Tình thế cấp thiết

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ (Trang 34)

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

b.Tình thế cấp thiết

Khoản 1 Điều 16 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định:

“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm”.

c. Bt người phm pháp

Bắt người phạm pháp là một chếđịnh của Luật tố tụng hình sự (bắt quả tang, bắt khẩn cấp, bắt người bị truy nã...). Vì vậy, tất cả những vấn đề liên quan đến việc bắt người thuộc phạm vi quy định của Luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, việc thực hiện những hành vi để bắt người có được xem là hợp pháp hay không là vấn đề đòi hỏi Luật hình sự phải xem xét. Sử dụng các biện pháp (dùng vũ lực, các hành vi khác) đối với người phạm pháp cần bắt giữ mà không vượt quá phạm vi luật định thì được loại trừ trách nhiệm hình sự. Thực hiện hành vi trong trường hợp này cũng có tính chất như trường hợp phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần có một chếđịnh riêng quy định việc thực hiện hành vi trong bắt người phạm pháp. Một số ý kiến khác lại coi trường hợp này là một dạng của phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, việc bắt người phạm pháp cũng được Nhà nước xem là hành vi tích cực, có các yếu tố xã hội và pháp lý loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LUẬT HÌNH SỰ (Trang 34)