Vận dụng phương pháp nêu gương trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 43)

Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Hiện nay tình trạng con người bị tha hóa về nhân cách, về phẩm chất đang là vấn đề nhức nhối và nổi cộm trong xã hội. Bởi ngay từ việc giáo dục con người ở những cấp học nhỏ nhất không được tiến hành một cách triệt để và đúng đắn. Giáo dục Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục những hạn chế trước đó còn tồn đọng cần phải đưa giải pháp nêu gương của Khổng Tử vào việc giáo dục con người. Bởi nêu gương sẽ là một nguồn động lực, là con đường định hướng giúp chúng ta phấn đấu và noi theo. Để phương pháp nêu gương được sử dụng một cách có hiệu quả nhất thì điều quan trọng phụ thuộc vào những nhà giáo dục bởi những nhà giáo dục là người trực tiếp tiến hành truyền tải kiến thức, tri thức tinh hoa của nhân loại cho học trò thì trước hết phải là người giữ được những giá trị về phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực xã hội. Phải là những tấm gương sáng để học trò noi theo nhưng cũng đặc biệt quan trọng không kém phần đạo đức đó là tri thức. Những nhà giáo dục phải là người có tri thức rộng lớn để truyền đạt tri thức và lôi cuốn từ điển bách khoa để cho học trò tìm hiểu, khám phá và khai thác. Bởi học sinh thường lấy luôn hình tượng thầy, cô giáo của

mình làm hình tượng để noi theo. Thầy cô phải là những tấm gương sáng để học trò noi theo chỉ có như vậy thì mới có được những thế hệ học trò tốt được. Thầy cô phải không ngừng hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất đạo đức. Trong quá trình giảng dạy thì các thầy cô cũng phải thường xuyên lấy những hình tượng đẹp, những người có nhân cách tốt để làm bài giảng. Phải có những buổi sinh hoạt tập thể để ca ngợi và tìm hiểu về những danh nhân nổi tiếng hôi tụ cả tài và đức. Rồi phải thường xuyên có những buổi đi sinh hoạt tập thể đến với những nơi nổi tiếng để tìm hiểu về ý chí, nghị lực quyết tâm của những danh nhân, đó là những tấm gương sáng để học trò ngưỡng mộ và noi theo. Trong chương trình đào tạo của các cao cấp cần phải tăng cường giáo dục học sinh thông qua những tấm gương sáng để noi theo đặc biệt là ở cấp học tiểu học thì việc giáo dục học sinh bằng những tấm gương sáng có ý nghĩ và vai trò vô cùng quan trọng bởi nếu ngay từ đầu ta đã giáo dục được trẻ noi theo và lấy những danh nhân làm hình mẫu để phấn đấu thì sẽ có kết quả vô cùng to lớn đối với sự nghiệp giáo dục nhân cách con người. Hay trong quá trình học tập thì cũng có những tấm gương sáng, cố gắng phấn đấu vượt lên hoàn cảnh gia đình để đạt được kết quả cao trong học tập cũng cần được biểu dương, nêu gương để mọi người noi theo, học tập.

Bên cạnh đó người học cũng có vai trò quan trọng trong việc vận dụng phương pháp này bởi người học là chủ thể của quá trình nhận thức. Người học phải không ngừng cố gắng trong hoc tập. Phải lấy những gương người học tốt để làm động lực để bản thân phấn đấu và noi theo. Phải có chí hướng phấn đấu học tập và làm theo những tấm gương tốt trong mọi lĩnh vực. Cần phải học hỏi những bạn trong lớp hay những người xung quanh ta bởi họ cũng chính là những tấm gương sáng có rất nhiều điều mà ta đáng phải học tập. Bản thân người học phải luôn lấy những tấm gương sáng để làm cơ sở, con đường cũng như là động lực để ta phấn đấu. Phải có ý thức tìm tòi, tìm hiểu về cuộc đời và quá trình rèn luyện và phấn đấu của họ để ta có thể nhận thấy được quá trình phấn đấu là vô cùng vất vả và gian khổ. Và như vậy sẽ là động lực để ta cố gắng, phấn đấu. Phương pháp nêu gương của Khổng Tử vẫn luôn có giá trị cho đến ngày hôm

nay nếu như ta biết vận dụng một cách đúng đắn và khoa học vào từng cấp học, ngành học và các đối tượng học. Và chủ tịch Hồ Chí Minh cũng học theo và làm theo phương pháp nêu gương của Khổng Tử trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân.

KẾT LUẬN

Ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước. Vì quan tâm, đầu tư cho giáo dục là sự quan tâm sáng suốt, thiết thực và mang lại kết quả cao bởi nhờ giáo dục mà hàng năm đào tạo cho nước ta một nguồn nhân lực lớn với chất lượng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu xây dựng và triển nước ta hiện nay mà đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế từ đó tiến tới thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vì vậy, cần chú trọng phát triển giáo dục, để sự nghiệp giáo dục ngày càng được nâng lên ngang tầm, sánh vai với nền giáo dục quốc tế thì chúng ta phải chú trọng, quan tâm và đầu tư cho giáo dục cả về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục. Về mặt phương pháp thì bên cạnh việc sử dụng những phương pháp giáo dục hiện đại như phương pháp trò chơi; phương pháp đóng kịch; phương pháp dạy học theo dự án… thì chúng ta cần kế thừa, tiếp thu và sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực của các bậc tiền bối trong lịch sử nhân loại trong đó có phương pháp giáo dục của Khổng Tử. Từ những sự phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, những đóng góp của Khổng Tử về phương pháp giáo dục là vô cùng quan trọng. Do vậy nếu chúng ta biết vận dụng tối những ưu điểm của các phương pháp giáo dục của Khổng Tử như: phương pháp đối thoại gợi mở; phương pháp học đi đôi với hành; phương pháp ôn cũ biết mới và phương pháp nêu gương vào trong quá trình dạy học ở nước ta hiện nay thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học thì tùy vào đặc điểm của từng môn học, bài học, tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng người học mà giáo viên vận dụng các phương pháp đó một cách linh hoạt, sáng tạo. Muốn làm được điều đó thì người giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ sư phạm của bản thân để từ đó người giáo viên có thể điều khiển, tổ chức quá trình dạy học một cách có hiệu quả nhất giúp cho người học có thể lĩnh hội, tiếp thu các tri thức khoa học một cách chủ động và sáng tạo nhất dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Còn người học thì không ngừng tìm tòi, học hỏi

tri thức không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường mà còn ở gia đình và xã hội để từ đó trang bị cho bản thân những tri thức cần thiết để từ đó hoàn thiện nhân cách của mình. Từ đó, góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 43)