GIẢI CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH VÀ TÌNH HUỐNG 1 GIẢI CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ (Trang 51)

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

GIẢI CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH VÀ TÌNH HUỐNG 1 GIẢI CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH

1. GIẢI CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH

Câu 1: Một công dân Mỹ phạm tội trên đất Anh cũng có thể chịu sự điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam.

Câu nhn định này đúng.

Theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật hình sự, “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.

Vì câu nhận định này sử dụng cụm từ “có thể” nên nó phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 6. Nếu cụm từ “có thể” thay bằng “sẽ” thì nhận định trên sai.

Câu nhn định này đúng.

Theo khoản 2,3 Điều 8 Bộ luật hình sự, tội nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù. Trong khi đó, cụm từ “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng” dùng để chỉ trường hợp phạm tội mà ở đó có sự hiện diện của các tình tiết khách quan, chủ quan làm cho vụ việc phạm tội trở nên nghiêm trọng chứ không muốn đề cập đến mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu.

Câu 3: Để thoả mãn cấu thành tội phạm vật chất (tội phạm hoàn thành), người phạm tội không cần phải gây ra một hậu quả về vật chất.

Câu nhn định này đúng.

Theo lý luận, cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà hành để thoả mãn nó, hành vi phạm tội phải đã gây ra một hậu quả nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm đó. Tuy nhiên, theo lý luận về hậu quả của tội phạm, hậu quả có hai loại: hậu quả về vật chất và hậu quả phi vật chất. Như vậy, để thoả mãn cấu thành tội phạm vật chất, hành vi phạm tội cũng có thể gây ra một hậu quả phi vật chất chứ không cần là hậu quả vật chất.

Câu 4:Để xâm hại được khách thể, tội phạm phải gây thiệt hại cho đối tượng tác động tương ứng.

Câu nhn định này sai.

Đúng là để xâm hại được khách thể của tội phạm, hành vi phạm tội phải thông qua việc tác động đến đối tượng tác động tương ứng. Tuy nhiên, sự tác động này không phải luôn luôn theo hướng gây thiệt hại cho đối tượng tác động. Ví dụ, tội trộm cắp tài sản, không phải lúc nào người phạm tội cũng gây thiệt hại cho tài sản mới có thể xâm phạm được đến sở hữu của chủ sở hữu tài sản. Bởi vì, nếu trộm tài sản mà muốn làm tài sản hư thì trộm về làm gì!

Câu 5: Biểu hiện của địa điểm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội hoạt động phỉ.

Câu nhn định này đúng.

Theo quy định tại Điều 83 về tội hoạt động phỉ, “người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

Như vậy, “vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác” được xem là dấu hiệu bắt buộc về mặt khách quan của tội này. Nếu các hoạt động nói tại khoản 1,2 Điều này diễn ra tại những địa điểm khác thì không cấu thành tội hoạt động phỉ.

Câu 6: Người chưa đủ 14 tuổi dù giết 100 người cũng không phải chịu TNHS.

Câu nhn định này đúng.

Câu 7: Lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả khác nhau ở khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi.

Câu nhn định này đúng.

- Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

- Vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quảđó.

Như vậy, chúng ta thấy, sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại lỗi này nằm ở khả năng nhận thức hậu quả của hành vi phạm tội.

Câu 8: Muốn phạm tội nhưng không thực hiện được tức là phạm tội chưa đạt.

Câu nhn định này sai.

Phạm tội chưa đạt là người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội nhưng hành vi đó chưa thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự về tội phạm đó. Câu nhận định này chưa thể hiện được điều đó vì ở đây chúng ta chưa thể biết được “không thực hiện được” là như thế nào? Có thể chưa làm được gì, mới chuẩn bị (chuẩn bị phạm tội).

Câu 9: Biết rõ người khác đã phạm tội mà có hành vi che giấu anh ta thì người che giấu phải chịu TNHS.

Câu nhn định này sai.

Theo Điều 21 và Điều 313 Bộ luật hình sự, biết được người khác phạm tội mà có hành vi che giấu sẽ cấu thành tội phạm khi tội phạm mà mình che giấu được quy định tại Điều 313. Câu nhận định này chưa thể hiện được tội phạm mà người đó che giấu của được quy định tại Điều 313 hay không.

Câu 10: Sự chống trả lại một hành vi xâm hại/tấn công trái pháp luật nếu được xem là cần thiết thì người chống trảđược miễn TNHS.

Câu nhn định này sai.

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự, “sự chống trả lại một hành vi xâm hại/tấn công trái pháp luật nếu được xem là cần thiết” thì hành vi của họ được xem là phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm và do đó người có hành vi phòng vệ chính đáng không có trách nhiệm hình sự. Không có trách nhiệm hình sự khác với được miễn trách nhiệm hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự là người đó đã phạm tội, theo quy định phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng vì lý do nào đó (được quy định) được miễn trách nhiệm hình sự.

Câu 11: Hình phạt cảnh cáo không thể áp dụng đối với người phạm một tội có mức cao nhất của khung hình phạt trên 3 năm tù.

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự, hình phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 8, tội ít nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt không quá 3 năm tù.

Câu 12: Ngày 1/2/2003 Sơn trộm cắp tài sản trị giá 200 ngàn đồng. Ngày 2/2/2003, Sơn lại trộm cắp tài sản trị giá 400 ngàn đồng.

Trường hợp của Sơn bị xem là phạm tội nhiều lần.

Câu nhn định này sai.

Phạm tội nhiều lần là trường hợp phạm tội từ hai lần trở lên với cùng một loại hành vi (tội phạm) được quy định tại một điều luật phần các tội phạm với điều kiện mỗi lần thực hiện hành vi đều phải cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, cả hai lần thực hiện hành vi đều không cấu thành tội phạm (dưới 500 ngàn đồng), không thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản của tội trộm cắp tài sản tại Điều 138. Trường hợp này chỉ có thể được xem là phạm tội liên tục.

Câu 13: Người bị kết án tử hình có thểđược xét giảm xuống còn tù chung thân.

Câu nhn định này sai.

Việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt được áp dụng trong những trường hợp mà người phạm tội đang chấp hành hình phạt có nhiều tiến bộ, cải tạo tốt…Như vậy, nếu một người bị kết án tử hình, đã chấp hành hình phạt thì chết rồi, còn gì nữa mà giảm xuống còn tù chung thân.

Câu 14: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm kể từ ngày phạm tội.

Câu nhn định này sai.

Thông thường, theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sựđối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm. Tuy nhiên, nếu sau khi phạm tội, người phạm tội đã trốn tránh và có lệnh truy nã thì thời hạn đó không được tính. Mặt khác, đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phá hoại hoà bình, tội chống loài người và tội phạm chiến tranh thì thời hiệu sẽ không được tính. Vì vậy, nhận định nhất quán như vậy là chưa được chính xác.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)