Vận dụng phương pháp ôn cũ biết mới trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 38)

Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Hiện nay trong nhà trường, giáo viên là người truyền đạt tri thức chính cho học sinh, truyền đạt những kiến thức trong sách vở, tài liệu để cung cấp thêm tri thức cho học sinh và người học là đối tượng trực tiếp để tiếp nhận, lĩnh

hội tri thức, kiến thức mà người giáo viên truyền đạt. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục hiện nay vẫn ở trình độ thấp, mặc dù học sinh được học rất nhiều nhưng để nắm được kiến thức thì không nhiều bởi trong quá trình học người học sinh vẫn chưa cố gắng học, chưa có sự chuyên tâm vào học tập và không chịu luyện tập, củng cố lại những kiến thức đó để rồi ngày càng bị lãng quên, bị mai một đi. Vậy để vận dụng phương pháp học cũ biết mới cho người học thì cần phải có sự tác động và gắn kết qua lại từ hai phía là người dạy và người học.

Trước hết, đối với người giáo viên phải là người có vốn hiểu biết sâu rộng lĩnh vực mình cần truyền đạt, không ngừng trang bị thêm, hoàn thiện thêm cho mình về mặt tri thức, phải thường xuyên đưa ra các phương pháp giảng dạy khác cho người học để tránh nhàm chán trong một phương pháp và trong quá trình truyền đạt tri thức thì cần phải có sự kết hợp qua lại các phương pháp khác nhau và đặc biệt quan trọng là tri thức truyền đạt phải phù hợp với năng lực cũng như vốn hiểu biết của học sinh, tránh sự sai lệch và xa vời trong truyền đạt tri thức. Cùng với đó giáo viên phải là người có phương pháp tốt, có những kĩ năng sư phạm để truyền đạt thông tin và những kiến thức một cách hiệu quả nhất để người học có thể lĩnh hội một cách hiệu quả nhất. Phải biết khơi nguồn và phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tư duy của người học.

Thứ hai, đối với người học, trước hết phải có một thái độ học tập nghiêm túc, chuyên tâm trong khi nghe giảng, phải thật sự nghiêm chỉnh, chú ý, say sưa nghe giảng để có thể thấu hiểu được những tri thức, tinh hoa của nhân loại. Đó là việc ở trên lớp, nhưng cũng vô cùng quan trọng đó là khi về nhà thì để biến những tri thức trên sách vở và trên lớp thành những kiến thức của mình thì cần phải ôn luyện lại, rèn luyện lại, xem lại sách vở, tài liệu đã ghi chép trên lớp, phải thường xuyên học lại, cũng cố kiến thức mình đã được học như vậy cũng chính là tự hoàn chỉnh cho mình về mặt tri thức. Cùng với đó để có thể lắm vững kiến thức một cách sâu sắc hơn thì cần phải học hỏi bạn bè, có những lớp học nhóm để cùng nhau kiểm tra kiến thức của bản thân mình. Để kiến thức thêm sâu sắc hơn thì người học phải chủ động tìm hiểu thêm trong sách báo hay ở các phương tiện thông tin đại chúng. Phải nắm vững và nắm chắc những kiến

thức và những gì mình đã được học. Phải cố gắng phấn đấu, chịu khó học hỏi, tìm tòi tri thức để tự hoàn thiện bản thân. Điều quan trọng nữa là phải thường xuyên xem lại những kiến thức mình đã được học bởi từ việc xem lại vậy sẽ giúp ta nảy sinh được những ý tưởng, những sáng kiến mới. Phải có sự ghi chép một cách cẩn thận và thật chính xác, khoa học vì đó là nguồn tài liệu để ta học tập và ôn lại kiến thức mình đã được học.

Trong quá trình dạy học thì giữa người dạy và người học cần phải có sự kết hợp, hợp tác để quá trình dạy học đạt được kết quả tốt nhất.Việc vận dụng phương pháp ôn cũ biết mới có thể tăng khả năng tiếp nhận tri thức của người học, bởi tri thức luôn là nền tảng để ta vươn xa trong cuộc sống, có tri thức sẽ thực hiện được những ước mơ, những hoài bão và lý tưởng mà mình đề ra, cũng như để xây một ngôi nhà cần có một cái móng vững chắc thì mới dựng lên một ngôi nhà tốt được.

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w