TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ

57 615 1
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong nhiều thập kỷ bị chiến tranh tàn phá nặng nề, sau khi giành được độc lập, đất nước ta đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá…Trong hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986) với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Từ khi đổi mới chúng ta đã khẳng định mình trên trường qu ốc tế; nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Việt Nam giờ đây là môi trường đầu tư thuận lợi đồng thời là bạn hợp tác kinh tế của khá nhiều nước trên thế giới. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo điều kiện thuận lợ i cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế xã hội hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đó việc nước ta đã trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và là một trong những thành viên có triển vọng phát triển cao trong tổ chức thương mại thế giới WTO (ngày 07 tháng 11 năm 2007, thế giới hân hoan chào đón Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới – WTO). Sự kiện trọng đại này đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch s ử phát triển kinh tế Việt Nam. Những cơ hội thuận lợi và không ít những khó khăn thách thức đang đặt ra. Việt Nam trên bước đường phát triển cần phải vững vàng, bản lĩnh để vượt qua mọi trở ngại cũng như nắm bắt thời cơ. Bên cạnh đó, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến rất phức tạp. Chiến tranh xảy ra, môi trường bị hu ỷ hoại; các loại tội phạm ngày càng trở nên nguy hiểm, phức tạp; hình thức phạm tội cũng tinh vi hơn. Trước những khó khăn đó, Việt Nam cần phải quan tâm và phát huy hơn nữa cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và các tội phạm tính mạng con người nói riêng. Để bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trậ t tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân góp phần vào sự nghiệp kiến thiết nước nhà. Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam xã hộ i chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, đảm bảo giữ vững thành quả của cách mạng, duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi công dân được sống trong một môi trường xã hội lành mạnh. 2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔN HỌC Theo một nghĩa chung nhất, Luật hình sự là một trong số các ngành luật mà ở đó Nhà nước nhân danh mình áp dụng hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là một hành vi của một người (hành động hay không hành động) gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và trái với các quy định của pháp luật hình sự. Tuỳ theo hệ thống luật mà tội phạm có thể được chia thành những nhóm khác nhau. Pháp luật n ước ta theo hệ thống luật Châu Âu lục địa (Continental European Law) nên pháp luật hình sự cũng theo đó là phù hợp với pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật này. Hiện tại, theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, tội phạm được chia thành nhiều loại tuỳ theo tiêu chí. Tuy nhiên, phân loại được thừa nhận tại khoản 2,3 Điều 8 thì tội phạm có 4 nhóm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm r ất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Một chế định cơ bản nữa của Luật hình sự, bên cạnh chế định tội phạm là hình phạt. Đây được xem như hậu quả pháp lý – chế tài mà người có hành vi phạm tội phải gánh chịu, do Nhà nước nhân danh mình (thông qua các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước) áp dụng. Chế định hình phạt được xem như là một chế định song song với ch ế định về tội phạm. Hai chế định này tạo nên nét đặc thù của môn học (dựa trên đặc điểm đặc thù của ngành luật này so với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật). Dĩ nhiên, pháp luật hình sự còn nhiều chế định khác. Tuy nhiên, các chế định đó suy cho cùng đều dùng để làm sáng tỏ hoặc hỗ trợ cho hai chế định cơ bản nói trên. Tất cả các chế định đó, sinh viên sẽ được tiếp cận với cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu. Luật hình sự là một ngành luật. Chúng ta nghiên cứu nó với tư cách của một môn học. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của chúng ta là khoa học Luật hình sự. Sau này, khi chúng ta ra trường, đối tượng tiếp cận của chúng ta mới là Luật hình sự. Khoa học Luật hình sự Việt Nam có đối tượng nghiên cứu là Luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, tài liệu cần thiế t để nghiên cứu môn khoa học này là nguồn của Luật hình sự Việt Nam. Hiện nay, nguồn duy nhất của Luật hình sự Việt Nam là Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự hiện hành chia làm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm. Trong phần này, chúng ta sẽ được tiếp cận phần chung của Bộ luật hình sự và được chia làm 2 học phần hoặc 1 học phần tuỳ theo chương trình đào tạo. 3 MỤC TIÊU MÔN HỌC Môn học này giúp cho sinh viên nắm được Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về tội phạm và hình phạt. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội. Môn học này còn cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam cũng như nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam. Qua đó, sinh viên sẽ nắm được hành vi nào là hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự, những ai có thể chịu trách nhiệm hình sự. Mục tiêu cơ bản của môn này là giúp sinh viên nhận dạng được một hành vi phạm tội và nguồn để điều chỉnh mối quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra (quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội). Có thể nói, những vấn đề lý luận cơ bản về Luật hình sự và tội phạm là trang bị cho sinh viên hệ thống lý luận cơ bản về Luật hình sự; tội phạm; cấu thành tội phạm. Trên cơ sở đó sinh viên có thể tự giải quyết những yêu cầu cụ thể được đặt ra trong thực tiễn như: nhận diện tội phạm trong những vụ việc cụ thể; xác định giai đoạn phạm tội… Tiếp theo đó, ph ần 2 (nếu chia 2 phần) sẽ giúp cho sinh viên nắm được kiến thức về các trường hợp phạm tội phức tạp như do được thực hiện bởi nhiều người, những trường hợp được xem là loại trừ tính chất phạm tội. Đặc biệt, môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hình phạt - một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất chỉ có thể được dùng đối với người phạm tội. Ngoài ra, môn học này còn giúp sinh viên nắm được các kiến thức về quyết định hình phạt, những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, giảm hình phạt, các trường hợp miễn chấp hành hình phạt, xoá án tích… Sau cùng, môn học cung cấp cho sinh viên những quy định đặc thù về người chưa thành niên phạm tội. Phần này giúp trang bị cho sinh viên hệ thống lý luận cần thiết để có thể tự giải quyết những yêu cầu cụ thể như: xác định khung hình phạt, tổng hợp hình phạt, xác định giới hạn hình phạt cho phép áp dụng trong các tình huống cụ thể, bình luận về phần hình phạt đối với các bản án hình sự đã tuyên của Toà án. 4 YÊU CẦU MÔN HỌC - Về môn học tiên quyết: Ngoài những môn học thuộc kiến thức đại cương, để học được tốt môn này, sinh viên phải học xong môn Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp Việt Nam, Luật hành chính Việt Nam. - Về năng lực và phương pháp học: Sinh viên phải có năng lực tự học, tự trang bị tài liệu nghiên cứu theo sự hướng d ẫn của quyển “Tài liệu hướng dẫn học tập” này. Sinh viên phải đọc tài liệu, giải bài tập theo phương pháp được hướng dẫn (có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân). - Về tài liệu tham khảo: Sinh viên phải trang bị cho mình các tài liệu tối thiểu nhất cho việc học môn học này (ngoài quyển “Tài liệu hướng dẫn học tập”), gồm: Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phầ n chung; Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự (phần chung). Các tài liệu khác sinh viên tự do quyết định trang bị cho mình để tham khảo. 5 CẤU TRÚC MÔN HỌC Như đã đề cập, môn học này có thể chia làm 2 phần hoặc 1 phần tùy thuộc vào chương trình đào tạo. Theo chương trình đào tạo hiện hành, môn học này chia làm 2 phần: Luật hình sự 1 gồm 2 tín chỉ và Luật hình sự 2 gồm 1 tín chỉ. Chương trình đào tạo sửa đổi sẽ theo hướng kết hợp 2 phần này lại tạo thành Luật hình sự (phần chung) gồm 3 tín chỉ. Như vậy, theo chương trình hiện hành, môn h ọc này chia làm 2 phần: 1. Luật hình sự 1: Bài 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM. a. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỜI LẬP QUỐC ĐẾN NHÀ HỒ b. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI NHÀ LÊ SƠ (TIỀN LÊ) (1428 – 1788); c. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI, XVII, XVIII ĐẾN THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN d. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC e. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 f. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 -1975) g. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU KHI THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1985 h. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ RA ĐỜI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1985 ĐẾN TRƯỚC KHI RA ĐỜI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 i. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 k. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ĐẾN NAY Bài 2: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM a. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM b. BẢN CHẤT CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM c. NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM d. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM e. KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC CÓ LIÊN QUAN Bài 3: NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM. a. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM b. KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM c. CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM d. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ e. GIẢI THÍCH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 6 Bài 4: TỘI PHẠM. a. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM b. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM c. TỘI PHẠM VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM KHÁC d. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA TỘI PHẠM Bài 5: CẤU THÀNH TỘI PHẠM. a. KHÁI QUÁT VỀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM b. CẤU THÀNH TỘI PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH c. Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM Bài 6: KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM. a. KHÁI NIỆM KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM b. PHÂN LOẠI KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM c. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM d. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM Bài 7: MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM. a. KHÁI NIỆM b. CÁC DẤU HIỆU THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM Bài 8: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM. a. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM b. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ c. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ d. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM đ. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ Bài 9: MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM. a. KHÁI NIỆM b. LỖI c. ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI d. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Bài 10: CÁC GIAI ĐOẠN THỰ C HIỆN TỘI PHẠM. a. KHÁI NIỆM b. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI c. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT d. TỘI PHẠM HOÀN THÀNH đ. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI Bài 11: ĐỒNG PHẠM. a. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM b. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM c. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM d. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM đ. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LlÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM e. NHỮNG HÀNH Vl LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CẤU THÀNH TỘI ĐỘC LẬP 7 Bài 12: NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI. a. KHÁI NIỆM b. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ c. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÁC ĐƯỢC LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 2. Luật hình sự 2: BÀI 13: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT. a. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ b. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ c. KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT d. MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT Bài 14: HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP. a. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG HÌNH PHẠT b. CÁC LOẠI HÌNH PHẠT c. KHÁI NIỆM CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP d. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP Bài 15: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT. a. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT b. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT c. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT VÀ ĐỒNG PHẠM d. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI VÀ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU BẢN ÁN đ. MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, MIỄN HÌNH PHẠT Bài 16: CÁC BIỆN PHÁP THA MIỄN TRONG LUẬT HÌNH SỰ a. KHÁI NIỆM CÁC BIỆN PHÁP THA MIỄN b. THỜI HIỆU TRONG LUẬT HÌNH SỰ c. MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, MIỄN HÌNH PHẠT d. MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT e. HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ f. ÁN TREO g. XÓA ÁN TÍCH Bài 17: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI. a. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ b. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP VÀ HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 8 NỘI DUNG LUẬT HÌNH SỰ 1 BÀI 1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Dân tộc Việt Nam qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã để lại cho thế hệ sau nhiều di sản quý báu. Trong đó, những thành tựu và kinh nghiệm lập pháp hình sự là một trong những di sản quý báu nhất, đầy tính sáng tạo, mang tính đa dạng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân tộc Việt Nam. Các triều đại của Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã không ngừ ng ban hành các văn bản pháp luật hình sự nhằm bảo vệ và duy trì chế độ độc lập, tự chủ và chống các thế lực thù địch. Điều này là những cơ sở khách quan khiến pháp luật hình sự Việt Nam không ngừng được hoàn thiện. Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu v ực, xây dựng Nhà nước pháp quyền theo phương châm Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này là một thách thức lớn đặt ra cho chúng ta trong quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử hình thành Luật hình sự Việt Nam là rất cần thiết, góp phần kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của cha ông trong việc tìm giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự trước yêu cầu củ a tình hình mới. Cần phải nói thêm rằng, cho tới nay trong các Giáo trình Luật hình sự Việt Nam dành cho sinh viên vẫn còn thiếu những nội dung đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam. Vì thế, đa số các luật gia Việt Nam các thế hệ sau hầu như rất thờ ơ và ít hiểu biết về những giá trị truyền thống của pháp luật hình sự. Cho nên, việc đưa vào Giáo trình này phần s ơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài học mà yêu cầu về nội dung truyền đạt rất lớn, đồng thời với sự hạn chế của nguồn tư liệu, chúng tôi không thể nêu chi tiết quá trình hình thành Luật hình sự Việt Nam từ khởi nguyên đến ngày nay. Muốn tham khảo vấn đề này một cách chi tiết, các bạn có thể tìm đọc quyển Lịch sử Luật hình sự Việt Nam của Tiến sĩ Trần Quang Tiệp và Sự hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam trước pháp điển hoá năm 1985 (Luận án Tiến sĩ Luật, tiếng Nga) của Tiến sĩ Lê Cảm, và một số tài liệu khác đã được tác giả trích dẫn trong Giáo trình. Các giai đoạn phát triển cụ thể của Luật hình sự Việt Nam có thể được chia thành: 1. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỜI LẬP QUỐC ĐẾN NHÀ HỒ - Pháp luật hình sự Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến nhà Thục (2879 - 208 Tr.CN); 9 - Pháp luật hình sự Việt Nam từ khi Âu Lạc rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Hoa (207 Tr.CN - 939SCN); - Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Ngô, nhà Đinh và tiền Lê (939 – 1009); - Pháp luật hình sự Việt Nam thời Lý (1010 – 1225). Thời kỳ này bắt đầu từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi (1010) đến khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (1225); - Pháp luật hình sự thời Trần (1225 – 1400). Thời kỳ này bắt đầu từ khi Trần Cảnh được Trần Thủ Độ ủng hộ lập ngôi hoàng đế (1225) đến khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần (1400); - Pháp luật hình sự Việt Nam thời nhà Hồ (1400 – 1407). 2. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI NHÀ LÊ SƠ (TIỀN LÊ) (1428 – 1788); 3. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI, XVII, XVIII ĐẾN THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN - Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII; - Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1883). 4. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC - Những đặc điểm chủ yếu của Hình luật canh cải; - Những đặc điểm chủ yếu của Luật hình An Nam; - Những đặc điểm chủ yếu của Hoàng Việt hình luật. 5. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 - Pháp luật hình sự thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945; - Pháp lu ật hình sự thời kỳ toàn quốc kháng chiến. 6. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 -1975) - Pháp luật hình sự ở miền Bắc; - Pháp luật hình sự ở miền Nam. 1 0 VII. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU KHI THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1985 7. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ RA ĐỜI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1985 ĐẾN TRƯỚC KHI RA ĐỜI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 - Những nội dung cơ bản của phần chung pháp luật hình sự; - Những nội dung cơ bản của phần các tội phạm pháp luật hình sự; - Những nội dung chủ yếu của bốn lần sửa đổi Bộ luật hình sự 1985. 8. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 9. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ĐẾN NAY Câu hỏi ôn tập 1. Nêu đặc điểm của pháp luật hình sự qua Việt Nam các thời kỳ (giai đoạn)? 2. Phân tích sự cần thiết ban hành Bộ luật hình sự năm 1999? [...]... hình sự khác có liên quan đến tội phạm và hình phạt; - Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tư pháp hình sự; - Các nguyên tắc của Luật hình sự; - Đạo luật hình sự, tính quyết định xã hội và hiệu quả của nó, các quy luật và khuynh hướng phát triển của luật hình sự Việt Nam và vấn đề hoàn thiện pháp luật hình sự; - Pháp luật hình sự của các nước trên thế giới Qua nghiên cứu pháp luật hình. .. dụng hình phạt Như vậy, nguồn của Luật hình sự Việt Nam chỉ có thể là các đạo luật hình sự Nếu trong giai đoạn hiện nay, đạo luật hình sự cũng chính là Bộ luật hình sự Vì vậy, trong phạm vi của bài này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến đạo luật hình sự nói chung và Bộ luật hình sự nói riêng, với tư cách là nguồn theo nghĩa hẹp của Luật hình sự Việt Nam 2 KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ... định hệ thống hình phạt, các biện pháp tác động hình sự, các chế định pháp lý hình sự khác cũng như những điều kiện, các căn cứ quyết định hình phạt và các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt 3 CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - Cấu trúc vĩ mô: cấu trúc của Bộ luật hình sự; - Cấu trúc vi mô: cấu trúc của một quy phạm pháp luật hình sự 4 HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 13 - Hiệu lực... sách hình sự, cho việc lập pháp hình sự, cho việc áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự, cho việc xây dựng và củng cố ý thức pháp luật của mọi công dân Theo nghĩa này, nguồn của Luật hình sự Việt Nam rất rộng bao gồm các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản dưới luật có liên quan đến pháp luật hình sự; ... đến quan hệ pháp Luật hình sự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan 2 BẢN CHẤT CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - Bản chất giai cấp; - Bản chất xã hội 3 NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật hình sự đã được xác định lại nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của đất nước trong xu thế mới Tại Điều 1 - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định : "Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo... học Luật hình sự là một ngành khoa học luật, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện lý luận về tội phạm, hình phạt bao gồm các quan điểm, tư tưởng, quan niệm pháp lý hình sự cơ bản về Luật hình sự Khoa học Luật hình sự là một bộ phận hợp thành của khoa học pháp lý, là một trong những ngành khoa học xã hội Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học Luật hình sự bao gồm các lĩnh vực sau: - Tội phạm và hình. .. hình sự của các nước trên thế giới, khoa học Luật hình sự Việt Nam tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động xây dựng, nghiên cứu và áp dụng pháp luật hình sự Câu hỏi ôn tập: 1 Nêu khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam? 2 Bản chất của Luật hình sự Việt Nam là gì? 3 Nêu các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam? 4 Phân tích các nguyên tắc chung của Luật. .. hình sự Việt Nam? 4 Phân tích các nguyên tắc chung của Luật hình sự Việt Nam? 5 Khoa học Luật hình sự Việt Nam có liên quan với các ngành khoa học khác thế nào? 12 BÀI 3 NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1 KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Có hai cách hiểu về nguồn của Luật hình sự Việt Nam Nếu hiểu theo nghĩa rộng, nguồn của Luật hình sự Việt Nam được hiểu là tất cả những căn cứ có giá trị áp... nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam vẫn chưa thống nhất về khái niệm đạo luật hình sự Tuy nhiên, dù cách này hay cách khác, đạo luật hình sự có thể được hiểu thống nhất và đầy đủ với các đặc điểm vốn có của nó là văn bản quy phạm pháp luật hình sự, do cơ quan lập pháp ban hành theo trình tự luật định, xác định những hành vi nguy hiểm nào là tội phạm, xác định cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự, xác... hình sự; các văn bản của các cơ quan tư pháp hình sự, như các văn bản hướng dẫn, đánh giá, tổng kết…; các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hình sự mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết Tuy nhiên, đa số các tài liệu nghiên cứu hiện nay cũng như các giáo trình Luật hình sự đều hiểu nguồn của Luật hình sự Việt Nam theo nghĩa hẹp Theo nghĩa này, nguồn của Luật hình sự chỉ bao gồm những căn cứ trực tiếp tạo cơ

Ngày đăng: 30/08/2015, 23:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan