Vận dụng phương pháp học đi đôi với hành trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 36)

dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Hiện nay nền giáo dục nước ta đang rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đó là do việc đào tạo ra quá nhiều cán bộ nhưng lại không được kiểm nghiệm qua thực tế, những kiến thức được học không được áp dụng vào thực tiễn hay vận dụng để kiểm tra đánh giá. Tình trạng những cán bộ trẻ ra trường va chạm thực tiễn đã thất bại hay cảm thấy bỡ ngỡ trước công việc. Đó là một sự thât đáng buồn với nền giáo dục nước ta bởi trong quá trình đào tạo thì việc đưa ra những buổi thực hành hay những giờ thực tế, khảo sát thực nghiệm thì hầu như rất ít hoặc không có mà chỉ là những lý thuyết suông không được kiểm nghiệm hay va chạm vào thực tiễn. Tình trạng coi nhẹ thực tiễn vẫn đang là vấn đề cấp bách của nền giáo dục nước ta mà từ thời cổ đại, Khổng Tử - một nhà giáo dục kiệt xuất của nhân loại đã đưa ra những phương pháp giáo dục vô cùng quý giá, trong đó có phương pháp “học đi đôi với hành”. Đó là chủ trương lý luận phải gắn liền với thực tiễn, coi thực tiễn là cơ sở để kiểm nghiệm, để đánh giá sự đúng sai của chân lý. Vậy đối với nền giáo dục ở nước ta hiện nay việc vận dụng phương pháp “học đi đôi với hành” của Khổng Tử là một vấn đề cấp thiết để phương pháp đó đem lại kết quả tối ưu thì cần phải có sự kết hợp giữa người dạy, người học và nhà quản lý.

Trước hết, đối với người giáo viên phải là người có sự am hiểu chuyên sâu, có trình độ học vấn, có những phương pháp, cách thức học tập hữu hiệu để tạo sự lôi cuốn, cuốn hút người học, cần phải đưa những biện pháp tốt để tăng khả năng kích thích sự ham muốn của người học, phải có sự phân bố những tiết học hợp lý và học lý thuyết để cung cấp tri thức cho người học nhưng cũng phải có những buổi thực tế kiểm nghiệm những tri thức đã trình bày, phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, học tập phải đi đôi với thức hành, thường xuyên có những buổi thực tế trên lớp hoặc những buổi thực tế ngoài giờ học để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Những bài giảng của các thầy, cô phải gắn với thực tiễn mang hơi thở thực tiễn. Phải thường xuyên trau dồi kiến thức với thực tiễn.

Thứ hai, đối với người học đầu tiên phải nắm được những tri thức mà giáo viên truyền dạy để có thể cung cấp và tự hoàn thiện về mặt tri thức, phải thường xuyên tham gia những buổi thực hành, những giờ thực tế, những buổi khảo sát thực tiễn. Phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Không chỉ dùng lại ở đó, người học cũng có thể tự chủ động tham gia vào các câu lạc bộ học tập hoặc lập những nhóm học tập và cùng nhau thực hành những gì đã học tập, rèn luyện. Cùng với đó là người học phải có sự ghi chép một cách đầy đủ và khoa học. Phải thường xuyên ôn lại những kiến thức đã được học. Phải thường xuyên trao đổi với bạn bè, phải đi sâu vào thực tế để những kiến thức mình được học có thể được kiểm nghiệm và minh chứng. Học tập phải kết hợp với thực nghiệm luôn phải song hành với nhau. Người học phải chủ động đi sâu vào thực tiễn bằng cách đem những kiến thức mình học được áp dung vào thực tiễn. Phải tự tiến hành những buổi điều tra, xem những kiến thức mình được học có đúng đắn hay không. Tự mở những nhóm học tập, những lớp học nhóm, tham gia vào các buổi làm thí nghiệm hay những bài thu hoạch để khảo sát những kiến thức mình được học có gắn liền với thực tiễn hay không. Cùng với đó là phải có những cuốn sổ tay để ghi chép lại kiến thức bản thân đã lĩnh hội được.

Một nhân tố cũng vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định dẫn đến việc vận dụng phương pháp “học đi đôi với hành” có thành công hay không đó là nhờ vào các nhà quản lý. Điều cần phải bàn luận đó là các nhà quản lý phải có sự phân bố hợp lý, khoa học về chương trình đào tạo, cần phải phân bố những tiết thực hành đan xen vào những buổi học lý thuyết, tránh tình trạng lý thuyết nhiều quá mà không có thực hành, phải có những chương trình đào tạo phù hợp, sáng tạo, khoa học với mỗi cấp học, bậc học. Những quyết định đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta.

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 36)