Một chương trình quảng cáo trên truyền hình chịu ảnh hưởng rất nhiều từ doanh nghiệp, bởi lẽ doanh nghiệp là đơn vị trả tiền để làm quảng cáo.Vì lẽ đó, muốn đưa văn hóa vào trong quảng cáo trước phải xuất phát từ chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chú ý và thực hiện tốt các hoạt động:
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, phù hợp với văn hóa dân tộc.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên trong chính doanh nghiệp về tầm quan trọng của văn hóa trong quảng cáo. Khi nhận thức được tầm quan trọng này, mọi thành viên trong công ty sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, từ đó những quảng cáo được đưa ra cũng có chất lượng hơn.
- Doanh nghiệp không nên vì mục tiêu lợi nhuận mà bất chấp, bỏ qua các yếu tố văn hóa trong quảng cáo.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho đơn vị thực hiện quảng cáo.
- Xây dựng một kế hoạch quảng cáo cụ thể và chuyên nghiệp, chủ động trong công tác quảng cáo mà không bị phụ thuộc vào đơn vị thực hiện quảng cáo. Doanh nghiệp có thể đầu tư, thành lập một bộ phận chuyên đi sâu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu sự khác nhau trong văn hóa, trong tâm lý người tiêu dùng ở từng vùng miền khác nhau.
- Phối hợp, giám sát tất cả các khâu trong kế hoạch quảng cáo từ nghiên cứu thị trường mục tiêu, tìm hiểu tâm lý khách hàng đến khâu thực hiện quảng cáo.
3.2.2.Về phía đơn vị thực hiện quảng cáo
Theo điều tra của Yahoo và TNS, thời gian bình quân sử dụng internet mỗi ngày đã tăng gấp đôi từ 22 phút năm 2006 lên 43 phút năm 2008. Trong khi đó, thời gian xem tivi hàng ngày đã giảm 21% xuống còn 233 phút năm 2008. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng các phương tiện quảng cáo mới hiện đại, những yêu cầu đặt ra đối với quảng cáo trên truyền hình cũng ngày càng cao hơn.
Đơn vị thực hiện quảng cáo là bên trực tiếp làm ra quảng cáo thông qua ý nghĩ của doanh nghiệp. Để thực hiện được một quảng cáo tốt, chứa đựng được các ý nghĩa văn hóa thì đơn vị thực hiện quảng cáo cần:
- Cần đào tạo đội ngũ có trình độ và am hiểu về văn hóa dân tộc cũng như tâm lý người tiêu dùng. Là những người trực tiếp làm ra một quảng cáo, truyền đạt ý nghĩ của doanh nghiệp do vậy đội ngũ cán bộ của đơn vị thực hiện quảng cáo trước hết phải là những người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao. Một quảng cáo, cũng là một sản phẩm nghệ thuật, cần lồng ghép một cách khéo léo các yếu tố văn hoá trong đó.
- Đàm phán với bên doanh nghiệp để có thể hiểu rõ thông điệp quảng cáo mà doanh nghiệp muốn truyền đạt, không làm lệch lạc ý nghĩ của quảng cáo mà doanh nghiệp muốn truyền đạt.
- Cần hiểu rõ về doanh nghiệp cần làm quảng có để không nói quá về doanh nghiệp cũng như không bỏ qua những điểm tốt của doanh nghiệp cần quảng bá.
- Không gián tiếp truyền đạt những ý nghĩ vô văn hóa từ phía doanh nghiệp.
- Thống nhất về nội dung, hình thức của từng quảng cáo đối với doanh nghiệp thuê quảng cáo.
- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho hoạt động thiết kế, xây dựng một quảng cáo.
- Phát huy tính sáng tạo của nhà làm quảng cáo.
- Học hỏi từ các nước có nền công nghiệp quảng cáo tiên tiến nhưng phải biết áp dụng một cách phù hợp vào nước mình.
3.2.3.Về phía đơn vị truyền thông
Đơn vị truyền thông không nên vì mục tiêu lợi nhuận mà dung túng chiếu những quảng cáo không có văn hóa.
- Chỉ chấp nhận những quảng cáo được cho là hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa việt Nam, có xác nhận của cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm được đưa ra quảng cáo.
- Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, có sự thống nhất và phối hợp giữa các bộ phận với nhau: từ khâu duyệt kịch bản của quảng cáo, kiểm định chất lượng, độ tin cậy của quảng cáo; tìm hiểu tâm lý người xem truyền hình cho đến khâu sắp xếp khung giờ, thời gian chiếu của từng quảng cáo.. Theo dự đoán tivi vẫn và sẽ là kênh quảng cáo hàng đầu ở Việt Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, khi số kênh truyền hình tăng lên, giờ xem và quảng cáo lộn xộn với nhau, các nhà quảng cáo và nhà sản xuất cần phải sắp xếp thời gian quảng cáo của mình sao cho hợp lý, quan sát hiệu quả của các mẫu quảng cáo và quan trọng nhất là sử dụng quảng cáo truyền cảm với nội dung rõ ràng và thông tin những đặc tính, chức năng cơ bản của sản phẩm: “Nó là gì và nó làm gì?”