Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
826,2 KB
Nội dung
i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ VIỆT ĐỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2015 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ VIỆT ĐỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Hải HÀ NỘI - 2015 iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục khoá 12 (2012 – 2014) do trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Xuân Hải đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên; Thường trực HĐND, UBND huyện Tủa Chùa; Giám đốc các Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả Vũ Việt Đức iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BSVH CTV GDTX GD&ĐT GDTH GV HTCĐ MTTQ THCS THPT UBND VH VH&XH VHTT&DL VH&TT XHHT : Bản sắc văn hoá : Cộng tác viên : Giáo dục thường xuyên : Giáo dục và đào tạo : Giáo dục tiểu học : Giáo viên : Học tập cộng đồng : Mặt trận tổ quốc : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Uỷ ban nhân dân : Văn hoá : Văn hoá và Xã hội : Văn hoá thể thao và Du lịch : Văn hoá và Thông tin : Xã hội học tập 5 MỤC LỤC Lời cảm ơn………………………… …………………….… ………………i Danh mục chữ viết tắt……………… ………………… ……………….……ii Mục lục……………………………… …………………… ……………… iii Danh mục bảng, biểu………………………………………… ……………vi MỞ ĐẦU i Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG… …6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14 1.2. Một số khái niệm cơ bản 16 1.2.1. Quản lý 16 1.2.2. Quản lý giáo dục 17 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc 17 1.2.4. Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 19 1.3. Một số vấn đề lý luận của hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc 24 1.3.1. Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc 24 1.3.2. Đặc điểm của hoạt động giáo dục VH dân tộc ở TTHTCĐ 25 1.3.3. Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số và hoạt động giáo dục VH dân tộc 26 1.3.4. Văn hóa dân tộc Thái, Mông và hoạt động giáo dục VH dân tộc Thái, Mông 30 1.4. Một số vấn đề lý luận của quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng 32 1.4.1. Quản lý các thành tố của một hoạt động giáo dục VHDT 32 1.4.2. Đặc thù của việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở TTHTCĐ 34 1.4.3. Triển khai các chức năng quản lý vào QL hoạt động giáo dục VH dân tộc 35 Tiểu kết chương 1 40 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN………………………………… ……33 6 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, văn hoá và xã hội của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 41 2.1.1. Khái quát về huyện Tủa Chùa 41 2.1.2. Một số nét về tình hình giáo dục huyện Tủa Chùa 42 2.2. Sự hình thành và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Tủa Chùa 43 2.3. Một số nét đặc thù của dân tộc Thái, Mông ở huyện Tủa Chùa 44 2.3.1. Bản sắc văn hoá dân tộc Thái 45 2.3.2. Bản sắc văn hoá dân tộc Mông 47 2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa 48 2.4.1. Một vài nét về khảo sát thực trạng 48 2.4.2. Thực trạng hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa 50 2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa 54 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa 57 2.5.1. Một số nội dung của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa 57 2.5.2. Những nguyên nhân thành công và chưa thành công trong quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa 65 Tiểu kết chương 2 68 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN TỦA CHÙA, TÌNH ĐIỆN BIÊN……………… ……… …….61 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 69 3.1.2. Tính thực tiễn 70 3.1.3. Tính hiệu quả 70 3.1.4. Tính đồng bộ 71 7 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ở huyện Tủa chùa, Điện Biên 71 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục VH của dân tộc Thái, Mông 71 3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt giáo dục VH dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc Thái, Mông 74 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn văn hoá dân tộc…… …… 69 3.2.4. Biện pháp 4: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn VHDT cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên về triển khai các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc… …71 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường huy động cộng động, coi trọng sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc ………………………………………… …73 3.2.6. Biện pháp 6: Coi trọng việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc khi thực hiện hoạt động GD VHDT cho những người liên quan ……………………………………………………………….… 76 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 86 3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 88 3.5.1. Mục đích khảo sát 88 3.5.2. Đối tượng xin ý kiến 88 3.5.3. Quy trình khảo nghiệm 88 3.5.4. Kết quả khảo nghiệm 89 Tiểu kết chương 3 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 1. Kết luận 95 2. Khuyến nghị 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 101 8 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc tại 5 Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, giai đoạn 2009- 2014 43 Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa……. 52 Bảng 2.3. Tổng hợp đánh giá của lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý và GV ở Trung tâm HTCĐ về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa………………………………………. 53 Bảng 3.1. Đánh giá của lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ, GV, CTV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất…………………………………… 81 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất………………………………… 82 Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VH dân tộc ở 5 Trung tâm HTCĐ của huyện Tủa Chùa 49 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt nam gồm nhiều dân tộc trong đó có những dân tộc ít người. Thực tiễn phát triển của lịch sử loài người cho thấy văn hoá (VH) là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển và sự trường tồn của một dân tộc, văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự hưng thịnh, phát triển bền vững của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc vào khả năng học tập của đông đảo các tầng lớp nhân dân, khả năng hội nhập mà vẫn giữ vững bản sắc văn hoá (BSVH) dân tộc, hoà nhập mà không hoà tan. Đảng cộng sản Việt Nam đã hết sức quan tâm đến vấn đề này, tại Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1998) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chiến lược phát triển VH đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “VH các dân tộc thiểu số là tài sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của VH Việt Nam. VH các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn ở kỷ nguyên toàn cầu hoá” [12, tr.18]. Bối cảnh quốc tế và trong nước đang có nhiều biến đổi, tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số ở Điện Biên nói riêng. Điều rất dễ nhận thấy hiện nay, văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Điện Biên đang có những biểu hiện mai một. Qua đó cho thấy việc giáo dục VH dân tộc được Đảng và nhà nước ta xác định là vấn đề thời sự, là một đòi hỏi cấp thiết cần tiếp tục thực hiện. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam, các loại hình giáo dục và đào tạo và hình thức học ngày càng được đa dạng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu học tập phong phú của nhân dân. Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) một trong những loại hình của giáo dục thường xuyên (GDTX) được hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng 10 tại các xã, bản được học tập, được trang bị kiến thức nhiều mặt góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho họ để góp phần phát triển cộng đồng. Trung tâm HTCĐ là cơ sở GDTX ở cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của nhà nước; là trung tâm đa chức năng thực hiện các hoạt động đa dạng: xoá mù chữ và nâng cao trình độ VH cho nhân dân; hình thành và nâng cao kỹ năng lao động; nâng cao chất lượng cuộc sống; học tập theo sở thích; các dịch vụ thông tin; văn hoá địa phương; thể dục thể thao, vui chơi giải trí để phát triển nguồn lực ở địa phương. Ở nước ta đến tháng 5/2014 đã có 10877/11133 xã, phường, thị trấn có trung tâm HTCĐ, đạt 97,4%, các Trung tâm HTCĐ này đã phát huy tác dụng, thực sự trở thành trường học của nhân dân lao động, là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới; kinh tế đặc biệt khó khăn, nơi các vấn đề xã hội vẫn còn những bất cập, vì vậy sự đóng góp của các cơ sở giáo dục nói chung và các Trung tâm HTCĐ nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện tại, tỉnh Điện Biên đã thành lập được 130 Trung tâm HTCĐ (đạt 100% số xã, phường, thị trấn có Trung tâm HTCĐ), bước đầu các trung tâm này đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tủa Chùa là một trong những huyện khó khăn của tỉnh, trong những năm qua, các Trung tâm HTCĐ của huyện đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của giáo dục Tủa Chùa. Hiện nay các Trung tâm HTCĐ của huyện Tủa Chùa bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội (VH&XH) ở địa phương, đặc biệt đã góp phần giáo dục VH các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc cho thấy chính sách giáo dục còn chưa quan tâm đầy đủ và chưa có những biện pháp hữu hiệu trong việc dạy và học chữ, học tiếng đối với học sinh các dân tộc thiểu số, mà đây chính là vấn đề cực kỳ quan trọng, then chốt [...]... luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập Cộng đồng Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập Cộng đồng huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập Cộng đồng huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN... Chùa, tỉnh Điện Biên 11 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1 Hệ thống một số vấn đề lý luận có liên quan đến công tác quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ 6.2 Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ của huyện Tủa Chùa Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện. .. Đặc thù của việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở TTHTCĐ Đặc thù của việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở TTHTCĐ gắn với đặc thù hoạt động GD và thực tế hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng cũng như đặc điểm của chương trình giáo dục VHDT nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc Hoạt động giáo dục VH dân tộc tại TTHTCĐ là giáo dục cho người học đa dạng (người học ở TTHTCĐ là những... Điện Biên để tạo nên bức tranh tổng thể, đa sắc màu của 54 dân tộc anh em trong toàn quốc, tác giả luận văn đã chọn đề tài nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 2 Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ để đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục. .. việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc cho 02 dân tộc thiểu số là Thái, Mông ở 5 trung tâm trên tổng số 12 Trung tâm HTCĐ của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 5 Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng và phối hợp thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thì sẽ góp phần phát triển bền vững các Trung tâm HTCĐ ở huyện Tủa Chùa, ... trị văn hoá dân tộc 18 1.2.4 Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 1.2.4.1 Trung tâm học tập cộng đồng a Khái niệm Trung tâm học tập cộng đồng Đào Xuân Thụ (2002) quan niệm: Trung tâm HTCĐ là nơi học tập suốt đời của làng, xã do UBND địa phương đứng ra thành lập và quản lý Đây là cơ sở xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng [35, tr.39] Các tác giả trong tài liệu Phát triển Trung. .. dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ 3.2 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Do điều kiện hạn hẹp về thời gian và nhân lực, đề tài chỉ tập trung nghiên... tập trung phong phú đặc sắc phong tục tập quán lành mạnh, phát triển nghề thổ công truyền thống, văn hóa ẩm thực…để tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu 1.4 Một số vấn đề lý luận của quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng 1.4.1 Quản lý các thành tố của một hoạt động giáo dục VHDT Muốn quản lý bất cứ cái gì trước hết phải thấu hiểu đối tượng quản lý a Mục đích giáo dục. .. công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở; Trung tâm HTCĐ thực sự là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, ở đó mọi người dân được học thường xuyên, học suốt đời, học những gì cần thiết và bổ ích cho cuộc sống hiện tại của chính người dân 1.3 Một số vấn đề lý luận của hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc 1.3.1 Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Văn hoá là khái niệm công cụ đặc biệt... trước đã làm được, đề tài Quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được tổ chức triển khai nghiên cứu với mục đích sẽ góp phần tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ phù hợp với đối tượng, đúng mục đích, hiệu quả và khả thi 15 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Quản lý Trong khoa học quản lý, khái niệm quản lý được coi là một trong . dân tộc ở Trung tâm học tập Cộng đồng huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập Cộng đồng huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. . hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa 50 2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện. 1.2.1. Quản lý 16 1.2.2. Quản lý giáo dục 17 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc 17 1.2.4. Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 19 1.3. Một số vấn đề lý luận của hoạt động giáo dục