1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung phần chung Bộ luật hình sự năm 1999

23 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

Một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 2 5 / 6 / 2 0 1 4 1 0 : 2 6 Do ban hành từ năm 1999, mặc dù có được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2009, chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần phải nghiên cứu sửa đổi nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. I. Đặt vấn đề: Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2000. Sau hơn 10 năm được áp dụng, BLHS năm 1999 đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm; tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay BLHS hiện hành cũng bộc lộ rõ nhiều điểm bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung; nhiều quy định của Bộ luật chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và trong bối cảnh hội nhập quốc tế… Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, BLHS 1999 đã bộc lộ những hạn chế như có những điều khoản không còn phù hợp với thực tế khách quan; một số hành vi có tính chất mức độ nguy hiểm cao cho xã hội nhưng không được quy định là tội phạm trong BLHS (như tội phạm về môi trường, chứng khoán, tài chính – ngân hàng, sở hữu trí tuệ…), chưa có sự phù hợp với các Điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc tham gia. Để khắc phục những hạn chế này, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 (Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009). Các quy định của BLHS sửa đổi đã đi vào cuộc sống, định lượng về số tiền trong các tội phạm đã được sửa đổi phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội; các tội phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ, môi trường, chứng khoán… đã được quy định, tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong những năm qua, với tư cách là một công cụ sắc bén để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và của cá nhân, pháp luật hình sự là một nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, do ban hành từ năm 1999, mặc dù có được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2009, song BLHS vẫn chưa thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về “một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” mà trong đó, một trong những nội dung quan trọng theo yêu cầu cải cách tư pháp là: "Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng hình sự, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hoá quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế". Trên tinh thần cải cách tư pháp nêu trên, có thể nói rằng quan điểm của Đảng về sự cần thiết phải sửa đổi BLHS là xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các mối quan hệ đối nội và đối ngoại, xu thế quốc tế hóa khu vực và toàn cầu, qua đó nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Theo quan điểm này của Đảng, chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần phải nghiên cứu sửa đổi một cách toàn diện các quy định của BLHS năm 1999 nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, thông qua thực tiễn công tác xét xử chúng tôi mạnh dạn nêu nên những vướng mắc, bất cập hiện nay của BLHS năm 1999 và hướng sửa đổi một số điều tại phần chung của BLHS năm 1999. II. Những vướng mắc, bất cập hiện nay của Bộ luật hình sự năm 1999 1. Những khó khăn, vướng mắc từ các quy định của phần chung Bộ luật hình sự Liên quan đến những quy định tại phần chung của BLHS năm 1999, qua thực tiễn xét xử chúng tôi thấy có những vướng mắc bất cập như sau: Thứ nhất: Tại phần chung của BLHS năm 1999 có một số điều luật quy định nêu khái niệm về các chế định như Điều 9 “Cố ý phạm tội”; Điều 10 “Vô ý phạm tội”; các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự như: Điều 11 “Sự kiện bất ngờ”; Điều 12 “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự”; Điều 13 “Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” ; Điều 15 “Phòng vệ chính đáng”; Điều 16 “Tình thế cấp thiết”… Tuy nhiên, trong phần chung của BLHS lại không có điều luật nêu khái niệm về “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân”. Trong khi đó, tại phần các tội phạm cụ thể lại có một số điều luật quy định về tội phạm liên quan đến thuật ngữ này như: Điều 95 “Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh”; Điều 105 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Mặc dù trong cấu thành cơ bản của hai điều luật trên đều có cụm từ “… tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân…” song thế nào là “Tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” thì hiện có nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này không thống nhất. Hiện cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này như: Quan điểm thứ nhất cho rằng : Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình. Quan điểm thứ hai là : Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm,dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Quan điểm thứ ba là: Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái của một người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Còn theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 thì: “Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn đến hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kìm chế được, nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là tội phạm. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102)…” Như đã nêu, vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau và Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán cũng đã có hướng dẫn và giải thích tương đối đầy đủ. Song trong thực tiễn áp dụng vẫn có những quan điểm khác nhau như khái niệm “người thân thích” được hiểu thế nào? Có phải chỉ là vợ, chồng, cha mẹ, anh chị em ruột và những người họ hàng cùng huyết thống hay là cả những người bạn thân? Thế nào là “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” ? Thế nào là “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân”? Hiện vẫn chưa có cách hiểu thống nhất. Do vậy, rất cần một điều luật quy định nêu rõ về khái niệm như thế nào là “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội” để việc áp dụng tình tiết này trong việc định tội danh được thống nhất. Thứ hai: Về Điều 43 “Bắt buộc chữa bệnh” và Điều 44 “Thời gian bắt buộc chữa bệnh” . Theo quy định tại Điều 43 “Bắt buộc chữa bệnh” thì nội dung của điều luật được hiểu như sau: 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, tùy theo giai đoạn tố tụng mà Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 2. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự trước khi bị kết án. Trong trường hợp này, căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự; 3. Người đang chấp hành hình phạt mà lâm vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt. Nếu có kết luận của cơ sở điều trị về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh thì tùy vào từng giai đoạn tố tụng Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Theo chúng tôi tại khoản 1 Điều 43 có quy định “nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là không phù hợp và dẫn đến rất nhiều trường hợp giả bệnh để được ở nhà, hoặc trường hợp nào là không cần thiết để có thể được điều trị tại nhà? Việc giám sát của “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” là Cơ quan nào và cơ chế giám sát ra sao? Đây chính là sự vướng mắc và bất cập cần phải có quy định rõ. Tại Điều 44 quy định về thời gian bắt buộc chữa bệnh có ghi “thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù” . Về vấn đề này hiện có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong bất cứ giai đoạn nào, người phạm tội bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì thời hạn bắt buộc chữa bệnh phải được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Chỉ trong trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì mới được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù còn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì không được tính trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Theo chúng tôi, vấn đề này cần được ghi rõ trong phần chung của BLHS vì ghi như Điều 44 hiện hành là không rõ nghĩa và có những cách hiểu khác nhau. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai. Bởi lẽ, trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nếu họ có mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì việc chữa bệnh là đương nhiên, việc Cơ quan pháp luật áp dụng biện pháp này cũng nhằm mục đích phòng, tránh họ gây ra những hành vi nguy hiểm khác cho xã hội, hơn nữa khi đó họ chưa bị kết án nên chưa phải là người phải chấp hành hình phạt tù. Do vậy, chỉ khi nào họ đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình và phải bắt buộc chữa bệnh, thì thời gian bắt buộc chữa bệnh mới được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Nếu áp dụng quy định như [...]... a đ ổ i n hư s a u : “1 Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luật của Hội đồng giám định pháp y, quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên k h o a đ ể b ắ t b u ộ c c h ữ a b ệ nh 2 (Giữ nguyên) 3 (Giữ nguyên)” Đố i vớ i Đ i ề u 4 4 “ T h ờ... i t ố b ị c a n , b ị đ ư a r a x é t x ử t h e o đ i ể m a kh o ả n 4 Đ i ề u 1 3 5 B L H S c ó kh u n g h ì n h p hạ t t ừ m ư ờ i ha i năm đến hai mươi năm mặc dù trong quá trình điều tra, cá c b ị c á o đ ã t h à n h kh ẩ n n h ậ n t ộ i và n ộ p l ạ i t o à n bộ s ố t i ề n đ ã t h u c ủa c á c c h ủ l ò g ạ c h C á c b ị c á o đ ề u l à n h ữ n g n ô n g d â n ở m ộ t vù n g q uê n g h èo , n... t h ì n h p h ạ t dư ớ i mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy đ ị n h n h ư n g p h ả i t r o n g k hu n g h ì n h p h ạt l i ề n k ề n h ẹ h ơ n c ủ a đ i ề u l u ậ t ; t r o n g t r ư ờ n g h ợ p đi ề u l u ậ t c h ỉ c ó m ộ t k h u n g h ì n h p h ạt h o ặ c k h u n g h ì nh p h ạ t đ ó l à k h u n g hì n h phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết đ ị n h m ộ t h ì n... ai t ì nh t i ế t g i ả m nh ẹ q u y đị n h từ khoản 1 Điều 46 BLHS Như vậy, việc Tòa án nào h o ặ c H ộ i đ ồn g x é t xử n à o q u y ế t đ ị nh h ì nh p h ạ t d ư ớ i mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy đ ị n h , k h i b ị c á o c h ỉ c ó m ộ t t ì n h t i ế t gi ả m n h ẹ q u y đ ị n h t ạ i kh o ả n 1 Đ i ề u 4 6 B L H S ( c h o dù c ó nh i ề u t ì n h t i ế t g i ả m n h ẹ q u y đ... kh ô n g đ ả m b ả o n g u y ên t ắ c n hâ n đ ạ o t r ọ n g L uậ t h ì n h s ự V i ệ t N a m V í d ụ : V ụ á n c ư ỡ n g đ o ạ t t à i s ả n ở L T t ỉ n h B N: T r o n g vụ á n n à y, vì vi p h ạ m về t hờ i g i a n đ ư ợ c q uy đ ị n h t r o n g hợ p đ ồ n g, cá c b ị c á o đ ã y ê u cầ u n h ữ n g n g ư ờ i c h ủ l ò gạ c h n ộ p t i ề n p h ạ t T u y n h i ên , d o m ứ c y ê u c ầ u n ộ p p hạ... n t ạ i N g h ị q uy ế t s ố 0 1 n ê u t r ê n t h ì n h ữ n g q u y đ ịn h t ạ i Đ i ề u 4 7 c h ỉ á p d ụ n g đ ố i vớ i h ì n h p h ạ t c h í n h m à kh ô n g á p d ụn g đ ố i vớ i h ì n h p h ạ t bổ s u n g T ạ i C ô n g vă n s ố 1 4 8 / 2 0 0 2 / K H X X n gà y 3 0/ 9 / 2 0 0 2 c ủa T ò a á n n hâ n d â n t ố i c a o h ư ớ n g d ẫ n á p d ụn g Đ i ề u 4 6 và 4 7 B L HS có g h i “ t h e o t i... HS S a u kh i t u y ê n á n , c ó n h ữ n g b ị cá o n gấ t n g a y t ạ i p h i ên t ò a v ì họ kh ô n g n g h ĩ m ứ c á n l ạ i ca o n hư vậ y B ả n t hâ n Hộ i đ ồ n g x é t x ử p h ú c t hẩ m kh i về x é t x ử p h ú c t h ẩ m c ũn g t h ấ y x ó t x a vớ i m ứ c h ì n h p h ạ t s o n g c ũ n g kh ô n g t h ể g i ả m á n đ ư ợ c T h e o c h ú n g t ô i n ế u kh ô n g vì q u y đ ịn h bắ t b uộ c “... m ộ t s ố í t đ i ề u l u ậ t l ạ i q uy đ ịn h kh u n g h ì n h p hạ t n ặ n g n h ấ t l à kh u n g 1 s a u đ ó m ớ i đ ến cá c kh u n g c ó m ứ c á n n hẹ hơ n n hư q u y đ ị n h t ạ i c á c Đ i ề u về x â m p hạ m a n n i n h q u ố c g i a ( t ừ Đ i ề u 7 8 đ ế n 9 2 ), t ộ i g i ế t n gư ờ i ( Đ i ề u 9 3 ), t ộ i kh ủ n g bố ( Đ i ề u 23 0a ) , c ò n l ạ i c á c đ i ề u l uậ t kh á c đ ều c ó q... ộ i “ v i p h ạ m q u y đị n h v ề a n t o à n l a o đ ộ n g , v ệ s i n h l a o đ ộn g , v ề a n t o àn ở n h ữ n g n ơ i đ ô n g n gư ờ i ” , B ộ l uậ t h ì n h s ự l ạ i có s ự q u y đ ị n h kh á c về c ấ u t r ú c c á c kh u n g h ì n h p h ạ t d ẫ n đ ế n vi ệ c á p d ụ n g Đ i ề u 4 7 s ẽ gặ p n hữ n g vư ớ n g m ắ c c ụ t h ể t ạ i cá c đ i ề u l u ậ t n à y q uy đ ị n h n hư s a u : V í d ụ... g â y b ứ c x ú c t r o n g q uầ n c h ú n g n h â n d â n , l à m x ô n x a o d ư l uậ n x ã hộ i C á c vụ á n có b ị cá o l à n g ư ờ i c h ư a t hà n h n i ê n p hạ m t ộ i kh ô n g c h ỉ t ă n g về s ố l ư ợ n g c á c b ị c á o , m à t uổ i đ ờ i p h ạ m t ộ i c ủa cá c b ị c á o l à n gư ờ i c h ư a t h à n h n i ê n c ũn g đ ã t r ẻ h o á , n h i ề u vụ á n c á c b ị cá o l à n g ư ờ i c h ư

Ngày đăng: 27/08/2015, 11:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w