Chương I. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong thời gian qua (2005-2008) Chương II. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong thời gian tới.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống, bước đầu đã có những sự ghi nhận nhất định. Tuy nhiên, để thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Đầu tư phát triển là chìa khoá để thực hiện thành công mục tiêu đó nhưng vốn cho đầu tư phát triển lại luôn là vấn để vướng mắc trong mọi thành phần kinh tế. Hơn nữa các dự án đầu tư luôn đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao vì vây không phải cá nhân, doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng và quản lý được.Vì vậy, với chức năng tập hợp và kinh doanh tiền tệ, sự trợ giúp nhu cầu vốn từ phía ngân hàng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các cá nhân, tổ chức. Với tư cách là một trung gian tài chính chung chuyển vốn cho nền kinh tế, tập hợp những nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư và từ các tổ chức kinh tế, xã hội và kinh doanh trên nguồn vốn đó nên yêu cầu đặt ra trong hoạt động của mọi ngân hàng là phân tán và giảm thiểu rủi ro để đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được yêu cầu đó, trước khi quyết định cho vay ngân hàng đều phải thẩn định kỹ lưỡng để đánh giá tính khả thi của dự án, mục tiêu của sự kiểm tra này đó là đánh giá khả năng trả nợ cho ngân hàng mà nội dung chủ yếu là thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thẩm định tài chính là một hoạt động căn bản của mỗi ngân hàng, tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của mối quan hệ kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra để hoàn thiện nội dung này ngày càng phức tạp hơn. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hình thành và phát triển vững mạnh cùng đất nước trong suốt thời kỳ đổi mới, nắm Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 bắt được nhu cầu vốn trong nền kinh tế ngân hàng luôn cố gắng nâng cao chất lượng của tín dụng đầu tư nói chung và hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính nói riêng nhưng vẫn gặp phải nhiều hạn chế, vướng mắc. Để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tài chính tại SGD – ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Trần Mai Hương và sự nhiệt tình của các cán bộ tín dụng tại Phòng Tài chính Doanh nghiệp cùng các cán bộ ngân hàng khác đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Nội dung của khoá luận gồm 2 chương: Chương I. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong thời gian qua (2005-2008) Chương II. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong thời gian tới. Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI TRONG THỜI GIAN QUA (2005 - 2008) I. Giới thiệu về Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (viết tắt: Ngân hàng TMCP Hàng Hải). Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB). Sở Giao dịch (SGD) Ngân hàng Hàng hải ra đời và gắn liền hoạt động với Trụ sở chính MSB cho tới năm 2007; hiện nay có địa chỉ tại 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Tính đến nay hệ thống ngân hàng Hàng Hải bao gồm trụ sở chính, sở giao dịch và 86 chi nhánh, điểm giao dịch; trong đó SGD giữ vị trí đứng đầu, có vai trò quan trọng quá trình triển khai các chính sách hoạt động của Trụ sở chính. 1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Hàng hải là Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, MSB chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991 tại số 25 Điện Biên Phủ (sau chuyển về số 5A Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, Hải Phòng). Ngày 24/05/2005 MSB đã chính thức chuyển trụ sở chính lên số 44 Nguyễn Du, Hà Nội và hiện tại Trụ sở chính được đặt tại toàn nhà VIT số 519 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội. MSB có số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 25 năm. Đến tháng 7 năm 2003, theo quyết định số 719 QĐ – NHNN ngày 07/07/2003 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, thời gian hoạt động của Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Ngân hàng đã tăng lên 99 năm. Thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2007, theo văn bản số 478/NHNN-HAN7 ngày 25/5/2007 của Ngân hàng Nhà nước VN - Chi nhánh TP Hà Nội, MSB đã chính thức được phép tăng vốn điều lệ đợt 1 năm 2007 từ 700 tỷ đồng lên 1500 tỷ đồng. Hết quý I năm 2009, ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 1.500 lên 2.240 tỷ đồng Ngân hàng Hàng hải là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. MSB đã hoàn thiện và khai thác thành công giai đoạn 1 của dự án và là Ngân hàng Thương mại cổ phần duy nhất của Việt Nam được tài trợ cho Dự án giai đoạn 2. Kết thúc giai đoạn này, MSB sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Ngân hàng điện tử (E-banking) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Đến nay MSB đã có mạng lưới giao dịch trải rộng trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam với hệ thống 87 điểm giao dịch và khoảng 1000 cán bộ nhân viên tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP HCM, Cần Thơ…. MSB đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 Ngân hàng và Chi nhánh Ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới, nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Trở thành thành viên của nhiều tổ chức liên ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức Thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram… với mục đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường tài chính Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới. Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.2. Cơ cấu các phòng ban chức năng Sơ đồ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI Ban lãnh đạo của SGD gồm có 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các mảng công việc chính. Bộ máy tổ chức hành chính của SGD được bố trí như sau Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua. Trong thời gian qua, góp phần vào sự phát triển của toàn hệ thống, các hoạt động tại SGD đều đã đạt được sự tăng trưởng cao và ổn định. Bảng 1.1: CÁC TÀI SẢN CỦA SỞ GIAO DỊCH NĂM 2008 ĐVT: đồng CHỈ TIÊU 2008 CHỈ TIÊU 2008 Nhà cửa, vật kiến trúc 7.910.951.828 TSCĐ hữu hình khác 815.897.346 Phương tiện vận tải 3.062.991.088 Phần mềm 229.984.500 Thiết bị, dụng cụ Quản lý 1.044.583.600 Quyền sử dụng đất 7.036.609.500 Máy móc thiết bị 1.603.281.336 TSCĐ vô hình khác 243.589.482 Nguồn: phòng KHDN - SGD 2.1. Hoạt động huy động vốn Với định hướng là ngân hàng thương mại cổ phần đa năng, MSB đã triển khai các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cư, tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ. Công tác phát triển khách hàng theo hướng chuyên nghiệp hóa (hình thành khối Khách hàng Doanh nghiệp và khối Khách hàng cá nhân) để tận dụng mọi khả năng kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế của khách hàng trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi. Số liệu tổng hợp về hoạt động huy động tiền gửi trong những năm qua như sau: Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A BAN LÃNH ĐẠO Phòng KH cá nhân Phòng DV KH Phòng KH DN Phòng KT TC Phòng hành chính Phòng CNTT Phòng dự án Phòng thẻ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Bảng 1.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH ĐVT:Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 9/2008 Tổng vốn huy động từ KH của MSB + tiền gửi TCKT + tiền gửi KH cá nhân 4.037.397 2.575.530 1.461.867 7.624.700 5.343.172 2.281.528 12.978.853 8.618.656 4.360.197 Tổng vốn huy động từ KH của SGD + tiền gửi TCKT + tiền gửi KH cá nhân 682.202,6 484.417,6 197.785 790.362 551.798 238.564 870.768 573.000 297.768 Nguồn: phòng KHDN - SGD Vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là bộ phận chủ yếu trong trong tổng vốn huy động của ngân hàng, ngoài đó ra còn bao gồm cả vốn vay các tổ chức tín dụng, vay NHNN. Qua bảng số liệu trên cho thấy, qua các năm lượng vốn huy động tại ngân hàng nói chung và tại SGD nói riêng đã có tăng trưởng rất nhanh. Tính đến thời điểm cuối năm 31 tháng 12 năm 2007 trên toàn hệ thống đạt 7.625 tỷ đồng, tăng 3.527 tỷ đồng tương ứng 86% so với năm 2006, năm 2008 tăng trưởng so với năm 2007 là 70,22%. Năm 2008 vừa qua là một năm khó khăn đối với hệ thống ngân hàng tuy nhiên vốn huy động vẫn có tốc độ tăng trưởng lớn điều này là minh chứng cho sự hiệu quả trong các chính sách thu hút tiền gửi từ khách hàng của MSB. Bảng 1.3: TỶ TRỌNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG Chỉ tiêu 2006 2007 2008 % vốn huy động SGD/ vốn huy động MSB 16,9% 10,37% 6,7% % tiền gửi TCKT/ tổng vốn huy động SGD 71,01% 69,82% 65,8% % tiền gửi KH CN/ tổng vốn huy động SGD 28,99% 30,18% 34,2% Nguồn: phòng KHDN - SGD Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng đáng kể so với các năm trước đây. Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2007 đạt 238,564 tỷ đồng, tăng 20,62% so với năm 2006. Kết quả đạt được là do chính sách linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới chi nhánh và kết hợp với hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại, mức tăng trưởng hàng năm tăng thêm khoảng 4%. Biểu đồ 1.1: HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD PHÂN THEO KHÁCH HÀNG Tại SGD, năm 2006 là năm đầu tiên chuyển tới địa điểm hoạt động mới tại Hà Nội nhưng vốn huy động cũng đã đạt hơn 682 tỷ đồng. Năm 2007 tăng trưởng 15,85% so với năm 2006, đặc biệt trong năm 2008 tuy gặp nhiều biến động trong lãi suất nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 10,17%. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn và luôn là thế mạnh của MSB, cũng như của SGD. Cùng với việc hình thành khối Khách hàng Doanh nghiệp nhằm chuyên môn hóa công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, chính sách khách hàng linh hoạt được áp dụng cho từng phân khúc khách hàng riêng biệt, vì thế tiền gửi của các tổ chức tín dụng Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 năm 2007 đạt 551,798 tỷ đồng tăng 13,91% so với năm 2006. Tuy tỷ trọng so với tổng vốn huy động có giảm, nhất là vào năm 2008. Bảng 1.4: TIỀN GỬI PHÂN THEOKỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG TCKT ĐVT: triệu đồng TIỀN GỬI TCKT 2006 2007 2008 Không kỳ hạn % Tỷ trọng 464.417,6 95,87% 491.798 89,13% 410.000 71,55% Có kỳ hạn % Tỷ trọng 20.000 4,13% 60.000 10,87% 163.000 28,45% Nguồn: phòng KHDN - SGD Tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm, vào năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn bị giảm, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát và khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho lãi suất tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn lại tăng mạnh trong điều kiện cạnh tranh lãi suất, điều này chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. 2.2. Hoạt động tín dụng Năm 2007 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Maritime Bank nói chung và của SGD nói riêng, họat động cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy tăng trưởng với tỷ lệ cao nhưng các chỉ số an toàn về hoạt động luôn được đảm bảo ở mức cao. Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của MSB ngày càng được cải thiện. Đối tượng khách hàng cá nhân là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tiêu dùng cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Bảng 1.5: SỐ LƯỢNG DƯ NỢ TÍN DỤNG 2006-2008 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Tổng dư nợ tín dụng tại MSB 2.887.925 6.527.849 8.865.458 Tổng dư nợ tín dụng tại SGD 171.003 431.995 575.853 %Tỷ trọng 5,92% 6,6% 6,49% Nguồn: phòng KHDN - SGD Đối với SGD, mức dư nợ tín dụng luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương qua các năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng luôn cao và vào năm 2008 còn tăng vượt hơn cả tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi năm 2008 là một năm khó khăn trong phát triển tín dụng đầu tư của các doanh nghiệp. Có thể nhận thấy rằng tỷ trọng mức dư nợ tín dụng của SGD so với toàn hệ thống đang giảm dần tuy vậy điều này không làm mất đi tính tiên phong của SGD trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân phải kể đến thứ nhất do mạng lưới ngân hàng MSB phát triển mạnh mẽ khiến cho lượng tín dụng của MSB tăng nhanh, thứ hai do địa bàn hoạt động của SGD hiện nay không thể có được lợi thế khai thác những hợp đồng tín dụng lớn so với một số chi nhánh khác như chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hay chi nhánh Hải Phòng vốn có những khách hàng lớn quen thuộc. Vũ Thị Phương Lớp: Kinh tế Đầu tư 47A [...]... lí Thẩm định thị trường dự án Thẩm định tài sản bảo đảm Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án Thẩm định khía cạnh kỹ thuật Thẩm định khía cạnh nhân lực 1.2.1 Thẩm định khách hàng Công tác thẩm định khách hàng bao gồm 2 nội dung, thứ nhất là thẩm định tư cách pháp lý, thứ hai là thẩm định năng lực tài chính của khách hàng Tài liệu trong hồ sơ tín dụng được quy định cụ thể tại Điều 9 – quy chế... 0918.775.368 tài chính như ngân hàng thương mại Thẩm định tín dụng là hoạt động đánh giá dự án trước khi quyết định cho vay hay không, trong đó thẩm định tài chính dự án là một khâu mang tính chất quyết định nếu đứng trên phương diện của người cho vay vốn của Ngân hàng thương mại 1 Thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch SGD là nơi tập trung nhiều dự án cho vay, để đảm bảo và nâng cao chất lượng cho hoạt... quyết định cho vay và giảm xác suất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá khách hàng và dự án đầu tư, ước lượng rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ khi cho vay Tại SGD, thẩm định hồ sơ vay vốn tập trung vào các nội dung thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài sản bảo đảm Sơ đồ 1.3: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY Thẩm định hồ sơ vay vốn Thẩm định khách hàng Thẩm định điều kiện pháp lí Thẩm. .. kiểm tra độ nhạy của dự án xét theo các chỉ tiêu này Để minh hoạ cho việc thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, dưới đây sẽ trình bày dự án Đóng mới tàu hàng khô 12.500 DWT, chủ đầu tư: Công ty cổ phần VTB Hải Âu, nơi đóng: Nhà máy đóng tàu Hạ Long 2.2 Thẩm định tài chính qua dự án cụ thể: Dự án đóng mới tàu hàng khô 12.500 DWT A Thẩm định khách hàng I Thẩm định tư cách pháp... Việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác cho vay bởi nếu buông lỏng thẩm định tài chính thì tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc khó khăn trong thu hồi gốc và lãi, làm giảm uy tín và giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Khi tiến hành thẩm định tài chính, tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Ngân hàng Nhà nước, tại SGD tập... chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính; thứ năm là đánh giá rủi ro trong dự án Dựa trên các kết quả phân tích trên sẽ đưa ra các kết luận chung về tính khả thi về tài chính của dự án để làm căn cứ ra quyết định cho vay 2.1.1 Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ Tổng mức dự toán vốn đầu tư là mức vốn đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động của dự án, xác định tổng mức dự toán và độ... Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn Các nội dung của thẩm định tài chính luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy quy trình thẩm định tín dụng tại SGD tiến hành theo các nội dung sau: thứ nhất là xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như phương thức tài trợ vốn; thứ hai, xác định dòng tiền của dự án; thứ ba, xác định lãi suất chiết khấu đối với dự án; thứ tư, xác định các... xác định được các yếu tố nhạy cảm, mức độ biến động của các yếu tố đó 2 Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD Trong quy trình thẩm định dự án đầu tư, để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn vay, các ngân hàng đều phải tiến hành thẩm định trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó thẩm định tài chính là khía cạnh được quan tâm lớn nhất, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định. .. đến thẩm định chi tiết (thẩm định theo trình tự); thẩm định tổng quát nhằm đánh giá tính đầy đủ, hợp lí của dự án trong hồ sơ dự án, tính pháp lí của chủ đầu tư để từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về dự án; thẩm định chi tiết nhằm phát hiện ra những thiếu sót của dự án để hoàn tất các nội dụng thẩm định Khi tiến hành thẩm định theo trình tự như trên, quy trình thẩm định cũng gắn kết phương pháp so sánh,... phía ngân hàng cho vay, các định chế tài chính và có tác động lên mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn Nội dung bao gồm thẩm định tính pháp lý của dự án sau đó tiến hành thẩm định các khía cạnh như thị trường, kỹ thuật, tài chính, nhân sự và kinh tế - xã hội của dự án - Thẩm định mục đích và các điều kiện pháp lý của dự