Để đánh giá NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU, tác giả sử dụng các chỉ tiêu định lượng là hệ số so sánh biểu hiện RCA, thị phần, chi phí sản xuất và giá xuất khẩu, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này. Khi xét đến hệ số RCA, tác giả tính toán dựa trên tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới về mặt hàng cà phê. Tuy nhiên, vì thị trường nghiên cứu là EU nên tác giả sẽ so sánh hệ số RCA của Việt Nam với các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường này. Trong đề tài, tác giả sử dụng thị phần được tính toán dựa trên sản lượng, vì cà phê có đặc điểm là rất nhạy cảm về giá, nên phần giá sẽ được nghiên cứu ở tiểu mục sau.
2.2.1.1 Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA
Ta có các số liệu để tính toán hệ số so sánh biểu hiện RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Số liệu tính toán hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011 Đơn vị: tỷ USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Xi j 0,73 1,1 1,8 2,11 1,71 1,76 2,75 Xi 41,53 44,7 54,4 70 62,37 79,06 105,18 Wj 9,5 10,85 12,78 15,36 13,3 16,7 23,5
Wj 12.574 14.838 17.240 19.850 15.840 18.932 20.163* * số liệu cho năm 2011 là dự báo
Nguồn: Tổng cục thống kê + ICO, 2010 A, tr.6 + ICO, 2011, tr.7 + WTO
− Xi
j: kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam − Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam − Wj: kim ngạch xuất khẩu cà phê của thế giới − W: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Thay vào công thức tính lợi thế so sánh biểu hiện, cụ thể là mặt hàng cà phê của Việt Nam: RCA = (Xi
j / Xi) / (Wj / W), ta có bảng sau:
Bảng 2.3: Hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
23,26 33,65 44,64 38,95 32,65 25,24 22,43
Những năm 2005-2008, khi cà phê thế giới có sự phục hồi đánh dấu một chu kỳ mới cả về giá và lượng thì chỉ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam tăng đều qua các năm, từ 23,26 năm 2005 lên 33,65 năm 2006 và năm 2007 là 44,64, một mức tăng đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã một lần nữa làm cho mặt hàng cà phê xuất khẩu bị ảnh hưởng, chỉ số RCA giảm từ năm 2008 đến nay, năm 2011 chỉ số RCA là 22,43. Tuy nhiên, các chỉ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam đều lớn hơn 2,5, điều này phần nào nói lên rằng cà phê Việt Nam là một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, thế nhưng sự tăng giảm nhanh về chỉ số này của Việt Nam có thể cho thấy cà phê Việt Nam vẫn chưa có khả năng đứng vững trước biến động của thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng.
So sánh hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam với một số đối thủ khác tại EU năm 2010, ta thấy cà phê xuất khẩu của Việt Nam có NLCT tương đối.
Bảng 2.4: Hệ số RCA của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU năm 2010
Honduras Colombia Braxin Việt Nam Peru Côte d’Ivoire
113,75 56,72 27,69 25,24 24,58 17,50
Guatemala Ecuador Thuỵ Sĩ Indonesia Ấn Độ Hoa Kỳ
77,28 10,44 6,02 4,99 2,00 0,52
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn ICO
Colombia, quốc gia nổi tiếng với loại cà phê Arabica chất lượng cao có chỉ số RCA khá lớn là 56,72. Braxin, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới thì có chỉ
số là 27,69. Nhìn chung, so với các quốc gia thuộc khu vực Mỹ LaTinh, Việt Nam có chỉ số RCA thấp hơn, đặc biệt là so với các nước như Honduras, Guatemala, Colombia… đây đều là các nước xuất khẩu chủ yếu loại cà phê Arabica.
Còn so sánh với các quốc gia cùng khu vực Châu Á là Indonesia và Ấn Độ, ta thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn rõ rệt, do Việt Nam có sản lượng vượt trội hơn. Riêng về Ấn Độ thì chỉ số RCA< 2,5, lợi thế cạnh tranh thấp. 3 quốc gia khác cũng có lợi thế cạnh tranh là Côte d’Ivoire, Ecuador và Thuỵ Sỹ, đây là những nước xuất khẩu mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan hàng đầu vào thị trường EU. Hoa Kỳ thì hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh.
2.2.1.2 Thị phần mặt hàng xuất khẩu
Biểu đồ 2.3: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, EU hiện là thị trường tiềm năng, nhập khẩu cà phê từ hơn 110 quốc gia lớn nhỏ. Vì thế, hiện tại Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường này, đặc biệt là với các quốc gia đã có truyền thống và kinh nghiệm xuất khẩu cà phê vào thị trường EU như Braxin, Colombia... cùng các nước châu Mĩ LaTin và Châu Á khác.
Nhìn chung, thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU khá cao. Trong giai đoạn 2005-2011, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê vào thị trường này, chiếm thị phần trung bình 19,15%, xếp sau Braxin với thị phần 30,17%, chênh lệch khoảng cách thị phần là 11,02%, một con số khá
lớn. Braxin và Việt Nam là 2 nước dẫn đầu, chỉ tính riêng thị phần của 2 nước này đã chiếm tới gần 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu vào EU, là 2 nước duy nhất có thị phần chiếm 2 con số. Đứng vị trí thứ 3 là Colombia và kế đến là nước ở khu vực Đông Nam Á cùng Việt Nam, nước Indonesia, tổng thị phần của 2 nước này cộng lại vẫn chưa bằng Việt Nam. Như vậy, có thể nói Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về mặt thị phần.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê nhân, chiếm tới 99% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường EU, lượng cà phê rang xay và hòa tan chỉ chiếm một phần nhỏ, các sản phẩm cà phê đặc biệt hầu như rất ít. Vì vậy, trong đề tài tác giả sẽ tập trung đánh giá hơn về mặt hàng cà phê nhân.
Qua biểu đồ 2.4, ta có thể thấy, vị trí xếp hạng thị phần các nước xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU cũng tương tự như cà phê nói chung. Braxin vẫn chiếm vị thế dẫn đầu và Việt Nam là thứ 2. Nhìn vào biểu đồ, ngoài Việt Nam và Indonesia ở khu vực Đông Nam Á, còn lại các quốc gia dẫn đầu khác như Braxin, Colombia, Honduras, Peru đều nằm ở khu vực Mỹ Latinh. Nguyên nhân là do các nước này xuất khẩu chủ yếu loại cà phê Arabica dịu chất lượng cao, loại cà phê này rất được ưa chuộng ở thị trường EU, ngay cả Indonesia, mặc dù xuất khẩu loại cà phê Robusta nhiều hơn Arabica, nhưng lượng cà phê Arabica cũng không phải là ít. Trong khi đó, sản phẩm Robusta có nguồn gốc từ Châu Phi và Châu Á được xem là có chất lượng kém hơn, hàm lượng cafein cao, chủ yếu nhập khẩu về dùng trong công nghiệp chế biến, pha trộn với cà phê Arabica nhằm làm tăng hương vị đậm đà cho sản phẩm.
Biểu đồ 2.4: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu vào EU giai đoạn 2005-2011
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 vào thị trường EU, nhưng thị phần này tăng giảm như thế nào, các quốc gia hoán đổi vị trí với nhau ra sao, ta tham khảo bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Mức thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU qua các năm, giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Braxin 28,7 28,7 28,7 30,0 32,6 32,6 32,0 Việt Nam 17,7 20,4 22,5 18,6 18,8 19,7 19,8 Indonesia 7,4 5,5 3,8 6,0 6,6 5,8 4,4 Honduras 3,5 4,5 3,9 4,9 5,3 5,6 5,5 Peru 3,8 4,7 4,3 4,8 4,9 5,3 5,5 Colombia 8,8 9,1 9,3 8,7 4,9 3,3 3,9 Uganda 3,9 2,6 3,4 4,4 4,8 3,8 4,0 Ethiopia 3,2 2,9 2,8 3,2 2,9 3,7 3,8 Ấn Độ 3,6 4,2 3,9 3,5 2,9 4,0 5,7 Guatemala 2,1 2,1 2,1 2,2 1,8 2,0 1,6
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy, thị phần của Việt Nam nhìn chung tăng dần qua các năm và duy trì ở vị trí thứ 2. Riêng giai đoạn 2007-2008, thị phần có giảm do sản lượng sản xuất trong nước giảm, còn các quốc gia khác, trừ Colombia ra thì đều có thị phần tăng thêm. So sánh giữa Việt Nam với đối thủ hàng đầu là Braxin, ta thấy thị phần của Braxin rất ổn định và đi theo chiều hướng gia tăng, chỉ có năm 2011 giảm một lượng nhỏ nhưng không đáng kể.
Xét chung tổng thể vị trí giữa các quốc gia, trong giai đoạn 2005-2008, 3 nước có thị phần đứng đầu lần lượt là Braxin, Việt Nam, Colombia, thị phần của 3 nước chiếm đến 57,3% tổng thị phần năm 2008. Thế nhưng giai đoạn 2009 trở đi, tình hình có nhiều biến động. Indonesia đã thay thế vị trí thứ 3 của Colombia, đẩy Colombia xuống vị trí thứ 6 năm 2009. Nguyên nhân là năng suất cà phê của Colombia tụt xuống thấp nhất trong vòng 35 năm qua bởi điều kiện thời tiết bất lợi, cụ thể là mưa lớn và kéo dài trong 2 năm liền dẫn đến mất mùa, ngoài ra cũng do khoảng 300.000 ha đồn điền cà phê già cỗi của Colombia được trẻ hoá, chưa thể thu hoạch được. Đến năm 2011, thị phần của Indonesia lại giảm, vị trí thứ 3 thuộc về Ấn Độ, do sản lượng cà phê của Indonesia bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và tiêu thụ nội địa tăng, nước này có xu hướng tiêu thụ tăng khoảng 20% mỗi năm gần đây, đồng thời sản lượng của Ấn Độ lại cũng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 vào thị trường EU nhưng đối với sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan, Việt Nam chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ 0,21%.
Bảng 2.6: Thị phần trung bình của một số quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: %
Quốc gia Thị phần Quốc gia Thị phần
Thụy Sỹ 35,58 Côte d’Ivoire 6,01
Braxin 19,51 Ấn Độ 4,47
Ecuador 14,65 Hoa Kì 2,39
Colombia 6,08 Việt Nam 0,21
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Bên cạnh Braxin và Colombia là những quốc gia đã có tiếng về mặt hàng cà phê thì các nước công nghiệp phát triển với hệ thống chế biến khoa học và hiện đại đang chiếm lĩnh thị trường cà phê chế biến tại EU như Thụy Sỹ, Ecuador. Chỉ 3 quốc gia Thụy Sỹ, Braxin và Ecuador đã chiếm đến 70% thị phần cà phê rang xay và hòa tan của EU. Trong đó, đất nước ở khu vực Tây Âu, nước Thụy Sỹ, với những điểm tương đồng với EU về mặt vị trí địa lý, thói quen tiêu dùng, sở thích thị hiếu, là quốc gia nắm thị phần cao nhất 35,58%. Với mức thị phần 0,21% thì Việt Nam hầu như không có lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê chế biến này.
Chi phí sản xuất cà phê là khác nhau giữa các vùng miền và tùy thuộc vào phương thức sản xuất. Theo kết quả của Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, chỉ số nguồn lực nội địa (DRC) của mặt hàng cà phê trong giai đoạn 1995-2000 cho thấy cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, các chỉ số DRC giai đoạn này đều <1. Thế nhưng, độ lớn của các chỉ số lại tăng dần qua các năm, đến năm 2000 đã xấp xỉ con số 1. Bước qua năm 2001, con số tăng đột ngột lên 1,7 và đạt mức cao nhất vào năm 2002 là 2,1. Điều này có thể giải thích là do sự gia tăng về chi phí các yếu tố đầu vào trong quá trình trồng trọt, sản xuất, chế biến như chi phí phân bón, nước tưới, xăng dầu, chi phí lao động, nhân công, trang bị công nghệ máy móc...
Trước thời kỳ khủng hoảng giá là 1995-2000, loại phương pháp chính Việt Nam sử dụng là chế biến khô. Hầu hết nông dân đều tự phơi khô ngoài trời, sau đó bán lại cho người thu mua. Trình độ cơ giới hoá trong các hộ nông dân là rất thấp, rất ít hộ nông dân có thể sấy khô cà phê bằng máy. Sản lượng cà phê người nông dân bán lại, một phần nhỏ (từ 3 đến 6%) được các doanh nghiệp chế biến tư nhân chế biến thành cà phê bột, các doanh nghiệp thậm chí vẫn sử dụng các loại công nghệ chế biến từ thời Pháp thuộc, trên thực tế chỉ là tái chế và phân loại lại. Tuy nhiên, cũng đã có một số công ty bắt đầu áp dụng các loại công nghệ chế biến cao hơn thông qua nhập khẩu máy móc từ nước ngoài, song số lượng chưa nhiều, vì thế chi phí sản xuất cà phê ở giai đoạn này thấp. Trong thời kỳ khủng hoảng giá 2000- 2004, phương thức chế biến của hộ nông dân vẫn chủ yếu là phơi khô. Trong khi đó, các công ty trong nước bắt đầu chú trọng hơn tới việc sử dụng công nghệ chế biến ướt, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị mới, cho phép phân loại nhiều cấp độ sản phẩm, màu sắc và mùi vị tốt hơn, vì thế mà chi phí sản xuất cũng tăng theo. Đến năm 2003, việc đầu tư máy móc thiết bị dần đi vào quỹ đạo nên chi phí sản xuất cũng giảm, đến năm 2004 chỉ số DRC của mặt hàng cà phê Việt Nam về mức khoảng 1,8, nhưng vẫn lớn hơn 1.
Nguồn: Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, 2003, tr.91
Về giai đoạn những năm gần đây, theo đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” do Bộ NN&PTNT xây dựng, kết quả phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong ngành cho thấy rằng, hiện Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân (khoảng 1 triệu tấn/ năm). Song do chi phí sản xuất tăng cao (năm 2009 giá thành sản xuất 1 kg cà phê nhân xô là 1.355 USD/ tấn), cao hơn hẳn so với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu vào EU như Braxin, Indonesia, Ấn Độ… nên lợi thế cạnh tranh mặt hàng cà phê của Việt Nam khá thấp (Báo Đất Việt, 2010).
2.2.1.4 Giá xuất khẩu
Mặc dù đối với nhiều mặt hàng, giá thấp thì có thể thu hút được nhiều người mua hơn, mang lại lợi thế trong cạnh tranh, nhưng đối với sản phẩm mà giá cả phản ánh chất lượng như cà phê thì việc giá cà phê thấp có thể mang ý nghĩa rằng, nhà nhập khẩu chưa có đủ sự hài lòng để sẵn sàng trả mức giá cao cho sản phẩm cà phê đó. Do mặt hàng cà phê nhân của Việt Nam chiếm đến 99% tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang EU, cũng như EU nhập khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê nhân nên giá cà phê xuất khẩu chủ yếu được quyết định bởi giá cà phê nhân. Vì vậy, trong nội dung đề tài, tác giả sẽ tập trung hơn vào việc đánh giá so sánh chỉ số giá xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân sang EU.
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 vào EU, nhưng nhìn vào biểu đồ 2.6 ta có thể thấy, giá cà phê nhân trung bình mà EU nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 2005-2011 là thấp nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu vào thị trường này. So với Colombia, quốc gia nổi tiếng thế giới về chủng loại cà