Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
3,47 MB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA QUẢNG CÁO 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu nước ngoài về văn hóa trong hoạt động quảng cáo 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về văn hóa trong quảng cáo 8 1.2 Văn hóa trong hoạt động quảng cáo 9 1.2.1. Khái niệm Văn hóa 9 1.2.2. Vai trò của văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình 11 1.3. Quảng cáo của doanh nghiệp 12 1.3.1 . Khái niệm doanh nghiệp 12 1.3.2. Khái niệm quảng cáo 13 1.3.3. Đặc trưng cơ bản của quảng cáo trên truyền hình 14 1.3.4. Các hình thức quảng cáo 16 1.3.5. Ý nghĩa của quảng cáo đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh 20 1.3.6. Một số tác động của văn hóa quảng cáo tới tâm lý người tiêu dùng khi xem quảng cáo 22 1.4. Cơ sở xây dựng văn hóa trong quảng cáo của doanh nghiệp Việt Nam 23 1.4.1. Căn cứ vào tính pháp lý của quảng cáo 23 1.4.2. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức xã hội 24 1.4.3. Căn cứ vào tâm lí người tiêu dùng 24 1.4.4. Căn cứ vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ 31 1.4.5. Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam 34 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa trong quảng cáo trên tryền hình 35 1.5.1. Nhóm các yếu tố khách quan 35 1.5.2. Nhóm các yếu tố chủ quan 37 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 38 2.1 Về tần suất xuất hiện của quảng cáo trên truyền hình 38 2.2. Tác động của quảng cáo truyền hình đối với xã hội 40 2.3. Tính phù hợp của hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ, văn hoá và tính sáng tạo trong các quảng cáo trên truyền hình 41 2.3.1 Đối với mặt hàng tiêu dùng 42 2.3.2 Đối với mặt hàng dược phẩm 54 2.3.3 Đối với mặt hàng công nghệ thông tin 57 2.4. Tính trung thực của quảng cáo trên truyền hình 58 2.4.1. Đối với mặt hàng tiêu dùng 58 2.4.2. Đối với mặt hàng dược phẩm 59 2.4.3. Đối với mặt hàng công nghệ thông tin 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 61 3.1. Pháp lệnh của Chính Phủ 62 3.2. Một số giải pháp nâng cao văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay 65 3.2.1. Về phía doanh nghiệp sản xuất 65 3.2.2.Về phía đơn vị thực hiện quảng cáo 66 3.3 Kiến nghị 67 3.3.1 Về pháp luật quảng cáo 67 3.3.2 Kiến nghị đối với đài truyền hình Việt Nam 69 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 75 2 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TĂT STT Chữ cái viết tắt Xin đọc là 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 FTA Tên công ty nghiên cứu thị trường FTA 3 HH Hoa hậu 4 LED Light Emitting Diode (điot phát quang) 5 NCKH Nghiên cứu khoa học 6 QĐ-BYT Quyết định Bộ Y tế 7 TNS Tên công ty nghien cứu thị trường TNS 8 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 9 TT-BYT Thông tư Bộ Y tế 10 UNESCO Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) 11 VN Việt Nam 12 WTO Tổ chức thương mại thế giới 13 XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Thứ bậc của nhu cầu theo quan điểm Maslow 25 Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành tri thức 28 Hình 1.3: Đồ thị miêu tả chu kì sống của sản phẩm 33 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 Tần suất xuất hiện của các loại mặt hàng trên quảng cáo truyền hình 39 Bảng 2.2 Ý nghĩa của quảng cáo truyền hình đối với xã hội 41 Bảng 2.3 Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của một quảng cáo 52 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % mức độ xuất hiện của các loại sản phẩm 40 trên quảng cáo truyền hình 40 Biểu đồ 2.2: Ý nghĩa của quảng cáo trên truyền hình đối với xã hội 41 Biểu đồ 2.3: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của một quảng cáo 52 4 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. Sự phát triển của văn hóa đã tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội nói chung cũng như sự phát triển của kinh tế nói riêng. Quảng cáo, một trong những hoạt động được mỗi doanh nghiệp đầu tư và quan tâm nhất, bởi lẽ nó quyết định phần lớn sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều các doanh nghiệp vì mục tiêu muốn gây “ấn tượng” cho sản phẩm của mình, hoặc họ tưởng rằng đó là sự “độc đáo”… đối với khách hàng nên đã xây dựng những ý tưởng quảng cáo “khác thường”, coi nhẹ vấn đề văn hóa trong quảng cáo. Trong khi đó, văn hóa chính là một trong những yếu tố có khả năng chi phối tới hoạt động của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, quyết định sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh. Giá trị văn hóa của quảng cáo là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa. Đồng thời, văn hóa quảng cáo trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng nền văn hóa của dân tộc. Những giá trị văn hóa của quảng cáo này buộc phải phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, bởi nó không chỉ tác động tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, cũng như hoạt động xây dựng văn hóa của đất nước ta, nhất là trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn khẳng định: “Khi kinh tế chúng ta vừa thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nền văn hóa đặc sắc đang mở cánh cửa ra thế giới, chính sách kinh tế đã có, chính sách văn hóa đã được xác lập, nếu chúng ta cứ tiếp bước mà thiếu cầu nối sẽ rất khập khiễng. Do đó, đồng thời với việc tái cơ cấu đầu tư văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa cần ưu tiên cho các chính sách và giải pháp mang tính cầu nối giữa kinh tế và văn hóa tập trung vào con người, bởi con người và vì con người, để hài hòa, hạn chế những tác động tiêu cực từ phát triển kinh tế đến văn hóa, nhân lên những ảnh hưởng tích cực, rút ngắn khoảng cách về sự thụ hưởng văn hóa, để văn hóa tự tin phát triển cùng kinh tế…” [13]. Trong sự phát triển kinh tế tri thức hiện nay, các doanh nghiệp đã nhận thức 5 được tầm quan trọng của văn hóa trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và văn hóa trong quảng cáo nói riêng. Văn hóa được quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều lĩnh vực như: Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trong hoạt động kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa tiếp thị, văn hóa tiêu dùng, văn hóa trong quảng cáo nói chung…nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về văn hóa quảng cáo trên truyền hình. Vì lẽ đó, nhóm nghiên cứu chúng em đã chọn đề tài “Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn xây dựng được một số giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình một cách hiệu quả nhất. 1. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về văn hóa trong hoạt động quảng cáo - Tìm hiểu thực trạng văn hóa trong quảng cáo truyền hình hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình cho các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Văn hóa quảng cáo trên truyền hình + Địa bàn nghiên cứu: Hà Nội 3. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay 4. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tài liệu - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp thống kê. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA QUẢNG CÁO 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế, văn hóa luôn là một yếu tố được đặc biệt coi trọng. Tuy chưa có một công trình NCKH nào nghiên cứu cụ thể, toàn vẹn về vấn đề văn hóa trong quảng cáo nhưng trong rất nhiều các bài nghiên cứu về quảng cáo, vẫn có thể bắt gặp các khía cạnh khác nhau về văn hóa được các tác giả để cập tới. Có thể điểm qua một số các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về yếu tố văn hóa trong hoạt động quảng cáo như sau: 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu nước ngoài về văn hóa trong hoạt động quảng cáo. Năm 1992, Tác giả Thomas Russell đã xuất bản tác phẩm “Công nghệ quảng cáo” để chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa môi trường kinh tế, xã hội và hoạt động marketing; mối quan hệ của quảng cáo với hoạt động marketing Tác giả đã chỉ ra các yếu tố văn hóa làm nên thành công của quảng cáo như phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng trong cuộc sống của mỗi người dân. Tác phẩm “Advertising” của tác giả William M. Weilbacher xuất bản năm 1979 đã đề cập đến quảng cáo ở Mỹ về phạm vi các khía cạnh kinh tế xã hội cấu trúc của công nghiệp quảng cáo, mối quan hệ của quảng cáo và thị trường, sự sáng tạo trong quảng cáo, nghiên cứu quảng cáo, những vấn đề đặc biệt trong quảng cáo, mối quan hệ của quảng cáo và xã hội. Với cách tiếp cận dựa trên mối liên hệ giữa văn hóa với hành vi người tiêu dùng, hai tác giả Saeed Samiee và Insk Jeong đã đi sâu tìm hiểu về các nền văn hóa. Trên cơ sơ đó, hai tác giả đã xây dựng lên tác phẩm “Cross- Cultural Reaseach in Advertising” nhằm đề cập đến sự phù hợp của hoạt động quảng cáo trong các nền văn hóa khác nhau. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả, tăng độ chính xác và tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng đối với từng nền văn hóa. Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác được đăng trên các trang tạp chí nước ngoài viết về yếu tố văn hóa trong quảng cáo: - Alozie, EC (2005 ) Cultural Reflections and the Role of Advertising in the Socio-Economic and National Development of national - Frith, Katherine T. (1996 ed.) Quảng cáo trên Châu Á truyền thông, Văn 7 hóa và tiêu dùng. Tóm lại, có thể thấy phần lớn các công trình nghiên cứu nước ngoài về văn hóa trong quảng cáo mới đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa quảng cáo với văn hóa và mối quan hệ đối với xã hội; sự phù hợp của quảng cáo trong các nền văn hóa khác nhau khác nhau mà đi sâu văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình như đề tài của nhóm nghiên cứu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về văn hóa trong quảng cáo Ở Việt Nam, “Quảng cáo - lý thuyết và thực hành” [8] là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất về quảng cáo, cũng như cách thức tiến hành quảng cáo, các tác giả cho rằng một trong những yêu cầu đặt ra là quảng cáo phải phù hợp với nền văn hóa, văn minh. Có thể thấy tác giả chưa chỉ rõ được văn hóa là một bộ phận không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng quảng cáo nói riêng và hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp nói chung. Tác giả Đào Hữu Dũng với tác phẩm “Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường” ra đời đúng vào lúc quá trình thị trường hoá của Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Hầu hết sản phẩm và dịch vụ được trao đổi trên thị trường tự do trong đó phản ứng của người tiêu dùng là yếu tố chính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tác phẩm đã trình bày tóm tắt lịch sử, chức năng, vai trò của hoạt động quảng cáo. Trong đó, đặc biệt tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quảng cáo truyền hình như: các hãng quảng cáo, chủ quảng cáo, đài truyền hình, khán giả Ngoài ra tác giả còn phân tích tác động của phim quảng cáo truyền hình trong thương mại, văn hóa, xã hội và các quy chế đạo đức liên quan. Tháng 11/2010, tác giả Đỗ Quang Minh - Học Viện khoa học xã hội đẫ nghiên cứu đề tài “Giá trị văn hóa của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay”. Luận án đã nêu ra cơ sở lý luận về giá trị văn hóa của quảng cáo. Dự báo xu thế và tác động của giá trị văn hóa của quảng cáo đến sự phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Ngoài ra còn có một số các công trình khác như: Tác giả Mai Xuân Huy- Viện ngôn ngữ học với tác phẩm “Các đặc điểm 8 ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp” với nội dung nghiên cứu một số vấn đề về ngôn ngữ quảng cáo. Hành vi ngôn ngữ, cấu trúc hội thoại và lập luận trong diễn ngôn quảng cáo. Tác giả Đào Thị Thanh Phương - Trường đại học Ngoại Ngữ, đại học Đà Nẵng đã “Nghiên cứu giá trị sư phạm của văn bản quảng cáo trong việc dạy và học ngoại ngữ” tác giả trình bày những giá trị khác nhau của văn bản quảng cáo dưới nhiều góc nhìn như xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tu từ…đồng thời làm nổi bật giá trị sư phạm của văn bản quảng cáo nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong việc dạy và học ngoại ngữ. Tóm lại, nghiên cứu quảng cáo ở Việt Nam cũng được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và tìm hiểu dưới các khía cạnh khác nhau cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 1.2 Văn hóa trong hoạt động quảng cáo 1.2.1. Khái niệm Văn hóa Văn hóa là một khái niệm có nội hàm và ngoại diên rộng. Bản thân văn hóa vừa có tính bao quát lại vừa cụ thể trong từng hoạt động của con người. Văn hóa tồn tại theo chiều dài của thời gian và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người nên văn hóa mang chiều sâu của lịch sử Yếu tố văn hóa vừa mang tình trừu tượng lại vừa cụ thể. Nó được biểu hiện ra bên ngoài là tập quán, là lối sống, là đạo đức, tri thức hay các chuẩn mực xã hội Khái niệm văn hóa có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ kiến thức hay học vấn hoặc văn hóa được dùng để chỉ văn chương và nghệ thuật, trong đó có đủ các bộ môn ca, nhạc, vũ, hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Theo nghĩa rộng, giá trị văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình và trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với môi trường tự nhiên xung quanh. Văn hóa là tài sản chung của loài người, tuy nhiên nó không đồng bộ giống nhau cho các dân tộc khác nhau. Cụ thể, văn hóa của người phương Đông không thể giống với văn hóa của người phương Tây. Văn hóa của Việt Nam cũng không giống với văn hóa của Trung Quốc hay Lào, Campuchia. Bởi lẽ, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt phản 9 ánh cuộc sống thực của họ. Theo UNESCO: “Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống tín ngưỡng…” [5] Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã đưa ra khái niệm về giá trị văn hóa theo nghĩa rộng nhất: “Vì lẽ sinh tồn, cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [6, tr.431]. Dưới góc độ của xã hội học thì văn hoá là sản phẩm của con người, là quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ cách ứng xử của con người trong cuộc sống đó [16]. Văn hóa là do con người sáng tạo ra. Do đó, nó phản ảnh những giá trị vật chất của chính con người. Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng nghìn năm, từ thế hệ này sang thế hệ khác của mỗi dân tộc. Mỗi thế hệ đều cộng thêm các nét đặc trưng riêng biệt vào nên văn hóa dân tộc mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội mỗi khoảng thời gian trôi đi, những cái xấu, không còn phù hợp sẽ bị loại trừ. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian sẽ khiến cho nền văn hóa của một dân tộc trở nên phong phú và giàu có hơn. Đồng thời, trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, tiến bộ của các nền văn hóa khác và ngược lại. Như vậy, có thể xác định, văn hóa mang một số dấu hiệu cơ bản sau: Thứ nhất, văn hóa phản ánh giá trị vật chất của con người. Thứ hai, văn hóa bao trùm những giá trị về tinh thần trong cuộc sống. Thứ ba, văn hóa mang tính truyền thống, kế thừa và phát triển. Thứ tư, văn hóa phản ánh bản sắc của dân tộc. 10 [...]...1.2.2 Vai trò của văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình Giá trị văn hóa trong hoạt động quảng cáo chính là một biểu hiện, một phạm trù của văn hóa Trong chiến dịch marketing nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng của mỗi doanh nghiệp, yếu tố văn hóa luôn đóng một vai trò rất quan trọng Trong đó, văn hóa là yếu tố nội tại quyết định hiệu quả của quảng cáo đồng thời điều chỉnh hành vi của các chủ thể... điện, quảng cáo qua phương tiện vận chuyển, quảng cáo trên ấn phẩm của doanh nghiệp Tùy từng điều kiện cụ thể của mình mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức quảng cáo cho phù hợp, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phối hợp các hình thức quảng cáo khác nhau để tạo nên hiệu quả tốt nhất 1.3.5 Ý nghĩa của quảng cáo đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh Đối với doanh. .. nhiều lần thông qua quảng cáo nên nó có khả năng tác động lớn vào người xem truyền hình Tuy nhiên chi phí cao là điểm hạn chế nhất đối với hình thức quảng cáo này Thực tế, quảng cáo trên truyền hình là một hình thức quảng cáo phổ biến được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn sử dụng Theo số liệu thống kê, có đến 74,2% các doanh nghiệp đã từng sử dụng hình thức quảng cáo này Hiện nay, con số này đã tăng... bán hàng - Mục đích của quảng cáo rất đa dạng, tuỳ vào nhà sản xuất, nhà làm quảng cáo Mỗi một quảng cáo đều có mục đích khác nhau: Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp khi quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ, mục đích muốn nhắm tới của doanh nghiệp là kích thích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, tăng doanh thu Khi quảng cáo về hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mục đích là... lớn tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã có các văn bản quy định cụ thể về từng hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo Tuy chưa có một Luật quảng cáo chung làm căn cứ chuẩn xác nhưng các văn bản này cũng đã xây dựng được những quy định làm khung pháp lý cho hoạt động quảng cáo, buộc các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thiết... năng chi phối đến hiệu quả của quảng cáo Nội dung, thông điệp, hình ảnh trong quảng cáo luôn hàm chứa những giá trị văn hóa Chính vì thế, quảng cáo cũng có thể được coi là cầu nối truyền tải và lưu giữ các giá trị văn hóa Một quảng cáo nếu không phù hợp với các chuẩn mực, đạo đức văn hóa xã hội đôi khi sẽ khiến doanh nghiệp thất bại trên cả lĩnh vực văn hóa và hoạt động kinh doanh Đôi khi với khách hàng... về các chuẩn mực văn hóa, những chuẩn mực xã hội [3, tr16] Tóm lại, quảng cáo là phương tiện truyền thông đại chúng mà doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải các thông tin, thuyết phục khách hàng về sản phẩm, dịch vụ 1.3.3 Đặc trưng cơ bản của quảng cáo trên truyền hình Đi từ khái niệm quảng cáo nghiên cứu ở trên có thể thấy quảng cáo trên truyền hình mang những đặc trưng cơ bản sau: - Quảng cáo. .. thuộc) và xuất hiện ở miền Nam Việt Nam Trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay quảng cáo là hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp Theo quan niệm của marketing: Quảng cáo là một dạng phương thức truyền thông xúc tiến đối với các sản phẩm, dịch vụ ở dạng phi cá thể và phải được trả tiền bởi một chủ thể được xác định [7, tr.222] Theo hình thức quảng cáo: Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được... doanh thu quảng cáo từ đầu năm 2011, bất chấp những khó khăn kinh tế, doanh thu toàn thị trường quảng cáo Việt Nam ba quý đầu năm 2011 vẫn tăng cùng kỳ so với năm ngoái Trong gần 600 triệu USD doanh thu quảng cáo có tới hơn 500 triệu USD là chi cho quảng cáo trên truyền hình [27] Dưới góc độ của đơn vị truyền thông, quảng cáo trên truyền hình là đối tượng kinh doanh chính và cũng chính là một trong những... nhiều phương tiện truyền thông khác nhau và có thể tác động đến lối sống của con người trong xã hội Các phương tiện truyền thông truyền tải thông điệp quảng cáo như quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên panô, áp phích các phương tiện tuy khác nhau nhưng lại mang cùng một thông điệp với mục đích hướng vào các đối tượng khách