- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
2. MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT
Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu khái niệm, đặc điểm và cơ sở của trách nhiệm hình sự? 2. Hình phạt là gì?
3. Phân tích các đặc điểm của hình phạt? 4. Hình phạt có mục đích gì?
HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP PHẦN I PHẦN I
HỆ THỐNG HÌNH PHẠT 1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG HÌNH PHẠT 1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG HÌNH PHẠT
Hệ thống hình phạt là một chỉnh thể bao gồm những hình phạt được quy định trong Luật hình sự, có phương thức liên kết với nhau theo một trật tự nhất định do tính nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định. 2. CÁC LOẠI HÌNH PHẠT a. Các loại hình phạt chính - Cảnh cáo (Điều 29 Bộ luật hình sự); - Phạt tiền (Điều 30 Bộ luật hình sự); - Cải tạo không giam giữ (Điều 31 Bộ luật hình sự); - Trục xuất (Điều 32 Bộ luật hình sự); - Tù có thời hạn (Điều 33 Bộ luật hình sự); - Tù chung thân (Điều 34 Bộ luật hình sự); - Tử hình (Điều 35 Bộ luật hình sự). b. Các hình phạt bổ sung - Cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36 Bộ luật hình sự); - Cấm cư trú (Điều 37 Bộ luật hình sự); - Quản chế (Điều 38 Bộ luật hình sự);
- Tước một số quyền công dân (Điều 39 Bộ luật hình sự);
- Tịch thu tài sản (Điều 40 Bộ luật hình sự);
Ngoài ra, hình phạt tiền và trục xuất cũng đồng thời là hình phạt bổ sung.
PHẦN II
CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP 1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP