Nam xuất khẩu sang thị trường EU theo mô hình kim cương của M.Porter 2.3.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất
− Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho việc trồng trọt và phát triển của cây cà phê.Với 2 loại cà phê chính là Arabica và Robusta, khí hậu Việt Nam chia thành 2 miền rõ rệt thích ứng với từng loại cà phê trên. Cà phê Arabica thích hợp với miền phía Bắc, khí hậu cao, mùa đông lạnh, có mưa nhiều, độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Còn cà phê Robusta thích hợp với miền phía Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cà phê Robusa được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên chiếm đến 72% diện tích cả nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai của Việt Nam cũng rất thuận lợi. Tính đến năm 2010, tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 540.000 ha, đứng thứ 4 thế giới. Đất đai có thổ nhưỡng đạt giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazan trải dài từ cao nguyên Trung Bộ đến vùng Đông Nam Bộ. Chính những điều kiện tự nhiên như thế đã giúp cà phê Việt Nam đạt năng suất sản lượng cao trên thế giới và có được những hương vị tự nhiên đặc trưng.
Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình tự ý chặt phá rừng nguyên sinh, đặc biệt ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, để lấy đất trồng cà phê đã khiến cho mực nước ngầm tụt sâu 10-20 m so với trước đây khi còn là rừng nguyên sinh, ảnh hưởng đến lượng nước tưới cho cây cà phê. Đất trồng cà phê đang dần trở nên cằn cỗi do phần lớn diện tích trồng không đúng qui cách, chăm sóc không đúng kĩ thuật.
− Nguồn nhân lực
Việt Nam với dân số cả nước gần 86 triệu người năm 2009, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực, cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước (Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, 2010). Tổng lực lượng lao động trong ngành cà phê chiếm khoảng 2% lực lượng lao động nước ta, đây là một lợi thế cho ngành cà phê của Việt Nam.
Hiện tại, ngành cà phê Việt Nam có gần 200 doanh nghiệp chế biến cà phê, trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu là Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Cà phê 2/9, Xuất nhập khẩu Intimex, Tập đoàn Thái Hòa, nhưng các doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thị trường thế giới là không nhiều. Chất lượng, kĩ năng trình độ của lao động trong ngành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Những người nông dân trồng cà phê chủ yếu là tự phát, không có nhiều kiến thức về cây trồng, cách chăm sóc và thu hái. Chính vì những hạn hẹp về trình độ trên mà chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không cao, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.
Tuy nhiên, gần đây trình độ phát triển nguồn nhân lực đã được từng bước chú trọng hơn. Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay nước ta có khoảng 13 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về nông lâm nghiệp, nổi lên là 2 trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. Về phía cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, các trung tâm thì có khoảng 60% trường có dạy nghề nông lâm. Ngoài ra còn có 28 viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ NN&PTNT. Hiệp hội VICOFA và các cơ quan có liên quan cũng đã tích cực phổ biến các kiến thức, kĩ thuật canh tác cà phê cho các hộ nông dân thông qua các chương trình khuyến nông, các buổi tọa đàm, hội thảo nông nghiệp.
Sản xuất cà phê chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, vốn đầu tư cho vườn nhà là rất hạn chế, đa số phải vay từ các ngân hàng, chủ yếu là Ngân hàng NN&PTNT. Ngân hàng này tiến hành cả cho vay theo vụ và cho vay trồng mới nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi cà phê Arabica. Những người trồng cà phê Robusta vẫn có thể vay vốn từ ngân hàng với những điều kiện cụ thể nhưng nguồn tín dụng cho những người này rất hạn chế. Đối với cà phê, thời gian cho vay không dài, thường là 1 năm, cho vay làm 3 lần, nên nhiều khi người nông dân phải bán cà phê trong giai đọan giá thấp để trả nợ và để có thể vay cho vụ tiếp theo, làm lợi nhuận thu được ít, thậm chí là lỗ vốn. Một mặt khác, người nông dân không có vốn phải đi ứng trước hoặc mua chịu vật tư, phân bón của các đại lý, đến kì thu hoạch thường phải bán non để có tiền trả nợ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.
Về phía các doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn lớn không nhiều, đặc biệt mỏng so với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực. Các doanh nghiệp cần tiền cho việc thu mua, sản xuất, dự trữ và xuất khẩu, tuy nhiên, do hạn chế về vốn nên chỉ đáp ứng 1 phần, còn lại phải huy động vốn vay từ ngân hàng. Thế nhưng do lãi suất cao và thời gian vay ngắn nên hoạt động gặp nhiều khó khăn.
− Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng cho ngành cà phê nhìn chung còn kém. Ngoài một số các doanh nghiệp có hệ thống trồng trọt, chế biến, hệ thống sân phơi thích hợp thì hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng diện tích quanh nhà làm sân phơi, chưa có điều kiện xây sân xi măng nên phải phơi sân đất, không có đủ diện tích nên phơi cà phê với mật độ dày, thiếu nắng làm ảnh hưởng chất lượng cà phê. Hệ thống đường xá, hồ đập thủy lợi, điện nước… chưa phát triển. Cảng biển thì tập trung ở những thành phố lớn, xa vùng nguyên liệu cà phê nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các nhà máy chế biến chưa thật sự phát triển, trình độ công nghệ khá lạc hậu.
2.3.2 Điều kiện nhu cầu trong nước
Nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa nước ta được đánh giá là thấp nhưng đang có xu hướng gia tăng. Sản xuất cà phê Việt Nam dành cho xuất khẩu đến 90%, lượng tiệu thụ trong nước bình quân chỉ 0,6kg/người/năm, trong khi đó nước Braxin là 5- 6kg/người/năm, các nước Bắc Âu là 10kg/người/năm, chênh lệch rất nhiều (Ngọc Hồi, n.d.).Việc tiêu thụ quá ít như vậy sẽ không đủ động lực để khuyến khích doanh
nghiệp kinh doanh cà phê bỏ vốn vào đầu tư nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu của thị trường trong nước, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên gần đây, tiêu thụ cà phê ở Việt Nam đang tăng lên rất nhiều, đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Theo số liệu của ICO, tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng 31% trong năm 2010, từ 1,208 triệu bao năm 2009 lên 1,583 triệu bao năm 2010 (Nguyễn Hằng, 2011). Kinh tế phát triển đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa ở nhiều nước trồng cà phê, trong đó có Việt Nam, và tạo ra những chuyển biến đáng kể đối với nhu cầu nội địa, cà phê ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn ở thị trường bản địa. Đây là một điều đáng mừng cho ngành cà phê của Việt Nam.
2.3.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê xuất khẩu
− Công nghệ sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Là quốc gia nông nghiệp, Việt Nam tiêu thụ một lượng phân bón không nhỏ hàng năm. Thế nhưng thị trường phân bón Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh, chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Công nghệ sản xuất phân bón nội địa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu về urê; các loại phân bón như SA, kali… phải nhập khẩu 100%. Về thuốc BVTV, nguồn cung chính cũng vẫn là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp dùng cho BVTV trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc BVTV vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu, làm chi phí gia tăng. Không những thế, một vấn nạn nữa là không ít nông dân mua phải phân bón, thuốc BVTV dỏm, những sản phẩm bất hợp pháp này gây ra tác hại khôn lường đối với hệ sinh vật, phá hủy đất canh tác, làm cho chất lượng cà phê không đảm bảo, ảnh hưởng đến NLCT.
− Vận tải và chuyên chở
Việc vận tải và chuyên chở từ nơi trồng trọt đến nơi sản xuất, chế biến được thực hiện gần như bằng đường bộ. 85% cà phê được trồng trọt ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, các hộ này hầu như đều có những phương tiện chuyên chở thô sơ như xe ba gác, xe máy xới... Các doanh nghiệp thu mua cà phê với số lượng lớn thì có thể chuyên chở thông qua các công ty vận chuyển. Còn việc chuyên chở hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài được thực hiện chủ yếu bằng vận tải biển, gần đây có phát triển thêm vận tải đường hàng không. Thời gian gần đây, ngành vận tải biển và kho bãi
đã có nhiều bước phát triển mới, đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, các cảng biển lớn thường tập trung ở những thành phố như Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh… nên việc chuyên chở từ các vùng nông thôn trồng trọt, sản xuất gặp nhiều khó khăn, tốn chi phí. Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu tăng cao làm giá cước vận tải biển tăng 15-20% trong năm 2010 cũng có tác động đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
− Cơ quan kiểm tra và giám định
Việc kiểm tra, giám định chất lượng cà phê ở thị trường trong nước vẫn chưa được chú trọng. Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng nhân xô, phân loại theo tiêu chuẩn cũ 4193-93 là không phù hợp với cách đánh giá phân loại chất lượng trên thế giới, thế nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa có cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 khiến cho tỉ lệ cà phê Việt Nam bị thải loại cao nhất thế giới. Hiện Việt Nam cũng đã có nhiều công ty về kiểm tra, giám định chất lượng, nhưng việc giám định vẫn rất đơn giản, khâu nếm thử chỉ thực hiện khi có yêu cầu, trong khi quốc tế là bắt buộc. Dù cà phê đã được công ty ở Việt Nam giám định và thông qua thì vẫn không đạt được lòng tin của nhà nhập khẩu EU, nhiều trường hợp phải tổ chức giám định lại ở nơi nhập khẩu.
2.3.4 Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành
Về môi trường cạnh tranh ngành, Việt Nam có gần 200 doanh nghiệp chế biến cà phê, trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng hầu hết đều ở quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, kinh nghiệm, tình trạng tranh mua tranh bán xảy ra ngay trên thị trường trong nước làm ảnh hưởng đến NLCT. Phần lớn các doanh nghiệp đều tập trung vào mặt hàng cà phê nhân, mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan thì ít doanh nghiệp hơn, vì nó đòi hỏi phải đầu tư một nguồn vốn lớn và chi phí công nghệ khá cao. Thị trường cà phê rang xay và hòa tan, ngoài Vinacafe và G7 là nhãn hiệu cà phê có uy tín của Việt Nam, còn lại hầu hết đều là của doanh nghiệp nước ngoài nhập vào như Expresso Colombie, Expresso Ethiopia, Lavazza… Bên cạnh đó, thị trường cà phê hòa tan trong nước có thể nói là đã nằm trong tay những doanh nghiệp có nhãn hiệu nổi tiếng như Vinacafe, Nescafe của Nestle, cà phê G7 của Trung Nguyên. Những doanh nghiệp này ra sức nghiên cứu những sản phẩm mới, tìm kiếm cải tiến hiệu quả sản xuất, làm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tính liên kết trong cơ cấu ngành chưa chặt chẽ, mối liên kết giữa thu mua- xuất khẩu chưa được đảm bảo, năng lực quản lý xuất khẩu còn yếu. Nhiều doanh nghiệp thực hiện việc kí kết hợp đồng xuất khẩu trong khi vẫn chưa có dự trữ sẵn nguồn cà phê, chỉ tiến hành thu mua khi có đơn đặt hàng, vì vậy mà các doanh nghiệp này thường phải tốn mất một khoảng thời gian để thu gom hàng, không thể chủ động về giá. Rộng hơn trong tổng quan ngành thì các doanh nghiệp chưa chủ động được trong việc tận dụng những hỗ trợ từ các cơ quan, hiệp hội cũng như kết nối với bên người nông dân, cơ sở cung ứng. Người nông dân thì trồng trọt nhưng vẫn lo lắng về đầu ra, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu thông tin thị trường. Đây là do việc điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê chưa hiệu quả, sự liên kết giữa người trồng trọt, doang nghiệp với Nhà nước còn lỏng lẻo.
2.3.5 Vai trò của Nhà nước
− Chính sách đất đai
Vào năm 2003, Luật Đất đai được thay đổi cho phép quyền sử dụng đất được chuyển nhượng, được thừa kế và sử dụng làm tài sản thế chấp, đã tạo nhiều thuận lợi cho người nông dân nói chung và người trồng cà phê nói riêng, đặc biệt là trong việc sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Có một vấn đề cụ thể phát sinh trong ngành cà phê trước đây là, đất trước đây được coi là đất rừng thì không được dùng vào mục đích nông nghiệp, khiến cho nhóm người dân di cư không chính thức, phát rừng trồng cà phê không thể đăng kí đất. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trên mức tối thiểu của nông dân vì họ cần phải có quyền sử dụng đất hợp lệ. Tuy nhiên Luật Đất đai 2003 đã cho phép chuyển đất rừng đang sử dụng vào sản xuất và đất không sử dụng thành đất nông nghiệp, miễn sao nông dân có đăng kí việc chuyển đổi này với phòng nhà đất của chính quyền.
− Chính sách tín dụng
Nhà nước đã ban hành những chính sách cho vay tạo điều kiện cho các đối tượng hoạt động trong ngành cà phê có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh và hiệu quả. Chẳng hạn như cho phép dư nợ tín dụng cho vay nông nghiệp được gia tăng, mức vay tối đa được tăng lên, mức cho vay tối đa không đảm bảo bằng tài sản sẽ là 50 triệu đồng đối với hộ sản xuất, 200 triệu đồng đối với các nông trại, HTX. Bên cạnh đó, hình thức cho vay không thế chấp cũng được khiển khai để hỗ trợ nông dân
nghèo. Một số trường hợp khách hàng chưa trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan thì được xem xét gia hạn thời gian trả nợ. Để hỗ trợ tín dụng cho việc thu hoạch, tăng chất lượng sản phẩm, Nhà nước đã ban hành Quyết định 63/2010/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 25/10/2010, theo đó các tổ chức, cá nhân có thể được vay ưu đãi qua hệ thống Ngân hàng NN&PTNT để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Nhà nước hỗ trợ tài chính để trồng thay thế vườn cà phê già cỗi theo chỉ đạo tại Công văn số 4450/VPCP-KTN, việc vay vốn đầu tư cho trồng tái canh thực hiện theo các quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước và vay vốn từ chương trình kích cầu của Chính phủ.
− Công tác định hướng, quy hoạch
Nhà nước đã đưa ra một số định hướng nhằm hỗ trợ ngành cà phê phát triển bền vững trong tương lai, chẳng hạn như Quyết định 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó diện tích ổn định từ 450.000-500.000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/ năm. Tiến hành thâm canh cao 200.000 ha cà phê theo Quyết định số 3988/QĐ-BNN-TT của Bộ NN&PTNT. Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam và Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên đã triển khai ký kết thoả thuận hỗ trợ 4 tấn giống hạt cà phê lai và trên 360.000 cây giống lai không thu tiền cho các Sở NN& PTNT các tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum để cải