GIẢI CÁC TÌNH HUỐNG Tình huống 1:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ (Trang 54)

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

2.GIẢI CÁC TÌNH HUỐNG Tình huống 1:

Tình huống 1:

Trong tình huống này, có một số khách thể của tội phạm bị xâm hại, đó là:

- Chếđộ hôn nhân một vợ một chồng;

- Quan hệ sở hữu của chị Hương và anh Được;

- Quan hệ sở hữu của những người cùng chơi hụi với Hương và Dũng.

Để xác định khách thể trực tiếp của tội phạm trong vụ án này, chúng ta phải biết rằng khách thể trực tiếp của tội phạm là gì và cách xác định khách thể trực tiếp.

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Trong vụ án này, chếđộ hôn nhân một vợ một chồng có bị xâm hại nhưng rõ ràng chưa nguy hiểm đáng kể và cũng chưa thể hiện được bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thể hiện trong vụ án. Như vậy, hai quan hệ xã hội còn lại có phải là khách thể trực tiếp của tội phạm không trong vụ án này?

Trước hết, chúng ta xem xét quan hệ sở hữu của những người cùng chơi hụi với Hương và Dũng. Quyền sở hữu của họ là quyền sở hữu hợp pháp vì muốn tương trợ lẫn nhau, tin lời của Hương và Dũng, họđã góp tiền chơi hụi. Ở phương diện khác, Hương và Dũng đã có dựđịnh sẵn là hốt hụi trước để cao chạy xa bay, chiếm đoạt tài sản của những người này. Rõ ràng, quan hệ sở hữu này khi bị xâm hại đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của Hương và Dũng. Do đó, quyền sở hữu của những người chơi hụi chính là một khách thể trực tiếp của tội phạm do Hương và Dũng thực hiện.

Thứ hai, quyền sở hữu của Hương và anh Được đối với số tài sản do bán đất có được cũng là quyền sở hữu hợp pháp. Hành vi chiếm đoạt tài sản này của Dũng dù không có ý định trước nhưng sau khi phát hiện tài sản nằm trong phòng mình mà không ai nhìn thấy, kiểm soát được, Dũng đã nảy sinh ý định chiếm đoạt và bỏ trốn. Quan hệ sở hữu này khi bị xâm hại cũng thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của Dũng. Do đó, quyền sở hữu của Hương và anh Được cũng là khách thể trực tiếp của tội phạm do Dũng thực hiện.

Tình huống 2:

Trong vụ án này, bị can chỉ có Trúc mà thôi vì chỉ có hành vi của Trúc mới có thể cấu thành tội phạm. Như vậy, việc xác định lỗi ởđây là lỗi của Trúc trong việc thực hiện hành vi ném gạch đá làm Hùng bị chấn thương.

Để xác định lỗi của Trúc trong việc gây ra thương tích cho Hùng, chúng ta cần quay lại hiện trường vụ án. Do xô xát, Lương và Trúc ném đá qua lại với nhau. Hai bên cứ ném qua ném lại dĩ nhiên cũng mong muốn sẽ ném trúng đối phương nhưng trong điều kiện ấy, khả năng trúng cũng không phải là 100%. Vì vậy, có thể nói rằng, các bên cứ ném và khả năng trúng đối phương hay không là tuỳ thuộc vào “hên xui”. Trúng cũng được mà không thì thôi, cứ ném cho hả giận. Vì vậy, nếu có trúng ai thuộc “phe” đối phương cũng không quan tâm, vẫn chấp nhận. Thực tế, Hùng bị Trúc ném trúng cũng nằm trong sự nhận thức đó. Cho nên, chúng ta có thể kết luận rằng, Trúc gây thương tích cho Hùng với lỗi cố ý gián tiếp.

Theo khoản 2 Điều 9, lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quảđó xảy ra.

Tình huống 3:

Trong tình huống này, Môn đã có hai hành vi có thể cấu thành tội phạm: - Trộm khẩu súng AK (có 10 viên đạn) của các xã đội viên;

- Bắn anh H (không chết).

Theo Điều 230 Bộ luật hình sự, hành vi trộm khẩu súng AK đã cấu thành tội phạm (tội phạm hoàn thành) của tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng. Hành vi phạm tội này đã thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 230.

Như vậy, hành vi bắn H nhưng không chết có cấu thành tội phạm không? Chúng ta cần xem xét lỗi của Môn trong trường hợp này bởi vì nếu lỗi của Môn không phải là lỗi cố ý trực tiếp thì hành vi này không được đặt ra trách nhiệm hình sự vì chưa có hậu quả chết người xảy ra (tội phạm chưa hoàn thành). Như chúng ta đã biết, tội phạm chưa hoàn thành mà phải chịu trách nhiệm hình sự chỉđặt ra đối với hành vi có lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi bắn anh H của Môn là hành vi có lỗi cố ý trực tiếp bởi lẽ môn thù ghét H, muốn giết H và đã phục kích để bắn H. Khi thực hiện hành vi, Môn biết rõ dùng súng bắn người sẽ gây ra hậu quả chết người, Môn mong muống điều đó xảy ra. Khoản 1 Điều 9 quy định lỗi cố ý trực tiếp nêu rõ: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra.”

Do đó, chúng ta có thể kết luận, đối với hành vi bắn H mà chưa có hậu quả chết người xảy ra, hành vi của Môn được xem là phạm tội giết người chưa đạt (chưa đạt đã hoàn thành) theo quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự. Và do đó, Môn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này (giết người ở giai đoạn chưa đạt) bên cạnh tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng đã hoàn thành.

1. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Cần Thơ, 2009.

2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, 2009.

3. Lê Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

4. Lê Cảm (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.

5. Đinh Văn Quế, Tội phạm và Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2001.

6. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, 1991.

7. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và Cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, 2006.

8. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần chung), Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM, 2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Trần Quang Tiệp, Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003.

10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.

11. Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam, quyển I – Những vấn đề chung, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 2000.

12. Võ Khánh Vinh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội, 2005.

13. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.150

14. Viện Luật học, Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ (Trang 54)