Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
635 KB
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn : Sau hơn 20 năm đổi mới, trên cơ sở đa dạng hóa chế độ sở hữu, thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã phát triển nhanh chóng, có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Song bản thân kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế ; môi trường kinh doanh còn nhiều bất lợi; việc xác định vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa rõ ràng, chưa nhất quán gây nhiều trở ngại cho sự phát triển kinh tế tư nhân. Trong quá trình hội nhập kinh tế, sau 12 năm đàm phán, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO. Điều đó, tác động đến nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng phải đương đầu với những cơ hội và thách thức mới trong tiến trình hội nhập tham gia xây dựng tỉnh Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010 theo Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh. Sau 20 năm, kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng với tốc độ cao song vẫn còn dưới mức tiềm năng so với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn nội lực của tỉnh. Cơ cấu thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa hợp lý, nguồn vốn trong nước trên địa bàn chưa được khai thác và phát huy tốt. Từ đó vấn đề nghiên cứu, phân tích thực trạng và định hướng “Phỏt triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong hội nhập kinh tế quốc tế” trở nên cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu : Lịch sử ra đời và phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường. Trên thế giới, tùy theo 1 đặc điểm, hoàn cảnh của từng nước, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân rất phong phú, đa dạng. Từ thập niên 1990 đến nay, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như : Trung quốc, Nga, các nước Trung và Đông Âu, đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kinh tế tư nhân. Ở nước ta, từ Đại hội VI của Đảng để ra đường lối đổi mới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kinh tế tư nhân dưới nhiều góc độ khác nhau như : quan điểm nhận thức, chính sách, quản lý nhà nước, môi trường kinh doanh, đội ngũ doanh nhân, vai trò vị trí kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần mà nổi bật là những công trình nghiên cứu : 1. Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí : Khu vực kinh tế phi chính quy NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. 2. Hà Huy Thành : Thành phần kinh tế cá thể, tiểu thủ và tư bản tư nhân. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 3. GSTSNguyễn Thanh Tuyền : Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006. 4. PGS.TS Vũ Văn Phúc : Kinh tế tư nhân - quan niệm, thực trạng và giải pháp phát triển. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, số ra ngày 23/12/2005. 5. Vũ Quốc Tuấn : Doanh nghiệp, doanh nhân trong kinh tế thị trường. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Ở tỉnh Đồng Nai, đã có nhiều đề tài nghiên cứu kinh tế xã hội của địa phương. Hầu hết các công trình nghiên cứu về các ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể như : Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ; sự hình thành các khu công nghiệp ; công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với kinh tế 2 tư nhân, song vẫn còn ít công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm gia tăng tỷ lệ vốn đầu tư trong nước so với đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu nêu trên, đề tài nghiên cứu thành phần kinh tế tư nhân ở cấp độ địa phương (nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam) trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần vào lý luận và thực tiễn của đất nước và địa phương. 3. Mục đích nghiên cứu : - Phân tích những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân, từ đó làm rừ tớnh tất yếu và những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân ở Đồng Nai trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Phân tích thực trạng sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn (2006-2010) theo Nghị quyết Đại hội VIII của tỉnh Đảng bộ Đồng Nai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu : Trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai - một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điễm phía nam - có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng đa dạng và dồi dào. Thời gian nghiên cứu : Chủ yếu là sau 20 năm đổi mới (1986-2005). 5. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp logic - lịch sử, các phương pháp khác nhau : phân tích tổng 3 hợp, hệ thống hóa, sưu tầm khảo sát và phương pháp tổng kết thực tiễn, trừu tượng hóa để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra. 6. Đóng góp của luận văn : Góp phần làm rõ hơn lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương : Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương 3 : Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRấN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. 1.1.1. Bản chất kinh tế của kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân gắn liền với vấn đề sở hữu. Sở hữu là quan hệ giữa con người và con người, trong quá trình sản xuất, phản ánh quá trình chiếm hữu của cải vật chất mà sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Nó là mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, vận động và biến đổi cùng với hệ thống kinh tế - xã hội. Khi nhà nước xuất hiện, các quan hệ sở hữu được thể chế hóa bằng pháp luật hình thành chế độ sở hữu. Nó qui định các quyền: sử dụng, định đoạt, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp … và thực hiện các lợi ích của chủ thể. Quan hệ sở hữu còn chứa đựng nội dung kinh tế - xã hội gắn liền với quan hệ tổ chức - quản lý; với quan hệ phân phối thông qua các lợi ích kinh tế. Hình thức sở hữu là cơ sở khách quan của sở hữu tương ứng với những trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xã hội loài người đó trãi qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau, từ sở hữu bộ lạc đến các hình thức sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, cho đến nay, chỉ tồn tại 3 hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân , sở hữu hỗn hợp. Trong một hình thái kinh tế - xã hội, duy trì cựng lỳc nhiều hình thức sở hữu là một tất yếu khách quan. Sự tác động lẫn nhau giữa sở hữu và các hình thức kinh tế được nối liền qua khâu trung gian là lợi ích kinh tế. Sự tương tác lẫn nhau giữa các lợi ích điều chỉnh các hình thức sở hữu cho phù hợp với tính chất và trình độ 5 của lực lượng sản xuất, khơi dậy động lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sở hữu không phải là động lực trực tiếp nhưng chính quan hệ sở hữu lại quyết định bản chất, cơ cấu hệ thống lợi ích kinh tế và trở thành nguồn gốc sâu xa của động lực kinh tế . Ở Việt Nam, từ Đại hội VI đến Đại hội X Đảng ta đã khắc phục nhận thức giản đơn về cỏc khõu, cỏc hình thức biểu hiện , các mối quan hệ của sở hữu bằng thay đổi quan niệm về sở hữu, chuyển từ việc xem sở hữu là mục đích sang xem sở hữu vừa là mục đích, vừa là phương tiện. Bản chất của sở hữu trong chủ nghĩa xã hội là góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, là phát triển lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Sở hữu tư nhân, xét về nguồn gốc lịch sử là hình thức sở hữu tồn tại lâu dài qua nhiều phương thức sản xuất. Nó là hệ quả trực tiếp của quyền tự do cá nhân, phát huy mọi tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân. Sở hữu tư nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tư nhân trong chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất. Cho đến nay, những động lực do sở hữu tư nhân tạo ra khó có hình thức nào thay thế được nó. Sở hữu tư nhân về quá trình sản xuất là cơ sở ra đời khu vực kinh tế tư nhân. Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế tư nhân. Có quan niệm cho rằng, kinh tế tư nhân đồng nghĩa với kinh tế tư bản tư nhân. Có quan niệm đồng nhất kinh tế tư nhân với kinh tế ngoài quốc doanh. Có quan niệm cho rằng kinh tế có 100% vốn nước ngoài (thuộc sở hữu tư nhân nằm trong kinh tế tư nhân). Ở Việt Nam , Đại hội X của Đảng, xác định khu vực kinh tế tư nhân gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động với hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Trong đó, kinh tế cá thể , tiểu chủ dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất qui mô nhỏ, dựa vào sức lao động của chính họ giá trị thặng dư không đáng 6 kể. Kinh tế tư bản tư nhân là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất của một hay nhiều chủ, có sử dụng lao động làm thuê, hoạt động độc lập, chủ thể tư bản đồng thời là chủ doanh nghiệp. Sở hữu tư nhân lớn ra đời trên cơ sở tích tụ tư bản và sử dụng lao động làm thuê. Phần lớn giá trị thặng dư (m) được nó tích lũy để tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo ra ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư (m). Theo luật Doanh nghiệp năm 1999, sau đó được hoàn thiện thành Luật doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực vào 01/7/2006 thì việc tổ chức quản lý sản xuất của kinh tế tư bản tư nhân được biểu hiện ở mô hình doanh nghiệp gồm có : Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân. Về quan hệ phân phối, trong kinh tế tư nhân, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Đối với kinh tế cá thể, do dựa vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động chủ yếu thuộc về hộ gia đình hay cá nhân. Đối với kinh tế tư bản tư nhân, chủ sở hữu tư liệu sản xuất chiếm phần sản phẩm thặng dư (m) và người lao động được hưởng phần sản phẩm tất yếu (v). Khi nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, các yếu tố khoa học - công nghệ và quản lý chưa có vai trò quan trọng mà dựa vào khai thác tài nguyên và sức lao động thì quan hệ phân phối chủ yếu dựa trên sự đóng góp về vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động làm cho toàn bộ sản phẩm thặng dư thuộc về nhà tư bản. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các yếu tố khoa học công nghệ, tổ chức quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ và tay nghề của người lao động cùng với thị trường đóng vai trò ngày càng quan trọng. Chủ doanh nghiệp không còn là người sở hữu duy nhất, bên cạnh đó, vai trò điều tiết phân phối của nhà nước tăng lên thì quan hệ phân phối trong các doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn, bằng nhiều hình thức khác nhau. 7 Dù kinh tế tư nhân có nhiều trình độ phát triển khác nhau nhưng có bản chất chung là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, về các nguồn lực sản xuất. Những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có đặc trưng mang tính bản chất là họ sử dụng đồng vốn của chính họ và họ có quyền được huởng thành quả lao động do họ làm ra. Tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ là nguyên tắc hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân. Đó là điểm khác biệt quan trọng giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước, chỉ rõ đặc trưng cốt lõi của kinh tế tư nhân . 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân : Xét về nguồn gốc, sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp ra đời của chế độ tư hữu. Từ đó, nhìn chung, kinh tế tư nhân có những đặc điểm cơ bản : - Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân mà lợi ích cá nhân trong lịch sử phát triển của xã hội loài người là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, kinh tế tư nhân có sức sống mãnh liệt, nó xuất hiện một cách tự nhiên để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người nờn luụn chứa đựng bên trong những nhân tố ổn định tự có và ngay trong môi trường đào thải khắc nghiệt kinh tế tư nhân vẫn tồn tại. Trong các nền kinh tế không có sự cấm đoán đối với kinh tế tư nhân thỡ cỏc doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế tư nhân được hình thành rất linh hoạt, dễ dàng, thích ứng theo nguyên tắc “ở đâu có cầu, ở đó có cung”. - Kinh tế tư nhân với mô hình tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở giai đoạn cao. Sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân, gắn với kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển của sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội, kinh tế hàng hóa ra đời. Kinh tế hàng hóa có 2 giai đoạn phát triển: kinh tế 8 hàng hóa giản đơn và kinh tế thị trường. Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, khu vực kinh tế tư nhân có qui mô nhỏ chiếm tỉ trọng lớn gắn liền với sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp mà gia đình là đơn vị cơ bản dựa trên cơ sở huyết thống hoặc công trường thủ công. Khi kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa (thực chất là kinh tế thị trường) có nền tảng là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, hoạt động trên cơ sở thuê mướn lao động, thì kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ với qui mô lớn và khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ cao, trở thành động lực phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa gắn liền với sản xuất lớn, hiện đại dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất và cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư và không ngừng chuyển giá trị thặng dư thành tích luỹ tăng thêm của sự phát triển kinh tế . Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, sự thống trị của kinh tế tư nhân không làm cho sở hữu tư nhân cá thể và các hoạt động của kinh tế tiểu chủ bị thủ tiêu mà nguợc lại vẫn tồn tại và phát triển. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và của kinh tế thị trường đã làm phong phú, phức tạp thờm cỏc hình thức biểu hiện của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Sự đan xen của sở hữu nhà nước với sở hữu tư nhân ngày càng phổ biến, nền kinh tế cú thờm cỏc loại hình sở hữu hỗn hợp. - Lịch sử ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân cho thấy, hình thức điều tiết tự nhiên của các hoạt động kinh tế tư nhân là cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường hiện đại là dạng thức sinh tồn của kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp - sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường - tự nó lớn lên trong cơ chế thị trường nờn nó cú một sức sống mạnh mẽ. Ngược lại, bất kỳ một nền kinh tế nào hoạt động theo cơ chế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến khích mô hình tổ chức doanh nghiệp của kinh tế tư nhân như là một tự nhiên. Trong cơ chế thị trường - một kiểu tổ chức 9 kinh tế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất tác động lẫn nhau thông qua thị truờng - các hoạt động của chủ thể đều phải tuân theo và phù hợp với những qui luật kinh tế nên năng động và hiệu quả, chỉ những doanh nghiệp thích ứng được mới tồn tại và phát triển, ngược lại thì phá sản, qua đó nguồn lực xã hội được sử dụng có hiệu quả. Trong khi đó, kinh tế quốc doanh được sinh ra bởi các mệnh lệnh của Nhà nước quản lý theo cơ chế kế hoạch tập trung, mệnh lệnh dù được hướng dẫn, động viên, chỉ thị phải ứng xử theo cơ chế thị trường nhưng vẫn khó thích ứng. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường chính là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngược lại, sự phát triển của kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế thị trường. Kinh tế tư nhân ở nước ta có đặc điểm khác so với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, thể hiện ở các mặt như sau : - Kinh tế tư nhân ở nước ta là sản phẩm của đổi mới, là kết quả của chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Các chủ hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp phần lớn xuất thân từ những đảng viên, đoàn viên, cán bộ quân đội, tầng lớp trí thức sinh ra và trưởng thành trong chế độ mới. Người lao động cũng được hình thành trong xã hội mới. Lực lượng xã hội tham gia kinh tế tư nhân là đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong các doanh nghiệp, đã và đang hình thành các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. - Kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển theo định hướng do Đảng CSVN đề ra được thể chế hóa thành hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của nhân dân và vì lợi ích của đông đảo nhân dân. 10 [...]... thức xã hội (lý luận, đạo đức, tâm lý xã hội) đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta và trong quan hệ kinh tế quốc tế 1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố Trong. .. động kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế 1.2 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRấN ĐỊA BÀN 19 TỈNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.2.1 Tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong lịch sử phát triển xã hội, dưới phương thức tư bản chủ nghĩa, kinh. .. đúng qui luật vận động của kinh tế thị trường thì chắc chắn kinh tế tư nhân sẽ phát triển mạnh theo chiều rộng và chiều sâu Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, điều nói trên đang và sẽ trở thành hiện thực Thứ hai, phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thực hiện công nghiệp... rất to lớn nhưng còn ở dạng tiềm năng Vì vậy trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế xác lập tự do hóa đầu tư tất yếu phải tăng cường phát triển kinh tế tư nhân Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế tư nhân Một mặt, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển với điều kiện mới có nhiều thuận lợi :... điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân 18 - Hội nhập kinh tế quốc tế là chấp nhận tự do hóa nền kinh tế gồm: tự do hóa thương mại, đầu tư , tài chính quốc tế Đây là môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển về số lượng, và chất lượng, tạo ra môi trường cạnh tranh năng động để kinh tế tư nhân phát huy hết tiềm năng, mở ra cho kinh tế tư nhân những địa bàn và cách thức hoạt động... xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Quan hệ trực tiếp giữa chủ doanh nghiệp với công nhân, người lao động trong từng doanh nghiệp không còn là quan hệ đối kháng mà mang tính chất hợp tác 1.1.3.Vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.3.1.Vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế, xã hội Ở nước ta, tư duy về vị trí , vai trò của kinh tế. .. luật kinh tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế Ngược lại, chính sự hoàn thiện này, tạo ra sự phù hợp để thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển với lượng và chất ngày càng cao Theo báo cáo 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế của UBND tỉnh, vào năm 2005, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sự phát triển và kết quả to lớn do kinh tế tư nhân trong và ngoài nước cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội nhờ vào... phát triển của kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra điều kiện hình thành và phát triển các loại thị trường , nền kinh tế thị trường từng bước được hình thành và trở thành môi truờng tốt để kinh tế tư nhân phát triển Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân, làm cho các thành phần kinh tế khác buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, thúc đẩy cạnh tranh trong nước phát triển Trong. .. chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại theo xu hướng tự do hóa thương mại, gắn liền cải cách tài chính, tăng cường phát triển kinh tế tư nhân và cải cách khu vực kinh tế Nhà nước Thứ ba, nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân (vốn, công nghệ, lao động, tài nguyên thiên nhiên) là nhân tố nội tại, bên trong quyết định sự phát triển của kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Điều đó thể hiện... và đang phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong đó, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng (năm 1991 chỉ có 4 doanh nghiệp tư nhân, năm 1995 có 662 doanh nghiệp tư nhân và 43.161 hộ kinh doanh phi nông nghiệp, góp 22,52% GDP) Nếu Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới chính sách toàn diện đối với khu vực kinh tế tư nhân theo . cơ bản về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương. hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh. pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRấN ĐỊA BÀN