Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 80 - 82)

II. Định hướng trong hoạt động tín dụng và công tác thẩm định dự án

1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng

Hệ thống thông tin hỗ trợ cho ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án đang rất còn hạn chế, manh mún, đặc biệt là đối với công tác thẩm định tài chính dự án như việc thiếu số liệu đánh giá ngành, lĩnh vực, số liệu thị trường về giá cả và sự biến động của giá cả cũng như nhu cầu tiêu dùng. Thông tin không những ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định mà còn là công cụ cạnh tranh hữu hiệu với các ngân hàng khác, nguồn thu thập thông tin thể hiện trình độ khai thác, mối quan hệ với các tổ chức có liên quan. Nếu lượng thông tin không đầy đủ sẽ không đủ dẫn chứng thuyết phục để phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của dự án, đồng thời các kết luận sẽ không có độ chính xác cao.

chức kinh tế trong xã hội, vì vậy cần thiết phải liên tục mở rộng hơn nữa các mối quan hệ này, nhất là đối với các hiệp hội ngành nghề để từ đó có được những thông tin cập nhật về xu hướng giá cả, thị trường, kỹ thuật, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay.

Bên cạnh đó, ngân hàng nên kiến nghị với ngân hàng Nhà nước để thành lập một công ty chuyên đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp, việc làm này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả trong công tác thẩm định, nâng cao tính chuyên môn hóa trong hoạt động tài chính. Tuy nhiên, bản thân ngân hàng cũng cần phải tự hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ của mình, thiết lập hệ thống thu thập thông tin định kỳ trong toàn hệ thống. Nguồn lực cho cơ sở này chính là thông tin từ các chi nhánh của MSB trên toàn quốc, các chi nhánh sẽ thu thập thông tin về tình hình trên địa bàn sau đó sẽ được tổng hợp tại trụ sở để từ đó có được hệ thống thông tin về các ngành, lĩnh vực, địa phương phong phú như thông tin về tình hình kinh tế xã hội nói chung, các chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước về tình hình đầu tư trong và ngoài nước, thông tin quy hoạch, chế độ tài chính với từng doanh nghiệp, chế độ khấu hao, chế độ ưu đãi cùng với các thông tư, văn bản pháp luật có liên quan, thông tin giá cả, sự biến động của thị trường. Để thực hiện được mục tiêu này, ngân hàng lại cần phải xây dựng hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hơn hết là đội ngũ nhân viên có chuyên môn.

Những nguồn thông tin có thể tự khai thác như trên mới chỉ là điều kiện bổ sung trong hệ thống thông tin thẩm định, nguồn thông tin chính là thông tin từ phía doanh nghiệp. Như đã phân tích, nguồn thông tin doanh nghiệp cung cấp thường có độ tin cậy không cao, chính vì vậy để nâng cao chất lượng nguồn thông tin quan trọng này cần phải yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định về số liệu đồng thời nâng cao công tác thẩm định số liệu.

Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp đệ trình đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của công ty bởi đây là những nguồn tin quan trọng, cập nhật nhất. Đối với những doanh nghiệp hoạt động lâu năm cần yêu cầu các báo cáo phải yêu cầu cung cấp số liệu ít nhất là 3 năm vì số liệu trong 2 năm sẽ không thể nói lên được xu thế phát triển của doanh nghiệp, còn đối với các doanh nghiệp mới hoạt động cần phải tăng cường công tác hỗ trợ cũng như công tác quản lí sau cho vay hơn nữa. Đồng thời quy định báo cáo phải có chứng nhận của tổ chức kiểm toán có uy tín kiểm tra tính xác thực của nguồn số liệu, quy định này rất cần thiết vì công tác kiểm toán hiện nay tại các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, không phải doanh nghiệp nào cũng trung thực đối với các số liệu nộp cho ngân hàng. Bên cạnh các báo cáo tài chính thì báo cáo thường niên và các báo cáo nội bộ, báo cáo tài chính tổng hợp sẽ là công cụ đắc lực để ngân hàng kiểm tra sự thay đổi trong tình hình tài chính, nhân sự, quản lý của doanh nghiệp, nhất là đối với những công ty đang có vấn đề tài chính, chưa thể cân đối được thì sẽ có sự chậm trễ trong việc cung cấp các tài liệu trên.

Nguồn thông tin không kém phần quan trọng để thẩm định lại tư cách doanh nghiệp đó chính là thông tin từ phía các ngân hàng khác, sự hợp tác cung cấp thông tin giữa các ngân hàng là rất cần thiết, ngoài ra ngân hàng có thể khai thác thông tin tổng hợp cơ quan Thuế, từ CIC – trung tâm dữ liệu tín dụng Quốc gia. Qua nguồn thông tin này ngân hàng có thể kiểm tra quan hệ của doanh nghiệp với các ngân hàng, xem xét thiện chí hợp tác trả nợ, xem xét uy tín, vị trí của doanh nghiệp.

Cuối cùng, ngân hàng nên tiến hành thường xuyên hơn các hoạt động thực tế, khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại nơi sản xuất kinh doanh để có cái nhìn sâu sắc nhất về doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w