Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2 Điều 9 Bộ luật hình sự):
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quảđó xảy ra.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự):
Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự):
Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quảđó.
* Một số trường hợp đặc biệt về lỗi
- Trường hợp hỗn hợp lỗi; - Sự kiện bất ngờ.
b. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội (có thể hiểu là nguyên nhân tinh thần của tội phạm). Ví dụ, tội phạm trộm cắp tài sản có thể vì nghèo, thù ghét người bị hại hoặc để chia cho người nghèo khác...
c. Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là điểm cuối cùng mà người phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt tới (kết quả mà kẻ phạm tội mong muốn đạt được).
3. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ SỰ
a. Sai lầm về pháp luật
Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của một người về tính chất pháp lý của hành vi của mình.