hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử. Đúng. Vì đây là CTTP vật chất, mặc dù có hành vi ngược đãi, thường xuyên ức hiếp, làm nhục người khác nhưng người đó không tự sát thì không phải là tội bức tử. Hậu quả ở đây phải được hiệu là “hành vi tự sát của nạn nhân” chứ không phải là “gây ra hậu quả chết người hoặc thương tích”. 2. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu Sai. Vì đối tượng được quy định tại tội buôn lậu Đ188 là những loại hàng hóa hợp pháp. Ở đây hàng hóa là ma túy (bất hợp pháp) nên sẽ chỉ bị xử về tội buôn bán trái phép chất ma tuy hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử. Đúng. Vì đây là CTTP vật chất, mặc dù có hành vi ngược đãi, thường xuyên ức hiếp, làm nhục người khác nhưng người đó không tự sát thì không phải là tội bức tử. Hậu quả ở đây phải được hiệu là “hành vi tự sát của nạn nhân” chứ không phải là “gây ra hậu quả chết người hoặc thương tích”. 2. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu Sai. Vì đối tượng được quy định tại tội buôn lậu Đ188 là những loại hàng hóa hợp pháp. Ở đây hàng hóa là ma túy (bất hợp pháp) nên sẽ chỉ bị xử về tội buôn bán trái phép chất ma tuy
Trang 1TÀI LIỆU ÔN THI:
Hậu quả ở đây phải được hiệu là “hành vi tự sát của nạn nhân” chứ không phải là “gây ra hậu quả chết người hoặc thương tích”
2 Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu
Sai Vì đối tượng được quy định tại tội buôn lậu Đ188 là những loại hàng hóa hợp pháp Ở đây hàng hóa là ma túy (bất hợp pháp) nên sẽ chỉ bị xử về tội buôn bán trái phép chất ma tuy Đ251
3 Mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ của mình đều bị xử lý theo Điều
124 BLHS
Sai, vì điều 124 đòi hỏi người mẹ phải đang bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt Dĩ nhiên nếu người mẹ không thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện này thì sẽ không bị xử lý về tội này
4 Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu
Sai, vì đây là CTTP hình thức Bởi vì người này chỉ cần thực hiện hành vi mua bán hàng hóa trái phép qua biên giới thì tội phạm cũng được xem là hoàn thành
Mua – bán tức là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, nên chỉ cần thực hiện hành vi mua bán trái phép qua biên giới thì người này sẽ phải chịu TNHS
về loại tội phạm này
Trang 25 Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản
Đúng Dấu hiệu hành vi của tội cướp tài sản có 2 dấu hiệu Dấu hiệu thứ nhất
là công khai, dấu hiệu thứ hai là nhanh chóng Đây là hai dấu hiệu bắt buộc phải có của tội cướp tài sản
Dấu hiệu nhanh chóng ở đây có thể là nhanh chóng chiếm đoạt hoặc nhanh chóng tẩu thoát Do đó, dấu hiệu nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản (theo giáo trình HLU)
(Phần này tác giả có quan điểm khác nên sẽ trình bày cụ thể ở tài liệu sau)
6 Người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Đúng, nếu trường hợp phạm tội rơi vào khoản 7 điều 364 thì có thể được miễn TNHS về tội đưa hối lộ
7 Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp
Sai Lỗi của tội giết người điều 123 có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
* khi hậu quả chết người xảy ra thì nếu là lỗi cố ý không kể là cố ý gián tiếp hay trực tiếp thì đều phải chịu TNHS về tội giết người điều 123 Trường hợp hậu quả chết người không xảy ra thì lỗi cố ý trực tiếp sẽ phải chịu TNHS về tội giết người điêu 123, nếu là lỗi cố ý gián tiếp thì xử theo tội cố ý gây thương tích điều 134
8 Đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là tất cả các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh
Sai, bởi vì có một số loại hàng hóa bị nhà nước cấm kinh doanh nhưng sẽ không xử theo tội buôn bán hàng cấm 189 mà sẽ xử theo tội riêng nếu loại hàng hóa cấm kinh doanh đó là ma túy thì xử theo tội buôn bán trái phép chất ma túy, nếu là vũ khí quân dụng thì là tội buôn bán trái phép vũ khí quân dụng…
Trang 39 Hành vi mua bán người trong trường hợp nạn nhân đồng ý để mình là đối tượng bị mua bán thì không phạm tội mua bán người
Sai, vì chỉ cần thực hiện hành vi mua bán hoặc chuyển giao, tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, nhận tài sản, hoặc các lợi ích khác (trừ mục đích nhân đạo) thì đều bị truy cứu TNHS về tội mua bán người
10 Mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối, thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Sai, bởi vì nếu tài sản này là loại tài sản mà pháp luật cấm hoặc không phải là loại tài sản bình thường thì người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản này có thể phải chịu TNHS về loại tội phạm khác
11 Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác đều bị coi là hành vi phạm tội cướp tài sản
Sai, bởi vì nếu hành vi đe dọa dùng vũ lực không lập tức, nghĩa là có sự đe dọa
vũ lực nhưng sự đe dọa này chưa thực sự diễn ra trên thực tế mà đang chỉ ở dạng lời nói: “sẽ” thì có thể chịu TNHS về tội cưỡng đoạt tài sản điều 170 Ở đây cần phân biệt dấu hiệu đe dọa dùng vũ lực của tội cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản, một bên là đe dọa ngay tức khắc, lập tức còn một bên sự đe dọa mới chỉ ở dạng lời nói
12 Người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là phạm tội tham ô tài sản
Sai, bởi vì nếu người này chiếm đoạt loại tài sản mà không thuộc thẩm quyền quản lý của chính người này thì không thể truy cứu TNHS về tội tham ô tài sản Mà phải là tội phạm khác
13 Tội cướp tài sản có thể có trường hợp phạm tội chưa đạt
Đúng, bởi vì nếu người phạm tội đang trong quá trình thực hiện hành vi dùng
vũ lực để tấn công nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sự tấn công này chưa kịp “tác động” vào nạn nhân nhằm đẩy nạn nhân rơi vào tình trạng không thể chống cự được mà đã bị buộc dừng hành vi phạm tội do điều kiện khách quan ngăn chặn thì có thể xem tội phạm đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
Trang 414 Mọi trường hợp buôn bán hàng giả đều bị xử lý về tội buôn bán hàng giả Sai, nếu trường hợp loại hàng giả đang buôn bán chỉ giả một phần (nghĩa là nửa thật nửa giả), mà lại thuộc loại hàng hóa pháp luật cấm như ma túy thì sẽ
bị xử về tội buôn bán ma túy
ví dụ, A trộn lẫn 5kg bột mì với 5kg ma túy để bán cho B nhằm kiếm lời Trong tình huống này thì A và B sẽ bị truy cứu TNHS về tội buôn bán chất ma túy Trường hợp A làm giả 10kg ma túy từ bột mì rồi bán cho B, thì A sẽ bị xử
lý về tội buôn bán hàng giả hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn B sẽ bị truy cứu về tội mua bán chất ma túy, ở đây cần lưu ý đến lỗi của các chủ thể
15 Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ cấu thành tội hành hạ người khác
Sai, nếu hành vi đối xử tàn ác với ngừoi lệ thuộc mình, mà những người này lại
là cha mẹ, ông bà, vợ, chồng, con, cháu hoặc ngừoi có công nuôi dưỡng mình thì sẽ bị truy cứu TNHS ở điều 185 chứ không phải tội phạm ở điều 140
16 Mọi trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Sai, bởi vì tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản đòi hỏi 2 dấu hiệu, đó là người thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản một cách công khai, ngang nhiên
và dấu hiệu bắt buộc thứ 2 là chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản hành vi phạm tội Nên chỉ mới có một dấu hiệu là chưa đủ CTTP của tội này
17 Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội giết người
Sai, nếu trường hợp người này chưa xóa án tích về tội giết người nhưng tội giết người trước đó chỉ bị chịu TNHS theo khoản 3 điều 123 (loại tội phạm nghiêm trọng) thì việc phạm tội giết người ở lần tiếp theo không bị coi là tái phạm nguy hiểm
Trang 518 Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng bị xử lý về tội trộm cắp tài sản
Sai, bởi vì luật đã có quy định riêng về loại tội phạm xâm hại đến khách thể là
an toàn công cộng, trật tự công cộng về lĩnh vực viễn thông nên hành vi cắt trộm cáp viễn thông sẽ bị truy cứu TNHS theo điều 287 thì mới đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
19 Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình có thể cấu thành tội bức tử Đúng, nếu hành vi này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội bức tử điều 130
20 Mọi trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ, đều bị coi là phạm tội chống người thi hành công vụ
Sai, nếu hành vi dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ đã gây ra hậu quả về tỉ lệ thương tật đối với người thi hành công vụ thì có thể sẽ bị truy cứu TNHS về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác điều 134
21 Tội bức tử chỉ khác tội hành hạ người khác ở dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Đúng, xét về mặt hành vi thì hai loại tội phạm này đều giống nhau là bao gồm những hành vi mang tính ức hiếp, đối xử tàn nhẫn, ngược đãi người lệ thuộc với mình Đối với hành vi phạm tội đều là lỗi cố ý trực tiếp Duy chỉ có hậu quả
là đòi hỏi đối với tội bức tử mà thôi
22 Đối tượng được bảo vệ của tội chiếm giữ trái phép là tài sản đang có người khác quản lý
Sai, bởi vì vốn dĩ ban đầu người phạm tội chiếm giữ tài sản này một cách hợp pháp, nhưng sau đó người phạm tội đã không hoàn trả lại tài sản mà pháp luật
đã quy định
Nên không thể nói tài sản bị chiếm giữ trái pháp đang có người khác quản lý được, mà quyền quản lý này thuộc về người phạm tội, nhưng sau đó người phạm tội không hoàn trả lại cho người có trách nhiệm quản lý theo quy định của luật
Trang 6
23 Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng thì đều được xác định là đối tượng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Sai, chỉ bị truy cứu TNHS về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân điều 113 nếu múc đích của hành vi tước đoạt này là “nhằm chống chính quyền nhân dân”, nghĩa là có xảy ra hành vi tước đoạt tính mạng của cán bộ, công chức nhà nước nhưng nhằm một lý do nào khác lý do chống chính quyền thì không bị truy cứu TNHS về tội này
VD: A là giám đốc tỉnh, bị B dùng súng bắt chết vì mâu thuẫn tình cảm B không bị truy cứu về tội 113
24 Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản
Sai, CTTP của tội cướp tài sản là loại CTTP hình thức, nghĩa là tội phạm này không đòi hỏi việc tài sản có đang bị chiếm đoạt hay không, mà chỉ cần một người dùng vũ lực nhằm mục đích cho việc chiếm đoạt tài sản thì xem như tội phạm đã hoàn thành, không cần biết tài sản đã bị chiếm đoạt hay chưa
25 Người có hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS
về tội hiếp dâm trẻ em
Đúng, nếu trường hợp nạn nhân là người dưới 13 tuổi thì cho dù việc giao cấu
là thuận tình với ý muốn của nạn nhân thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em
26 Người có hành vi đưa tiền, của cho người lợi dụng ảnh hưởng của mình đối với người có chức vụ quyền hạn khác để trục lợi thì bị xử lý về tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS
27 Mọi trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội đều bị xét xử theo điểm a khoản 4 Điều 134 BLHS Đúng, bởi vì hành vi cố ý gây thương tích là lỗi cố ý còn hậu quả chết người là lỗi vô ý Hay cụ thể hơn là mục đích của hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi khác
Trang 7là nhằm gây thương tích chứ không phải nhằm giết người, nên truy cứu TNHS theo điểm a khoản 4 điều 134 là chính xác nhất
Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi khác nhằm giết người khác thì truy cứu TNHS về tội giết người điều 123
28 Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ
có thể bị truy cứu TNHS về tội cản trở giao thông đường bộ
Đúng, nếu xuất phát từ hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giáo thông đường bộ này mà gây ra hậu quả hoặc có khả năng gây ra hậu quả nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể bị truy cứu TNHS về tội cản trở giao thông đường bộ điều 261
29 Người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương dưới 11% sức khoẻ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 BLHS Đúng, nếu hành vi đó thỏa mãn các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều này
30 Tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản
Sai, Trong trường hợp tài sản không phải là vật có kích thước nhỏ gọn thì tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã đưa tài sản ra khỏi khu vực được bảo quản hoặc chỉ cần dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu đối với loại tài sản không có ranh giới bản quản xác định rõ
31 Trong mọi trường hợp, người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác bằng bom, mìn, lựu đạn đều bị xét xử theo điểm i khoản 1 Điều 123 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
Sai, Trường hợp người phạm tội cho rằng nạn nhân đang ở một mình và nghĩ rằng xung quanh đó không còn ai khác thì hành vi sử dụng bom, mìn, lựu đạn
sẽ không bị truy cứu TNHS theo điểm I khoản 1 điều 123
32 Trường hợp nạn nhân trong vụ cướp tài sản bị chết, người phạm tội sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản theo điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS
Trang 8Sai, hậu quả làm chết người được quy định tại điểm c khoản 4 điều 168 là lỗi
vô lý Trường hợp người phạm tội vì muốn thực hiện được hành vi cướp tài sản mà cố ý giết nạn nhân thì sẽ bị truy cứu về tội giết người điều 123 và tội cướp tài sản điều 168 nhưng khi truy cứu TNHS theo điều 168 sẽ không áp dụng tình tiết tăng nặng định khung là hậu quả chết người nữa, vì hậu quả chết người đã là dấu hiệu định tội giết người điều 123 rồi
33 Hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng luôn được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội
Đúng, bởi vì tính chất của quy phạm này là nạn nhân luôn đặt trong tình trạng
bị đe dọa đến tính mạng, phải cần có “hành động” cứu giúp từ chủ thể khác Vậy nên một người bị coi là phạm tội này khi “không thực hiện hành động” cứu giúp đó
34 Nhân viên bảo vệ của cơ quan nhà nước luôn có thể là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước – Điều 179
Trong trường hợp cho dù là giao cấu thuận tình nhưng nạn nhân là người dứoi
13 tuổi thì người phạm tội vẫn phải chịu TNHS về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại điểm b, khoản 1 điều 142
36 Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp có thể là tài sản thuộc sở hữu của chính người phạm tội
Đúng, nếu tài sản này đang được người khác chiếm hữu có căn cứ pháp luật,
mà chủ sở hữu lại thực hiện hành vi trộm tài sản đó từ người đang chiếm hữu thì vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản điều 173
Trang 9VD: A là chử sở hữu chiếc xe máy SH, sau đó A đã cầm cố chiếc xe máy này cho B với giá 10 triệu đồng và tài sản này sau đó đã được chuyển giao cho B cất giữ Ngày hôm sau, A lẻ vào nhà B và thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe máy
đó Trong tình huống này A mặc dù là chủ sở hữu của chiếc xe nhưng vẫn phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản quy định tại điều 173
37 Hành vi khách quan của tội giết người luôn dưới hình thức hành động phạm tội
Sai, Hành vi của tội giết người điều 123 có thể được thể hiện dưới dạng không hành động, trường hợp người mẹ bỏ đói con 1 tháng tuổi dẫn đến hậu quả con chết thì cũng có thể cấu thành tội phạm này Hoặc trường hợp A là huấn luyện viên dạy bơi cho B, trong lúc B đang tập bơi một mình thì A bỏ đi vệ sinh, 15p sau A quay lại thì hậu quả là B đã bị chết đuối Trong trường hợp này B có thể
sẽ phải chịu TNHS về tội giết người
38 “Tình tiết hành hung để tẩu thoát” ở điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS không đòi hỏi phải gây ra thương tích cho người bị hành hung
Đúng, chỉ cần người phạm tội sử dụng vũ lực để tấn công nhằm tẩu thoát là đã thỏa mãn dấu hiệu định tội này rồi, không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra hay phải có một tỷ lệ thương tật nhất định đối với người bị hành hung
Bởi lẽ, hành vi sử dụng vũ lực đã phản ánh được tính chất, mức độ nguy hiểm của người phạm tội rồi chứ không cần phải đến lúc hậu quả xảy ra thì mới phản ánh được mức độ nguy hiểm của hành vi
Trường hợp hành vi dùng vũ lực hành hung này đã gây ra hậu quả là một tỷ lệ thương tật nhất định thì có thể sẽ bị truy cứu TNHS thêm một tội thứ 02 nữa được quy định tại điều 134 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác
Ở đây cần phải lưu ý mục đích hành hung, mục đích hành hung phải là ĐỂ TẨU THÓAT chứ không phải để chiếm đoạt được tài sản, nếu là hành hung để chiếm đoạt được tài sản thì tội trộm cắp tài sản đã chuyển hóa thành tội Cướp tài sản điều 168
39 Hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai thì bị xử lý về tội cướp giật tài sản
Trang 10Sai, bởi vì hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai có thể bị truy cứu TNHS về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản điều 172 nếu người quản lý tài sản đang ở tình trạng không thể ngăn cản hành vi chiếm đoạt này
40 Mọi trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản mà có đều bị truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Sai, trong trường hợp người tiêu thụ tài sản đã hứa hẹn trước với bán tài sản trộm cắp rằng sẽ giúp người bán tài sản trộm cắp tiêu thụ tài sản đó thì người tiêu thụ tài sản có thể sẽ bị truy cứu TNHS về cùng loại tội với người bán tài sản do trộm cắp mà có với vai trò là đồng phạm (giúp sức)
VD: B đặt vấn đề rằng cần tiêu thụ một tài sản SẮP chiếm đoạt trái phép mà
có và muốn A chủ tiệm cầm đồ phải chắc rằng sẽ giúp B tiêu thụ nó Sau đó, B trộm chiếc xe máy SH và đưa đến A, A đã giúp B tiêu thụ nó Trong trường hợp này A và B cùng đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, B đóng vai trò người thực hành còn A đóng vai trò người giúp sức
41 Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em phải là người đã thành niên
Sai, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi điều luật không bắt buộc chủ thể phải là người trên 18 tuổi, nghĩa là chỉ cần chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên đều có thể bị truy cứu TNHS về tội này
Chỉ các loại tội phạm quy định tại các điều 145, điều 146 và điều 147 mới quy định chủ thể phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên
42 Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trộm cắp mà có luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức
Sai, nếu người tiêu thụ tài sản không hứa hẹn trước với người trộm cắp tài sản thì hành vi của người tiêu thụ tài sản chỉ bị truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có điều 323
Trường hợp ngày tiêu thụ tài sản hứa hẹn trước với người trộm cắp tài sản thì mới bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức