Tần suất xuất hiện của quảng cáo trên truyền hình luôn là một vấn đề cần được quan tâm do quảng cáo có tính hai mặt. Quảng cáo với tần suất lớn có thể giúp người xem truyền hình nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng hơn, giúp cho đơn vị thực hiện quảng cáo thu được nhiều lợi nhuận hơn,ngược lại quảng cáo với tần suất quá dày đặc sẽ mang đến tâm lý khó chịu cho người tiêu dùng. Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam hiện nay được người tiêu dùng đánh giá là có tần suất xuất hiện “rất nhiều”. Khảo sát 200 người dân đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã thu được kết
quả như sau: Có đến 83% người được phỏng vấn cho rằng quảng cáo trên truyền hình hiện nay xuất hiện rất nhiều, trong khi đó số người cho rằng quảng cáo truyền hình như hiện nay có tần suất ít chỉ chiếm 1%. Khi được hỏi về vấn đề này, phản ứng của người xem truyền hình ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã chọn hai đối tượng để phỏng vấn đó là những người lớn tuổi(hầu hết là bộ đội về hưu) và sinh viên (đại diện cho giới trẻ) đều thu được kết quả chỉ ra rằng tần suất xuất hiện của quảng cáo trên truyền hình quá dày đặc, tuy nhiên những người lớn tuổi lại cho rằng đó là một hình thức để giải trí. Thông qua các chương trình quảng cáo, họ có thể nắm bắt được thông tin nhiều hơn, cập nhập xu hướng của thời đại. Đặc biệt, những người lớn tuổi cho rằng tần suất xuất hiện của quảng cáo thuốc trên truyền hình hiện nay ngày càng nhiều, mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho họ trong quá trình mua hàng. Còn đối với đối tượng phỏng vấn là sinh viên, họ cho rằng, quảng cáo quá nhiều trên truyền như vậy là không cần thiết, thời lượng phát sóng quá nhiều đã khiến cho các chương trình giải trí trên truyền hình bị rút ngắn thời gian và gián đoạn trong quá trình công chiếu.
Quảng cáo đối với mặt hàng tiêu dùng là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay do mặt hàng tiêu dùng là những mặt hàng thiết yếu, thỏa mãn trực tiếp nhu cầu bậc 1 (trong thuyết nhu cầu của maslow) của con người.
Đánh giá về tần suất xuất hiện của mặt hàng tiêu dùng, nhóm nghiên cứu đã tổng kết được bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Tần suất xuất hiện của các loại mặt hàng trên quảng cáo truyền hình
Loại sản phẩm Số người lựa chọn Tỷ lệ % Thứ hạng
Mặt hàng dược phẩm 20 10% 2 Mặt hàng tiêu dùng 138 69% 1 Mặt hàng CNTT 8 4% 5 Mặt hàng dịch vụ 12 6% 4 Mặt hàng thực phẩm chức năng 18 9% 3 Mặt hàng khác 4 2% 6
Nguồn: Nhóm tự điều tra.
Kết quả bảng 2.1 cho thấy, trong các loại sản phẩm mà chúng tôi đưa ra, người được phỏng vấn cho rằng mặt hàng tiêu dùng là mặt hàng có tần suất xuất hiện nhiều nhất trên truyền hình. Trong đó, mặt hàng khác (như các sản phẩm về
nhà đất, chứng khoán..) xuất hiện không nhiều.Có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % mức độ xuất hiện của các loại sản phẩm trên quảng cáo truyền hình
Qua biểu đồ trên, có thể thấy mặt hàng tiêu dùng chiếm 69% số lượng các quảng cáo trên truyền hình, gấp hơn 2 lần so với tổng thời lượng quảng cáo của tất cả các loại sản phẩm khác gộp lại. Do vậy khi nghiên cứu vấn đề văn hóa đối với mặt hàng tiêu dùng trong quảng cáo trên truyền hình đã cho ta thấy được rõ nét những vấn đề mà quảng cáo trên truyền hình hiện nay gặp phải cũng như những thành tựu đã đạt được. Sở dĩ tần suất xuất hiện của các clip quảng cáo về mặt hàng tiêu dùng chiếm 69% so với các loại sản phẩm, dịch vụ khác là do nó có sự cạnh tranh mạnh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hơn nữa có rất nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một loại sản phẩm, dịch vụ trên thị trường nên hầu hết các doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác tìm nguồn thu đều ưu tiên cho giới thiệu quảng cáo trên truyền hình để thông tin được cung cấp đến cho khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau (trên phương diện marketing) là nguyên nhân chính thúc đẩy quảng cáo phát triển.