Về pháp luật quảng cáo

Một phần của tài liệu Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 67)

Pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam hiện nay thể hiện nhiều bất cập, chưa giải quyết được hết các vấn đề phát sinh trong thực tế trong khi Luật quảng cáo được bàn

luận, xây dựng từ lâu nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng trong khi các quảng cáo xuất hiện với số lượng ngày càng tăng nhưng vẫn chưa có sự kiểm định chặt chẽ về mặt chất lượng. Do vậy, để có thể xây dựng thành công yếu tố văn hóa trong quảng cáo rất cần có một khung pháp lý hoàn chỉnh. Việc nhanh chóng hoàn thiện Luật quảng cáo là điều rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.

Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay trong lĩnh vực xử phạt vi phạm quảng cáo chưa được sự quan tâm đúng mức. Trên thực tế thì có nhiều hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội hình sự như: quảng cáo nhằm bôi nhọ danh dự của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh … những hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội hình sự nhưng vẫn chưa có sự quan tâm. Do đó cần thiết phải có thêm những quy định nghiêm khắc hơn và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ngôn ngữ được sử dụng để quảng cáo là tiếng Việt. Tuy nhiên, trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay hoạt động đầu tư không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ mà là đa quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam tăng đáng kể. Thiết nghĩ cần phải nới lỏng quy định về ngôn ngữ trong hoạt động quảng cáo chẳng hạn được sử dụng ngôn ngữ của quốc gia lãnh, thổ mình để quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không trái quy định của pháp luật về quảng cáo không nhất thiết phải sử dụng tiếng Việt.

Đây chính là một vấn đề đáng được các nhà làm văn hóa và kinh doanh lưu tâm bởi hiện nay. Vấn đề ngôn ngữ & văn hóa giao tiếp giữa các quốc gia không giống nhau chính vì vậy, trong pháp luật về quảng cáo nên bổ sung thêm các quy định về ngôn ngữ trong quảng cáo, nhất là đối với các quảng cáo của nước ngoài.

Xây dựng một cơ quan chuyên trách kiểm tra tính phù hợp về ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp của các tác phẩm quảng cáo này để tránh vì chạy theo lợi nhuận mà làm việc một cách qua loa, lấy lòng các doanh nghiệp nước ngoài, xây dựng tất cả mọi nội dung của quảng cáo, ngôn ngữ, hình thức, tình huống quảng cáo theo ý muốn của họ.

Đại diện Hiệp hội Quảng cáo VN cho biết nhiều nội dung quảng cáo hiện nay cung cấp thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Điều này một phần do ở VN, trách nhiệm thẩm định phim quảng cáo hoàn toàn thuộc về các đài truyền hình.

Theo ông Trần Hùng - phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo VN, các cơ quan soạn thảo nên có những quy định cụ thể chi tiết hơn để cơ quan quản lý dễ bề xử lý, tránh kẽ hở nảy sinh tiêu cực. Về lâu dài, cần có một hội đồng quốc gia thẩm định các nội dung quảng cáo trước khi phát hành, như vậy mới giảm thiểu những kiểu quảng cáo không chính xác, ảnh hưởng người tiêu dùng.

3.3.2 Kiến nghị đối với đài truyền hình Việt Nam

Như trên chúng ta có thể thấy, tình trạng phim ‘độn’ quảng cáo hay các chương trình khác cũng vậy, đều làm cho người xem cảm thấy khó chịu và đôi khi gây cảm giác không muốn xem tiếp, vậy để hạn chế tình trạng này việc có thêm kênh truyền hình dành riêng cho quảng cáo liệu có bất hợp lý không?

Về bản chất đây là kênh quảng cáo phục vụ người tiêu dùng, dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ quốc gia. Đó có thể là những doanh nghiệp Việt Nam hoặc những doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam hoặc những doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên để có tên trong doanh sách ấy thì các doanh nghiệp phải đăng ký tên của mình với kênh truyền hình này để việc quản lý cũng trở nên đơn giản hơn.

Kênh quảng cáo này nhằm mục đích cho các doanh nghiệp không chỉ quảng cáo sản phẩm mà còn quảng cáo chính doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra kênh truyền hình này còn có thể thêm mục giới thiệu về tình hình của tất cả doanh nghiệp (cả doanh nghiệp đăng ký và doanh nghiệp không đăng ký trên kênh). Công việc này thuộc về nhiệm vụ của ban biên tập kênh, họ tìm ra thông tin và mời những chuyên gia phân tích thông tin, các thông tin ví dụ như có doanh nghiệp phá sản, thay đổi tổng giám đốc, tăng giảm vốn, phát hành thêm cổ phiếu mới, thay đổi trụ sở… đây có lẽ sẽ là những thông tin quý giá cho những nhà đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ được chiếu cố định trong khoảng thời gian nào đó trong ngày, hoặc truyền hình trực tiếp nếu thông tin có ảnh

hưởng và quan trọng.

Kênh truyền hình này hoạt động vì người tiêu dùng là sứ mệnh quan trọng nhất. Với sứ mệnh đó, kênh truyền hình phải tìm được những sản quảng cáo thực sự có chất lượng và phù hợp với văn hóa Việt Nam. Thông qua hoạt động phân tích thị trường, phân tích chất lượng các sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau, cùng những bản tin về sức khỏe, kênh truyền hình có thể tư vấn giúp cho người tiêu dùng đưa ra được những sự lựa chọn tốt nhất.

Có thể nhận thấy, kênh truyền hình này mang nhiều ưu điểm vượt trôi:

Thứ nhất, nó mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan như doanh nghiệp, khán thính giả, khách hàng, đài truyền hình, nhà đầu tư…

Thứ hai, việc có thêm một kênh mới tạo điều kiện cho thời lượng của các kênh hiện tại có nhiều thời gian hơn và khi nguồn thu nhập từ quảng cáo bị cắt đi thì các kênh truyền hình hiện tại sẽ chăm chút hơn cho các trương trình của mình, đây có thể là động lực cho sự phát triển các kênh.

Thứ ba, người tiêu dùng có thể tìm được một nguồn thông tin đáng tin cậy, có thể chủ động tiếp thu các kiến thức và không bị ức chế về mặt tinh thần do thấy các chương trình quảng cáo xuất hiện quá nhiều, không theo quy hoạch..như hiện nay.

Khó khăn đặt ra đối với kênh truyền hình Thứ nhất, vấn đề về trình độ chuyên môn

Những kênh quảng cáo như vậy đòi hỏi nhà quản lý cùng các nhân viên phải đạt một trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, kênh truyền hình cũng phải làm sao để có thể quản lý thông tin, xác thực thông tin một cách khoa học, chính xác và hiệu quả nhất.

Thứ hai, vấn đề về kinh phí Thứ ba, tính trễ của thông tin

Thứ tư, hoạch định các hoạt động cụ thể, sắp xếp thời gian phát sóng, xây dựng nội dung các chương trình.

Doanh nghiệp có thể xây dựng thời gian quảng cáo cổ định như ví dụ như mặt hàng dược phẩm (8h-9h) công nghệ thông tin(12h-14h) dịch vụ (21h-22h)…

Trên phương diện người tiêu dùng, khi được hỏi ý kiến về việc có hay không nên lập một kênh truyền hình chuyên về quảng cáo, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng, theo nghiên cứu của nhóm có tới 62% người tiêu dùng rất mong có được một kênh quảng cáo như vậy.

KẾT LUẬN

1. Quảng cáo trên thế giới đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống vận hành nền kinh tế. Vai trò của quảng cáo đã được khẳng định, nhờ có quảng cáo mà quá trình lưu thông hàng hoá được thúc đẩy, góp phần vào thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đặc biệt các yếu tố văn hoá trong quảng cáo cũng được chú trọng, đó chính là hướng đi của thời đại mới, hướng đi của tri thức nhưng phải gắn liền với văn hoá, là sự kết hợp hài hoà giữa nhân tố văn hoá và nhân tố kinh tế.

Tuy nhiên ở VN quảng cáo vẫn là một ngành non trẻ. Nhưng không vì thế mà vội phủ nhận vai trò của quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. Tuy non trẻ nhưng Quảng cáo cũng được coi là một ngành công nghiệp, đóng góp vào thu nhập quốc dân khoảng 40 triệu $ / năm. Quảng cáo đã thực hiện tốt công tác của mình đó là đưa khách hang đến gần hơn với doanh nghiệp, làm cầu nối giữa hai chủ thể này để hình thành các giao dịch hang hoá, dịch vụ, làm ra tăng giá trị xã hội. Câu hỏi lớn nhất cho ngành quảng cáo bây giờ đó là “quảng cáo làm sao để chuyên nghiệp hơn, văn hoá hơn và hoàn thiện hơn”.

2. Nội dung của công trình nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ” đã trình bày những lý luận cơ bản về quảng cáo, ngành quảng cáo và các vấn đề văn hoá trong quảng cáo. Chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm(về mặt văn hoá) trong các quảng cáo truyền hình Việt Nam. Thấy được thực trạng để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp.

3. Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn, một số kiến nghị và giải pháp đã được đưa ra. Đối với một số doanh nghiệp đó có thể là những giải pháp cũ, hiển nhiên mà doanh nghiệp chưa thực hiện được tốt, hoàn thiện. Nhưng có thể với một số doanh nghiệp đó có thể là những ý kiến có giá trị. Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng công này không chỉ dừng lại tại đây, trên giấy tờ và trên sách vở mà sẽ được ứng dụng vào thực tế một cách rộng rãi hơn.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Alries Jack Trour (1995), Chiến tranh tiếp thị, NXB Thống kê Hà Nội 2. Đào Duy Anh (1948), Văn hóa là gì?, NXB Tân Việt, Hà Nội

3. Đỗ Quang Minh( 2002), Giá trị văn hóa của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay, Học viện khoa học xã hội, tr.16.

4. Đào Hữu Dũng, Quảng cáo truyền hình trong nền kinh tế thị trường, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

5. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 6. Hồ Chí Minh toàn tập (1990), tập 3, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật,

Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Hưng(2007), Marketing căn bản, Học Viện Ngân Hàng, tr. 222.

William M. Weibacker, Advertising.

8. Nguyễn Văn Thường, Trần Đình Áp (1991), Quảng cáo – lý thuyết và thực hành, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. .http://bantinsom.com/bts3236/Cdata-gia-tri-dao-duc-va-su-bieu-hien-cua- no-trong-doi-song-xa-hoi.html 10. http://baochi.edu.vn/home/201107075483/nhieu-nguoi-choang-voi-clip- quang-cao-cua-mai-phuong-thuy/ 11. http://www.bestclub.vn/kien-thuc-quang-cao/178-quang-cao-con-dao- hai-luoi-.html 12. http://www.d2design.info/home/kien-thuc-marketing/quang-cao-o-viet- nam-lam-sao-khong-nham-va-phan-cam.html 13. http://dantri.com.vn/c23/s23-547102/phat-trien-hai-hoa-ben-vung-giua- kinh-te-va-van-hoa.htm. 14.http://doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Marketing- 360/Quang_cao_sao_khong_la_van_hoa/?SearchTerms=v%C4%83n+h %C3%B3a+qu%E1%BA%A3ng+c%C3%A1o 15.http://www.dunghangviet.vn/hv/doi-song/2011/07/mai-phuong-thuy-bat- ngo-bi-rejoice-phan-phao.html 73

16. http://huc.edu.vn/chi-tiet/701/Van-hoa-la-he-thong-cac-bieu-tuong--- thong-tin-xa-hoi.html 17.www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/so40quyen3/26-daothithanhphuong.pd 18.http://goodcomvietnam.com/2011/12/tin-t%E1%BB%A9c-02/ 19.http://www.giaiphapquangcao.net/index.php? option=com_content&task=view&id=17&Itemid=37 20. http://www.ebrandium.com/thu-vien/marketing/dau-roi-van-hoa-quang- cao.html 21. http://www.marketingvietnam.net/content/blogcategory/12/15/ 22.http://www.mellenpress.com/mellenpress.cfm?bookid=6242&pc=9 23. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng_h%C3%B3a 24.http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Vi%E1%BB %87t_Nam 25.http://www.tin247.com/quang_cao_mi_goi_kieu_ %E2%80%98gay_ong_dap_lung_ong%E2%80%99-3-21791822.html 26. http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/05/quang-cao-may-loc-nuoc- kangaroo-choc-tuc-fan-bong-da/ 27. http://vtc.vn/1-310343/kinh-te/kho-khan-nhung-doanh-thu-quang-cao- van-tang.htm

PHỤ LỤC

PHÁP LỆNH QUẢNG CÁO

23/11/2009 10:43

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 39/2001/PL- UBTVQH10 NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ QUẢNG CÁO

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001;

Pháp lệnh này quy định về quảng cáo.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Pháp lệnh này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.

2. Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Quyền quảng cáo của tổ chức, cá nhân

Tổ chức, cá nhân có quyền trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo cho mình.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

1. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người tiêu dùng.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo phát triển đa dạng các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

3. Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, đầu tư phát triển dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam .

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.

Dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.

Dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.

2. Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình.

3. Sản phẩm quảng cáo là sản phẩm thể hiện nội dung quảng cáo, hình thức quảng cáo.

4. Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm quảng cáo đến người tiêu dùng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, người tổ chức chương trình văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

5. Xúc tiến quảng cáo là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo và cung ứng các dịch vụ quảng cáo.

6. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động quảng cáo nhằm mục đích sinh lời.

Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội;

2. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ

Một phần của tài liệu Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 67)

w