của E.coli, Bacillus subtilis, tụ cầu vàng. Cao chứa tanin catechin chiết từ lá ổi với hiệu suất 5.2%, có nông độ ức chế tối thiểu đối với các vi khuẩn như sau, E.coli 113µg/ml; E.piracoli 100µg/ml; Citrobacter diversus 58µg/ml; klebsiella pneumoniae: 82µg/ml; Salmonella enteritidis 98µg/ml; Shigella flexneri 90µg/ml; Staphylococcus aureus 85µg/ml. Hoạt tính khoáng khuẩn của cao tanin thấp hơn so với tetracylin và cloramphenicol dung để so sánh

 Tính vị công năng: Ổi có vị chat, hơi chua, tính mát, sáp trường, chỉ tả.

 Công dụng

Ở Indonesia, ổi được dùng chữa đau dạ dày và tiêu chảy. Rễ phối hợp với tá tần cửu và dược liệu khác chữa tiêu chảy ra máu. Vỏ cây có trong thành phần một số bài thuốc chữa đau bụng., tiêu chảy thường và tiêu chảy ra máu. Ở Nepal nhân dân uống dịch ép từ vỏ thân cây ổi để chữa lỵ và tiêu chảy ra máu và uống dịch ép rễ cây ổi để chữa lỵ. Vỏ thân của 3 cây : ổi, ban, vối rừng được trộn lẫn với tỷ lệ bằng nhau và nghiền nát lấy dịch uống để trị tiêu chảy ra nước và lỵ. Búp ổi non sao vàng, sắc uống trị tiêu chảy. Ở Haiti, nhân dân cũng dùng dịch ép quả hoặc nước sắc lá uống trị tiêu chảy. Ở

Meehico, cao nước lá ổi trị tiêu chảy không nhiễm khuẩn. Ở Brazil, búp ổi chữa tiêu chảy, viêm lợi. Ở Bờ Biển Ngà, nước sắc lá ổi được dùng uống có tác dụng thông mật và trị tiêu chảy.

3.4.4 Xoài

Tên khác: Mãng quả, mác moang (Tày)

Tên nước ngoài: Mango tree (Anh), manguier (Pháp) Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae)

 Bộ phận dùng Nhân hạt xoài

 Thành phần hóa học

Hạt xoài đem chiết xuất bằng dung môi thu được một chất béo ăn được với hàm lượng 6 – 12% (gọi là dầu hạt xoài hoặc bơ xoài). Đó là một chất có màu trắng xám, mùi dễ chịu d= 0.9139, n40 = 1.4604; chỉsố acid 0.28; chỉ số xà phòng 194.8, chỉ số iod 39.2, phần không xà phòng hóa: 2.89%. thành phân acid béo của bơ xoài gồm các acid myristic 0.69%, palmitic 8.83%, stearic 33.96%, arachidic 6.74% và oleic 49.98%.

Gofur M.A; Toregord B đã nghiên cứu thành phần các glycerid của chất béo chiết từ hạt xoài bằng phương pháp sắc ký và tách được các phần glycerid như sau: các glycerid bão hóa 1.2%; các monoglycerid chưa no 51.7% các diglycerid chưa no 29.8%, các triglyceride chưa no 12.3%, các tetraglycerid chưa no 3.7% và 1.3% các acid béo khác ( CA.108.1988.207.19t)

Theo tài liệu Trung Quốc , hạt xoài có chứa chất béo gồm acid myristic; phosphotidic,

Phosphatidylinositol; phosphatidyl glycerol, phosphatidy

ethanolamine; lysophosphattiplyl ethanolamine, mesoimositol và mangiferol (TDTH II. 170)

 Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: dùng nhân hạt của quả còn xanh, thái nhỏ, phơi khô, tán thành bột thô. Lấy mỗi mẫu 250g chiết bằng ethanol lạnh, rồi cô chân không được 25g bột cao khô (a). Hòa 25g cao vào 100ml nước rồi chiết lần lượt bằng ether dầu, dịch lometan, ether ethylic và ethyl acetat. Dịch chiết thu được, cô chân không để được bột. Phân đoạn 1 và 2 được rất ít, không đáng kể, nên bỏ đi. Phân đoạn với ether ethylic được 20g (b) với ethy acetat được 5g (c). Đã thử 3 chiết phẩm (a) (b) (c) trên một số loại vi khuẩn. kết quả đã xác định được nông độ tối thiểu ức chế (mg/ml) đới với Escherichia coli lần lượt là 3.0; 2.0; 1.0; Aerobacterium tumefaciens là 1.5; 1.5 và 1.25; Pseudomonas aerudinosa là 4.0; 2.0 và 2.0; Proteus vulgaris là 3.0; 2.0 và 1.25; Staphylococus aureus là 2.0; 2.0; và 1.25; Sarcina lutea là 2.0; 1.25 và 1.25; Bacillus firmis là 3.0; 2.0 và 1.25 mg/ml. Cao lá xoài chiết cồn cũng có tác dụng kháng khuẩn. Nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) Staphylococcus aureus là 6,25 mg/ml, Escherichia coli là 50mg/ml và Bacillus pyocyaneus là 100 mg/ml. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tính vị công năng

Hạch quả có tác dụng chỉ khái, kiện vị.

 Công dụng

Thông thường người ta trồng xoài để lấy quả ăn, đóng hộp xuất khẩu. Quả xoài ngon, bổ dưỡng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, ra mồ hôi, giải nhiệt, trị bệnh hoại huyết và loạn óc, tiêu hóa kém. Vỏ xoài chín dùng để cầm máu, chống xuất huyết, rong kinh, bạch đới. Ngày 20-40g, sắc uống. Hạch quả được dùng trị giun, kiết lỵ, trỹ, xuất huyết. Ngày 5 – 10g, sắc uống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 39 - 47)