Đối với mặt hàng dược phẩm

Một phần của tài liệu Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 54)

Quảng cáo thuốc hiện nay đang mắc phải một số vấn đề chung như sau: - Một là: Thông tin truyền tải quá nhiều, quá chung chung.

Đặc điểm chung của những quảng cáo thuốc trên truyền hình là diễn ra quá nhanh, quá gấp gáp. Những triệu chứng của bệnh được kể ra liên tiếp.

- Hai là: hình ảnh minh họa giả tạo, không thật, đôi khi thể hiện những triệu chứng quá lên, gây nỗi sợ hãi cho người tiêu dùng.

- Ba là: thời gian quảng cáo không hợp lí.

- Bốn là: những câu nói đi kèm gây nhiều hiểu nhầm cho người xem. - Năm là: cử chỉ không phù hợp với văn hóa.

Khi đề cập về những vấn đề bức xúc trong quảng cáo mặt hàng dược phẩm có lẽ điều đáng nói nhất chính là việc quảng cáo không đúng thời gian. Quảng cáo thuốc trên truyền hình thường là những sản phẩm thuốc chữa bệnh thông thường, mà những bệnh thông thường thì có muôn hình vạn trạng, hầu như ai ai cũng từng mắc phải do vậy việc để tưởng tượng ra bệnh đó như thế nào là một điều không quá đỗi khó khăn. Rất nhiều ý kiến phản ánh vấn đề quảng cáo thuốc tiêu chảy, tẩy giun, nhiệt miệng, thậm chí cả thuốc bổ thận tráng dương vào những thời gian nhạy cảm trong ngày như vào giờ ăn cơm, trước khi đi ngủ. Điều đó gây cho người xem cảm giác chỉ muốn tắt tivi đi cho khỏi xem. Vậy thì chẳng phải các nhà quảng cáo đã không đạt được mục đích hay sao? Đó là điều ai cũng biết nhưng tại sao thực trạng đó vẫn tồn tại?

Câu hỏi này chắc cũng khó có câu trả lời cho thỏa đáng. Nhưng lí do chính đó là lượng người xem truyền hình trong những khoảng thời gian này là rất cao, và những người tắt tivi- chỉ là một bộ phận nhỏ. Như vậy các doanh nghiệp vẫn thấy được lợi ích từ việc quảng cáo vào những giờ vàng mà đã không để ý đến thứ gọi là “văn hóa”.

Một trong những quảng cáo được mệnh danh là “quảng cáo độc đáo nhất ViệtNam” chính là quảng cáo Khang dược của hãng dược phẩm Nam Dược

.

Hình ảnh cắt từ clip quảng cáo Khang dược

Không hiểu là độc đáo ở chỗ nào nhưng trong quảng cáo này hình ảnh và cử chỉ không những không phù hợp mà còn gây đến nhiều hiểu nhầm cho người xem. Từ đầu đến gần cuối đoạn quảng cáo là những hình ảnh gây tò mò tột độ khi mà người xem không hiểu gì cho đến khi một thanh niên cầm lọ khang dược ra trước màn hình với thái độ rất tâm đắc thì khúc mắc của người xem mới được giải thoát. Đến cuối cùng chỉ có một câu nói giới thiệu sản phẩm : “khang dược- sinh lực thời trai trẻ”.

Cũng trong tình trạng tương tự lại là một sản phẩm nữa của Nam dược khi phát sóng cũng gây nhiều bàn cãi với câu khẩu hiệu: “Nam thận bảo, bổ thận nam- một người khỏe, hai người vui”.

Hình ảnh cắt từ clip quảng cáo Nam thận bảo

Một sản phẩm nhạy cảm thì khi quảng cáo cũng rất khó khăn. Tuy nhiên người làm quảng cáo đã đưa vào đó quá nhiều hình ảnh lệch lạc, gây ra nhiều vấn đề không tốt cho người xem vì người xem quảng cáo không phải chỉ có những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm đó mà thuộc mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ nhỏ. Ví dụ như việc giải thích cho trẻ nhỏ, hay như việc giáo dục giới tính cho trẻ thành niên. Những quảng cáo dễ gây hiểu lầm sẽ dẫn đến nhiều tình huống giới trẻ hiểu lệch lạc.

Một tình huống tuy ít xảy ra nhưng không phải không có đó là những trường hợp phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp khi sử dụng thuốc không đúng công dụng hoặc có biến chứng của thuốc. Những trường hợp này là hậu quả của việc quảng cáo chỉ hướng tới những công dụng của thuốc mà không có chống chỉ định. Những công dụng này lại quá nhiều cho một sản phẩm, được kể ra liên tiếp và chóng vánh. Người xem như mơ hồ, họ chỉ kịp nhận biết thuốc này có trị bệnh của mình. Những quảng cáo thuốc có liệt kê chống chỉ định chỉ đếm trên đầu ngón tay, hầu hết đều thay bằng câu “đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hình ảnh trong quảng cáo thuốc thường đưa những hình ảnh quá lên so với bệnh, gây ra sợ hãi cho người tiêu dùng. Điều này đã đi ngược lại tính chất của quảng cáo. Quảng cáo mục đích là để hướng dẫn người tiêu dùng nhưng những quảng cáo thuốc này lại sử dụng nỗi sợ hãi để gián tiếp ép buộc họ tiêu dùng. Quảng cáo panadol là một trong những quảng cáo bị lên án nhất về mặt hình ảnh đối với mặt hàng thuốc. Trong quảng cáo hiện lên hình ảnh của “người việt vô duyên” khi mà những nam thanh nữ tú thi nhau hắt xì vào mặt người bên cạnh đến mức bay cả tóc. Dẫu biết rằng triệu chứng của việc cảm cúm như vậy nhưng không cần phóng đại đến mức vô duyên như vậy.

Một phần của tài liệu Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w