Tạo nguồn vốn cho đầu tư, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê sang

Một phần của tài liệu chiến lược cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU (Trang 77 - 120)

Qua tìm hiểu về điểm yếu và nguyên nhân, ta thấy thiếu vốn có rất nhiều ảnh hưởng đến NLCT của cà phê Việt Nam. Thiếu vốn nên gặp khó khăn trong việc cải tiến công nghệ sơ chế cũng như quản lý, kiểm tra độ vệ sinh thực phẩm; thiếu vốn nên quy mô nhà xưởng thấp, các doanh nghiệp không thể đầu tư nhiều thiết bị để đẩy mạnh công nghiệp chế biến cà phê có giá trị cao; khó khăn trong việc xây dựng kênh phân phối vào EU. Ở các giải pháp trước, tác giả đã đề cập đến việc hỗ trợ vốn của Nhà nước, doanh nghiệp huy động vốn, cụ thể hơn sẽ được trình bày sau đây:

Nhà nước đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng trọng điểm, phục vụ cho việc trồng và chế biến cà phê. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho ngành cà phê được sử dụng một phần nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Lãi suất vay vốn cao, chi phí đầu vào tăng, cộng thêm áp lực trả nợ ngân hàng vào những tháng cuối năm đã khiến nhiều doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá thấp để trả nợ, dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần có văn bản đề nghị các ngân hàng nhà nước nghiên cứu cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý, xem xét điều chỉnh các điều kiện cho vay, tăng tỷ lệ áp dụng hình thức cho vay tín chấp; về hình thức vay không phụ thuộc vào hạn mức, có thể cho vay 100% giá trị hàng nhập kho; thời hạn vay tối thiểu 6 tháng và có chính sách ân hạn thêm khoảng 6 tháng khi thị trường gặp bất lợi. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp thu mua và chủ động tạm trữ, ổn định chân hàng xuất khẩu sang EU.

Kiến nghị Chính phủ bỏ thuế giá trị gia tăng đối với cà phê, vì 95% cà phê của ta sản xuất ra để xuất khẩu, khi xuất khẩu sẽ được thoái thu 5% thuế giá trị gia tăng nên thực chất Chính phủ không thu thuế này mà thu rồi lại thoái thu gây phiền hà và rắc rối về thủ tục. Hơn nữa, phần tiền trong khoảng thời gian nộp rồi thoái thu, nếu không nộp, doanh nghiệp đã có thể sử dụng cho việc kinh doanh, sản xuất.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn ngân hàng đầu tư thâm canh phát triển bền vững, mở rộng sản xuất. Hỗ trợ đầu tư, sản xuất cho các hộ nông dân tập trung theo mô hình HTX, liên hộ. Chẳng hạn, những hộ dân tham gia tổ hợp tác, ký hợp đồng liên kết lâu dài với các cơ sở chế biến sẽ được ưu tiên hỗ trợ % tiền mua nguyên vật liệu xây dựng sân phơi; được vay vốn Nhà nước mua máy xay xát, máy sấy; hưởng các chính sách khuyến nông, đào tạo chuyển giao kỹ thuật công nghệ. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng cà phê, giảm thuế nhập khẩu đối với một số máy móc thiết yếu cho ngành, hỗ trợ cho vay mua máy móc. Thành lập hệ thống tín dụng nông thôn để hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân bằng cách thành lập các Ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT ở các vùng cà phê trọng điểm.

Nhà nước, ngân hàng hỗ trợ vốn nhưng doanh nghiệp cũng cần có chiến lược kinh doanh sản xuất rõ ràng để hạn chế rủi ro và tránh thua lỗ nhằm đảm bảo an toàn vốn và khả năng thanh toán, trả được nợ cho ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng có thể tiến hành cổ phần hoá để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, ưu tiên bán cổ phiếu cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến cà phê.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này, trên cơ sở dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU, căn cứ ma trận SWOT cũng như mục tiêu, định hướng nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, luận văn đã đưa ra một số giải pháp về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kênh phân phối, thương hiệu… cho các bên liên quan, từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cũng như người nông dân trồng cà phê. Những giải pháp này cần tiến hành đồng bộ để nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong giai đoạn đến năm 2020.

KẾT LUẬN

Đánh giá đúng thực trạng và nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu. Vì vậy, khoá luận đã trung tập trung nghiên cứu đề tài và đạt những kết quả chủ yếu như sau:

Làm sáng tỏ lý luận chung về NLCT bao gồm các khái niệm cạnh tranh, NLCT và NLCT xuất khẩu; các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá NLCT… làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Khẳng định sự cần thiết phải nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU do tầm quan trọng của thị trường EU trong việc mở rộng sang các thị trường mới, tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường cũng như những hạn chế còn tồn tại trong NLCT của cà phê Việt Nam. Thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ Braxin mà rút ra những bài học cho Việt Nam như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy hợp tác, xúc tiến thương mại, tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê, tận dụng các hỗ trợ từ nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức trên thị trường EU để có thể nâng cao NLCT cho mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Sử dụng những cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường này như Braxin, Indonesia, Colombia… Luận văn đã chỉ ra được NLCT của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các đối thủ. Tuy có được những điểm mạnh như sản lượng xuất khẩu vào thị trường EU lớn thứ 2, lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nhân công rẻ, dồi dào… nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều điểm yếu như chất lượng thấp; cà phê xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nhân thô, ít qua chế biến; chủng loại chưa phong phú, đa dạng; phần lớn xuất khẩu qua trung gian, chưa xây dựng được thương hiệu… Đây là những vấn đề mà ngành cà phê Việt Nam cần phải khắc phục.

Dựa trên những cơ sở về dự báo nhu cầu cà phê của EU; ma trận SWOT khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; mục tiêu và định hướng cho giai đoạn đến năm 2020, khoá luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU như nâng cao chất lượng cà phê và vệ sinh an toàn thực phẩm; đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao; tổ chức điều phối hoạt động dọc

chuỗi ngành hàng cà phê chặt chẽ hơn; tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU; tạo nguồn vốn cho đầu tư, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp này vì chúng cho mối liên hệ chặt chẽ và tạo tiền đề cho nhau.

Tác giả hi vọng rằng, với những nghiên cứu và giải pháp như trên, luận văn sẽ góp phần vào việc nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu từ sách, báo, tạp chí

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. CBI, 2009, The coffee, tea and cocoa market in EU, CBI market survey. 3. ICO, 2008, Rules on Statistics - Statistical Reports, WP-Council 180/08,

London.

4. ICO, 2009 B, Progress report on the implement of the Coffee Quality – Improvement Programmee (CQP), Coffee year 2007/08, Document No. EB 3958/09.

5. ICO, 2010 B, Progress report on the implement of the Coffee Quality – Improvement Programmee (CQP), Coffee year 2009/2010, Document No. EB 3977/10.

6. Vũ Chí Lộc, 2004, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

sang thị trường Châu Âu, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

7. Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, 2003, Khả năng cạnh tranh của các mặt

hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Trung tâm phát triển nông thôn, TOR số MISPA/2003/0.

8. Nguyễn Minh Tuấn, 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia, TP.

HCM.

9. Lê Danh Vĩnh & Hoàng Xuân Bắc & Nguyễn Ngọc Sơn, 2010, Giáo trình

Luật Cạnh Tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu từ website

10. Báo Đất Việt, 2010, Cà phê Việt Nam chỉ đạt 43,4/100 điểm, truy cập ngày 8/3/2012, http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Ca-phe-Viet-Nam-chi-dat-434100-

diem/20107/105467.datviet.

11. Peter Baskerville, n.d., Espresso Coffee Brands, truy cập ngày 10/3/2012,

12. Bộ NN&PTNT, 2008, Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam

đến 2015 và định hướng 2020, truy cập ngày 20/3/2012,

http://agro.gov.vn/news/tID10477_Nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-ca-phe-

Viet-Nam-den-2015-va-dinh-huong-2020.htm.

13. Cẩm nang Doanh nhân trẻ, 2010, Khái niệm cạnh tranh và các loại hình

cạnh tranh, truy cập ngày 27/2/2012, http://www.doanhnhan.net/khai-niem-

canh-tranh-va-cac-loai-hinh-canh-tranh-p53a7678.html.

14. Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, n.d., Giới hạn về hàm lượng thuốc trừ

sâu trong cà phê nhân nhập vào Mỹ và quy định mới của EU về cà phê xuất khẩu, truy cập ngày 4/4/2012, http://www.binhdien.com/farmer.php?id=68.

15. Cục Xúc tiến thương mại, 2009, Cơ cấu kinh doanh ngành hàng chè và cà

phê EU phần 2, truy cập ngày 28/2/2012, http://www.vietrade.gov.vn/ca-

phe/1045-c-cau-kinh-doanh-nganh-hang-che-va-ca-phe-eu-phan-2.html.

16. Cục Xúc tiến thương mại, 2010, Quy định của EU về an toàn vệ sinh thực

phẩm – Phần 1, truy cập ngày 1/3/2012, http://www.vietrade.gov.vn/thc-phm-a-

ung/1145-quy-inh-cua-eu-ve-an-toan-ve-sinh-thc-pham-phn-1.html.

17. Văn Diệp, 2009, Khái quát về Cạnh tranh trong kinh doanh, truy cập ngày 27/2/2012, http://saga.vn/Marketing/Canhtranh/16278.saga.

18. Đoàn Triệu Nhạn (2007), Ngành cà phê Việt Nam-thực trạng và triển vọng, Báo cáo của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam.

19. ECF, 2006, European coffee report 2006, truy cập ngày 11/3/2012,

http://www.ecf-coffee.org/index.php?

option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94

20. ECF, 2008, European coffee report 2008, truy cập ngày 12/3/2012,

http://www.ecf-coffee.org/index.php?

option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94.

21. ECF, 2011, European coffee report 2010/11, truy cập ngày 12/3/2012,

http://www.ecf-coffee.org/index.php?

option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Europa, Statistical database, truy cập ngày 2/4/2012,

23. FAO, 2009, The market for organic and Fair-trade coffee, truy cập ngày 10/3/2012,

http://www.fao.org/fileadmin/templates/organicexports/docs/Market_Organic_F

T_Coffee.pdf.

24. Nguyễn Hằng, 2011, Tiêu thụ cà phê tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất

thế giới, truy cập ngày 12/3/1012,

http://www.vinacafe.com.vn/coffeemk/detail/tieu-thu-ca-phe-tai-viet-nam-tang-

truong-nhanh-nhat-the-gioi-816/.

25. Ngọc Hồi, n.d., Kinh doanh cà phê: Hai điểm nổi bật!, truy cập ngày 12/3/2012, http://www.tapchithuongmai.vn/User/CE_per.aspx?

iCat=45&iDt=331.

26. ICO, Country datasheets, truy cập ngày 14/3/2012,

http://www.ico.org/profiles_e_OLD.asp.

27. ICO, 2009 A, Coffee market report – October 2009, truy cập ngày 13/3/2012, http://dev.ico.org/documents/wsiteenglish/edletter-09-e.htm.

28. ICO, 2010 A, Coffee market report – October 2010, truy cập ngày 10/3/2012, http://dev.ico.org/documents/wsiteenglish/edletter-10-e.htm.

29. ICO, 2011, Coffee market report – December 2011, truy cập ngày 11/3/1012,

http://dev.ico.org/documents/wsiteenglish/edletter-11-e.htm.

30. ICO, 2012, Coffee market report – January 2012, truy cập ngày 10/3/2012,

http://dev.ico.org/documents/wsiteenglish/edletter-11-e.htm.

31. Christian Ketels, 2010, Export competitive: Reserving the logic, truy cập ngày 1/3/2011,

www.isc.hbs.edu/pdf/WB_Export_Competitiveness_March2010.pdf.

32. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Dak Lak, n.d., Sơ lược về một

số loại hình cà phê có chứng nhận, truy cập ngày 10/4/2012,

http://www.dakusta.org.vn/index.php?

option=com_content&task=view&id=466&Itemid=11.

33. Nguyễn Công Luân, 2011, Một số giống cà phê mới cho năng suất cao, truy cập ngày 12/03/2012,

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/khoahoccn/khuyencong/2009/3/1737

0.html.

34. Công Luận, 2009, Chế biến cà phê còn bất cập, truy cập ngày 9/3/2012,

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/stockbiz.vn/Che-bien-ca-phe-con-bat-

cap/3426337.epi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35. Hoàng Ngân, 2007, Mô hình tổ chức ngành hàng cà phê Brazil: kinh nghiệm

cho Việt Nam, truy cập ngày 2/3/2011,

http://www.saga.vn/Chuoigiatri/nghiencuuvaphattrien/6431.saga.

36. Tạp chí Công nghiệp, 2004, Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm công

nghiệp, truy cập ngày 29/2/2011,

http://www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/81/1847/Chitiet.html.

37. Tập đoàn Thái Hoà, 2010, Cà phê xuất khẩu chủ yếu chưa qua chế biến sâu

và uy tín giao dịch thấp, truy cập ngày 13/3/2012,

http://news.thaihoacoffee.com/index.php?

option=com_content&view=article&id=495%3Aca-phe-xut-khu-ch-yu-cha- qua-che-bien-sau-va-uy-tin-giao-dch-thp&catid=115%3Adanh-gia-chat-

luong&Itemid=492&lang=.

38. Tổng cục thống kê, Thông tin thống kê hàng tháng, truy cập ngày 20/3/2012,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&idmid=4.

39. Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, 2010, Nguồn nhân lực Việt

Nam hiện nay, truy cập ngày 10/3/2012,

http://tsc.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?

siteid=1&sitepageid=48&articleid=136.

40. Marilyn Whan-Kan, n.d., How to improve export competitiveness in

Mauritius, truy cập ngày 29/2/2011,

http://siteresources.worldbank.org/INTWBISFP/Resources/Marilyn_Whan.ppt.

41. WTO, International Trade Statistics, truy cập ngày 22/3/2012,

PHỤ LỤC 1

SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH CÀ PHÊ CÓ CHỨNG NHẬN

1. Sản xuất cà phê bền vững hay cà phê có chứng nhận là định hướng phát triển của chính phủ

Khái niệm “bền vững”: Bền vững ở đây được hiểu là: Sản xuất phải có lãi và ngày càng gia tăng, chất lượng vườn cây phải bền, thu hoạch được nhiều năm. Toàn ngành cà phê phải bền vững từ sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng, đến thị trường xuất khẩu.

Hiện nay vấn đề mực nước ngầm đang giảm sút trầm trọng, việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật và tưới quá nhiều nước, bón quá nhiều phân làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng đất, chất lượng sản phẩm, việc thu hái cà phê còn xanh, kỹ thuật chế biến thô sơ đang là vấn đề của ngành và người sản xuất cà phê cần quan tâm. Bên cạnh đó, việc sản xuất cà phê cần hướng tới thị trường, các loại hình cà phê thị trường đang quan tâm hay có khả năng quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chủ trì chương trình sản xuất cà phê bền vững 4C. Chính Phủ đồng thời khuyến khích phát triển các loại hình cà phê bền vững/có chứng chỉ khác nhằm từng bước hướng nền sản xuất cà phê Việt Nam theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn bị cho lộ trình tiến tới áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng cà phê TCVN 4193:2005 do Chính phủ ban hành thông qua việc liên kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, Nhà Khoa học, và nhà Doanh nghiệp. Các loại hình cà phê có chứng nhận trở thành xu hướng tất yếu trong ngành sản xuất cà phê Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Có nhiều loại hình cà phê bền vững phổ biến hiện nay như: 4C (nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ, RFA (Rừng nhiệt đới) và Fair-trade (Thương

Một phần của tài liệu chiến lược cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU (Trang 77 - 120)