1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI QUAN hệ GIỮA các CHỈ TIÊU THỐNG kê lưu CHUYỂN HÀNG hóa, ý NGHĨA của mối QUAN hệ đó TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DOANH NGHIỆP

10 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 47,25 KB

Nội dung

Chỉ tiêu bán hàng: Bán hàng là một khâu quan trọng trong hệ thống lưu chuyển hàng hóa,là nhân tố quan trọng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp,ảnh hưởng rất lớn đến việc tồn tại và phát

Trang 1

Đề tài: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thống kê lưu chuyển hàng hóa, ý nghĩa của mối quan hệ đó trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Chỉ tiêu bán hàng:

Bán hàng là một khâu quan trọng trong hệ thống lưu chuyển hàng hóa,là nhân tố quan trọng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp,ảnh hưởng rất lớn đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì vậy việc thống kê tốt các chỉ tiêu bán

ra giúp các DNTM có phương hướng xác định việc tiêu thụ hàng hóa để quay vòng vốn cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Để thực hiện tốt hoạt động bán hàng DN phải thống kê được các chỉ tiêu bán ra,để thực hiện được việc này thì trong quá trình thống kê cần có sự liên hệ với các chỉ tiêu thống kê mua vào và dự trữ hàng hóa đảm bảo được lượng hàng hóa cần thiết tránh tình trạng hàng hóa không đủ bán hoặc dư thừa quá nhiều đảm bảo cho việc lưu chuyển hàng hóa được diễn ra một cách tốt nhất.Trong hoạt động bán ra các chỉ tiêu thống kê có mối liên hệ với hoạt động mua và dự trữ như sau:

* Chỉ tiêu khối lượng hàng hóa bán ra:đây là chỉ tiêu phản ánh lượng hàng

hóa bán ra trong kỳ của từng loại hàng hóa từ việc thống kê chỉ tiêu trên giúp cho

DN có thể thống kê được lượng hàng hóa cần mua vào là bao nhiêu,chủng loại như thế nào để có thể đáp ứng đủ nhu cầu bán ra theo chỉ tiêu đã thống kê giúp DN giảm thiểu tình trạng mua vào không đủ bán ra hoặc mua thì nhiều bán ra lại ít,không những thế việc thống kê chỉ tiêu bán ra còn giúp DN nghiên cứu được chỉ tiêu dự trữ để đảm bảo mức dự trữ như thế nào là hợp lý nhất giúp hoạt động lưu chuyển hàng hóa diễn ra thông suốt không gặp vấn đề thiếu hàng dự trữ hoặc dự trữ quá lớn gây ứ đọng vốn của DN.Để có thể thống kê được các chỉ tiêu trên DN cần nghiên cứu thị trường và dựa vào kết quả của kỳ trước để thống kê các chỉ tiêu sao cho hợp lý và gần với thực tế mức chênh lệch là không quá lớn,không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

* Chỉ tiêu mức bán ra:phản ánh giá trị hàng hóa bán ra trong kỳ của từng

loại hàng hóa hoặc toàn hóa gồm mức bán chung và mức bán thuần túy:

Dựa vào chỉ tiêu trên doanh nghiệp có thể thực hiện được kế hoạch mua hàng như thế nào để đáp ứng trong nội bộ doanh nghiệp và bán ra ngoài cho phù hợp,thời điểm mua hàng,dự trữ hàng như thế nào lá cần thiết và hiệu quả nhất

Trang 2

* Chỉ tiêu kết cấu hàng hóa bán ra:khi biết được kết cấu hàng hóa bán ra thì

doanh nghiệp có thể thống kê được chỉ tiêu mua cho từng loại hàng hóa,hàng hóa nào chiếm tỷ trọng lớn,hàng hóa nào chiếm tỷ trọng nhỏ để có thể mua cho phù hợp,vì doanh nghiệp thương mại thường kinh doanh nhiều mặt hàng

Và chủng loại khác nhau sẽ không có sự cân bằng cho từng loại hàng hóa bán ra có mặt hàng bán rất nhiều nhưng cũng có mặt hàng tiêu thụ ít khi không nắm rõ chỉ tiêu này doanh nghiệp không thể mua hàng theo đúng yêu cầu,hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn thì lại mua ít.hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ lại mua nhiều không đảm bảo được hoạt động lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và cũng tương tự như thế nếu không biết được chỉ tiêu kết cấu hàng bán của từng mặt hàng thì doanh nghiệp sẽ không dự trữ đúng số lượng hàng cần thiết cho việc bán ra hoặc dự trữ quá lớn đối với những mặt hàng không cần thiết

Trong DNTM thống kê các chỉ tiêu bán hàng là quan trọng và cần thiết, thống kê bán hàng tốt giúp cho DN quản lý tốt để điều hành quá trình mua vào hàng hóa hợp lý và dự trữ không bị ứ đọng, vòng lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế

Trong thực tiễn dựa vào các chỉ tiêu bán hàng thực tế của kỳ kinh doanh,

DN sẽ căn cứ đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu bán hàng và kế hoạch thu mua hàng hóa hợp lý và cân bằng giữa hàng hóa đang dự trữ trong DN để thực hiện tốt quá trình lưu chuyển cung cấp hàng hóa và mang lại hiệu quả nhất cho DN

Chỉ tiêu bán hàng thống kê chính xác và kịp thời sẽ giúp các các chỉ tiêu mua vào

2 Chỉ tiêu mua vào:

Hàng hóa mua vào của Doanh Nghiệp Thương Mại là toàn bộ khối lượng hoặc giá trị hàng hóa Doanh Nghiệp mua vào trong kỳ ,để đảm bảo nhu cầu bán ra hoặc để phục vụ cho hoạt động sản xuất , gia công của Doanh Nghiệp trong thời kỳ đó

Mua hàng có vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp ,là khâu khởi đầu của hoạt động thương mại sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp.Có giai đoạn này hoặc thực hiện tốt giai đoạn này mới thực hiện tốt các khâu tiếp theo của quá trình lưu thông,lưu chuyển hàng hóa

Trang 3

Vì mua vào là khâu đầu tiên,khởi đầu cho cho hoạt động động kinh doanh của Doanh Nghiệp.Do vậy,Doanh Nghiệp cần phải lập nên được các kế hoạch cũng như nhu cầu về hàng hóa trong kỳ kinh doanh đó

Thống kê nhu cầu là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đưa ra kế hoạch thu mua hàng hóa trong kỳ của Doanh Nghiệp

Nếu như nhu cầu tiêu dùng của dân cư về một loại hàng hóa nào đó cao thì lượng mua vào của hàng hóa tất nhiên phải lớn hơn khi nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa đó thấp hoặc hầu như không có

Và nhu cầu tiêu dùng của dân cư lại phụ thuộc vào mức sống hay mức thu nhập của họ

Lúc này trong khâu mua vào cần phải tìm hiểu phân tích thống kê rõ hơn các nhân tố trên để phục vụ tốt hơn trong công tác thu mua tránh tình trạng hàng mua quá nhiều hay quá ít so với nhu cầu và khả năng tiêu thụ của Doanh Nghiệp,từ

đó có thể ảnh hưởng lớn đến lượng hàng tồn kho,làm ứ đọng vốn,không thể tiến hành quá trình tái sản xuất kinh doanh cho kỳ tiếp theo của Doanh Nghiệp tốt hơn.Và nếu như khâu thu mua ban đầu không được thực hiên tốt sẽ tạo áp lực lớn dẫn đến việc thực hiện không hiệu quả ở khâu bán ra làm cho hoạt động kinh doanh chung của Doanh Nghiệp không hiệu quả

Để đánh giá mức độ hiệu quả trong khâu mua vào của Doanh Nghiệp ta căn

cứ vào khối lượng hàng hóa mua vào,chất lượng hàng hóa và mức mua vào

Về mặt số lượng của hàng hóa mua vào Doanh Nghiệp cần chú trọng quan tâm đến các yếu tố nhân lực,sử dụng phương tiện vận chuyển tối ưu để tiếp nhận hàng hóa sao cho hiệu quả và phù hợp nhằm tránh thất thoát.Mặt khác, Doanh Nghiệp cần chuẩn bị dung tích diện tích kho bãi để gìn giữ bảo quản hàng hóa

Về mặt chất lượng của hàng hóa mua vào:Chất lượng là chỉ tiêu quan trọng của hàng hóa mà ta đang nói là hàng hóa mua vào.Chất lượng của hàng hóa ở khâu mua vào ảnh hưởng đến khâu bán ra bởi lẽ chất lượng hàng hóa là một chỉ tiêu quan trọng mà người tiêu dùng luôn quan tâm.Chất lượng hàng hóa tốt thì khâu tiêu thụ của Doanh Nghiệp được thực hiện tốt và nhanh hơn,từ đó làm cho mức dự trữ hàng hóa của Doanh Nghiệp giảm xuống.Vốn và chu trình kinh doanh của Doanh Nghiệp quay vòng nhanh hơn

Để đánh giá chất lượng của hàng hóa ta sử dụng chi tiêu tỷ lệ hàng hóa kém phẩm chất,mức phẩm cấp

* Tỷ lệ hàng kém chất lượng:

Trang 4

+ Đối với một loại hàng hóa:

Khối lượng hàng kém phẩm chất

d k = - x 100%

Khối lượng hàng hóa mua vào

+ Đối với nhiều loại hàng hóa:

Tổng trị giá hàng thứ phẩm tính theo giá hàng tốt

d k = - x 100%

Tổng giá trị hàng mua vào tính theo giá hàng tốt

Chỉ tiêu hàng kém phẩm chất càng nhỏ chứng tỏ chất lượng hàng mua vào cao,khâu mua vào đạt hiệu quả và ngược lại

*Mức phẩm cấp (loại 1,2,3):

Khối lượng hàng loại 1 + Tỷ lệ hàng hóa loại 1 = - *100%

Khối lượng hàng hóa mua vào

+ Chỉ số phẩm cấp bình quân:

IK =

1 0

K K

Mức mua vào còn gọi là tổng trị giá mua vào,là toàn bộ giá trị hàng hóa mua vào trong một thời kỳ của DNTM.Chỉ tiêu mức mua vào được tính cho từng loại hàng,và toàn bộ hàng hóa mua vào.Chỉ tiêu mức mua vào phản ánh số vốn bằng tiền mà Doanh Nghiệp bỏ ra để mua hàng hóa,qua đó thấy được vai trò của Doanh Nghiệp đối với thị trường

Tuy nhiên,để khâu mua vào của Doanh Nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, Doanh Nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp thích hợp và đáng tin cậy nhất nhằm đảm bảo cho nhu cầu chất lượng hàng hóa là tốt nhất với mức chi phí phù hợp nhất.Mặt khác,Doanh Nghiệp cần thực hiện chiến lược mua hàng với nhiều nhà cung cấp cùng một lúc để hạn chế rủi ro,gián đoạn trong quá trình kinh doanh

Như vậy,khâu mua vào trong quá trình lưu chuyển hàng hóa có mối quan hệ

và ảnh hưởng lớn đến khâu tiêu thụ( bán ra) và khâu dự trữ hàng hóa của Doanh Nghiệp

Trang 5

Dđ m

N đb =

3 Chỉ tiêu dự trữ:

Dự trữ là toàn bộ hàng hóa còn nằm lại trong khâu lưu thông trong một thời gian nhất định để đảm bảo quá trình lưu chuyển hàng hóa được tiến hành thường xuyên liên tục

Dự trữ hàng hóa là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu

dự trữ không đủ mức để bán thì sẽ thiếu hàng hóa để bán, ngược lại dự trữ quá nhiều sẽ dẫn đến ứ đọng hàng hóa, chi phí cao ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Muốn đạt dược các mục tiêu trên chức năng dự trữ phải đạt được các mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu an toàn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khối lượng hàng hóa dự trữ để đảm bảo bán ra thường xuyên, liên tục

- Mục tiêu kinh tế đảm bảo chi phí cho dự trữ ít nhất

 Các chỉ tiêu thống kê hàng hóa dự trữ:

- Khối lượng hàng hóa dự trữ: phản ánh lượng hàng hóa dự trữ của từng loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định

- Mức dự trữ: phản ánh giá trị hàng hóa dự trữ của từng loại hàng hay toàn bộ hàng hóa tại một thời điểm nhất định

+ Theo giá mua: phản ánh số vốn hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp là cơ sở

để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

+ Theo giá bán là cơ sở để đánh giá mức độ đảm bảo lưu chuyển hàng hóa của hàng hóa dự trữ tính toán các chỉ tieu phản ánh tốc độ chu chuyển hàng hóa

- Số ngày đảm bảo lưu chuyển hàng hóa là thời gian để hàng hóa dự trữ ở đầu

kỳ có thể đảm bảo bán ra trong thời gian tới

Trong đó: Nđb: số ngày đảm bảolưu chuyển hàng hóa

Nđ: dự trữ đầu kỳ

M: mức bán (mức doanh thu) bình quân 1 ngày

Quá trình dự trữ hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp Lượng hàng hóa tồn đọng trong kho phản ánh trực tiếp đến số lượng hàng hóa mua vào và bán ra Doanh nghiệp phải đảm bảo lượng hàng hóa mua vào với khoản chi phí hợp lý nhất để lượng hàng hóa tiêu thụ

Trang 6

càng nhiều càng tốt và tính toán khoản dự trữ thích hợp để không gây ứ đọng vốn

và các thiệt hại trong khâu dự trữ

Doanh nghiệp thương mại luôn mong muốn số lượng hàng tiêu thụ là nhiều nhất để tối ưu hóa lợi nhuận và bù đắp tất cả các khoản chi phí Tuy nhiên việc tính toán trong khâu mua vào và dự trữ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong lĩnh vực hàng tồn kho đảm bảo quá trình lưu chuyển hàng hóa luôn diễn ra thông suốt phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Dự trữ hàng hóa ảnh hưởng đến quá trình mua vào và bán ra của doanh nghiệp Dự trữ hàng hóa hợp lý giúp cho quá trình mua vào cân bằng, đảm bảo cung cấp kịp thời hàng hóa để tiêu thụ tốt và không bị thiếu hụt, hay dôi thừa gây

ra tổn thất đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ở doanh nghiệp thương mại khâu dự trữ là quan trọng và rất cần thiết để quá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra đều đặn và có nguồn cung ứng kịp thời cho nhu cầu thị trường giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn bị động khi mua và bán hàng hóa Dự trữ như thế nào, số lượng bao nhiêu, công tác bảo quản hàng hóa để tránh hao hụt ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng hàng hóa

Khối lượng hàng hóa dự trữ ảnh hưởng đến quá trình mua vào và bán ra của hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại Khối lượng hàng dự trữ nhiều là do doanh nghiệp mua vào nhiều như vậy sẽ không gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa, giúp cho doanh nghiệp luôn chủ động trong quá trình cung ứng nguồn hàng Nhưng nếu hàng dự trữ nhiều mà khâu bán ra không tốt thì sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng vốn của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp phải luôn làm tốt cả khâu mua

và khâu bán hàng hóa

Mức dự trữ của hàng hóa phản ánh được giá trị của hàng hóa tại một thời điểm nhất định được thể hiện theo giá mua và giá bán của hàng hóa Ở khâu mua giá trị của hàng hóa thể hiện được giá vốn của hàng mua là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì khi doanh nghiệp có lượng hàng dự trữ nhiều thì chứng tỏ doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư lớn và khả năng huy động vốn tốt Đây là những thế mạnh để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thương mại đầy phức tạp và luôn biến động Ở khâu bán giá cả hàng hóa của doanh nghiệp được coi là cơ sở để đánh giá mức độ lưu chuyển hàng hóa dự trữ tính toán các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp Giá cả hàng hóa ở khâu bán phản ánh giá bán của doanh nghiệp Gía bán thể hiện doanh thu của doanh nghiệp, lượng hàng bán ra nhiều hay ít tùy thuộc vào giá bán của hàng hóa

Số ngày đảm bảo lưu chuyển hàng hóa là thời gian để hàng hóa dự trữ ở đầu

kỳ có thể đảm bảo bán ra trong thời gian tới Như vậy doanh nghiệp có thể xác

Trang 7

định được thời gian và số lượng hàng dự trữ bán được để có biện pháp tổ chức tốt quá trình dự trữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh liên tục và luôn đáp ứng kịp thời mọi sự biến động của thị trường

Vậy dự trữ hàng hóa là sự tồn tại khách quan để đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường

II Ý nghĩa và liên hệ thực tiễn

1 Ý nghĩa

Qúa trình lưu chuyển hàng hóa chính là quá trình mua vào, bán ra và tính toán dữ trữ hàng hóa trong kỳ.Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết ,gắn kết với nhau để đảm bảo quá trình lưu chuyển diễn ra thông suốt và việc kinh doanh tiến triển

Lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với doanh nghiệp thương mại

- Đối với nền kinh tế lưu chuyển hàng hóa đảm bảo cho qúa trình tái sản xuất được tiến hành bình thường

- Lưu chuyển hàng hóa là cầu nối giữa các ngành các vùng, giữa kinh tế trong nước và nước ngoài

- Lưu chuyển hàng hóa có tác dụng trong việc thực hiện phân phối theo lao động, ổn định đời sống của dân cư

- Đối với Doanh nghiệp thương mại, lưu chuyển hàng hóa là kết quả khởi đầu của hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, là tiền đề tạo ra nguồn thu nhập cho Doanh nghiệp thương mại Việc quản lý tốt mua và bán sẽ đảm bảo được dự trữ thích hợp không gây ứ động vốn của Doanh nghiệp

Để định hướng được chiến lược thì các nhà quản lý phải nắm rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thống kê lưu chuyển hàng hóa (mua, bán và dự trữ) Đối với những DN thương mại kinh doanh những mặt hàng có chu kỳ ngắn (rau củ, hàng thực phẩm ) việc mua bán và dự trữ thì việc lưu chuyển hàng hóa phải với tốc độ nhanh so với các mặt hàng khác Đối với các DN kinh doanh các mặt hàng theo mùa vụ (quần áo, cơ điện lạnh ) thì tốc độ lưu chuyển hàng hóa sẽ biến động tùy theo nhu cầu của từng thời vụ Còn đối với các DN kinh doanh những mặt hàng tiêu dùng cá nhân hàng ngày (xà phòng, kem đánh răng ) thì dự trữ không cần quá lớn, tốc độ lưu chuyển đều đặn để kịp thời cung cấp hàng hóa Với những DN kinh doanh tổng hợp (siêu thị, ), tùy mặt hàng mà DN lựa chọn loại hình lưu

Trang 8

chuyển thích hợp Nói chung, các chỉ tiêu thống kê lưu chuyển hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, giúp các nhà quản lý lập kế hoạch tốt cho phù hợp để đạt được mục tiêu lợi nhuận tốt nhất, tăng hiệu quả kinh doanh của DNTM

2 Liên hệ thực tiễn tại: Công ty cổ phần xây dựng An Hải

-Địa chỉ: Tổ 95-khu Đồn Điền-P.Hà Khẩu-TP Hạ Long-Tỉnh Quảng Ninh

- Công ty kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng

- Thời gian nghiên cứu: 2 tháng cuối năm 2011

a, Số liệu thực tế tại công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG AN HẢI

Địa chỉ: Tổ 95- khu Đồn điền-P.Hà Khẩu-TP Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh

Bảng báo cáo nhập/xuất hàng

Từ 1/12 đến hết ngày 31/12/2011

Đvị: Nghìn đồng

stt Mặt hàng Kế hoạch Thực hiện

Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra

b,Phân tích tình hình LCHH của công ty trong 12 năm 2011

Bảng phân tích tổng hợp thực hiện kế hoạch LCHH

Đơn vị: nghìn đồng

Trang 9

Nhận xét

* Phân tích chung: Công ty chưa hoàn thành kế hoạch luân chuyển hàng hóa: Mua chỉ đạt 97,003962%, thiếu 2,996038% tương ứng thiếu 56691 nghìn đồng hay 56,691 triệu đồng Bán hoàn thành kế hoạch, đạt 109,52055%, vượt mức

9,52055%, tương ứng 154508 nghìn đồng hay 154,508 triệu đồng Thực hiện kế hoạch tăng dự trữ nhưng so với kế hoạch thiếu 211199 nghìn đồng hay 211,199 triệu đồng

* Phân tích cụ thể:

- Mặt hàng xi măng: Mua hoàn thành kế hoạch, đạt 101,92445%, vượt mức

1,92445% tương ứng 13977 nghìn đồng hay 13,977 triệu đồng Bán hoàn thành kế hoạch, đạt 102,62266%, vươt mức 2,62266% tương ứng 18907 nghìn đồng hay 18,907 triệu đồng Chưa thực hiện được kế hoạch tăng dự trữ, so với kế hoạch thiếu 4930 nghìn đồng hay 4,930 triệu đồng

- Mặt hàng thép: Mua chưa hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 94,049468%, thiếu

5,950532% tương ứng thiếu 66311 nghìn đồng hay 66,311 triệu đồng Bán hoàn thành kế hoạch, đạt 115,86613%, vượt mức 15,86613% tương ứng 136830 nghìn đồng hay 136,830 triệu đồng Chưa thực hiện được kế hoạch tăng dự trữ, so với kế hoạch thiếu 203141 nghìn đồng hay 203,141 triệu đồng

- Mặt hàng đinh: Mua hoàn thành kế hoạch, đạt 121,32353%, vượt mức

21,32353% tương ứng 870 nghìn đồng Mua hoàn thành kế hoạch, đạt 148,05237% vượt mức 48,05237% tương ứng 1468 nghìn đồng hay 1,468 triệu đồng Chưa thực hiện được kế hoạch tăng dự trữ, so với kế hoạch thiếu 598 nghìn đồng

- Mặt hàng gạch: Mua hoàn thành kế hoạch, đạt 105,60636%, vượt mức 5,60636% tương ứng 846 nghìn đồng Bán chưa hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 84,213529% thiếu 15,785471% tương ứng thiếu 1626 nghìn đồng hay 1,626 triệu đồng Chưa thực hiện được kế hoạch dự trữ, so với kế hoạch thừa 2472 nghìn đồng hay 2,472 triệu đồng

- Các mặt hàng khác: Mua chưa hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 81,24054% , thiếu 18,75946% tương ứng thiếu 6073 nghìn đồng hay 6,073 triệu đồng Bán chưa hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 95,915643%, thiếu 4,084357% tương ứng thiếu 1071 nghìn

Trang 10

đồng hay 1,071 triệu đồng Chưa thực hiện được kế hoạch tăng dự trữ, so với kế hoạch thiếu 5002 nghìn đồng hay 5,002 triệu đồng

* Kết luận: Tất cả các mặt hàng đều chưa hoàn thành kế hoạch LCHH, mặt hàng xi măng, thép, đinh và các mặt hàng khác thiếu hàng hóa dự trữ nên cần mua thêm hàng hóa dự trữ, mặt hàng gạch thừa hàng hóa dự trữ nên cần tăng bán

Ngày đăng: 13/05/2016, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w