Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia

Một phần của tài liệu chiến lược cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU (Trang 68 - 70)

gia tăng cao

Về phía Nhà nước

Công tác quy hoạch vùng là một trong những giải pháp quan trọng. Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng quy hoạch và phát triển loại cà phê Arabica phù hợp với thị hiếu tại EU, đảm bảo nguyên tắc hoạt động trong nền kinh tế thị trường là “bán những thứ mà thị trường cần chứ không chỉ bán những thứ mà mình có”. Cần chú ý là tránh trồng mới, chỉ tập trung thâm canh loại cà phê Robusta, mở rộng diện

tích cà phê Arabica ở những vùng thích hợp, hướng đến diện tích cà phê Arabica chiếm 10% tổng diện tích cà phê của cả nước năm 2020 như mục tiêu đã đề ra.

Hỗ trợ vốn cho các trung tâm giống có điều kiện nghiên cứu tạo ra các giống mới, đặc biệt là loại Arabica cho năng suất cao, kháng bệnh tốt. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ vốn và kĩ thuật canh tác cho người nông dân trong việc mở rộng diện tích Arabica, vì giá thành trồng trọt, sản xuất Arabica là khá cao hơn so với Robusta. Nguồn vốn này có thể trích từ ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn tài trợ ODA.

Với định hướng năm 2020 xây dựng một ngành cà phê phát triển bền vững, cà phê có chứng chỉ đạt 50% diện tích vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 thì Bộ NN&PTNT phải từng bước chuyển giao kĩ thuật canh tác cà phê bền vững theo Bộ Nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê 4C, UTZ, tuyên truyền về xu thế hiện nay của thế giới cũng như EU là các loại cà phê bền vững, đạt các chứng nhận quốc tế như Fair-trade, RFA... xuống các cấp địa phương, hộ nông dân qua kênh truyền hình, báo đài, các chương trình hội thảo, chuyên đề. VICOFA, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn, thành lập các trung tâm tập huấn dành cho nông dân trồng cà phê, trang bị các phương tiện tập huấn, phòng thí nghiệm cùng các mô hình thực nghiệm nhằm giới thiệu và giúp nông dân áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, đáp ứng các chứng chỉ quốc tế về cà phê. Trên thực tế, một trung tâm như thế này đã được thành lập tại Lâm Đồng vào tháng 3/2012, dưới sự hợp tác của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) với công ty TNHH Thương phẩm Atlantic thuộc tập đoàn ECOM, dự kiến tập huấn cho khoảng 4.000 nông dân để đạt được các chứng chỉ cà phê bền vững như UTZ, RFA hay 4C.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê của Việt Nam để sử dụng những công nghệ chế biến tiên tiến. Nhà nước có các chính sách về tín dụng và thuế như các khoản vay ngân hàng dài hạn hoặc giảm mức thuế nhập khẩu đối với một số máy móc phục vụ chế biến cà phê để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đầu tư những dây chuyền máy móc hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến, gia tăng sản phẩm cà phê rang xay, hoà tan, chế biến sâu có giá trị cao, đạt được mục tiêu đã đề ra cho năm 2015 là sản lượng cà phê rang xay và hoà tan từ 10.000-15.000 tấn/năm, trong đó 50% xuất khẩu.

Bằng các hoạt động như thực hiện chương trình giới thiệu những tác dụng tích cực của cà phê đối với sức khoẻ con người qua truyền hình, đài phát thanh, từ đó mà kích thích tiêu dùng cà phê trong nước, nâng mức tiêu dùng nội địa lên 10- 15% tổng sản lượng, giúp làm phát sinh nhu cầu, thúc đẩy các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn sang EU, đáp ứng thị hiếu của thị trường này.

Về phía doanh nghiệp

Ngoài cà phê nhân Robusta, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân Arabica được ưa thích sang EU. Đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị, áp dụng các quy trình và phương pháp chế biến cà phê mới và tiên tiến để sản xuất các loại cà phê rang xay và hoà tan có giá trị gia tăng cao, tạo ra các sản phẩm cà phê đặc biệt mà thị trường EU có nhu cầu cao như cà phê hảo hạng và các sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế. Hỗ trợ người nông dân về vốn và kĩ thuật trong việc phát triển cà phê bền vững. Ngoài ra, tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, cũng như hoạt động tuyên truyền lợi ích của việc uống cà phê để nâng mức tiêu dùng nội địa, nghiên cứu cụ thể nhu cầu thưởng thức cà phê của người tiêu dùng trong nước cũng như EU để có những thay đổi và cải tiến sản phẩm.

Về phía những người trồng cà phê

Người nông dân cần tự ý thức trồng cà phê theo quy hoạch, phổ biến và hướng dẫn của địa phương, không tự ý mở rộng diện tích Robusta bừa bãi. Tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí từ các dự án trong và ngoài nước của Nhà nước, từ hỗ trợ của doanh nghiệp để áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác cà phê bền vững, đạt chứng nhận quốc tế, đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở EU. Hạn chế và đi đến không sử dụng các chất hoá học, thuốc trừ sâu để đảm bảo thân thiện với môi trường... đây là những yếu tố người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm.

Một phần của tài liệu chiến lược cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w