Chỉ ra những mặt tích cực, hợp lý cần kế thừa, đồngthời chỉ ra cái chưa được trong phương pháp giáo dục của ông, để từ đó áp dụngvào thực tiễn giáo dục nước ta, góp phần giúp những người
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước vàocông cuộc đổi mới đất nước, bước vào hội nhập với vô vàn thách thức, khó khănđòi hỏi chúng ta phải có những bước đi vững chắc nếu không chỉ một bước sai lầmcũng có thể đẩy đất nước vào tụt hậu, khủng hoảng Để có thể đi trên con đườnghội nhập cùng với các dân tộc trên thế giới, đưa đất nước phát triển và vượt lên mộtcách toàn diện trước hết phải có nền tảng vững chắc đó là con người
Bác Hồ đã dạy “vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm nămtrồng người”, từ đó Bác khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục, đặcbiệt trong giai đoạn ngày nay Chỉ có một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nền giáodục xã hội chủ nghĩa mới tạo ra con người chủ nghĩa xã hội Nền giáo dục đó phảikhông ngừng được đổi mới, không ngừng tiếp thu những cái mới, cái hợp lý nhưngkhông được phủ nhận sạch trơn cái cũ, mà phải kế thừa chọn lọc những tinh hoa,tinh túy trong lịch sử dân tộc và thời đại, áp dụng chúng một cách linh hoạt, khoahọc vào điều kiện cụ thể của đất nước
Trong bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, nền giáo dục qua mỗi giaiđoạn thăng trầm của đất nước lại có những chuyển biến nhất định Ngay từ sớmnền giáo dục nói riêng, tư tưởng văn hóa của dân tộc nói chung đã chịu ảnh hưởngcủa nhiều luồng tư tưởng từ các nước bên ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ…
Ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu đậm và lâu dài nhất là tư tưởng giáo dục của Nhogiáo do Khổng Tử sáng lập Tuy đã qua hơn 2500 năm, trải nhiều biến cố lịch sửnhưng có những tư tưởng đến nay vẫn còn ăn sâu, ảnh hưởng đến nhiều quan niệmcủa nhân dân ta Trong đó, có nhiều tư tưởng tiến bộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị,rất cần được kế thừa và phát huy trong thời đại mới Đặc biệt là những phương phápgiáo dục của Khổng Tử có nhiều yếu tố tích cực
Các phương pháp giáo dục của Khổng Tử chứa đựng những hạt nhân hợp
lý, khoa học, phù hợp với môi trường giáo dục ở nước ta Tuy nhiên, do điều kiệnmỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau nên không thể vận dụng một cách máy móc,không thể vận dụng hoàn toàn các phương pháp đó vào điều kiện giáo dục nước
ta hiện nay Nên chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu đề tài này, thông qua đó
Trang 2chúng ta có nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những đóng góp của Khổng Tử
về phương pháp giáo dục Chỉ ra những mặt tích cực, hợp lý cần kế thừa, đồngthời chỉ ra cái chưa được trong phương pháp giáo dục của ông, để từ đó áp dụngvào thực tiễn giáo dục nước ta, góp phần giúp những người làm trong công tácgiáo dục có thêm tư liệu tham khảo để nâng cao phương pháp giáo dục của bảnthân đồng thời giúp cho người học vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương phápgiáo dục đó vào quá trình học tập một cách thiết thực và hiệu quả
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Khổng Tử và tư tưởng Nho giáo đã từ lâu ảnh hưởng mạnh mẽ vào nước
ta, đã sớm được các nhà nghiên cứu để tâm Đã có không ít đề tài nghiên cứuxoay quanh vấn đề về Khổng Tử và các tư tưởng của ông Một số đề tài như:
“Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử” năm 1999 của Võ Văn Nam, Đại học sư phạm Hà Nội, “Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của
nó đối với việc dạy và học Nho giáo ở Việt Nam thời Lý Trần”của Đăng Xuân Dương in trên tạp chí Dạy và học ngày nay, số 4, năm 2011, hay trong “Tư tưởng tự học của Khổng Tử và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên trường Đại học sư phạm Huế” năm 2009 của Nguyễn Thanh
Hùng, Đại học sư phạm Hà Nội…
Trong bài “Phương pháp dạy học của Khổng Tử”, do PTS Trịnh Xuân Vũ,
Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh viết, đăng trong số 2,tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 2 năm 1998, đã rất đề cao phương pháp giáodục của Khổng Tử Trong bài viết này, ông đã nêu ra 5 phương pháp và nội dungcủa những phương pháp đó trong dạy học của Khổng Tử, đó là: phương pháp bànluận riêng theo nhu cầu và tư chất cá thể; phương pháp tạo điều kiện để trò tự điềuchỉnh hành vi và nhận thức của mình; phương pháp phát hiện vấn đề theo hướng
mô tả cấu trúc; phương pháp sử dụng tình huống nêu vấn đề và cá thể hóa tiếp nhận
và phương pháp tâm truyền Tuy rất coi trọng phương pháp dạy học của Khổng Tử,ông cũng khẳng định “những phương pháp đó đến nay vẫn còn nhiều giá trị tíchcực đối với nhà trường hiện đại” song ông chưa đưa ra ý nghĩa của phương pháp đóđối với hiện nay như thế nào và phải vận dụng ra sao
Trang 3Còn theo Doãn Chính - tiến sĩ triết học, trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn thành phố Hồ Chi Minh trong bài “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người” đăng trong số 3, tạp chí triết học năm 2000 thì
nêu ra ba phương pháp: một là, phương pháp gợi mở, đối thoại giữa thầy và trò,giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động chủ quan và sự độclập sáng tạo của người học; hai là, phương pháp gắn học với hành, lời nói kếthợp với việc làm, phản đối nói suông và học suông; ba là, phương pháp ôn cũbiết mới thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng và học tập Tuy nhiên, ông cũngchưa nêu lên ý nghĩa của những phương pháp đó với giáo dục hiện tại ra sao vàtất nhiên cũng không đưa ra cách vận dụng chúng như thế nào
Đề tài: “Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử”, 1999 - Luận văn
thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Võ văn Nam đã khái quát được một cách có hệthống các tư tưởng giáo dục của Khổng Tử như tư tưởng “Hữu giáo vô luận”, tưtưởng tu - tề - trị - bình, Khổng Tử dạy cách học, Khổng Tử với phương phápdạy học, Khổng Tử với mục tiêu xây dựng mẫu người quân tử, từ đó tác giảmuốn khẳng định được công lao của Khổng Tử
Trong bài viết : “Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của
nó tới việc dạy Nho giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần” của tác giả Đặng Xuân
Dương trên tạp chí số 4/ 2011, tác giả đã chỉ ra được 5 phương pháp giáo dục cơbản của Khổng Tử là: phương pháp nêu gương, phương pháp “gợi mở vấn đề”,phương pháp ôn cũ biết mới, phương pháp học đi đôi với hành, phương pháp tùythuộc vào tư chất của học trò mà có phương pháp giáo dục khác nhau và tác giảnêu lên sự ảnh hưởng của các phương pháp giáo dục của Khổng Tử tới việc dạyNho giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần đặc biệt là phương pháp nêu gương mà tiêubiểu là nhà giáo Chu Văn An
Trên đây là một số những đề tài nghiên cứu về Khổng Tử và phương phápgiáo dục của ông nhưng nhìn chung thường tập trung vào nghiên cứu những vấn
đề về đạo đức, con người, giáo dục…trong tư tưởng của Khổng Tử Mà ít có đềtài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về phương pháp giáo dục củaKhổng Tử cũng như vận dụng chúng vào thực trạng giáo dục hiện nay thế nào,
Trang 4nếu có thì cũng chỉ ở dạng bài viết ngắn trên tập chí khoa học, các báo…vàthường thì không đầy đủ hoặc chưa đem những phương pháp đó vận dụng vàothực tế.
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệpgiáo dục ở nước ta hiện nay
4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
a Mục đích của đề tài
- Thông qua việc tìm hiểu những nội dung cơ bản trong phương pháp giáodục của Khổng Tử, chỉ ra được những yếu tố tích cực và hạn chế của nó, từ đóvận dụng vào vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay, góp phần nâng caochất lượng đào tạo của Việt Nam trong xu thế hội nhập
- Giúp cho bản thân người nghiên cứu vận dụng được một cách linh hoạt,sáng tạo các phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào trong quá trình học tậphiện nay cũng như công việc giảng dạy sau này
- Góp phần kế thừa, bảo tồn những giá trị tư tưởng quý báu trong kho tàngtri thức của nhân loại
b Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ các phương pháp giáo dục của Khổng Tử
- Vận dụng các phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáodục ở nước ta hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử, lôgic - lịch sử và các phương pháp khác đó là: phươngpháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích…
6 Cái mới của đề tài
Vận dụng phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ởnước ta hiện nay
Trang 57 Ý nghĩa của đề tài
- Khái quát các phương pháp giáo dục của Khổng Tử, chỉ ra các điểm tíchcực của các phương pháp đó từ đó giúp người dạy và người học vận dụng mộtcách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình dạy học
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung đề tài gồm 2 chương, 7 tiết Chương 1 Phương pháp giáo dục của KhổngTử; Chương 2 Vận dụng phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệpgiáo dục ở nước ta hiện nay
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
1.1 Khổng Tử - cuộc đời và sự nghiệp
1.1.1 Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời Khổng Tử
Miền Bắc Trung Quốc cổ đại có hai dòng sông nhỏ: sông Thù và sông Tứ chảy qua khúc dụ Đó là nơi chôn rau cắt rốn của Y Doãn; nơi có lăng của ThiếuHạo, có miếu của Chu Công; nơi Khổng Tử mở mắt chào đời, sinh sống thời thơ
ấu, giảng dạy lúc trưởng thành cho đến lúc tuổi già, sức yếu, yên nghỉ khi đã lìa đời Bởi vậy nên nói đến dòng sông Thù, sông Tứ tức là ám chỉ Khổng học, Khổng môn
Nhìn bản đồ địa lý Trung Hoa, ta thấy có hai phần rõ rệt:
Một là phần cao nguyên rừng núi, nơi xưng hùng, xưng bá của các nước Tấn, Tần, Tề, Sở
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, sự phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với hoàn cảnh đất nước, gắn với quá trình biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội cùng sự phát triển của khoa học Trung Quốc đương thời
Về chính trị, cùng với Ấn Độ, Trung Quốc là trung tâm văn hóa và triết
học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh phương Đông - chiếc nôi
Trang 7lớn của nền văn minh nhân loại Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, sự phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với quátrình biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội cùng sự phát triển của khoa học Trung Quốc đương thời.
Nho giáo ra đời vào thời Xuân thu - Chiến quốc, là thời kỳ chính trị cónhiều biến động Suốt thời Xuân thu, mệnh lệnh của “thiên tử” nhà Chu khôngcòn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi Nạnchư hầu chiếm ngôi “thiên tử’’ đại phu lấn quyền chư hầu, tôi giết vua, cha giếtcon, anh hại em, vợ hại chồng thường xuyên xảy ra Các nước chư hầu đua nhauđộng binh gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau hết sức khốc liệt Trong khoảng
295 năm thời Xuân thu thì đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh Những nước chư hầuđang dần lớn mạnh và tranh nhau làm bá thiên hạ Trong số những nước hùngmạnh nhất thời bấy giờ chỉ có năm nước gọi là cục diện “Ngũ bá”, gồm Tề, Tấn,Tần, Sở, Tống Cuối Xuân thu, có thêm Ngô và nước Việt Do chiến tranh xảy
ra liên miên, dân đã nghèo khổ lại càng thêm nghèo khổ, nhiều nơi “thây ngườichết đầy đường”
Về kinh tế, trong thời kỳ Xuân thu, việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt
và dùng bò kéo cày đã khá phổ biến, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất hoang,hoàn thiện kỹ thuật canh tác ruộng đất và kỹ thuật “dẫn thủy nhập điền”, góp phầnnâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp Thủ công nghiệp đã có bước pháttriển mới, đặc biệt ở sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, tạo ramột loạt ngành nghề mới bên cạnh ngành nghề cổ truyền, như nghề luyện kim,nghề đúc và rèn sắt, nghề mộc, nghề xây, nghề thuộc da, nghề nhuộm, nghề làm đồgốm Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệpcũng ngày càng phát triển hơn
Đến thời Chiến quốc kinh tế đã phá triển mạnh Nghề luyện sắt hưngthịnh, đồ dùng bằng sắt phổ biến rộng rãi, đặc biệt là các công cụ như lưỡi cày,quốc, rìu, dao… Đô thành các nước và một số thành ấp lập bên những đườnggiao thông trọng yếu trở thành những trấn đô lớn Thủy lợi và kỹ thuật canh táctrong nông nghiệp vì thế càng phát triển Các công trình thủy lợi được xây dựng
Trang 8khắp nơi từ lưu vực Hoàng Hà đến Trường Giang, từ bờ biển phía Đông đếnvùng Tứ Xuyên Kéo theo đó là sự phát triển của các nghề thủ công như luyệnkim, đồ gốm, nghề chạm bạc, nghề dệt lụa Tiền tệ bằng kim loại thịnh hành.
Về văn hóa, ngoài những thể chế, lễ nghi, tế tự, thời Chu đã cải chữ viết,
dùng thẻ tre tiện hơn mai rùa và xương thú để nghi những điều muốn nhớ vừa dễkhắc, vừa dễ sắp đặt (khoét lỗ trên thẻ, dùng dây da xỏ thành từng bó - từngquyển); sau họ biết dùng cây nhọn nhúng vào sơn viết lên thẻ tre hoặc lụa, dễ vàmau hơn khắc nhiều Nhờ vậy mà Nhà chu và chư hầu nào cũng có quan chép sửcủa triều đình
Về xã hội, ngay thời Xuân thu, trên cơ sở phát triển của sức sản xuất xã
hội, đất do nông dân vỡ hoang trở thành ruộng tư ngày càng tăng thêm Bọn quýtộc có quyền thế chiếm đoạt ruộng đất công ngày càng nhiều Chế độ sở hữu tưnhân về ruộng đất hình thành Đến thời Chiến quốc, do chiến tranh giữa cácnước liên tục xảy ra trên quy mô lớn đã làm cho đời sống nhân dân ngày càngkhổ hơn, trật tự xã hội đảo lộn, long dân ly tán Mạnh tử đã viết: “Đánh nhautranh giành, thì giết người thây chết đầy thành; đánh nhau giành đất, thì giếtngười thây chết đầy đồng” (“Mạnh Tử”, Ly Lâu thượng, 14) Do có chế độ muabán ruộng đất tự do nên bọn quý tộc, thương nhân giàu có đã chiếm được nhiềuruộng đất của nông dân, trở thành những địa chủ lớn, chúng chuyển sang hìnhthức thuê mướn công nhân và cho phát canh thu tô Quan hệ sản xuất phong
kiến nông nô dần dần chiếm ưu trong đời sống xã hội
Chính trong thời đại lịch sử biến chuyển sôi động đó đặt ra một loạt nhữngvấn đề xã hội và triết học mới, buộc các nhà tư tưởng phải quan tâm lý giải, làmnảy sinh một loạt các trường phái triết học đa dạng trong đó có Nho giáo
1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử
1.1.2.1 Cuộc đời của Khổng Tử
Cuộc đời của Khổng Tử được chép một cách kỹ lưỡng trong bộ Sử ký của
Tư Mã Thiên, từ đó giúp chúng ta có thể có một cái nhìn đầy đủ, chi tiết, rõ ràng
về nhà giáo dục lỗi lạc của nhân loại
Trang 9Khổng Tử (551 - 479 TCN) họ Khổng, tên Khâu, tự Trọng Ni, sinh ngày 27tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất, đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Chu,tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyệnKhúc Phụ, nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông nước Trung Quốc).
Theo truyền thuyết, thủy tổ của ông là Vi Tử thấy anh là vua Trụ tàn bạo,hoang dâm nên can ngăn nhưng không được, vì vậy ông đã bỏ nước mà đi đểbảo tồn dòng họ, nên Võ Vương sau khi diệt Trụ rồi phong Vi Tử làm TốngHầu Không rõ tới đời thứ mấy (10 hay 12), họ Khổng phải trốn sang nước Lỗ,
từ đó suy ra, Khổng Tử là đời thứ 15
Cha Khổng Tử là Thúc Lương Ngột làm một chức quan nhỏ ở nước Lỗ,ông có phẩm nhất của võ quan và là người dũng cảm Tinh thần thượng võ vàchiến công của Lương Thúc Ngột đã được ghi trong Tả truyện, Tuyên công nămthứ 10 (563 TCN) Võ quan Thúc Lương Ngột, có sách chép là người đượcmang chức quan đại phu nhưng có sách lại nghi ngờ
Khúc Lương Ngột giã từ binh khí khoảng tuổi 63 Cuộc sống gia đìnhtheo tiêu chuẩn bình giá lúc bấy giờ cần phải làm nhiều việc Ông mơ ước cóngười kế thừa, tiếp tục giương cao vinh quang của họ Khổng nhưng bà vợ trướccủa ông sinh toàn con gái, tất cả là chín người Vì vậy, ông phải đi lấy thiếp.Người thiếp này sinh cho ông một người con trai tên là Mạnh Bì nhưng lại bị tàntật Cách đặt tên Mạnh (con đầu) như thế đã thể hiện được quyết tâm sinh connữa để nối dõi tông đường Ông mơ ước có một người con trai nối dõi khỏemạnh Tất nhiên với địa vị võ quan như ông, ông có thể lấy bất kì ai Song ôngkhông vội Ông để mắt vào một gia đình quyền quý họ Nhan có ba cô con gáiđến tuổi lấy chồng ở đất Khúc Phụ Người ta đồn rằng hai cô đầu đã từ chối,song hỏi đến cô thứ ba thì lập tức cô đồng ý ngay Cuộc hôn nhân này được Sử
ký gọi là “dã hợp”, chữ này nên được hiểu là cuộc hôn nhân của một người quágià với một người quá trẻ, không hợp với chuẩn mực thông thường Trên thực
tế, cuộc hôn nhân của Thúc Lương Ngột và Nhan thị là cuộc hôn nhân chínhthức, có cưới xin
Thúc Lương Ngột muốn con khỏe mạnh, hai người đã đi cầu tự ở núi NiKhâu Gò cầu tự nằm ở phía đông nam, cách Khúc Phụ 30 km Lòng thành của họ
Trang 10đã cảm động trời đất Ngày 27 tháng 8 năm Tương Công thứ 22 (tức năm 551TCN), Khổng Tử đã cất tiếng khóc chào đời.
Khổng Tử sinh trưởng theo lẽ tự nhiên như mọi người, nhưng vì Khổng
Tử là một bậc giáo tổ, hậu thế mới đặt ra những câu chuyện huyền bí nói rằng,trước khi sinh ra Khổng Tử, bà Nhan thị thấy con kỳ lân nhả tờ ngọc thư có chữ
đề rằng: “Thủy tinh chi tử, kế suy Chu vi tố vương: con của thủy tinh, nối nhàChu đã suy mà làm vua không ngôi” Bà Nhan thị thấy vậy, lấy dây lụa buộcvào sừng con kỳ lân Được mấy ngày thì con kỳ lân đi mất Đến khi sinh Khổng
Tử có hai con rồng xuống quấn chung quanh nhà và có năm ông lão là năm vịsao trên trời xuống đứng dưới sân Ở trong phòng bà Nhan thị nghe trên trời có
âm nhạc và có tiếng nói rằng: “Thiên cảm sinh thánh: Trời cảm lòng cầu nguyệncho sinh ra con thánh” Những chuyện ấy tuy là chuyện người đời sau bịa đặt ra,nhưng cũng là cái bằng chứng rõ là người đời ưa sự quái lạ, nhất là những người
đã làm nên công nghiệp lớn, hoặc đã sáng lập ra tông giáo nào, đều có chuyện lạ
để làm cho cái phẩm giá khác người thường Tuy nhiên, khi Khổng Tử mớiđược 2 năm 3 tháng thì cha đã qua đời
Cha mất, bao nhiêu khó khăn dồn lên vai người mẹ trẻ Bà quả phụ họNhan thậm chí không được ôm vào quan tài của chồng và bà cho đến lúc chếtcũng không biết mộ chồng ở chỗ nào Không khí gia đình không cho phép cónhững điều kiện tối thiểu để chăm sóc đứa bé mới hơn hai năm tuổi Trong hoàncảnh khó khăn như vậy, Nhan thị đã bồng bế con trở về Khúc Phụ Nhờ vào sựtần tảo, chăm làm, nhẫn lại của người mẹ mà hai mẹ con đã vượt qua những khókhăn tưởng chừng không vượt qua nổi Chính trong cuộc sống khó khăn nhưngđầy tinh thần vươn lên ấy, Khổng Tử đã tiếp thu được lối giáo dục tiến bộ của
mẹ mình
Những trò mà ngày nhỏ Khổng Tử hay chơi là “bày các khay để cúng vàchơi trò tế lễ” như Tư Mã Thiên đã ghi trong Sử ký Những trò chơi này vừathích ứng với tính hiếu động của trẻ vừa có tác dụng giáo dục, hướng dẫn cáchành vi cho trẻ
Năm 15 tuổi, Khổng Tử dốc chí vào học Học để có kiến thức, có tư cách,làm vốn liếng cho cuộc đời khát khao vi chính của mình Năm 17 tuổi, mẹ
Trang 11Khổng Tử qua đời (năm 30 tuổi) Khổng Tử cần mai tang mẹ bên cha Nhưngnơi chôn cha ở đâu, thì không ai chỉ cho Khổng Tử phải chôn tạm mẹ ở conđường Ngũ Phụ Sau đó, mẹ của Vãn Phụ người đất Trâu nói cho Khổng Tử nơi
mộ cha, cho nên về sau Khổng Tử mới hợp táng cả cha mẹ ở núi Phòng Sơncách Khúc Phụ 9 km Năm 19 tuổi, Khổng Tử thành gia lập thất, rồi ra nhậnchức Uỷ lại coi sự gạt thóc ở kho, sau lại làm Tư chức lại coi việc nuôi bò dê đểdùng về việc cúng tế Tuy Khổng Tử còn trẻ tuổi, nhưng đã nổi tiếng là ngườigiỏi, cho nên quan nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ cho hai con là Hà Kị và Nam CungQuát theo Khổng Tử học lễ Năm sau vợ ông sinh con trai đặt tên là Lý, tự là BáNgư Sau này vợ ông còn sinh một người con gái nữa và gả cho Công Dã Tràng
là một môn sinh
Khổng Tử là người học theo Nho thuật cho nên Khổng Tử rất chú ý vềmặt lễ nghi và những phép tắc của những đế vương đời trước Năm 28, 29 tuổiKhổng Tử đi học ở Lạc Ấp là chỗ kinh sư nhà Chu nhưng vì đường xa, tiền lộphí mất nhiều nên không đi được Sau học trò Ngài là Nam Cung Quát đem việc
ấy bẩm với Lỗ hầu, là vua nước Lỗ Lỗ hầu cho một cỗ xe hai con ngựa vànhững người hầu hạ đưa người đi
Ở Lạc Ấp có nhà Minh Đường của Chu Công lập ra để chứa những luật lệ
và những bảo vật cùng các hình tượng của các thánh hiền đời trước Khổng Tửđến đó khảo cứu mọi việc và đi xem những chế độ ở nơi miếu đường cùngnhững nơi tế Giao, tế Xã Và ở đâu có việc gì quan hệ đến sự tế lễ là Ngài cũng
đi xem xét rất tường tận Khổng Tử đi hỏi lễ Lão Tử, hỏi nhạc Trành Hoằng.Sách sử ký của Tư Mã Thiên chép rằng: “Khổng Tử đến hỏi Lão Tử về lễ, Lão
Tử đáp rằng: người quân tử gặp thời thì đi xe, không gặp thời thì đội nón lá mà
đi chân Ta nghe: người buôn bán giỏi, khéo chứa của, coi như người không cógì; người quân tử có đức tốt, coi diện mạo như sắc dục và dâm chí đi; những cái
ấy đều vô ích cho ông” Khổng Tử về bảo các đệ tử rằng: “Chim thì ta biết nóbay được, cá thì ta biết nó lội được, giống thú thì ta biết nó chạy được Chạy,bay, lội, ta có thể chăng lưới mà bắt được, đến như con rồng hì ta không biết nó
Trang 12cưỡi gió, cưỡi mây bay lên trời lúc nào Hôm nay ta thấy Lão Tử như rồng vậy:Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kỳ do long tà.
Khổng Tử ở Lạc Ấp được ít lâu rồi trở về nước Lỗ Từ đó sự học củaKhổng Tử rộng hơn trước và số lượng học trò theo học Khổng Tử ngày càngnhiều Nhưng vua nước Lỗ vẫn không dùng Khổng Tử Được mấy năm trongnước có loạn, Khổng Tử bỏ sang nước Tề Vua nước Tề là Tề hầu đón Khổng
Tử đến hỏi việc chính trị Khổng Tử nói chuyện vừa ý Tề hầu Tề hầu định lấyđất Ni Khê mà phong cho Khổng Tử, nhưng quan đại phu nước Tề là Yến Anhkhông thuận, can ngăn Tề hầu không cho Khổng Tử thấy vậy lại bỏ nước Tề trở
về nước Lỗ Lúc này Khổng Tử đã 35, 36 tuổi, Khổng Tử về nước nhà dạy họctrò và suy xét cho tường tận “chữ” của thánh hiền đời trước
1.1.2.2 Sự nghiệp của Khổng Tử
Theo sách Khuyết lý, Khổng Tử là người cao lớn, có tướng ngũ lộ là: mắtlồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, hở răng Mặt to và có những vạch như quả dưachín Bàn tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh
Khổng Tử là người ôn hòa, nghiêm trang và kính cẩn Sách Luận ngữchép rằng: “Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an: Phu tử hòa mà nghiêm,
uy mà không dữ, kính cẩn mà an vui tự nhiên” (Thuật nhi, VII) Khổng Tử làngười rất thông minh, luôn luôn ham học Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xemxét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi Tính Khổng Tử ôn hòa, nghiêmtrang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tinvào Thiên mệnh
Năm 15 tuổi, Khổng Tử bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình Năm 20tuổi, Khổng Tử làm chức quan lại cho nhà họ Quý, một quý tộc có quyền hànhnhất ở nước Lỗ thời đó Mới đầu ông coi việt gạt thóc, sau coi giữ cừu và giữ bò
để dùng trong những tang lễ, nổi tiếng là siêng năng, liêm khiết Năm 30 tuổi tức
là năm 20 đời Lỗ Chiêu Công (522 TCN) Năm ấy, vua Cảnh Công nước Tềcùng tướng quốc Án Anh sang nước Lỗ Khổng Tử đã có cơ hội gặp vua CảnhCông nước Tề để nói chuyện về chính sự Qua cuộc nói chuyện này, Khổng Tử
Trang 13có cơ hội thử nghiệm những điều mình đang nung nấu về con đường trị nước andân và khả năng hiện thực hóa nó Những nung nấu đó thể được tin dùng, thựchiện khi được một vị vua sáng chú ý tới Tuy nhiên, vua Tề cũng không thunhận Khổng Tử vào bộ máy của người Tề Năm 35 tuổi tức năm 25 đời vua LỗChiêu Công (517 TCN) thì trong nước Lỗ có loạn lớn Sự việc bắt đầu bằng việcQuý Bình Tử vì việc chọi gà mà mắc lỗi với Lỗ Chiêu Công Lỗ Chiêu Côngđem binh đánh Quý Bình Tử Quý Bình Tử cùng họ Mạnh và Thúc Tôn hợp lựcđánh Lỗ Chiêu Công Lỗ Chiêu Công thua chạy sang Tề Vua Tề cho Lỗ ChiêuCông ở ấp Can Hầu.
Sau khi sự kiện này xảy ra, Khổng Tử cũng sang Tề và làm gia hầu choquan đại phu nước Tề là Cao Chiêu Tử Ông hy vọng sẽ có cơ hội để yết kiếnvua Tề Cảnh Công và cuối cùng Khổng Tử đã gặp được vua Tề để nói chuyệnliên quan đến vấn đề Vi chính
Khổng Tử sống hơn hai năm ở nước Tề, từ mùa đông năm thứ 25 đếnmùa đông năm thứ 27 đời Lỗ Chiêu Công (517 đến 515 TCN), rồi lại trở vềnước Lỗ
Năm 37 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ Từ đây bắt đầu một giai đoạntrong cuộc đời của Khổng Tử mà giai đoạn này đến tận năm 501 TCN, nămKhổng Tử 51 tuổi vua nước Lỗ cho ông làm quan Trung đô tể tức như quan kinhthành phủ doãn ngày nay Cách một năm thì cải chức làm quan Đại tư khấu, tự
hồ bây giờ là quan Hình bộ Thượng thư Khổng Tử đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻnghèo khổ, lập ra phép tắc, định rõ việc tống tang người chết Lớn nhỏ phân biệttrai gái, không lẫn lộn, người đi ngoài đường thấy của rơi không nhặt, kẻ gianphi không có, hình pháp đặt ra không hề dùng đến
Khổng Tử làm Đại Tư Khấu được bốn năm thì vua nước Lỗ cất nhắc lênNhiếp Tướng Sự, nghĩa là cho ông quyền nhiếp việc chính sự trong nước.Khổng Tử cầm quyền được bảy ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần làThiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc sách
Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống,Thái, Sở, để mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem cái Đạo của Khổng
Trang 14Tử ra ứng dụng để đem lại thái bình thịnh trị cho dân chúng Nhưng cái Đạo củaông là Vương Đạo nên đi ngược ý đồ Bá Đạo của các vua chư Hầu và quyền lợicủa các quan Đại phu nên các vua chư Hầu đều không dám dùng ông.
Rốt cuộc, sau 14 năm đi chu du các nước không thành công, Khổng Tửphải trở về nước Lỗ, có quan Đại Phu Quý Khang Tử sai Công Hoa ra đónKhổng Tử Phu nhân của Khổng Tử là bà Thượng Quan đã mất trước đó mộtnăm, nhằm năm Lỗ Ai Công thứ 10
Khi trở về nước Lỗ, Khổng Tử đã 68 tuổi Ông trở lại quê nhà để mởmang việc dạy học và soạn sách.Tổng số môn đệ của Khổng Tử có lúc lên tới
3000 người (Tam thiên đồ đệ), trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi,nên gọi là Thất thập nhị Hiền Khổng Tử san định lại các kinh sách của ThánhHiền đời trước như: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch
Khổng Tử ghi chú các lời nói của Thánh Hiền đời trước, xếp đặt lại cho
có thứ tự, chú thích những chỗ khó hiểu, nhất là với Kinh Dịch, ông chú giải rất
kỹ Sau đó, Khổng Tử viết ra sách Xuân Thu, chép những việc của nước Lỗ vàcủa nhà Chu liên hệ với các nước chư Hầu từ đời Lỗ Ẩn Công nguyên niên (721trước Tây lịch) đến đời Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), tổng cộng là
242 năm Khổng Tử là bậc Chí Nhân Chí Thánh, nhưng ông vẫn khiêm tốnkhông dám nhận mình là Thánh nhân Đối với các môn đệ, Khổng Tử rất dễ dãi
Hễ ai theo đúng lễ đến xin học thì ông không bao giờ từ chối Khổng Tử thunhận học trò, không kể giàu nghèo, con quan hay con dân Khổng Tử mở ra mộtnền giáo dục bình dân đại chúng, đào tạo được một lớp người trí thức mới, tàigiỏi và có đức hạnh trong giới bình dân Sự giáo hóa của Khổng Tử chủ yếu làlàm sao cho sáng tỏ cái đức sáng của người, chớ không gom vào trong sự truyềnthụ kiến thức Đây là một phương pháp giáo dục rất hay để khai mở cái Tâm củacon người vậy
Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử
tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thànhnước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông Ba ngàn
đồ đệ của Khổng Tử đều thương tiếc và than khóc, nguyện để tang Thầy 3 năm
Trang 15Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự trong 3 năm,riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm mới thôi Chu vi đất quanh mộ của Khổng Tử rộngchừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc Học trò bảo nhau đi tìmcác thứ hoa thơm cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh.
1.2 Nội dung cơ bản trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử
1.2.1 Phương pháp và phương pháp giáo dục
Trước hết ta cần nắm được phương pháp là gì trước khi đi vào phươnggiáo dục của Khổng Tử
Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hi lạp là “Methodos”, cónghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích Trong Từ điểntriết học, NXB Tiến bộ, Mát-xco-va năm 1975 có trình bày quan điểm củaHêghen, nhìn dưới góc độ triết học “phương pháp là ý thức về hình thức của sự tựvận động bên trong của nội dung” Định nghĩa này có chứa nội hàm sâu sắc.Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạtđộng xếp theo thứ tự nhất định Phương pháp gắn bó chặt chẽ với lý luận, cónhững phương pháp riêng cho từng lĩnh vực khoa học và có phương pháp chung
Phương pháp giáo dục là thành tố quan trọng trong cấu trúc của quá trìnhgiáo dục, có quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình này; đặc biệt
là với mục đích, nội dung, nhà giáo dục, người được giáo dục, phương tiện giáodục và với các điều kiện thực hiện quá trình này Trong mối quan hệ với mụcđích, phương pháp trả lời câu hỏi làm thế nào, bằng cách nào để đạt được mục
đề ra Nghiên cứu phương pháp giáo dục nhằm tìm ra quy luật vận động của đốitượng để tác động và điều khiển chúng đạt được mục đích Phương pháp chịu sựtác động của nội dung và là hình thức của sự vận động bên trong nội dung, mỗinội dung giáo dục có những phương pháp tương ứng phù hợp với nó
Phương pháp giáo dục phản ánh cách thức tổ chức quá trình giáo dục, cácloại hình hoạt động bên phong phú đa dạng của giáo viên và học sinh nhằmchuyển hóa những yêu cầu, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mĩ do
xã hội quy định thành phẩm chất, nhân cách, hành vi, thói quen và nếp sống vănminh của người được giáo dục Tóm lại, phương pháp giáo dục được xem là cách
Trang 16thức tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, trong đó nhàgiáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đã đề ra.
Phương pháp giáo dục được tiến hành trên cơ sở hoạt động phối hợp giữanhà giáo dục và người được giáo dục, trong đó những tác động của nhà giáo dụcgiữ vai trò chủ đạo, còn người được giáo dục hoạt động tích cực, tự giác, tự giáodục, tự vận động và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu nhân cách đã định;phương pháp giáo dục có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp giáo dục, cảbiện pháp và phương pháp đều được quy định bởi các hoạt động phối hợp giữanhà giáo dục và người được giáo dục Các hoạt động đó thống nhất với nhaunhằm thực hiện mục đích chung là hình thành những phẩm chất nhân cách củangười được giáo dục; phương pháp giáo dục có quan hệ mật thiết với phươngtiện giáo dục Nhờ có phương tiện giáo dục mà đảm bảo được sự tác động qualại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, đảm bảo cho hoạt động giáo dụcđạt được hiệu quả cao
1.2.2 Những phương pháp giáo dục của Khổng Tử
1.2.2.1 Phương pháp đối thoại gợi mở
Đây là phương pháp nhằm phát huy tính thông minh sáng tạo, tìm tòi vàham muốn với tri thức của người học Người thầy sẽ đóng vai trò là “người hộsinh” để giúp học trò “sản ý”
Khổng Tử dạy rằng cái gì cũng để cho học trò phải cố sức suy nghĩ tìm tòilấy, khi nào xem chừng đã gần hiểu được, nhưng còn chưa suốt được mọi lẽ,hoặc chưa giải diễn ra được cho rõ ràng, thì thầy mới chỉ bảo cho Khổng Tửnói: “Bất viết: như chi hà, như chi hà giả, ngô mạt như chi hà dã dĩ hỹ” nghĩa là
“người nào không nói rằng: làm thế nào, làm thế nào, thì ta cũng chẳng làm thếnào được” (Luận ngữ: Vệ Linh công, XV) Ai mà không tự mình cố sức suy xétcho kỹ các lẽ thì dẫu có dạy cũng không có ích gì Khổng Tử cho sự học là sựmình phải gắng sức luôn luôn Không gắng sức là không có sự học Vậy nên,Khổng Tử dạy người ta thường chỉ gợi lên một mối rồi để người ta tự mình phảisuy nghĩ ra mà hiểu lấy Ông nói: “Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát Cử nhấtngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã - không tức giận vì muốn biết, thì
Trang 17không truyền mở cho, không tức giận vì nói không rõ ra được, thì không bày vẽcho Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia, thìkhông dạy nữa” (Luận ngữ; Thuật nhi,VII).
Trong quá trình dạy học Khổng Tử đòi hỏi học trò phải cố gắng suy nghĩ.Theo ông việc dụng công suy nghĩ sẽ làm nổi bật ra những thắc mắc, những câuhỏi để giải quyết vấn đề Theo ông cần học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩnthận, phân biệt cho sáng rõ, trắng đen Để tạo điều kiện cho người học tự suynghĩ trong dạy học ông chỉ gợi mở cho học trò tự giải đáp những vấn đề còn lại
Phương pháp đối thoại gợi mở là một trong những phương pháp chủ yếu
và vô cùng quan trọng của Khổng Tử trong việc giảng dạy đạo lý cho học trò.Đây là phương pháp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và ý thức, ý chí,quyết tâm học tập của con người Trong đó theo Khổng Tử người thầy chỉ làngười đóng vai trò người hộ sinh, nêu ra vấn đề và nhân tố quan trọng chính làngười học, từ vấn đề mà thầy nêu ra thì cần phải tự sản ý đưa ra những ý kiếncủa mình Khổng Tử nói: “Kẻ nào không biết tức vì không hiểu được thì ta chỉcho mà biết được Kẻ nào hậm hực vì không tỏ được ý kiến của mình thì ta khaiphá cho mà nói ra được Ta vén cho một góc mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góckia, thì ta không dạy cho nữa” (Luận ngữ - Vi chính) Đó là lời đối thoại trựctiếp của Khổng Tử đối với học trò của ông Bởi theo ông người thầy chỉ đóngvai trò là người định hướng, hướng dẫn, khơi niềm ham học, kích thích tinh thầncũng như sự cố gắng, nghị lực quyết tâm của người học Khi thầy đưa ra mộtvấn đề thì chỉ có ý nghĩa định hướng, chỉ đường còn người học phải là ngườitrực tiếp giải quyết những vấn đề đó, nhận định về vấn đề đó Cũng như khi đốithoại với học trò của mình Khổng Tử nêu ra một mệnh đề đó là khi ta vén chomột góc hay một vấn đề nào đó thì người học phải bằng năng lực cá nhân củamình để chỉ ra ba góc còn lại như vậy mới là người biết và mới xứng đáng làhọc trò của ông Còn nếu như không chỉ ra được ba góc còn lại thì Khổng Tử sẽkhông dạy cho nữa Phương pháp đó yêu cầu ở người học rất cao đó là phảikhông ngừng tìm hiểu, phấn đấu, cóp nhặt kiến thức làm hành trang trong cuộcsống Bởi trong quá trình đối thoại với nhau cần phải có tri thức, có vốn hiểubiết sâu rộng để có thể vấn đáp và trả lời những câu hỏi của thầy đưa ra
Trang 18Phương pháp đối thoại được Khổng Tử sử dụng rất nhiều trong giao tiếpứng xử cũng như trong việc dạy dỗ khuyên bảo học trò Trong cuộc đối thoạivới Tử Lộ, Khổng Tử xoay quanh một vấn đề đó là việc học có đoạn viết: “Câytre mọc ở Nam Sơn không nhờ vào sức người mà tự nó vẫn thẳng chặt xuống,vót thành tên khi bắn vẫn có thể xuyên qua áo giáp làm bằng da tê giác từ đó suy
ra hà tất phải học? Khổng Tử trả lời: “Nếu như vót thêm cái đuôi tên, cắm thêmlông vũ vào, rồi lắp thêm mũi tên bằng kim loại rồi mài cho thật sắc thì có phải
là tên cắm càng sâu không” Đó là câu chuyện nói về cuộc đối thoại giữa Khổng
Tử và Tử Lộ, câu chuyện nói lên ý nghĩa to lớn của việc học Bởi học và khônghọc có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn Tử Lộ vốn là người hữu dũng, ngôngcuồng và không chịu khó học tập Nhưng qua cuộc đối thoại này và qua cách trảlời khôn khéo, tài tình của Khổng Tử thì Tử Lộ đã thấy tầm quan trọng và ýnghĩa của việc học Tử Lộ đã thật sự khâm phục và nhận sự giáo huấn của thầyKhổng Tử, cuộc đối thoại trên là sự tranh luận, có phản bác với những lý lẽ, dẫnchứng cụ thể, sinh động Khổng Tử với học vấn uyên thâm, bác học của mình đãlàm cho Tử Lộ phải khâm phục và cúi mình nghe theo Vốn Tử Lộ là ngườingang tàn, hống hách, không có chí hướng chỉ cốt dựa vào sức mạnh bản thânnhưng sức mạnh đó không thể đấu lại được cái chí của thầy Khổng Tử Đối vớingười có học chỉ thông qua vài câu nói của cuộc đối thoại Khổng Tử đã mở racho Tử Lộ cả một chân trời mới, thế giới mới khác hẳn với suy nghĩ tầm thườngcủa Tử Lộ Nó như một niềm động viên, khích lệ, cổ vũ Tử Lộ cố gắng, phấnđấu và qua đó cũng thể hiện phương pháp của Khổng Tử bằng tính chất đốithoại, khuyên giải, dẫn dắt khéo léo có ý nghĩa vô cùng quan trọng Từ đó,không phụ lại công lao to lớn của thầy Trọng Ni, Tử Lộ đã dũng cảm sửa chữasai lầm, khổ công rèn luyện và trở thành một môn đệ nổi tiếng của Khổng Tử
Hay trong quá trình giảng dạy cho học trò đã có rất nhiều cuộc tranh luận,đối đáp đã được diễn ra giữa Khổng Tử và học trò của mình Trong đó có lần TửCống hỏi Khổng Tử: “Có câu nói nào suốt đời làm theo được hay không?” Khổng
Tử bảo: “Đấy có phải là khoan thú chăng Điều mà mình không muốn làm thì đừnggán ép cho người khác” (Luận ngữ - Vệ Linh Công) Câu trả lời của Khổng Tử như
Trang 19là sự gợi mở về điều mà Tử Cống đang băn khoăn về chí hướng đối nhân xử thế.Khổng Tử không diễn giải dài dòng việc mà con người cần phải làm, phải phấnđấu Từ câu trả lời của Khổng Tử đã mở ra cả một chân lý của cuộc đời đó là hãysống tốt với lòng khoan dung, độ lượng, tha thứ thì đó đã là lẽ sống suốt đời để taphấn đấu rồi Điều gì mà mình không muốn làm, không muốn thực hiện thì đừngmong áp đặt, gán ghép cho người khác Bởi đó là sự áp đặt, miễn cưỡng mà hãygiúp đỡ mọi người với nguyên tắc: Mình muốn thành đạt thì cũng phải giúp ngườikhác thành đạt Đó là chân lý sống của cuộc đời, hãy làm theo như vậy Cuộc đốithoại tuy chỉ ngắn ngủi như vậy nhưng cũng đã làm cho Tử Cống phải phân vân,đắn đo suy nghĩ rất nhiều và sau này Tử Cống cũng cố gắng làm theo, học theochân lý mà thầy Trọng Ni đã từng chỉ dạy.
Trong quá trình học tập, Khổng Tử đòi hỏi học trò phải cố gắng suy nghĩ.Theo ông việc vận dụng càng suy nghĩ sẽ làm bật ra những thắc mắc, những câuhỏi để giải quyết vấn đề Bởi nếu học mà không suy nghĩ thì mờ trí chẳng hiểu
gì và nghĩ mà không học thì khó nhọc và sẽ mất công không Bởi thế cần họccho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt rõ trắng đen để tạo điều kiệncho người học Trong dạy học chỉ là người gợi mở, khơi nguồn cho học trò tựgiải đáp những vấn đề còn lại
Hay trong Luận ngữ - Bát dật, Lâm Phong là học trò của Khổng Tử có hỏiKhổng Tử rằng lễ thực chất là cái gì? Khổng Tử nói rằng: “Ngươi quả đã hỏimột vấn đề quá to tát đấy! Nói về lễ bình thường nếu phô trương lãng phí thìgiản dị, tiết kiệm còn hơn; còn nếu nói về lễ trong việc tang nếu cầu kỳ thái quáthì lòng đau xót hơn” Đó là cuộc đối thoại giữa hai thầy trò, Khổng Tử đã khônkhéo khi trả lời câu hỏi của Lâm Phong thế nào là “lễ” Khổng Tử đã chỉ gợi mởcâu trả lời đó bằng việc đưa ra lý lẽ thế nào là lễ theo quan niệm thường ngày vàthế nào là lễ hiếu theo sự trang trọng Câu trả lời của Khổng Tử thật sự như làmột câu hỏi ngược lại để cho học trò của mình là Lâm Phong phải tự suy nghĩ,
tự vấn bản thân để có thể đưa ra câu trả lời đúng đắn nhất Cách trả lời củaKhổng Tử là sự khơi nguồn, kích thích sự tư duy, tinh thần ham học hỏi củaLâm Phong trỗi dậy Phương pháp đối thoại gợi mở của Trọng Ni thật có ý
Trang 20nghĩa và giá trị to lớn, nó là một trong những phương pháp hữu hiệu để Khổng
Tử sử dụng để truyền đạo cho học trò Và cũng chính nhờ những phương pháp
đó mà Khổng Tử đã đào tạo ra một lớp học trò danh tiếng hội tụ đầy đủ cả trí vàdũng trong bản thân mỗi con người và người đời sau vẫn tôn sùng Khổng Tử
1.2.2.2 Phương pháp học đi đôi với hành
Theo Khổng Tử thì lời nói phải kết hợp với việc làm, không nên nóisuông và học suông Ông nói: “Người quân tử trước hết học văn chương để mởrộng tri thức của mình; kế đó tuân theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy mình, nhờ vậy
mà đạt được đạo lý - Quân tử bác ư học văn; ước chi dĩ lễ diệc khả dĩ phất ban
hỹ phù” (Luận ngữ, Ung dã, 25) Ông dạy mọi người: “Nghe nhiều, thấy nhiều
để ghi nhớ và lựa chọn những điều phải, điều hay mà học theo; nhờ vậy mới trởnên thành bậc trí giả - Đa văn trạch kỹ thiện giả nhi tùng chi; đa kiến nhi chí chi;tri chi thứ dã” (Luận ngữ, Thuật nhi,27) “Làm trước nói, rồi sau đó cứ theo đó
mà dạy, học - Tiên hàn kỳ ngôn, nhi hậu tùng chi” (Luận ngữ, Vi chính, 13)
Khổng Tử còn đòi hỏi người hỏi người học phải luôn biết kết hợp việchọc với việc tự đào sâu suy nghĩ: “Học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng đượcthông minh Suy nghĩ mà chẳng chịu học thì lòng dạ chẳng yên - Học nhi bất tư,tắc võng; tự nhi bất học, tắc đãi” (Luận ngữ, Vi chính, 15) Khổng Tử còn nói:
“Nói nhiều mà làm ít, người quân tử lấy làm hổ thẹn - Quân tử si kỳ ngôn, nhiquá kỳ hạnh” (Luận ngữ, Hiến vấn, 29)
Khổng Tử quan niệm nếu học lý thuyết mà luôn luôn thực nghiệm, tập lại,như con chim non tập bay vì chủ trương lý thuyết phải luôn song song với thựchành cho nên ông phản đối những người chỉ nói suông hoặc học suông Như vậyviệc học hỏi đòi phải có suy tư, đào sâu kiến thức và thực hành những gì mình
đã thu thập và khi thực hành cũng chính là lúc ta sẽ có được nhiều kinh nghiệmhữu ích trong cuộc sống
Khổng Tử còn khẳng định phải thường xuyên luyện tập trong học tập.Theo ông, luyện tập giúp con người có tính cách riêng, nhân cách con ngườicũng do luyện tập mà thành Kết quả cuối cùng của việc học theo ông phải thểhiện ở hành Vì thế học và hành phải luôn đi sánh đôi nhau, bổ trợ cho nhau
Trang 21Khổng Tử rất đề cao vai trò của thực tiễn bởi theo ông lý luận bao giờcũng phải gắn liền với thực tiễn vì nếu chỉ có lý luận mà không có thực tiễn thì
lý luận đó chỉ là lý luận suông, còn chỉ có thực tiễn mà không có lý luận thì thựctiễn đó cũng bế tắc, bởi vậy lý luận bao giờ cũng phải đi cùng với thực tiễn.Khổng Tử cho rằng: “chỉ học mà không suy nghĩ sẽ rơi vào chỗ mê hoặc vàkhông biết gì thì khổ công suy nghĩ mà không học thì sẽ nhầm vào con đườngsai lệch” (Luận ngữ - Vi chính) Trong quá trình học tập, người học phải suynghĩ một cách đúng đắn, chín chắn bởi chỉ học không thôi mà không suy nghĩthì những kiến thức, những tri thức mà ta học được chưa chắc đã là đúng đắn, đã
là hoàn chỉnh tuyệt đối Nếu cứ như vậy sẽ rơi vào sự bế tắc, rơi vào lầm đườnglạc lối đi đến những sai lệch trong con đường nhận thức và ngược lại nếu chỉ suynghĩ, chỉ chiêm nghiệm mà không học thì ta sẽ không có một chút kiến thức, trithức nào thì sẽ rơi vào bế tắc Bởi vậy mối qaun hệ giữa học và suy nghĩ là vôcùng quan trọng bởi theo ông học là tiền đề, là nền tảng, còn suy nghĩ là sự tiêuhóa và tìm hiểu sâu thêm tri thức và hai cái bổ trợ, thúc đẩy lẫn nhau Người biếthọc phải là người biết kết hợp cả hai yếu tố đó Tuy nhiên trong quan hệ giữahọc và suy nghĩ thì Khổng Tử vẫn quy về việc học bởi theo ông nếu gặp phảinhững vấn đề gì không hiểu, nếu cứ cố sức, ra sức suy nghĩ thì vẫn không thểtìm ra cách giải quyết được mà chỉ có một cách hữu hiệu nhất là thông qua sách
vở, học tập để tìm ra tri thức kinh nghiệm thì mới có thể được gợi ý mở rahướng suy nghĩ mới và tìm ra đáp án
Trong quá trình giảng dạy cho người học trò, Khổng tử luôn luôn lấynhững vấn đề của thực tiễn, những vấn đề của xã hội để giảng dạy cho học tròtrên cơ sở những vấn đề thực tiễn đó đã có thể giải quyết được thông qua hệ thốngtri thức lý luận Muốn học tốt được thì phải cố gắng tìm tòi, Khổng Tử cho rằng:
“Không phải ta sinh ra đã am hiểu tri thức, chẳng qua là ta ham mê các tri thứcvăn hóa của các bậc thánh hiền cổ xưa, nên cố gắng tầm học” Khổng Tử cho rằngcon người sinh ra không phải là giỏi, là biết, là am hiểu mọi thứ trên đời mà để cóthể biết, có thể hiểu thì cần phải cố gắng học tập, phải tìm đến những vị thánhhiền, thánh nhân hay những tri thức của các vị thánh hiền mà đọc mà suy ngẫm,
Trang 22mà chiêm nghiệm, thẩm thấu những tri thức quý giá đó Đó là thái độ tích cực củangười học, sự kiên quyết theo đuổi trí thức bởi con người sinh ra không phải cái
gì cũng am hiểu, cũng không phải là thiên tài, muốn có được như vậy thì phảikhông ngừng cố gắng trong học tập
Trong Luận ngữ - Công Dã Tràng, Khổng Tử cho rằng: “Phải cố gắngphấn đấu học tập, không xấu hổ khi học hỏi người có địa vị học thức thấp kémhơn mình” Trong quá trình học không được xấu hổ khi phải đi học hỏi, tìmkiếm tri thức của những người tài giỏi hơn mình, cũng đừng ngại hay buồn chánkhi phải học tập cùng với những người thấp kém hơn mình, phải luôn có thái độtrung hòa, khiêm tốn trong quá trình học tập thì người đó mới là người có tài,tránh có thái độ ngang tàn, nghênh ngang đối với bạn học hay đối với việc họctập cần phải có thái độ thật sự cầu thị để tìm hiểu tri thức và đức tính khiêm tốnhọc hỏi bởi chỉ thực sự cầu thị mới có thể đối xử đúng đắn với mình và với mọingười, chỉ có khiêm tốn học hỏi, không xấu hổ khi học hỏi người thấp kém hơnmình thì mới mong tiếp thu được cái hay cái tốt của người khác, bổ sung thiếuhụt của mình để không ngừng tiến bộ
Trong luận điểm: “Có là thì mới biết”, có đoạn trích: “Những người nhỏtuổi mỗi khi gặp việc gì phải làm thì mới biết, không làm thì sao có thể biết màbiết được ” (Lý Viên Tùng Thoại - Ức Luận) Đoạn trích trên nói đến vai tròcủa thực tiên là vô cùng quan trọng trong học tập kiến thức, lý luận nhưng đểvận dụng vào thực tiễn thì đó là là cả một quá trình bởi lý luận chỉ là cách thức,
là phương pháp định hướng chúng ta, còn thực tiễn là môi trường kiểm nghiệm
sự đúng sai của lý thuyết Luận điểm: “Có là thì mới biết” mà tác giả nêu ra ởđây là một vấn đề quan trọng về nhận thức luận cũng là một chân lý không thểnào chối cãi đối với bất kỳ một sự vật nào nếu ta không tiếp xúc với nó, khôngtrải qua thực tế mình làm thì mãi mãi không hiểu, không biết, mãi mãi đứngngoài cuộc bởi vậy cần phải coi trọng thực tiễn, tích cực tham gia hoạt độngthực tiễn Đó là điều rất có lý