Nhóm các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 37)

a. Nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc xây dựng văn hóa trong quảng cáo. Để xây dựng được một quảng cáo có văn hóa tốn kém hơn gấp nhiều lần so với xây dựng những quảng cáo đơn giản thông thường. Mặt khác, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, cũng thường xây dựng được cho mình kế hoạch quảng cáo cụ thể và chuyên sâu, tránh được các sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện quảng cáo.

b. Nguồn nhân lực

Quảng cáo là một hình thức giới thiệu không chỉ là sản phẩm mà còn giới thiệu doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Nguồn nhân lực trong tổ chức nếu như có được sự quan tâm một cách đúng mực đối với vấn đề văn hóa trong quảng cáo thì cũng góp phần trong việc xây dựng văn hóa trong quảng cáo. Đôi khi chính những người trong tổ chức lại là người nêu ra những ý tưởng cho quảng cáo của doanh nghiệp mình, khi đó các giá trị văn hóa cũng được thể hiện rõ nét hơn do họ là những người hiểu rõ nhất về tổ chức.

c. Tư tưởng của người đứng đầu doanh nghiệp

Văn hóa của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng của người đúng đầu doanh nghiệp. Nếu như một doanh nghiệp, mà người đúng đầu doanh nghiệp đó quan tâm đến việc xây dưng văn hóa doanh nghiệp, thì văn hóa trong hoạt động quảng cáo cũng được quan tâm hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY

Các doanh nghiệp cũng như các nhà làm quảng cáo Việt Nam hầu hết nghĩ rằng quảng cáo chỉ mang mục đích thương mại mà quên mất quảng cáo chính là tiếng nói của doanh nghiệp, là bộ mặt không chỉ của riêng doanh nghiệp đó mà còn là bộ mặt của toàn thể một quốc gia. Quảng cáo là một lĩnh vực trong nền kinh tế, bộ phận cấu thành một tổng thể dân tộc, do vậy nó chịu sự phản ánh của văn hoá dân tộc. Trên thực tế quảng cáo có thể lấy mục tiêu văn hoá, mục tiêu xã hội thay cho mục tiêu thương mại (mặc dù về bản chất sâu xa đó vẫn là mục tiêu thương mại) để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của quảng cáo.

Các giá trị văn hoá trong quảng cáo hiện nay vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. quảng cáo đề cao các yếu tố bất ngờ và sáng tạo hơn là các yếu tố về chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ. Quảng cáo phát triển, những yếu tố văn hoá đi kèm trong quảng cáo cũng được quan tâm hơn đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kinh tế- văn hoá-giáo dục của nước nhà. Quảng cáo phát triển đồng hành cùng với sự phát triển của kinh tế và văn hoá đã góp phần làm hình thành nên các giá trị văn hoá trong đời sống đương đại, góp phần định hướng thị hiếu thẩm mĩ, giáo dục con người. Nhưng đôi khi cường điệu hoá các vấn đề trong quảng cáo khiến quảng cáo trở nên phản cảm, gây nên những xu hướng xấu tác động vào tâm lý người tiêu dùng, gây nên những tranh cãi giữa các doanh nghiệp… Để thấy rõ hơn về thực trạng các yếu tố văn hoá trong quảng cáo trên truyền hình ta sẽ đi sâu và phân tích một vài ví dụ tiêu biểu trong quảng cáo về các ngành cụ thể.

Một phần của tài liệu Văn hóa trong quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 37)