1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn

54 743 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 265,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, để áp dụngđúng các qui định của pháp luật trong thực tiễn rất cần được nhận thức và Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án cũng đề cập đến đề tàinày như: “Các tội xâm phạm

Trang 1

DANH MỤC VIẾT TẮT

CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 2

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Với vai trò là nền tảng kinh tế-xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu làmột trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháptrong đó có biện pháp hình sự Điều này được thể hiện trong việc xử lý cáchành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu Hiện nay, các tội phạm xâm phạm sởhữu xảy ra rất phổ biến trong đó tội cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ khá lớn Chỉtrong vòng từ năm 1998 đến năm 2011, toàn quốc đã có17655 vụ phạm tộicướp giật tài sản được xét xử sơ thẩm trong tổng số 465945 vụ phạm tội đượctòa án xét xử, chiếm tỷ lệ 3,78% Nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây thươngtích thậm chí gây chết người

Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS) được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua và có hiệu lực kể từ ngày01/7/2000 đã trở thành là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan pháp luật

áp dụng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm Tuy nhiên, để áp dụngđúng các qui định của pháp luật trong thực tiễn rất cần được nhận thức và

Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án cũng đề cập đến đề tàinày như: “Các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam” luận văncủa thạc sĩ Lương Văn Thức Các công trình, tài liệu trên đã góp phần tạo

Trang 3

nên sự phong phú cho nền tảng lí luận cũng như thực tiễn áp dụng tội cướpgiật tài sản.Tuy nhiên, các công trình mới chỉ nghiên cứu tội cướp giật tài sản

ở khía cạnh tổng quát, đặt tội cướp giật tài sản trong tổng thể các tội xâmphạm sở hữu của luật hình sự Việt Nam, những vấn đề thực tiễn cùng nhữnggiải pháp, kiến nghị vẫn còn khá chung chung Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Tộicướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam - những vấn đề lý luận và thựctiễn” một cách toàn diện và có hệ thống là đòi hỏi bức xúc, tất yếu kháchquan

2.Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu.

Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu sâu sắc vấn đề lý luận cũng nhưthực tiễn tội cướp giật tài sản trong giai đoạn những năm hiện nay để từ đótìm ra những biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội cướpgiật tài sản

Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tộicướp giật tài sản,đường lối xử lý, một số biện pháp, kiến nghị hoàn thiện cácquy định tội cướp giật tài sản

3 Cơ cấu

Khóa luận gồm có 3 chương ngoài lời mở đầu và kết luận.Trong đó:

Chương I : Những vấn đề lý luận chung về tội cướp giật tài sản trong

luật hình sự Việt Nam

Chương II : Đường lối xử lý tội cướp giật tài sản trong luật hình sự

Việt Nam

Chương III : Thực tiễn áp dụng tội cướp giật tài sản và một số kiến

nghị hoàn thiện

Trang 4

Trên đây là khóa luận của em, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, tài liệu

tham khảo còn chưa phong phú nên khóa luận không tránh khỏi những

khiếm khuyết nhất định Vì vậy, em rất mong được sự hướng dẫn, góp ý củathầy (cô) giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thànhcảm ơn

Trang 5

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

I.Khái niệm về tội cướp giật tài sản

1.Tội cướp giật tài sản trong pháp luật hình sự từ thời kỳ trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giành lại chủ quyền cho đất nước,

tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa Sau thắng lợi đó, Nhànước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự để bảo vệ thành quảcách mạng Một trong những nội dung được đặc biệt coi trọng là chế độ sởhữu- nền tảng kinh tế xã hội của đất nước Các qui định của pháp luật đã phảnánh tương đối rõ nét các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như

kỹ thuật lập pháp của nước ta trong một giai đoạn lịch sử, đặc biệt thể hiện rõchính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các hành vi xâm phạm sở hữu

Tại Điều 12, Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận: “Quyền tư hữu tài sảncủa công dân Việt Nam được bảo đảm” Việc qui định như vậy, đã tạo nên cơ

sở pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, là điều kiện ổn địnhsinh hoạt vật chất của mỗi con người Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hànhhàng loạt các Sắc lệnh như: Sắc lệnh số 26/SL ngày 25 tháng 2 năm 1946 quiđịnh các hành vi phá hoại công sản trong đó có Thông tư 442/TTg ngày19/01/1955 hướng dẫn các tòa án trừng trị một số tội xâm phạm sở hữu nhưtrộm cắp, cướp của, lừa đảo, bội tín Tuy nhiên, ở đó, tội cướp giật tài sảnchưa được quy định thành một điều luật cụ thể Riêng Thông tư 442 thì cácTòa án có thể áp dụng văn bản này để xử lý thích đáng hoặc trừng trị nghiêmkhắc đối với hành vi phạm tội cướp giật tài sản

Trang 6

Năm 1959, sau khi nước ta cơ bản hoàn thành công cuộc cải tạoXHCN thì việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thật cho CNXH là nhiệm vụ trọngtâm hàng đầu Bởi vậy, việc bảo vệ sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể là vấn đềcấp bách, được đặc biệt coi trọng Điều 40 Hiến pháp 1959 ghi nhận: “Tài sảncông cộng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thiêng liêng không thểxâm phạm Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng”.Ngày 21 tháng 10 năm 1970, Nhà nước ta đã thông qua hai văn bản pháp luậtmới là: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnhtrừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân Cụ thể tại, Điều 5 củaPháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, tội cướp giật tài sảnXHCN được qui định: “Kẻ nào cướp giật tài sản XHCN thì bị phạt tù từ 1năm đến 7 năm” Tại Điều 4 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sảnriêng của công dân có ghi: “Kẻ nào cướp giật tài sản riêng của công dân thì bịphạt tù từ 3 tháng đến 5 năm” Nội dung của hai pháp lệnh đã thể hiện đầy đủ

và toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với các tộiphạm về sở hữu nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng thể hiện sự nhạybén của Nhà nước trước diễn biến tình hình tội phạm Tội cướp giật tài sảnXHCN và tội cướp giật tài sản riêng của công dân đã được cụ thể hóa thànhhai điều luật riêng nằm trong hai pháp lệnh

Ngoài hai pháp lệnh trên, Ban bí thư trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số

185 ngày 09 tháng 12 năm 1970 về tăng cường bảo vệ tài sản XHCN nhằmchỉ đạo thi hành nội dung hai pháp lệnh trên Ngày 16/03/1973, Thông tư liên

bộ của TANDTC-VKSNDTC-BCA hướng dẫn áp dụng hai pháp lệnh trên.Trong đó, tội cướp giật tài sản được hiểu là: “Trường hợp kẻ phạm tội lợidụng sơ hở vướng mắc của người giữ tài sản, bất thần giằng lấy tài sản trêntay người giữ tài sản” và bao gồm cả hành vi mà sau này được coi là tội côngnhiên chiếm đoạt tài sản Hướng dẫn này đã khái quát tội cướp giật tài sản vớihành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt Đồng thời, hướng

Trang 7

dẫn còn nêu ra đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội cướp giật tài sản làchiếm đoạt một cách nhanh chóng và công khai.

Sau ngày 30/04/1975, Sắc Luật số 03/SL ngày 15/03/1976 qui định tộiphạm và hình phạt Trong văn bản này, tội cướp giật tài sản mặc dù khôngđược qui định cụ thể, chi tiết trong một điều luật riêng nhưng cũng đã đượcqui định trong một điều luật cùng với các tội xâm phạm sở hữu khác nhaunhư: trộm cắp, tham ô, lừa đảo Điều 4 Sắc luật số 03 qui định:

Điều 4: Tội xâm phạm tài sản công cộng

b Phạm các tội như : trộm cắp, tham ô, lừa đảo, bội tín, cướp giật thì

bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến

15 năm

Như vậy, cùng với hai pháp lệnh trên, Sắc Luật số 03 đã được áp dụngchung trong cả nước sau khi nước nhà thống nhất, để đấu tranh chống các tộiphạm về sở hữu Các qui định bước đầu về tội cướp giật tài sản trong các vănbản đó là cơ sở để các nhà làm luật sau này tiếp thu và hoàn thiện hơn

2 Tội cướp giật tài sản trong Bộ luật hình sự năm1985 và Bộ luật hình sự năm 1999.

- Sự hình thành và phát triển của pháp luật luôn dựa trên nền tảng kinhtế- xã hội-chính trị Vào những năm 1980, đất nước với nền kinh tế có nhiềuthay đổi, với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, các quan hệ pháp luật mớinảy sinh cũng như những qui định pháp luật cũ, trước đây không còn phù hợpnữa Vì vậy, sự ra đời của BLHS1985 (27/06/1985) là một trong những công

cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần tích cựcloại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp phát triểncủa xã hội

Trang 8

- Trong BLHS 1985, tội cướp giật tài sản được qui định riêng rẽ thànhhai tội là: tội cướp giật tài sản XHCN tại Điều 131với nội dung: “ Người nàocướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu khôngthuộc trường hợp quy định tại Điều 129 thì bị phạt tù từ một năm đến nămnăm” và tội cướp giật tài sản riêng của công dân được qui định tại Điều 154với nội dung: “ Người nào cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản củangười khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 151 thì bị phạt tù

từ ba tháng đến ba năm” Xét về nội dung, hai tội này có dấu hiệu pháp lítương tự nhau: về mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm; chỉkhác nhau về dấu hiệu khách thể của tội phạm Do tính chất quan hệ sở hữuđược luật hình sự bảo vệ khác nhau, do vị trí của hai loại quan hệ sở hữu cótầm quan trọng khác nhau nên hành vi phạm tội cướp giật tài sản được quiđịnh trong BLHS1985 được qui định thành hai tội danh cụ thể tại hai chươngkhác nhau

- Trong thời kỳ mới, xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước ta là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa, xuất phát từ việc hội nhập kinh tế quốc tế Bộ luật hình sự 1999 đãnhập 2 chương: Các tội xâm phạm sở hữu XHCN và các tội xâm phậm sở hữuriêng của công dân vào thành một chương: Các tội phạm sở hữu Việc nhập 2chương là một việc làm cần thiết bởi: Thứ nhất, hai điều Điều 131 và Điều

154 trong BLHS1985 về cơ bản là giống nhau trong dấu hiệu pháp lí ( về mặtkhách quan, về mặt chủ quan, về chủ thể ) nên việc tách thành 2 chương riêngbiệt là không cần thiết Hơn thế nữa, có nhiều trường hợp phạm tội khi thựchiện hành vi cướp giật tài sản họ không quan tâm xem tài sản đó thuộc vềquyền sở hữu của ai, của Nhà nước, tập thể hay của công dân mà chỉ cốt saođạt được mục đích chiếm đoạt Thứ hai, trong nền kinh tế hiện nay, Nhà nướcchủ trương đa dạng hóa thành phần kinh tế theo các hình thức sở hữu khácnhau nhưng đều phải bình đẳng trước pháp luật, đều được Nhà nước bảo hộ

Trang 9

như nhau Do đó, việc BLHS1985 qui định tách thành hai chương là khôngcòn phù hợp nữa Đồng thời, thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế nhiều thànhphần, các hình thức sở hữu đan xen nhau, hỗn hợp do có sự liên doanh, liênkết, góp vốn cổ phần với tỷ lệ khác nhau nên khó có thể xác định, thậm chíkhông thể xác định được đâu là tài sản xã hội chủ nghĩa và đâu là tài sảnriêng của công dân Thứ ba, sự ra đời của Hiến pháp 1992 khẳng định: nhànước ta phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phân với hình thức sởhữu đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.

Và Bộ luật dân sự 1995 có qui định 7 hình thức sở hữu khác nhau gồm: sởhữu toàn dân; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, sở hữutập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghềnghiệp, sở hữu hỗn hợp, sở hữu chung Như vậy, trong trường hợp khi cóhành vi xâm phạm đến tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp (tài sản của chủ sở hữuthuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh) thìviệc tiếp tục áp dụng các qui định của BLHS1985 để xử lý tội phạm sẽ gặpnhiều khó khăn và vướng mắc, nhất là trong việc định tội danh Ngoài ra, nếuđặt vấn đề là trong BLHS cần qui định các tội xâm phạm sở hữu tương ứngvới 7 hình thức sở hữu theo qui định của BLDS là không cần thiết Vì thế,hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trở lên khó khăn khi mà BLHS 1985 chỉ cóhai chương và không qui định hành vi xâm hại tài sản đến các loại sở hữukhác, ngoại trừ hình thức sở hữu XHCN và hình thức sở hữu công dân

Với những lí do trên, Điều 136 BLHS 1999 quy định:

“ 1 Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ mộtnăm đến năm năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ

ba năm đến mười năm:

a, Có tổ chức;

Trang 10

b, Có tính chất chuyên nghiệp;

c, Tái phạm nguy hiểm;

d, Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ, Hành hung để tẩu thoát;

e, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ

lệ thương tật từ 11% đến 30%;

g, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới haitrăm triệu đồng;

h, Gây thiệt hại nghiêm trọng

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từbảy năm đến mười lăm năm:

a, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ

lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới nămtrăm triệu đồng;

c, Gây hậu quả rất nghiêm trọng

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từmười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ

lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c, Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Trang 11

5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến mộttrăm triệu đồng.”

Nếu so với Điều 131, Điều 154 của BLHS1985 thì Điều 136 củaBLHS1999 có nhiều sửa đổi và bổ sung Đó là các dấu hiệu định khung hìnhphạt đã có sự qui định cụ thể hơn Các dấu hiệu định khung mới như: “gâythương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác”, “giá trị tài sản”;

“gây hậu quả nghiêm trọng, rẩt nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” đượcqui định trong điều luật Đặc biệt là hình phạt bổ sung cũng được qui địnhngay thành một phần cụ thể, rõ ràng Về cơ cấu, tội cướp giật tài sản được quiđịnh trong BLHS có 4 khung hình phạt, trong đó, BLHS1985, chỉ qui định tộicướp giật tài sản với 3 khung hình phạt Khoảng cách giữa mức hình phạt tối

đa và tối thiểu trong một khung hình phạt trong tội cướp giật tài sản cũngngắn hơn so với BLHS1985 Điều này cho thấy kỹ thuật lập pháp khi qui địnhcác tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng, các nhà làm luật đã

có sự qui định cụ thể các trường hợp phạm tội của một loại tội có sự phân hóatrách nhiệm hình sự và hình phạt của các trường hợp phạm tội một cách cụthể và triệt để ngay trong luật, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động áp dụng luậtđược dễ dàng và chính xác hơn Ngoài ra, BLHS1985, tội cướp giật tài sản vàtội công nhiên chiếm đoạt tài sản được qui định chung trong một điều luật,nhưng đến BLHS1999, tội này được tách riêng và qui định thành hai điều luậtkhác nhau Đây là việc làm cần thiết bởi vì xét về tính chất và mức độ nguyhiểm thì tội cướp giật có tính nguy hiểm cao hơn so với tội công nhiên chiếmđoạt tài sản, vì vậy khung hình phạt hoàn toàn khác nhau Việc tách ra thànhhai tội riêng, giúp việc áp dụng được chính xác và dễ dàng hơn

Như vậy, nhìn vào lịch sử phát triển của tội cướp giật tài sản, ta nhậnthấy, sự phát triển, hoàn thiện trong kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật.Với các qui định tại Điều 136 BLHS1999, tội cướp giật tài sản đã được quy

Trang 12

định một cách rõ ràng hơn Điều này là cơ sở cho việc thực thi luật được minhbạch, chính xác.

- Ngày16/03/1973,Thông tư liên bộ của Tòa án nhân dân tối cao- Việnkiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Công An hướng dẫn áp dụng hai Pháp lệnh:Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị cáctội xâm phạm tài sản riêng của công dân, tội cướp giật tài sản được hiểu là:

“Trường hợp kẻ phạm tội lợi dụng sơ hở vướng mắc của người giữ tài sản, bấtthần giằng lấy tài sản trên tay người giữ tài sản hoặc công nhiên lấy từ nơi đểtài sản với ý thức không che giấu hành vi phi pháp của mình, rồi chạy trốnhoặc bỏ đi không dùng bạo lực” Hướng dẫn này đã khái quát tội cướp giật tàisản với hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt Đồngthời,hướng dẫn còn nêu đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội cướp giật tàisản là chiếm đoạt một cách nhanh chóng và công khai

- Điều 136 BLHS1999 quy định tội cướp giật tài sản, từ đó có thể định

nghĩa: “Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai”

Tội cướp giật tài sản là chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặcngười có trách nhiệm quản lý tài sản một cách công khai, tức là người phạmtội không ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình Một hành vi chiếm đoạt

có tính chất công khai nếu hình thức thực hiện của nó cho phép chủ tài sản cókhả năng biết ngay có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra

Ví dụ:

Trưa ngày 14/02/2010,Vũ Huy Hoàng (18 tuổi, trú tại số nhà 12, ngõ

62 Trần Qúy Cáp), Nguyễn Chiến Thắng (20 tuổi, trú tại ngõ Linh

Trang 13

Quang,Văn Chương), Phạm Quang Duy (19 tuổi, trú tại Khâm Thiên), ĐinhViệt Cường ( 21tuổi, trú tại ngõ Thanh Miếu,Văn Miếu) và đối tượng nữnhuộm tóc vàng là Trần Bích Diệp (16 tuổi, trú tại ngõ Yên Bái II, phườngPhố Huế), sau khi ăn chơi hút hít ở một nhà nghỉ trên đường Gỉai Phóng, cảbọn bàn nhau đi cướp giật tài sản để lấy tiền chơi tiếp Chúng thỏa thuận:Hoàng sẽ chở Thắng, còn Duy sẽ chở Diệp Khi tia thấy “con mồi” thì Hoàng

sẽ áp sát xe vào con mồi cho Thắng giật, còn Duy - Diệp sẽ cản đường nếu bịđuổi bắt

Đi khỏi nhà nghỉ một đoạn, đến chân cầu vượt Ngã Tư Vọng thì cả bọnnhìn thấy hai phụ nữ đèo nhau bằng xe máy, trên tay người ngồi sau ôm mộtchiếc túi Chúng đoán trong chiếc túi chắc phải có tài sản gì đáng giá lắm nênngười phụ nữ kia mới ôm khư khư như vậy nên quyết định bám theo Đếnđỉnh cầu vượt, Hoàng áp sát xe vào hai người phụ nữ và Thắng xô vào giậtchiếc túi trên tay người ngồi sau rồi cả bọn rồ ga chạy thục mạng Người điđường chỉ còn nghe thấy tiếng rúi xe ầm ĩ và những làn khói xanh để lại Xe

đổ, hai người phụ nữ ngã văng ra đường Hai người phụ nữ đó là hai chị em

Đỗ Thị Lượng và chị Đỗ Thị Hà ở đường Gíap Bát

Như vậy, các đối tượng trên đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảnmột cách công khai và nhanh chóng, cấu thành tội cướp giật tài sản qui địnhtại Điều 136 BLHS1999.Về mặt khoa học, tội cướp giật tài sản có thể hiểu là:

“hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai.”

II.Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản qui định tại Điều

136 BLHS 1999.

Trang 14

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cấu thành tội phạm là tổng hợpnhững dấu hiệu chung có tính đặc thù cho loại tội phạm cụ thể được quy địnhtrong luật hình sự Với nội dung này, cấu thành tội phạm được coi là kháiniệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạmnhất định trong luật hình sự.

Về mặt lí luận, bốn yếu tố cấu thành tội phạm là: khách thể của tộiphạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan củatội phạm Ở tội cướp giật tài sản qui định tại Điều 136 BLHS1999, các dấuhiệu pháp lý của bốn yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:

1.Khách thể của tội phạm

- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và

bị tội phạm xâm hại Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội đượccoi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xácđịnh trong Điều 8 của BLHS Đồng thời, mỗi một tội phạm đều gây thiệt hạihoặc đe dọa gây thiệt hai cho một trong những khách thể nhất định Khách thểcủa tội phạm là một căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ, tính chất nguyhiểm của hành vi phạm tội

- Trong tội cướp giật tài sản, khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ

sở hữu về tài sản mà đối tượng tác động là những tài sản nhỏ, gọn dễ mang đi

do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản Khi người phạmtội thực hiện hành vi cướp giật tài sản đã gây ra thiệt hại về tài sản cho chủ tàisản và sự gây thiệt hại này phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm của hành viphạm tội

Ngoài ra, không phải mọi tài sản đều là đối tượng tác động của tội cướpgiật tài sản Đối tượng tác động của tội này thường là những tài sản gọn nhẹ,

có thể lấy và mang đi một cách dễ dàng như: dây chuyền, lắc, túi xách rất ítkhi tội phạm lấy những tài sản cồng kềnh, khó di chuyển, mang vác theo Tuy

Trang 15

vậy, không loại trừ tội phạm cướp giật những tài sản cồng kềnh như: xe máy,

xe đạp bởi sau khi người phạm tội cướp tài sản xong lại sử dụng chínhnhững tài sản đó làm phương tiện để tẩu thoát

Tài sản nói ở đây thông thường là tài sản hợp pháp, thuộc quyền sở hữucủa chủ tài sản Nói như vậy không có nghĩa là những hành vi chiếm đoạt tàisản bất hợp pháp của người khác thì người phạm tội sẽ không thuộc tội cướpgiật tài sản

Ví dụ như: Anh Nguyễn Văn A vừa trộm cắp được xe máy của chịTrần Thị B thì bị Nguyễn Văn C cướp giật Như thế, trong trường hợp này,hành vi chiếm đoạt của anh C vẫn bị cấu thành tội cướp giật tài sản

- Đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản là tài sản nói chung trừmột số đối tượng vật chất do tính chất đặc biệt của nó nên sẽ không là đốitượng của tội cướp giật tài sản.Ví dụ: đối tượng của hành vi cướp giật tài sản

là vũ khí quân dụng thì hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng sẽ cấu thành tộiqui định tại Điều 230 BLHS1999- chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện

kỹ thuật quân sự Hoặc đối tượng hành vi cướp giật tài sản là chất phóng xạ,vật liệu cháy nổ, ma túy thì đã được quy định thành một số tội độc lập kháctrong Bộ luật hình sự

Như vậy, với ý nghĩa là những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hạihoặc đe dọa gây thiệt hại, là khách thể của tội phạm, quyền sở hữu tài sản làkhách thể trực tiếp của tội cướp giật tài sản

2.Mặt khách quan của tội phạm

Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn rahoặc tồn tại bên ngoài mà còn con người có thể trực tiếp nhận biết được Đólà: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như

Trang 16

mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài củaviệc thực hiện hành vi phạm tội Tổng hợp những biểu hiện trên đây tạo thànhmặt khách quan của tội phạm Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặtbên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặctồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Đối với tội cướp giật tài sản, dấu hiệu mặt khách quan của tội phạmđược qui định tại Điều 136 BLHS 1999 chính là hành vi công khai chiếm đoạttài sản một cách nhanh chóng

Hành vi khách quan trong tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tàisản của người khác Hành vi chiếm đoạt là hành vi dịch chuyển tài sản đang

do người khác quản lý thành tài sản của mình một cách bất hợp pháp Hành vichiếm đoạt bao gồm sự thống nhất giữa biểu hiện khách quan (là sự chuyểndịch tài sản) với ý thức chủ quan (mong muốn chiếm đoạt tài sản của ngườikhác một cách bất hợp pháp)

Trong tội cướp giật tài sản, hành vi chiếm đoạt thực hiện bằng hìnhthức công khai và nhanh chóng.Đây là những dấu hiệu đặc trưng, là cơ sở đểphân biệt tội cướp giật tài sản với những tội phạm khác

2.1.Dấu hiệu công khai chiếm đoạt.

- Trước hết, dấu hiệu công khai được hiểu là người phạm tội không có

ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình và khi thực hiện việc chiếm đoạtcủa nó cho phép chủ tài sản biết ngay có hành vi chiếm đoạt này xảy ra Dấuhiệu này vừa chỉ tính khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thứcchủ quan của người phạm tội Về khách quan, người phạm tội không che giấuhành vi chiếm đoạt, công khai và ngang nhiên thực hiện hành vi đó Ngay saukhi thực hiện hành vi, người xung quanh có thể nhận thấy ngay hành vi củangười phạm tội.Về mặt chủ quan,người phạm tội không có ý định che giấu

Trang 17

hành vi phạm tội của mình mà cố ý thực hiện hành vi là chiếm đoạt bằngđược tài sản của chủ tài sản.

Tính chất công khai của hành vi cướp giật tài sản là công khai khi thựchiện hành vi đó đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản

bị cướp giật Nếu người phạm tội thực hiện hành vi vào ban đêm hoặc vớinhững thủ đoạn làm cho chủ sở hữu tài sản không nhận được người phạm tộinhư: đeo mặt nạ, hóa trang công khai, chiếm đoạt tài sản thì hành vi phạm tộivẫn bị coi là hành vi cướp giật tài sản

Đặc trưng của tội cướp giật tài sản là công khai, trắng trợn nhưngkhông bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ thủ đoạn uy hiếp tinh thầnnào đối với người khác để chiếm đoạt tài sản Đây cũng là dấu hiệu để phânbiệt với các tội phạm khác

- Hành vi chiếm đoạt thông thường là : giật lấy, giằng lấy, đoạtlấy nhưng không phải bất kỳ ai cũng có một trong những hành vi đó đềuphạm tội cướp giật tài sản

-Tội cướp giật tài sản với dấu hiệu đặc trưng là người phạm tội thựchiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, trắngtrợn Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người phạm tội có thủ đoạn lừa dối

để “đánh lừa” chủ tài sản hoặc người khác để dễ dàng chiếm đoạt được tàisản Nhưng đấy chỉ là thủ đoạn để tiếp cận tài sản, để có thể dễ dàng thực hiệnhành vi chiếm đoạn mà thôi Ví dụ như: thủ đoạn giả vờ trà trộn thành kháchhàng, hoặc các thủ đoạn giả vờ làm người mua vé xem phim sau đó nhanhchóng chiếm đoạt và lẩn tránh Hay bằng những hành vi gian dối khác để tạo

sự bất ngờ, không có biện pháp đề phòng, ngăn chặn của chủ tài sản

Ví dụ như: A rủ B đến cửa hàng vàng bạc để xem nhẫn A giả vờ vàomua còn B đứng ở ngoài cửa nổ xe chờ Khi chủ đưa nhẫn cho A xem, Abảo chủ là cho B cầm nhẫn ra ngoài cửa, để xem ánh sáng tự nhiên cho rõ

Trang 18

ràng Chủ cửa hàng thấy A bảo hợp lý, không chút nghi ngờ gì cả nên đã đồng

ý A cầm nhẫn leo lên xe của B nổ sẵn và tháo chạy Như thế, A đã sử dụngthủ đoạn gian dối để giúp việc chiếm đoạt tài sản được thực hiện nhanh chóng

và dễ dàng hơn

Hoặc: Ngày 13/04/2009, Phạm Văn Ng ở Từ Liêm- Hà Nội đến cửahàng đồng hồ để bán chiếc đồng hồ Selko5 nhưng cửa hàng này không mua.Ông Ng gạ bán đồng hồ cho Phạm Khánh N đứng ở gần đó N đồng ý muanhưng lấy lí do là không mang theo tiền nên đề nghị ông Ng theo y về nhà lấytiền để trả Ông Ng tin và đồng ý đi theo N Khi đến Yên Hòa- Cầu Giấy thì Nbảo ông Ng đưa đồng hồ cho y xem lại chất lượng lần nữa Ngay sau khi ông

Ng đưa đồng hồ, N lập tức bỏ chạy Sau đó, y bị bắt

Tại bản án sơ thẩm số 135/HS-ST ngày 05/11/2009 của Tòa án nhândân quận H đã áp dụng Điều 136 khoản 1 BLHS năm1999, phạt Phạm Khánh

N 3 năm tù về tội cướp giật tài sản

Vụ án trên, để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của ông Ng, N đãphải dùng đến 1 số thủ đoạn cũng như tiếu xảo để qua mặt Ng, để tạo ra sơ hở

và lợi dụng sơ hở đó để thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình Tất cả nhữnghành vi trên chỉ là cơ sở để N thực hiện mục đích chiếm đoạt Hành vi cuốicùng của N vẫn là cầm lấy đồng hồ và nhanh chóng bỏ chạy đã chứng tỏ ýthức công khai không cần che giấu hành vi phạm tội của mình Vì vậy, Tòa

án nhân dân quận H, áp dụng Điều 136 khoản 1 BLHS1999 là hoàn toàn đúngđắn

Dấu hiệu công khai là dấu hiệu đặc trưng của tội cướp giật tài sản,không thể thiếu trong cấu thành tội phạm Nhưng chỉ công khai thôi thì chưa

đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội cướp giật tài sản.Bởi trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có nhiều tội mà hành vi chiếm đoạttài sản cũng có dấu hiệu công khai

Trang 19

2.2.Dấu hiệu nhanh chóng chiếm đoạt.

- “Nhanh chóng” là khái niệm nói đến sự gấp gáp, khẩn trương trongviệc thực hiện hành vi phạm tội Để thực hiện hành vi chiếm đoạt vừa nhanhchóng vừa công khai, người phạm tội đã có thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủtài sản hoặc người phạm tội chủ động tạo ra sơ hở này rồi nhanh chóng tiếpcận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát.Thủ đoạn nhanhchóng chiếm đoạt có thể diễn ra dưới các hình thức khác nhau, tùy thuộc vàođặc điểm tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản cũng như hoàn cảnhkhác nhau Thông thường hình thức nhanh chóng có thể là giật lấy tài sản,giằng lấy tài sản, chộp lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát

- Dấu hiệu nhanh chóng tẩu thoát ở đây dùng để chỉ sự lẩn tránh khỏi

sự tìm kiếm của chủ tài sản.Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà sự lẩn tránhnày có thể được thực hiện ở một trong những cách sau: chạy đi nhanh chónghoặc đứng im một chỗ có lợi Thực tiễn xét xử, gặp nhiều trường hợp, ngườicướp giật tài sản nhanh chóng tẩu thoát bằng cách chạy trốn, do đó có quanđiểm cho rằng chạy trốn là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tộinày Trong tội cướp giật tài sản, người phạm tội không sử dụng vũ lực, đe dọadùng vũ lực hoặc bất cứ thủ đoạn nào khác nhằm làm tê liệt ý chí của chủ tàisản mà chỉ lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng Vàsau khi người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản thì chủ tài sản vàngười xung quanh điều biết; do đó, chủ tài sản vẫn có đủ các điều kiện đểthực hiện các biện pháp chống lại hành vi chiếm đoạt để bảo vệ tài sản củamình Người phạm tội nhận thức được điều đó nên để đảm bảo an toàn, đểkhông bị bắt giữ thì người phạm tội phải lẩn tránh hoặc tẩu thoát Vì vậy, tẩuthoát chỉ là thủ đoạn của hành vi cướp giật tài sản mà khôn g phải là dấu hiệubắt buộc của tội này Thực tiễn, có nhiều trường hợp, người phạm tội sau khichiếm đoạt được tài sản họ không chạy trốn cũng như không có hành vi nào

Trang 20

đe dọa vũ lực hay uy hiếp tinh thần, người chủ tài sản biết mà vẫn không dámkháng cự để bảo vệ tài sản của mình.

Ví dự như: A là một tên côn đồ khét tiếng về việc đánh nhau ở địa bànquận H.Hôm đó, A đang ngồi uống nước ở quán thì thấy anh B là thương binhngồi trên xe lăn A đứng dậy tiến gần anh B giật lấy dây chuyền rồi quay vàoquán ngồi uống nước Anh B nhìn thấy vậy nhưng không dám có phản ứng gìbởi anh B biết được A là một tên côn đồ có tiếng

Ví dụ trên đã chứng tỏ, tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc trongmặc khách quan của tội cướp giật tài sản A vẫn không hề lẩn tránh sau khithực hiện hành vi phạm tội nhưng hành vi của A đã bị xét xử theo Điều 136-BLHS1999 về tội cướp giật tài sản

Như vậy, hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản mang tính chấtcông khai và nhanh chóng chiếm đoạt Tội phạm hoàn thành khi người phạmtội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, không kể đã chiếm đoạt được tài sản

đó hay chưa Đây là đặc trưng để phân biệt với tội công nhiên chiếm đoạt tàisản đòi hỏi việc chiếm đoạt tài sản phải đã được thực hiện trên thực tế

Ví dụ như:

Chị B đến cửa hàng chị A để thu tiền nợ Anh C thấy chị B để tiềntrong một túi đen Lúc chị B rời khỏi cửa hàng đi được một đoạn, đến quãngđường vắng vẻ, anh C liền áp sát rồi giật lấy cái túi đen của chị B Anh C mở

ra không thấy tiền mà chỉ thấy áo chống nắng, khẩu trang và một số đồ lặt vặt.Chị B trước khi rời khỏi cửa hàng đã để túi tiền trong cốp xe máy, điều nàykhiến anh C bị nhầm Tuy tài sản anh C không chiếm đoạt được nhưng hành

vi của anh C vẫn bị cấu thành tội cướp giật tài sản đã hoàn thành theo quiđịnh của Điều 136 BLHS1999

Trang 21

Như vậy, hành vi chiếm đoạt là một trong những hình thức thể hiện củahành vi khách quan trong các tội xâm phạm sở hữu Tuy nhiên, ở từng tộiphạm cụ thể, hành vi này thể hiện một cách khác nhau Trong tội cướp giật tàisản, hành vi chiếm đoạt được thực hiện bằng hình thức: công khai và nhanhchóng Đây cũng là những dấu hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc địnhtội, xác định trách nhiệm hình sự một cách đúng đắn.

- Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gâythiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sựbảo vệ Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tốmặt khách quan của tội phạm Đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội- hậu quảcủa hành vi khách quan

Như vậy, hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi kháchquan phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.Trong tội cướp giật tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội trực tiếp là nhữngthiệt hại về vật chất nhưng dấu hiệu này không là dấu hiệu bắt buộc trong cấuthành tội phạm song nó có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm củatội phạm đã thực hiện

3.Chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể

là con người cụ thể Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể củatội phạm khi thực hiện hành vi được qui định trong luật hình sự Tội phạmtheo luật hình sự Việt Nam phải là hành vi có lỗi Do vậy, chỉ những người cóđiều kiện có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủthể của tội phạm Người có đủ điều kiện có lỗi, để trở thành chủ thể của tộiphạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự Hai điều kiện: năng lựctrách nhiệm hình sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lí bắt buộc của chủ thể

Trang 22

tội phạm Như vậy, chủ thể tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình

sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể

Chủ thể của tội cướp giật tài sản là bất kỳ người nào có năng lực tráchnhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định thực hiện hành vi cướp giật tài sản Trong

đó, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xãhội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy

- Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tại Điều 12 BLHS qui định:

1 “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng.”

- Theo Điều 3 Khoản 8 BLHS1999 thì tội cướp giật tài sản tại Điều 136BLHS1999, khung hình phạt lần lượt là khung thứ nhất áp dụng đối vớingười từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội vì mức cao nhất của khung hình phạt làđến năm năm (tội nghiêm trọng), khung thứ hai áp dụng đối với người từ đủ

14 tuổi trở lên phạm tội vì mức cao nhất của khung hình phạt là đến mườinăm (tội rất nghiêm trọng), khung thứ ba áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổitrở lên phạm tội vì mức cao nhất của khung hình phạt là đến mười lăm năm(tội rất nghiêm trọng), khung thứ tư áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi trởlên phạm tội vì mức cao nhất của khung hình phạt là đến tù chung thân (tộiđặc biệt nghiêm trọng)

Như vậy, đối với tội cướp giật tài sản, chủ thể của tội phạm trước hếtbao gồm những người từ đủ 16 tuổi trờ lên, có năng lực trách nhiệm hình sự

và những người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự thực

Trang 23

hiện hành vi cướp giật tài sản trong trường hợp thuộc Điều 139 Khoản2,Khoản 3, Khoản 4 BLHS1999.

Ví dụ: Ngày 13/10/2010, chị Nguyễn Thị Thu V, 22 tuổi đi xe máytrên đường thì bị hai đối tượng đi xe máy cùng chiều là Hoàng Ngọc T ( sinhnăm 1983) và Lê Quốc N (1987) giật mất túi tiền để trước giỏ xe Nghe nạnnhân kêu cứu, quần chúng và dân phòng đã đuổi theo và truy bắt được cả haitên

Tại bản án hình sự sơ thẩm sơ thẩm số 120 ngày 15/03/2011 của Tòa ánnhân dân tỉnh H tuyên: chỉ có Hoàng Ngọc T là chủ thể của tội cướp giật tàisản vì T đã 20 tuổi, nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hộinhưng vẫn thực hiện hành vi đó, còn Lê Quốc N phải không phải chịu tráchnhiệm hình sự vì tính tại thời điểm đó, N mới 13 tuổi, chưa đủ tuổi chịu tráchnhiệm hình sự

Chủ thể tội cướp giật tài sản là một trong bốn yếu tố trong cấu thành tộiphạm,nếu thiếu yếu tố này thì không cấu thành tội phạm

4.Mặt chủ quan của tội phạm.

- Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan Mặt

khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan làhoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội Với ý nghĩa là một mặt củahiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập màluôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tộiphạm là hoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội, bao gồm các nộidung: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội Đối với tội cướp giật tài sản, mặt chủquan của tội phạm chỉ gồm dấu hiệu lỗi

Lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản là lỗi cố ý trực tiếp Khi thựchiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội biết mình có hành vi công khai,

Trang 24

nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác, thấy trước hậu quả nguyhiểm do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn hậu quả đó xảy ra,mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội.

-Trong mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản, ngoài lỗi là dấu hiệu bắtbuộc còn có động cơ và mục đích

Trang 25

CHƯƠNG II ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.

I.Khung hình phạt tội cướp giật tài sản.

1.Khung hình phạt cơ bản ( Khoản 1 Điều 136)

- Điều 136 khoản 1 BLHS1999 qui định: “Người nào cướp giật tài sảncủa người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.”

- Như vậy, một người thực hiện hành vi chiếm đoạt công khai, nhanhchóng tài sản của người khác trong điều kiện thông thường thì sẽ bị áp dụngmức phạt tù từ một năm đến năm năm Cần phải lưu ý rằng, tài sản bị chiếmđoạt phải có giá trị dưới 50 triệu đồng Quan điểm này là rất phù hợp vì: thểhiện rõ tính nghiêm khắc, trừng trị đúng người đúng tội của Nhà nước

2.Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất ( Khoản 2 Điều 136)

- Điều 136 khoản2 BLHS 1999 qui định: “ Phạm tội thuộc một trongcác trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm”

- Các tình tiết tăng nặng bao gồm:

2.1 Phạm tội có tổ chức

Theo Điều 20 khoản3 BLHS1999 :”Phạm tội có tổ chức là hình thứcđồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cũng thực hiện tội phạm.Như vậy, phạm tội có tổ chức gồm 2 dấu hiệu là “đồng phạm” và “cấu kếtchặt chẽ”

- Phạm tội có tổ chức mang nét đặc trưng là: (1) Nhóm phạm tội đượchình thành do một hoặc một số người đứng ra rủ rê, tập hợp với phươnghướng hành động có tính chất lâu dài, bền vững Trong nhóm tồn tại quan hệ

Trang 26

chỉ chuy thống nhất, quan hệ phục tùng, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tộinhư một công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình (2) Nhómphạm tội có sự tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ phương tiện cũng như thủđoạn tinh vi, xảo quyết, hậu quả mà nhóm gây ra thường là lớn, nguy hiểmcho xã hội.

Như vậy, phạm tội có tổ chức có tính chất nguy hiểm cao hơn so vớiphạm tội thông thường nên luật hình sự, coi đây là một trong những tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự ( Điều 48, khoản1, điểm a) Trong tội cướpgiật tài sản cũng như các tội khác, “phạm tội có tổ chức “ được coi là tình tiếtđịnh khung tăng nặng

Ví dụ như: Bản án số 165/HS-ST(11/11/2009) của Tòa án nhân dânthành phố H xử T, L, H, Th về tội cướp giật tài sản, áp dụng Điều 136 khoản

2 điểm a BLHS Vụ án được tóm tắt như sau: Để thực hiện hành vi cướp giậttài sản, T vào kho bạc, ngân hàng quan sát, tìm “con mồi” Khi T tìm đượcngười thì L, H, sẽ sử dụng sẽ mô tô bám theo đối tượng và thực hiện hành vichiếm đoạt tài sản Th sẽ có nhiệm vụ gây cản trở lực lượng truy bắt và tiêuthụ tài sản Vào ngày 01/03/2009, chúng đã cướp 100 triệu đồng của anh BùiQuốc M Nhóm của T là nhóm phạm tội có tổ chức, bởi hành vi phạm tội củachúng được thực hiện trên cơ sở tính toán, chuẩn bị cấu kết chặt chẽ, là nhómđồng phạm nguy hiểm cho xã hội Bản án số 165 của Tòa án nhân dân thànhphố H tuyên là hoàn toàn đúng pháp luật và đúng tội

2.2 Phạm tội có tổ chức chuyên nghiệp

Theo hướng dẫn của Uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quiđịnh: phạm tội có tổ chức chuyên nghiệp ”là ngoài bọn lưu manh, chuyênnghiệp ra, người thực hiện một loại tội hay nhiều loại tội cùng loại (thuộccùng nhóm khách thể), những tội phạm được lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc rấtnhiều tội (không kể tội gì) lấy đó làm thu nhập chính hoặc nghề sống chính”

Trang 27

Người phạm tội có tổ chức chuyên nghiệp là người phải thực hiện hành vinhiều lần nhưng không phải tất cả phạm tội nhiều lần đã là phạm tội có tổchức chuyên nghiệp; mà phải xem xét việc thực hiện phạm tội của họ có thật

sự là phương tiện sống hay không Nếu người phạm tội không lấy đó làphương tiện sống thì không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức chuyênnghiệp

2.3.Tái phạm nguy hiểm.

Có hai trường hợp về tái phạm nguy hiểm như sau:

Trường hợp thứ nhất: theo điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS đòi hỏi, tộiphạm trước đó được thực hiện do lỗi cố ý và thuộc loại tội phạm rất nghiêmtrọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mà chưa được xóa án tích

Trường hợp thứ hai: Điều 49 khoản 2 điểm b đòi hỏi, đã tái phạm làtrường hợp một người đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do

cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý Sau

đó, lại phạm tội do cố ý Điều này có nghĩa, trong tội cướp giật tài sản, mộtngười đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cướp giật tài sản thì

bị coi là tái phạm nguy hiểm (tội cướp giật tài sản luôn thực hiện với lỗi cố ý)

Như vậy, Điều 49 khoản 2 và Điều 136 BLHS, trường hợp một ngườiphạm tội cướp giật tài sản bị coi là tái phạm nguy hiểm khi:

Người đó đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng

do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cướp giật tài sản có tình tiếtqui định tại Điều 136 Khoản 2,3,4

Người đó đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại tái phạm cướp giậttài sản

Đây là tình tiết tăng nặng định khung là rất cần thiết

Ngày đăng: 30/01/2016, 13:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 15/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tội xâm phạm sở hữu
9. Nguyễn Ngọc Hòa( 2004), Cấu thành tội phạm-Lý luận và thực tiễn-Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu thành tội phạm-Lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Tư pháp
10.Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Phạm Thị Liên Châu (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt,Nxb Công an nhân dân,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự và hình phạt
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Phạm Thị Liên Châu
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2001
11.Trương Quang Vinh (2000), “Các tội xâm phạm sở hữu trong Luật hình sự”, “Tạp chí Luật học”,(4), Tr 33-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các tội xâm phạm sở hữu trong Luật hình s"ự”, “Tạp chí Luật học
Tác giả: Trương Quang Vinh
Năm: 2000
12.Phùng Thế Vắc và tập thể tác giả (2001),Bình luận khoa học Bộ luật hình sự-Phần các tội phạm,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự-Phần các tội phạm
Tác giả: Phùng Thế Vắc và tập thể tác giả
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2001
13.Võ Khánh Vinh và tập thể tác giả (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình tố tụng hình sự
Tác giả: Võ Khánh Vinh và tập thể tác giả
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2004
14.Nguyễn Ngọc Hòa(1991)- Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1991
15.Nguyễn Ngọc Chí(1998), “Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,(2), Tr 50-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Năm: 1998
16.Nguyễn Duy Thuận(1991), “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu
Tác giả: Nguyễn Duy Thuận
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1991
2. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam( 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam( 2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Nghị quyết 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán-Tòa án nhân dân tối cao Khác
5. Nghị quyết 338/NQ-UBTVQH của Uỷ ban thường vụ quốc hội ngày 17/3/2003 Khác
7. Các văn bản về hình sự, kinh tế và tố tụng,Tòa án nhân dân tôi cao, các năm 1999-2011 Khác
8. Giáo trình luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công an nhân dân,Hà Nội Khác
18.Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2000-2006) Khác
19.Tạp chí Kiểm sát (1999-2004) 20.Tạp chí Luật học( 2000-2009) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w