1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

chiến lược cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU

120 519 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG EU LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành cà phê là một ngành mới ở Việt Nam, cà phê du nhập vào nước ta trong giai đoạn thị trường cà phê thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ và được biết đến ở Việt Nam vào những năm 1857. Qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển, cà phê hiện nay đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng vị trí thứ 2 sau gạo - cây lương thực truyền thống. Với vị trí đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Braxin, riêng về cà phê Robusta thì xuất khẩu đứng đầu thế giới. Niên vụ 2010/2011, cả nước xuất khẩu được trên 1,2 triệu tấn cà phê tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 2,7 tỷ USD năm 2011, đóng góp vào khoảng 2% GDP của cả nước. Điều này đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giảm thâm hụt thương mại và một phần giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt ở nông thôn. Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cũng là thị trường định hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm 2005, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm đến 49% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt kim ngạch khoảng 341 triệu EUR, nhưng đến năm 2011, con số kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 2,7 lần, đạt 931 triệu EUR; mức thị phần trung bình chiếm khoảng 19,15% giai đoạn 2005-2011 trên thị trường EU. Đây là thị trường tiềm năng cho Việt Nam về mặt hàng cà phê nói riêng và hầu hết các mặt hàng khác nói chung. Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, mà rất nhiều quốc gia khác cũng đang chú trọng đầu tư phát triển cho cây cà phê, cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam lại còn khá non trẻ nên đã phải đối mặt với không ít khó khăn, cả trong lĩnh vực trồng trọt lẫn chế biến kinh doanh và xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, nhưng đó chỉ là cái tiếng về mặt sản lượng. Trên thực tế, đến 99% lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU còn dưới dạng nguyên liệu nhân thô, chủng loại đơn điệu, rất ít các sản phẩm cà phê đặc biệt và giá trị cao; chất lượng thì còn quá thấp, số lượng cà phê bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới, đến 61,53% tổng khối lượng cà phê bị thải loại niên vụ 2007/2008; chưa xây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường EU, vì vậy giá cà phê Việt Nam xuất sang thị trường này thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng cùng loại của các nước khác, đặc biệt là khi so sánh với các nước như Colombia, Peru, Braxin Với mặt hàng cà phê Arabica rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng thì Việt Nam lại xuất khẩu rất ít, do Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm đến 95% tổng sản lượng của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành cà phê nước ta còn phải đối mặt với những vấn đề như thiếu vốn, thiếu nguồn cung ứng vật tư và máy móc hiện đại, trình độ quản lý yếu kém… Song, các đối thủ cạnh tranh của ta trên thị trường EU lại là những cường quốc về cà phê như Braxin, Colombia và các quốc gia Mỹ Latin khác. Thiết nghĩ, với những hạn chế trên thì việc nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh, từ đó vạch ra những giải pháp nhằm khắc phục và phát triển ngành cà phê một cách bền vững là điều rất cần thiết để khẳng định vị thế của nước ta trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Vận dụng những kiến thức đã học nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh; phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU; chỉ đã những điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU. − Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam ở phạm vi thị trường EU, chủ yếu trong giai đoạn 2005-2011; dự báo, định hướng và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. Cà phê được nói đến trong đề tài là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hoà tan; không bao gồm các loại vỏ quả và vỏ lụa cà phê. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phân tích, phương pháp so sánh. Phương pháp tổng hợp để thu thập các số liệu, thông tin truyền thống; phương pháp thống kê, phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU; phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm sáng tỏ hơn vị thế của Việt Nam, các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung khoá luận được kết cấu làm 3 chương: − Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. − Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. − Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và nghiêm túc trong việc nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế của tác giả về mặt kiến thức, thời gian thực hiện và dung lượng của khoá luận, cũng như nguồn số liệu, thông tin…nên nội dung khoá luận khó có thể tránh được những thiếu sót. Do đó, tác giả hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn đọc. Nhân đây, tác giả xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học – cô Lưu Thị Bích Hạnh, cám ơn cô đã dành thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tác giả thực hiện bài khoá luận này. Tác giả cũng xin cám ơn sự hỗ trợ của toàn thể Quý thầy cô trường Đại học Ngoại Thương cơ sơ II tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn tất đề tài. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Thị Mỹ Hằng CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1 Lý luận chung về năng lực cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự, luật, thể thao… và được sự quan tâm của nhiều chủ thể, xem xét ở các góc độ khác nhau tùy thuộc vào hướng tiếp cận của từng chủ thể. Vì thế có rất nhiều khái niệm xoay quanh thuật ngữ “cạnh tranh”. Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”(Lê Danh Vĩnh & Hoàng Xuân Bắc & Nguyễn Ngọc Sơn, 2010, tr.11). Trong kinh tế chính trị học, theo quan điểm của K.Marx thì “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, tr.48). Nhà kinh tế học M.Porter của Mĩ thì cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (Văn Diệp, 2009). Tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Sự cạnh tranh diễn ra là tất yếu, nó là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. 1.1.2 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “năng lực canh tranh” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng đến nay các nhà chuyên môn và học giả vẫn chưa có một khái niệm chuẩn về thuật ngữ này. Tuy nhiên ta có thể hiểu: NLCT là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn, biểu hiện dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như khả năng khai thác các cơ hội trong thị trường hiện tại và làm nảy sinh cơ hội trong thị trường mới, giành được lợi thế cho mình và thu được lợi nhuận. NLCT thường được chia thành 4 cấp độ: 1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia Đề cập đến phạm vi quốc gia, NLCT ở cấp độ này thường phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn của quốc gia đó, nó gắn liền với NLCT của tất cả các chủ thể bên trong nền kinh tế. Tại Diễn đàn Liên hợp quốc, trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì NLCT của một quốc gia được định nghĩa là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, xác định bằng mức độ thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người qua các năm. Theo Uỷ ban cạnh tranh Công nghiệp của Mỹ thì đó là mức độ mà ở dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, quốc gia có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân (Cẩm nang Doanh nhân trẻ, 2010). Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu NLCT quốc gia là khả năng tận dụng các nguồn lực, khả năng quản lý điều hành của Nhà nước nhằm tạo ra môi trường kinh tế, xã hội và thể chế pháp lý thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động, thu hút đầu tư, đảm bảo ổn định và bền vững, đạt được mức tăng trưởng trưởng kinh tế cao, nâng cao mức sống của người dân. 1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành Là xét đến khả năng đem lại lợi nhuận của ngành đó dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành được so sánh dựa trên mối tương quan với các ngành khác. Theo như M.Porter, cường độ cạnh tranh trong một ngành bất kì đều chịu tác động bởi 5 lực lượng, đó là (i) sức mạnh nhà cung cấp, (ii) nguy cơ thay thế, (iii) các rào cản gia nhập ngành, (iv) sức mạnh khách hàng và (v) mức độ cạnh tranh ngành. Một ngành có thị trường tăng trưởng, khả năng duy trì thị phần và cơ hội thu được lợi nhuận cao sẽ thu hút các hãng mới gia nhập, làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành, kể cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Vậy, NLCT cấp ngành là khả năng duy trì hay tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia vào ngành trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp NLCT của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững (Nguyễn Minh Tuấn, 2010, tr.9). NLCT của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường, với thị phần sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. NLCT của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng lẫn các yếu tố nội hàm bên trong bản thân doanh nghiệp như trình độ công nghệ, khả năng tổ chức quản lý, tài chính, nhân lực, uy tín 1.1.2.4 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm Ông Lê Văn Được, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công nghiệp cho rằng “NLCT của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một sản phẩm do các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm ”(Tạp chí Công nghiệp, 2004). NLCT của sản phẩm có thể được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường. Một sản phẩm có NLCT cao phải đảm bảo các yếu tố về chất lượng, giá cả, vệ sinh, dịch vụ đi kèm, kiểu dáng mẫu mã, tốc độ phục vụ… sản phẩm cần có tính mới lạ nhưng phù hợp với nhu cầu, mang lại giá trị sử dụng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của đối thủ cạnh tranh. Các cấp độ của NLCT có mối quan hệ phụ thuộc, gắn kết, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. 1.1.3 Năng lực cạnh tranh xuất khẩu Marilyn Whan-Kan cho rằng “NLCT xuất khẩu là khả năng của một quốc gia sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ và buôn bán trên thị trường nước ngoài với giá cả và chất lượng đảm bảo được khả năng tồn tại lâu dài, bền vững” (Marilyn Whan-Kan, n.d.). Theo Báo cáo của Tổ chức Ngân hàng thế giới thì khả năng của một quốc gia vạch ra các chính sách nhằm làm tăng khả năng buôn bán các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong nước sang thị trường nước ngoài, đạt được tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu thì gọi là NLCT xuất khẩu. Trong tư duy này, xuất khẩu trở thành định hướng và mục tiêu cuối cùng của chính sách kinh tế (Christian Ketels, 2010). NLCT của quốc gia ở một mặt hàng xuất khẩu là một khái niệm hoàn toàn khác với NLCT quốc gia. Nếu như NLCT quốc gia đề cập đến các yếu tố vĩ mô về Nhà nước thì NLCT của quốc gia ở một mặt hàng xuất khẩu lại chủ yếu thuộc phạm trù vi mô về doanh nghiệp, được giới hạn trong một mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm này cũng có mối quan hệ với nhau. NLCT của quốc gia ở một mặt hàng chịu ảnh hưởng của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng đó. NLCT của các doanh nghiệp này lại chịu tác động bởi NLCT quốc gia. Nếu quốc gia có thể chế tốt, môi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng… thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát huy năng lực, tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho sản phẩm của mình, từ đó cạnh tranh với các đối thủ từ những quốc gia khác. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu theo Mô hình kim cương của M.Porter Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”, M.Porter đã đưa ra “mô hình kim cương”, đem lại một cái nhìn tổng quan có tính chất chi tiết về những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, đó là (i) điều kiện các yếu tố sản xuất, (ii) điều kiện nhu cầu trong nước, (iii) các ngành hỗ trợ và có liên quan, (iv) môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành. Toàn bộ 4 thành phần đó, cũng như mỗi thành phần, lại chịu tác động của 2 yếu tố bên ngoài là cơ hội và Nhà nước. 1.1.4.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất Các yếu tố sản xuất có thể được chia thành: - Nhóm yếu tố cơ bản: lợi thế vị trí, khí hậu, tài nguyên, nguồn nhân lực… - Nhóm yếu tố cao cấp: cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, kỹ năng lao động, khoa học, công nghệ Những nền kinh tế nắm giữ được các yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm được lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là nhóm yếu tố cao cấp, vì nhóm yếu tố này yêu cầu sự đầu tư dài hạn, tốn nhiều công sức, cần tập trung cả về vật lực lẫn nhân lực, giúp tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang tính ưu thế, khó cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên các yếu tố đầu vào cơ bản cũng rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng và phát triển các yếu tố đầu vào cao cấp. + Điều kiện tự nhiên: bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm, độ màu mỡ của đất đai… Những yếu tố trên sẽ tác động đến chất lượng và hương vị tự nhiên của cây trồng nói chung và cà phê nói riêng. Ở mỗi vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau nên cây cà phê cũng có hương vị đặc trưng riêng biệt. Cà phê thích hợp phát triển ở những vùng có đất bazan màu mỡ, diện tích rộng, khí hậu có tính chất cận xích đạo, độ cao địa hình thích hợp. Bên cạnh đó, còn phải xét đến hệ thống sông ngòi kênh rạch, độ chua của nước, nguồn nước ngầm… + Nguồn nhân lực: phải bảo đảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Số lượng là nói đến lượng lao động hoạt động trong ngành như người trồng trọt, số lượng công ty sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu… Còn chất lượng là khả năng hiểu biết, trình độ, tay nghề… của lực lượng lao động. Ngoài ra còn tính đến chi phí nhân sự, quản lý, giờ làm việc, mức độ đầu tư vào nghiên cứu… + Nguồn vốn: được hình thành từ nhiều hình thức khác nhau thông qua các kênh huy động vốn trong nước hay nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, ngoài ra còn có quy mô vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê, mức độ huy động… + Cơ sở hạ tầng: thể hiện thông qua hệ thống đường xá, giao thông vận tải, công nghệ sinh học, cải thiện nhà máy sản xuất, chế biến, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu… Áp dụng được nhiều công nghệ và khoa học kĩ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê. 1.1.4.2 Điều kiện nhu cầu trong nước đối với mặt hàng cà phê Nhu cầu về cà phê trong nước sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào, ngoài ra còn tác động đến NLCT xuất khẩu. Bởi lẽ nhu cầu nội địa phát triển sẽ đưa ra chuẩn mực đặt áp lực lên các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành để đáp ứng. Từ nhu cầu trong nước đó còn giúp dự báo được xu hướng nhu cầu của người mua ở các thị trường nước ngoài để có thể tạo ra những sản phẩm mới, đi trước đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp nên quan tâm đến chất lượng của nhu cầu hơn là số lượng của nhu cầu trong việc quyết định lợi thế cạnh tranh. M.Porter lập luận rằng, các doanh nghiệp của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những người tiêu dùng trong nước này có được sự sành sỏi và đòi hỏi cao. Việc khách hàng yêu cầu và đòi hỏi cao sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải đáp ứng các chuẩn mực cao về chất lượng sản phẩm, đặc tính và dịch vụ, từ đó cải tiến sản phẩm và tiến vào những thị trường mới, cao cấp hơn. 1.1.4.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê xuất khẩu Theo mô hình đàn nhạn bay, ta có thể thấy rằng một ngành then chốt phát triển mạnh chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của nhiều ngành hỗ trợ và có liên quan. Bên cạnh đó, các ngành hỗ trợ và có liên quan phát triển sẽ giúp ngành then chốt có lợi thế cạnh tranh, giúp giảm chi phí đầu vào, cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất. Ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan đến ngành cà phê như ngành sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, vận tải chuyên chở, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học… Ngành sản xuất phân bón phát triển sẽ giúp hạn chế việc phải nhập khẩu phân bón từ nước ngoài, giá phân bón thấp hơn, từ đó giúp người nông dân giảm chi phí đầu vào. Vận tải chuyên chở phát triển giúp quá trình chuyên chở hiệu quả, đảm bảo giao hàng đúng hạn, nâng cao uy tín và NLCT xuất khẩu. Công nghệ chế biến phát triển giúp tạo ra nhiều sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao, chất lượng được cải thiện, từ đó từng bước xây dựng thương hiệu cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy ta thấy được, các ngành hỗ trợ và có liên quan có ảnh hưởng rất lớn đến NLCT của mặt hàng cà phê xuất khẩu. 1.1.4.4 Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành Mức cạnh tranh của ngành cà phê trên thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế. Thành công của một doanh nghiệp trong nước sẽ thu hút các đối thủ mới gia nhập ngành và khiến cho các đối thủ hiện tại ra sức tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả sản xuất, làm gia tăng sức mạnh của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh trong nước gia tăng sẽ tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến, giúp các doanh nghiệp ngày càng có sức mạnh cạnh tranh hơn trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Thế nhưng, môi trường cạnh tranh ngành cũng cần phải lành mạnh và cơ cấu ngành cần chặt chẽ, các chủ thể trong ngành cà phê cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, cụ thể là giữa nông dân, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước. Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đối đầu với nhau, tranh mua tranh bán dẫn đến các bên đều thua thiệt, mà có thể hợp tác, các bên cùng có lợi, phân chia lợi nhuận. Như vậy, vừa có thể cùng phát triển, vừa có thể tạo ra sức mạnh, đối mặt với các đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Còn cơ cấu ngành chặt chẽ sẽ giúp hoạt động trong ngành trở nên thông suốt, chẳng hạn, doanh nghiệp hỗ trợ vốn, kĩ thuật, có sự phối hợp với nông dân sẽ giúp nông dân cải thiện cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng, còn doanh nghiệp cũng an tâm hơn trong việc thu mua gom hàng, chất lượng cà phê đảm bảo giúp xây dựng uy tín cho doanh nghiệp. 1.1.4.5 Vai trò của Nhà nước và cơ hội Nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến NLCT của một mặt hàng xuất khẩu, trên thực tế, đa phần là tác động tích cực. Trợ cấp từ chính phủ, các chính sách giáo dục, kinh tế, các qui định trong thị trường vốn… đều ảnh hưởng đến điều kiện yếu tố sản xuất. Nhà nước tác động đến điều kiện nhu cầu trong nước thông qua việc thành lập các tiêu chuẩn và qui định về mặt hàng cà phê, ảnh hưởng đến cầu của ngừơi mua. Tác động đến các ngành hỗ trợ và có liên quan thông qua việc ban hành các quyết định về dịch vụ hỗ trợ. Nhà nước phát triển và hoàn thiện môi trường luật pháp sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giúp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Nhà nước ban [...]... NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong các chương sau CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU 2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Trải qua giai đoạn 2000-2004, thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng thừa, giá rớt xuống mức thấp nhất lịch sử khiến cho xuất. .. cho việc trồng cà phê nên sản lượng cà phê nhân rất ít, nguồn cung chủ yếu là từ nhập khẩu + Cơ cấu chủng loại nhập khẩu Các mặt hàng cà phê mà EU nhập khẩu là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hòa tan Cà phê nhân được nhập khẩu với khối lượng nhiều nhất, các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu cà phê này chủ yếu để chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài Cà phê hoà tan nhập khẩu vào EU giảm một lượng... ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005-2011 Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa 2.1.2 Cơ cấu chủng loại xuất khẩu Về cơ cấu chủng loại, Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 94% sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, loại cà phê Arabica chiếm chưa đến 5%, cà phê chế biến thì gần 1% Năm 2011 xuất vào EU mặt hàng cà phê. .. tr.112) Bên cạnh đó, cà phê nhập khẩu vào EU còn phải tuân theo các công cụ hành chính khác nhằm kiểm soát nhập khẩu như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”… 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 1.3.1 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam còn hạn chế EU là thị... gia xuất khẩu cà phê đều có diễn biến phức tạp Tuy nhiên, với một thị trường tiềm năng đầy tính cạnh tranh như EU, thì Việt Nam cần phải nổ lực nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê xuất khẩu hơn nữa để có thể thắng thế so với các đối thủ khác, những nước vốn đã nổi tiếng với truyền thống và giàu kinh nghiệm xuất khẩu cà phê vào thị trường EU 2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất. .. đây, cà phê chiếm 80% trong thu nhập từ xuất khẩu của Braxin, nước này sản xuất và xuất khẩu chủ yếu cà phê Arabica Hiện nay, vị trí ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu nhưng Braxin vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới nói chung và vào thị trường EU nói riêng Gần đây, Braxin đã bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh sản xuất cà phê Robusta, nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê. .. sản xuất được rất ít 2.1.3 Giá xuất khẩu Biểu đồ 2.2: Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang thị trường EU, giai đoạn 2005-2011 Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa Do chủng loại xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là cà phê nhân nên mức giá xuất khẩu trung bình phần lớn do giá cà phê nhân quyết định Ta có thể thấy ở biểu đồ trên, vượt qua giai đoạn khủng hoảng cà phê thì bước sang. .. thành và thị phần cao hơn đối thủ cạnh tranh 1.3.2 Cạnh tranh trên thị trường EU ngày càng gay gắt Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nhu cầu đa dạng nên EU là thị trường mục tiêu đối với các nước xuất khẩu cà phê, ngày càng có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê sang thị trường này, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Braxin, Colombia, Honduras... 2011, tr.7 + WTO − Xij: kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam − Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam − Wj: kim ngạch xuất khẩu cà phê của thế giới − W: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Thay vào công thức tính lợi thế so sánh biểu hiện, cụ thể là mặt hàng cà phê của Việt Nam: RCA = (Xij / Xi) / (Wj / W), ta có bảng sau: Bảng 2.3: Hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011... xuất khẩu sang với 1 tỉ trọng nhỏ Năm 2011 xuất sang EU chỉ có 83,7 tấn cà phê rang xay và 259,4 tấn cà phê hòa tan, khối lượng xuất khẩu như vậy là không đáng kể so với tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang EU Mặt hàng chủ yếu chỉ là những sản phẩm cà phê chế biến đơn giản, cà phê rang đã tách cafein chỉ có 0,2 tấn, còn lại 83,5 tấn là cà phê rang chưa tách cafein Đối với những loại cà phê chế biến

Ngày đăng: 29/08/2015, 13:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w