- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
2. THỜI HIỆU TRONG LUẬT HÌNH SỰ
a. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình nữa.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự do luật định, phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện. Theo Điều 23 Bộ luật hình sự thì không truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây:
- 5 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; - 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; - 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng; - 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 3 Điều 23 Bộ luật hình sự, nếu sau khi phạm tội, dù không bị phát hiện, nhưng:
- Người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũđược tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
- Hoặc, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu mới tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
Do tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XI) và các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Chương XXIV) nên Điều 24 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định: đối với các tội phạm tại hai chương đó không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 23 của Bộ luật này.
- 5 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống.
- 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm. - 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm.
Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Theo khoản 3 Điều 55 Bộ luật hình sự, thời hiệu thi hành bản án hình sựđược tính lại như sau:
- Nếu sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án lại phạm tội mới thì thời hiệu được tính kể từ ngày phạm tội mới.
- Nếu sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì không được tính vào thời hiệu. Thời hiệu sẽ tính kể từ ngày người này ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Tương tự như thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ khi sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án đã trốn tránh và cơ quan Công an đã ra quyết định truy nã anh ta về việc trốn tránh đó thì thời hiệu mới không được tính và thời hiệu sẽđược tính lại kể từ ngày người này ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Nếu người bị kết án có trốn tránh nhưng không bị truy nã thì thời hiệu vẫn áp dụng đối với anh ta.
Điều 56 Bộ luật hình sự còn quy định, đối với các bản án kết tội về các tội phạm quy định tại chương XI (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và XXIV (các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của Bộ luật này sẽ không được áp dụng thời hiệu.
Khoản 4 Điều 55 quy định: “Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm”.