1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn huyện bắc quang hà giang

80 522 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Như vậy quá trình sản xuất là quá sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối liên hệ này là thể hiện hiệu quả kinh tế

Trang 1

ĐOÀN THỊ BÍCH NGỌC

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khuyến nông

Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn

THÁI NGUYÊN – 2015

Trang 2

ĐOÀN THỊ BÍCH NGỌC

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khuyến nông

Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lành Ngọc Tú

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khoá luận này trước tiên tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường , Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT , cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo

Th.S Lành Ngọc Tú đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn

thành khoá luận tốt nghiệp này

Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong trạm khuyến nông huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cùng toàn thể người dân trong huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương

Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp K43 -KN, Khoa Kinh tế & PTNT và toàn thể bạn bè - những người đã giúp đỡ tôi, cùng tôi chia sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện tại trường

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với cha

mẹ, anh, chị - những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học tập để có được kết quả như ngày hôm nay

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Đoàn Thị Bích Ngọc

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Thống kê số liệu về nông nghiệp 26

Bảng 4.2 Số lượng các vâ ̣t nuôi của xã tronggiai đoạn 2012 – 2014 26

Bảng 4.3 Số liệu dân số và giới tính 29

Bảng 4.4 Số liệu lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể nông lâm nghiệp và thủy sản phân theo nghành kinh tế 29

Bảng 4.5 Số liệu đất đai và mục đích sử dụng 30

Bảng 4.6 Bảng tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bắc Quang 31

Bảng 4.7 Số lượng các mô hình chăn nuôi cá rô phi củahuyện Bắc Quang trong giai đoạn 2012-2014 36

Bảng 4.8 Diện tích chăn nuôi cá rô phi trên toàn địa bàn nghiên cứugiai đoạn 2012 - 2014 38

Bảng 4.9 Năng suất bình quân các loại cá đạt được qua thời gian theo dõi (tính với số lượng 1 sào ao) 40

Bảng 4.10 Năng suất bình quân các loại cá đạt được qua thời gian theodõi (tính với số lượng 1 sào ao) 40

Bảng 4.11 Giá thành và giá bán của các loại cá 42

Bảng 4.12 Chi phí đầu tư cho chăn nuôi cá 43

Bảng 4.13 Hạch toán kinh tế của mô hình (tính cho 1 sào ao) 44

Bảng 4.14 Số buổi tâ ̣p huấn về chăn nuôi đã được tổ chức 48

Bảng 4.15 Số hộ tham gia, không tham gia mô hình trong giai đoạn tới 50

Bảng 4.16 Số liệu đánh giá khả năng nhân rộng của mô hình 51

Bảng 4.17 Đánh giá mức độ quan tâm của người dân 52

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Bản đồ huyện Bắc Quang 24Hình 4.2.Sơ đồ triển khai mô hình cá rô phi trên địa bàn huyện 35

Trang 6

DANH MỤC CÁC TƢ̀, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật

KHKT Khoa học kỹ thuật

KTTB Kỹ thuật tiến bộ

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT Phát triển nông thôn

TM - DV Thương mại - dịch vụ

FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích của đề tài 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứ u khoa ho ̣c 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Cơ sở lí luâ ̣n của đề tài 5

2.1.1 Đánh giá khuyến nông 5

2.1.2 Hiệu quả 10

2.1.3 Lý luận chung về mô hình 13

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 15

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cá rô phi 16

2.3.1 Tình hình chăn nuôi cá rô phi trên thế giới 16

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 17

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

3.3 Nội dung nghiên cứu 21

3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 21

3.3.2.Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn huyện Bắc Quang - Hà Giang 21

3.3.3 Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình 21

3.3.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong nghề nuôi cá 21

3.3.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình 21

3.4 Phương pháp nghiên cứu 21

Trang 8

3.4.1 Điều tra thu thập số liệu thứ cấp 21

3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp 22

3.4.3 Phương pháp chọn mẫu 22

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 22

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Bắc Quang 23

4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 25

4.1.3 Nhận xét về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - văn hóa tới việc phát triển mô hình chăn nuôi cá rô phi 32

4.2 Đánh giá hiệu quả của mô hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn huyện Bắc Quang - Hà Giang 33

4.2.1 Thực trạng mô hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn huyện Bắc Quang 33

4.2.2 Tổng diện tích chăn nuôi cá trong toàn huyện Bắc Quang giai đoạn 2012 - 2014 37

4.2.3 Năng suất của các mô hình chăn nuôi cá rô phi trong địa bàn nghiên cứu 39

4.2.4 Giá thành và giá bán của các loại cá 41

4.2.5 Đánh giá hiệu quả của mô hình chăn nuôi 43

4.4 Một số thuận lợi khó khăn khi thực hiện mô hình 53

4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình 55

4.5.1 Nhóm các giải pháp về kỹ thuật 55

4.5.2 Nhóm các giải pháp quản lý 57

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Đề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 9

Phần 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Sau hơn 20 năm thực hiê ̣n đường lối đổi mới , dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng và Nhà nước , nền nông nghiê ̣p nước ta đã có những bước phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tự u đáng ghi nhâ ̣n Từ mô ̣t nước có mô ̣t nền nông nghiê ̣p la ̣c hâ ̣u , tự cung, tự cấp Quy mô nhỏ, chúng ta đã vươn lên dần dần để trở thành mô ̣t nước có nền công nghiê ̣p hàng hóa , đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hóa ngày càng lớn , có vị thế đáng kể trong khu vực thế giới Nước ta đã trở thành mô ̣t trong những nước đứng đầu về xuất khẩu ga ̣o, điều, tiêu, thủy hải sản,…trên thi ̣ trường quốc tế

Đối với nông nghiệp nông thôn: trong những năm tới vẫn phải coi tro ̣ng công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p nông thôn là mô ̣t tro ̣ng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước Theo đó, nền nông nghiê ̣p đã và đang ngày mô ̣t đi lên, sản lượng lương thực ngày một tăng , số lượng vâ ̣t nuôi cũng được gia tăng theo từng năm Bằng viê ̣c đưa các chương trình triển khai ta ̣i các đi ̣a phương khu vực nông thôn trong cả nước đã đa ̣t nhiều kết quả đáng kể Các

mô hình, các cây trồng, giống vâ ̣t nuôi đã được đưa về tâ ̣n các thôn , xã,…ta ̣o điều kiê ̣n phát triển cho người nông dân

Những đi ̣a phương được đưa về các mô hình đã cho thấy ngay được hiê ̣u quả từng bước đi lên Huyện Bắc Quang - Hà Giang là mô ̣t trong các huyện mà số lượng mô hình được đưa về nhiều , ngành nghề chủ yếu của huyê ̣n vẫn là nông nghiê ̣p Trong những năm gần đây huyện đã có rất nhiều thay đổi so với những g iai đoa ̣n trước Từ những ngành nghề thủ công may

mă ̣c hay trồng tro ̣t, chăn nuôi so với buôn bán đều có những thay đổi tích cực Đặc biệt, về sản lượng lương thực thực phẩm ngày mô ̣t tăng, số lượng gia súc,

Trang 10

gia cầm tăng lên , cơ cấu cây trồng, vâ ̣t nuôi đang dần được chuyển di ̣ch theo hướng có lợi , nâng cao năng suất và sản lượng , đồng thời góp phần sử du ̣ng hiê ̣u quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên , tâ ̣n du ̣ng triê ̣t để các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, góp phần làm cho kinh tế hộ nông dân đi lên trông thấy Vừa mang la ̣i hiê ̣u quả về viê ̣c làm , vừa góp phần tích cực vào viê ̣c xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước hướng tới

Trong các mô hình huyện đã và đang triể n khai cho bà con nông dân được sự hưởng ứng và tham gia nhiê ̣t tình của bà con rất đông đó là mô hình chăn nuôi cá rô phi Nghề chăn nuôi cá rô phi xuất hiê ̣n ở Bắc Quang khá lâu , cho tới nay mô hình này đã có mă ̣t ở khắp cả huyện , số lượng mô hình ngày càng tăng lên Đây là mô ̣t hướng đi mới , được huyện chủ trương đẩy ma ̣nh phát triển, huyện đã có những hỗ trợ cho các gia đình tham gia vào mô hình nhằm ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi nhất để cho các hô ̣ nông dân phát triển và mở

rô ̣ng diê ̣n tích các mô hình

Cá rô phi là mô ̣t loa ̣i vâ ̣t dễ nuôi , dễ tiêu thu ̣ hiê ̣n nay , nguồn thức ăn phổ biến, tâ ̣n du ̣ng các nguồn nông nghiê ̣p như sắn , ngô,….Vâ ̣y làm sao để nghề chăn nuôi cá rô phi ngày mô ̣ t được nhân rô ̣ng ra nhiều đi ̣a phương , làm sao để nghề là mô ̣t hướng đi mới nhằm tăng thêm thu nhâ ̣p cho người dân không chỉ có trong huyê ̣n Bắc quang mà còn mở rô ̣ng ra nhiều đi ̣a phương khác, làm thế nào cho nghề nuôi cá rô phi trở thành một giải pháp thực hiện công cuô ̣c xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đă ̣t ra

Trước tình hình đó, để khắc phu ̣c được những khó khăn, thực tra ̣ng trên

tôi đi tới thực hiê ̣n đề tài :“Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn huyện Bắc Quang - Hà Giang”

Trang 11

1.2 Mục đích của đề tài

Đánh giá hiê ̣u quả mô hình chăn nuôi cá rô phi ta ̣i huyện Bắc Quang , tỉnh Hà Giang và kể từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi cá rô phi tại huyện

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Đánh giá được điều kiê ̣n tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

- Đánh giá được hiê ̣u quả của mô hình

- Đánh giá được tính bền vững và khả năng nhân rô ̣ng mô hình

- Phân tích được những thuâ ̣n lợi và khó khăn khi thực hiê ̣n mô hình

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình trên toàn địa bàn

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp sinh viên củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng đã học về công tác khuyến nông

Giúp sinh viên nắm được các phương pháp học , phương pháp làm viê ̣c

và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất

Trong quá trình thực hiê ̣ n đề tài giúp sinh viên có điều kiê ̣n ho ̣c hỏi , củng cố kiến thức , kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ thực hiê ̣n tốt công viê ̣c với đúng chuyên nghành của mình

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Qua đề tài, giúp cho người nông dân hiểu biết thêm những lợi ích kinh tế và lợi ích khác mà mô hình chăn nuôi cá rô phi mang la ̣i nhằm nhân rô ̣ng ra nhiều đi ̣a phương khác trên toàn huyện Bắc Quang nói riêng và toàn tỉnh Hà Giang nói chung

Trang 12

- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền đi ̣a phương , các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới , hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển, mở rô ̣ng mô hình trên toàn đi ̣a bàn nghiên cứu cũng như khu vực nông thôn khác

- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dữ liê ̣u sau này phu ̣c vu ̣ cho những hô ̣ nông dân tham khảo, tìm hiểu trước khi quyết định tham gia chăn nuôi hay để mở rô ̣ng diê ̣n tích chăn nuôi cá rô phi của gia đình mình , cũng như để lựa chọn nghành nghề cho phù hợp với điều kiện của địa phương, kinh tế gia đình

và nhu cầu thị trường

Trang 13

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sơ ̉ lí luâ ̣n của đề tài

2.1.1 Đa ́ nh giá khuyến nông

2.1.1.1 Khái niệm đánh giá

-Đánh giá dự án là nhìn nhâ ̣n và phân tích toàn bô ̣ quá trình triển khai thực hiê ̣n dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của dự án trong mối quan hê ̣ với nhiều yếu tố, so sánh với mu ̣c tiêu ban đầu [2]

- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiê ̣n bằng nguồn lực của thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đa ̣t được [2]

- Đánh giá để khẳng đi ̣nh sự thành công hay thất ba ̣i của hoa ̣ t đô ̣ng khuyến nông so với kế hoa ̣ch ban đầu [2]

- Đánh giá dự án người ta có thể hiểu như sau : Là quá trình thu nhập và phân tích thông tin để:

 Liê ̣u dự án có thể đa ̣t được kết quả và tác đô ̣ng đã đề ra hay không

 Mức đô ̣ mà dự án đã đạt được so với mục tiêu của dự án thông qua các hoạt động đã chỉ ra trong tài liệu dự án

 Đánh giá sử du ̣ng các phương pháp nghiên cứu để điều tra mô ̣t cách

có hệ thống các kết quả và hiệu quả của dự án Nó cũng có thể điều tra những vấn đề có thể làm châ ̣m tiến đô ̣ thực hiê ̣n dự án nếu như các vấn đề này không được giải quyết ki ̣p thời

 Đánh giá yêu cầu phải lâ ̣p kế hoa ̣ch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu theo phương pháp thống kê

 Đánh giá có thể tiến hành đo lường đi ̣nh kì theo từng giai đoa ̣n thực hiê ̣n dự án

Trang 14

 Đánh giá phải tâ ̣p trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác đô ̣ng của dự án

2.1.1.2 Các loại đánh giá

- Đa ́ nh giá tiền khả thi/khả thi

Đánh giá khả thi là đánh giá tính khả thi của hoa ̣t đô ̣ng hay dự án , để xem xét xem liệu dự án hay hoạt động có thể thực hiện được hay không

trong từng điều kiê ̣n cu ̣ thể nhất đi ̣nh Loại này đánh giá thườ ng do tổ chức tài trợ thực hiện Những tổ chức này sẽ phân tích các khả năng thực hiê ̣n của dự án hay hoa ̣t đô ̣ng làm căn cứ cho phép duyê ̣t hay không đ ể cho dự án vào thực hiê ̣n [2]

Đánh giá thực hiê ̣n:

- Đa ́ nh giá đi ̣nh k ì: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện , có thể là

đánh giá toàn bô ̣ các công viê ̣c ở từng giai đoa ̣n nhất đi ̣nh Nhìn chung, đánh giá định kỳ thường áp dụng cho những dự án có thời gian thực hiện lâu dài Tùy theo dự á n mà có thể các khoảng thời gian để đánh giá đi ̣nh kì , có thể 3 tháng, 6 tháng hay một năm một lần Mục đích của đánh giá định kì để tìm ra những điểm ma ̣nh , điểm yếu , những khó khăn , thuâ ̣n lợi trong mô ̣t thời kì nhất định để có thể thay đổi hay điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với những

gì đã đề ra và cho những giai đoa ̣n kế tiếp [2]

- Đa ́ nh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc dự án hay hoạt

đô ̣ng Đây là đánh giá toàn d iê ̣n tất cả các hoa ̣t đô ̣ng và kết quả của dự án Mục đích đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án , những thế ma ̣nh , điểm yếu , những thành công và những gì chưa đa ̣t được so với dự ki ến, tìm ra những nguyên nhân , những bài ho ̣c để đúc rút ra những kinh nghiê ̣m cho dự án hay hoa ̣t đô ̣ng khác [2]

Trang 15

- Đa ́ nh giá tiến độ thực hiê ̣n : Là việc xem xét thời gian thực tế triển

khai thực hiê ̣n các nô ̣i dung của dự án ha y hoa ̣t đô ̣ng có đúng với thời gian hay không, diễn ra nhanh hay chậm so với kế hoa ̣ch [2]

- Đa ́ nh giá tình hình chi tiêu tài chính : Là việc xem xét lại việc sử

dụng kinh phí chi tiêu có đúng nguyên tắc đã được quy định hay khô ng để

có những điều chỉnh và đúc rút kinh nghiệm cho những dự án hay hoa ̣t

đô ̣ng khác [2]

- Đa ́ nh giá về tổ chức thực hiê ̣n: Là đánh giá về tổ chức phối hợp thực

hiê ̣n giữa các thành phần tham gia , xem xét và phân tích công tác tổ chức , cách phối hợp các thành phần tham gia Ngoài ra có thể xem xét việc phối hợp các dự án hay hoa ̣t đô ̣ng khác nhau trên cùng mô ̣t đi ̣a bàn và hiê ̣u quả của viê ̣c phối hợp đó[2]

- Đa ́ nh giá kỹ thuật dự án : là xem xét lại những kỹ thuật mà dự án đã

đưa vào có phải là mới hay không , quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo đúng quy trình đã đặt ra hay không [2]

- Đa ́ nh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường : vấn đề môi trường là

vấn đề bức thiết hiê ̣n nay của toàn thể nhân loa ̣i chính vì vâ ̣y mà bất kỳ dự án nào cũng phải quan tâm tới vấn đề này [2]

- Đa ́ nh giá khả năng mở rộng: là quá trình xem xét kết quả của dự án

hay hoa ̣t đô ̣ng có thể áp dụng rộng rãi hay không , nếu có thể áp du ̣ng thì cần điều kiê ̣n kiê ̣n gì hay không [2]

- Đa ́ nh giá tác động: đánh giá khả năng nhâ ̣n thức của người dân trong

quá trình thực hiện mô hình [2]

- Đa ́ nh giá trong và đá nh giá ngoài: Do nguồn gốc x uất xứ của đoàn

đánh giá [2]

Trang 16

Tổng kết

Thông thường sau khi kết quả mô ̣t dự án hay hoa ̣t đô ̣ng , ngườ i ta thường tổ chức những hô ̣i nghi ̣ tổng kết để cùng nhau nhìn nhâ ̣n la ̣i quá trình thực hiê ̣n, đánh giá những thành công hay thất ba ̣i của dự án và lấy đó làm bài học cho dự án hoạt động sau này

Tổ chức hô ̣i nghi ̣ tổng kết thường gồm các công viê ̣c sau:

+ Xác định những người tham gia

+ Thành lập ban tổ chức hội nghị

+ Công tác chuẩn bi ̣ hô ̣i nghi ̣

+ Các nội dung chính của hội nghị

Trong tổng kết , mô ̣t văn kiê ̣n quan tro ̣ng cần được chuẩn bi ̣ thông qua đó là báo cáo tổng kết Báo cáo tổng kết cần đạt được mục tiêu:

- Đánh giá thành tựu, các hoạt động đã hoàn thành , đồng thời phân tích các thiếu sót, tồn ta ̣i từ đó rút kinh nghiê ̣m

- Mục tiêu, kế hoạch cho giai đoa ̣n kế tiếp

2.1.1.3 Tiêu chi ́ đánh giá

Khái niệm tiêu chí:

Tiêu chí : như là mô ̣t hê ̣ thố ng các chỉ tiêu , chỉ số có thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loa ̣i mô ̣t hoạt động hay dự án nào đó [2]

Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá

Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng : Là các tiêu chí có thể đo đếm được cụ thể , các tiêu chí này thường sử dụng để kiểm tra tiến độ công viê ̣c Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể thực hiê ̣n được thông qua viê ̣c thu thâ ̣p số liê ̣u qua sổ sách kiểm tra hoă ̣c phỏng vấn, …Cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruô ̣ng, tăng tro ̣ng của vâ ̣t nuôi, năng suất của cây trồng,

Đối với các chỉ tiêu định tính : Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng của công việc dự a trên đi ̣nh

Trang 17

tính nhiều hơn: cây sinh trưởng nhanh hay châ ̣m , màu quả đẹp hay xấu , màu lông vâ ̣t nuôi đâ ̣m nha ̣t, …Viê ̣c xác đi ̣nh chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhâ ̣n đi ̣nh của người tham gia giám sát cũng như người dân

Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá

Các loại chỉ tiêu này dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn Viê ̣c xác đi ̣nh các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mu ̣c đích và hoa ̣t đô ̣ng của dự án, thường có các nhóm chỉ tiêu sau:

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động khuyến nông theo mục tiêu đã đề ra: diê ̣n tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử du ̣ng vốn,…

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình h ay hoạt đô ̣ng khuyến nông: tổng thu, tổng chi, thu - chi, hiệu quả lao đô ̣ng, hiê ̣u quả đồng vốn,…

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án hay hoạt động khuyến nông đến đời sống kinh tế , văn hóa, xã hội; ảnh hưởng đến mô i trường đất (xói mòn, độ phì, đô ̣ che phủ ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn viê ̣c làm, bình đẳng giới,…)

- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho quá trình xem xét , phân tích hoa ̣t

đô ̣ng khuyến nông với sự tham gia của cán bô ̣ khuyến nông và nông dân

Các vấn đề đánh giá chung và mối liên hệ của chúng:

* Xác định vấn đề:

- Tính thích ứng

 Dự án này có ý nghĩa trong môi trường hoàn cảnh của nó hay không

 Tính thích ứng liên quan đến các chính sách hợp tác, phát triển mục đích, mục tiêu chung cùng với các kết quả của dự án có phù hợp với các yêu cầu mong muốn của những người được hưởng lợi và môi trường chính sách của dự án hay không

Trang 18

- Tính bền vững

 Các yếu tố được đánh giá là bền vững: Môi trường chính sách, tính khả về kinh tế và tài chính, năng lực thể chế và khía cạnh văn hóa - xã hội, sự tham gia và quyền sở hữu, vấn đề giới, môi trường và công nghệ

 Điều gì đã và sẽ xảy ra đối với các tác động của dự án sau khi sự hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc

2.1.2 Hiệu quả

Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật, hiện tượng bao gồm: Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

2.1.2.1 Hiệu quả kinh tế

Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người

- Các sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất Nói cách khác là ở một khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất

Trang 19

Như vậy quá trình sản xuất là quá sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối liên hệ này là thể hiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất, với cách xem xét này, hiện nay có nhiếu ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế, có thể khai thác hiệu quả kinh tế như sau:

+ Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan này cần xét cả về tương đối

và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế cao là được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Với cách biểu hiện này đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, những nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô của hiệu quả nói chung

Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biểu hiện của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó Biểu hiện của cách đánh giá này có thể so sánh về số tương đối và số tuyệt đối giữa hai tiêu thức đó Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư theochiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm Tuy nhiên hạn chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi phí

bỏ ra

Trang 20

Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất

xã hội, quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mục đích yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà được đánh giá theo những góc độ khác nhau

Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội:

Là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với hao phí bỏ ra

Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng hiệu quả kinh tế không thể bỏ qua mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa, xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài Đó là quan điểm đúng và đủ trong kinh tế vĩ mô và kinh tế

vi mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay

Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:

+ Công thức: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:

Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất

H = Q - C Trong đề tài tôi sử dụng hai công thức tính toán hiệu quả kinh tế đây cũng là công thức thông dụng mà mọi người thường sử dụng

Một số công thức có liên quan

- Doanh thu = Giá cả đơn vị * Lượng hàng hóa tiêu thụ (thống kê nông nghiệp)

Trang 21

- Giá thành = Đơn giá * Số lượng (kế toán trang trại)

2.1.2.2 Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, của bất kỳ

mô hình nào đó thì đó chính là khả năng tạo việc làm thường xuyên, tạo cơ hội để mọi người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng thu nhập Không ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tình thần trên cơ sở đó thực hiện công bằng dân chủ, công bằng xã hội

2.1.2.3 Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khi thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai

Hiệu quả môi trường còn thể hiện mô hình không có tác động gây ô nhiễm môi trường, vừa ít hoặc không được sử dụng các loại thuốc kích thích cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật vì đây là nguyên nhân chính gây nên

sự ô nhiễm môi trường sống hiện nay

2.1.3 Lý luận chung về mô hình

Thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để tiếp cận.Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu thế riêng để sử dụng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể.Mô hình là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng Góc độ tiếp cận về mặt vật lý thì mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại Khi tiếp cận sự việc để nghiên cứu thì coi mô

Trang 22

hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vấn đề trình bày và nghiên cứu [3].Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bình đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu, về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế

Như vậy mô hình có thể có những quan niệm khác nhau, sự khác nhau

đó là tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu Trong thực tế, để khái quát hóa các sự việc, hiện tượng, các quá trình, cá mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau [3]

Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc vào quan niệm và ý tưởng của những người nghiên cứu khác nhau mà mô hình được sử dụng mô phỏng và trình bày là khác nhau Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối tượng nghiên cứu , tôi đã tìm hiểu và đi đến kết quà

cuối đó là : Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu[3]

Mô hình sản xuất:

Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động của chính mình Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu được cấu thành trong nền sản xuất Từ những công cụ thô sơ, công cụ thường ngày thay vào đó là các công cụ sản xuất hiện đại, công cụ đa năng, đã thay thế một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm hao phí về lao động sống

Trang 23

trên một đơn vị sản phẩm Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung của kinh tế sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các

yếu tố kinh tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế [3]

Vai trò của mô hình:

Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học

Phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể.Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống Nhờ các

mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các số liệu quan sát được các giả định rút ra Nó giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp.Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống

Việc thực hiện mô hình giúp cho các nhà khoa học cùng người nông dân có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình vật nuôi tại khu vực nào đó.Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Cá rô phi là một loại vật nuôi rất phổ biến, hiện nay cá rô phi được nuôi

ở nhiều nơi, nhiều khu vực, năng suất, sản lượng ngày một tăng.Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới thì cá rô phi là một loại thực phẩm hiện được khá nhiều người ưa chuộng.Những nghiên cứu về cá rô phi ngày càng nhiều, nhiều loại cá rô phi đã được lai tạo để phù hợp với điều kiện của từng vùng và đưa vào chăn nuôi nhằm phục vụ nhu cầu của con người

Trang 24

Cá là nguồn thực phẩm quen thuộc và rất quan trọng đối với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người Đặc biệt, cá rô phi có cơ thịt thơm, vị ngọt, tính bình, ít mỡ Trong thịt cá rô phi giàu khoáng, lượng đạm vừa phải, thịt cá rô phi không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể Cá rô phi chứa nhiều Calcium (116,5 mg/100 g thịt cá), các loại vitamin (B12, B6), chất đạm (23,0mg/100g thịt ) Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng bận rộn hơn, đồng thời chất lượng cuộc sống của con người càng được nâng cao.Trong đó, nhu cầu thực phẩm luôn là thiết yếu và nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng chú trọng về chất lượng

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cá rô phi

2.3.1 Tình hình chăn nuôi cá rô phi trên thế giới

Các loài cá rô phi được chọn nuôi đều có tốc độ lớn nhanh, chống chịu giỏi với điều kiện môi trường không thuận lợi, ít bệnh tật, dễ tạo giống nuôi Chính vì thế sản lượng cá rô phi trên thế giới đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây

Theo công bố của FAO, hiện nay có hơn 100 quốc gia trên thế giới nuôi

cá rô phi Sản lượng cá rô phi nuôi đã tăng rất nhanh trong 10 năm gần đây: năm 1986 đạt 253 nghìn tấn, năm 1990 đạt 410 nghìn tấn, đến năm 1995 đã đạt 659 nghìn tấn (sau 10 năm tăng 269%)

Có rô phi tiếp tục trở thành loài cá nuôi có tầm quan trọng quốc tế Chẳng thế mà đến nay đã có 3 hội thảo quốc tế chỉ với một chủ đề “cá rô phi trong nuôi trồng thủy sản” được tổ chức với qui mô lớn: lần 1 năm 1983 tại Israel, lần 2 năm 1988 tại Thái Lan và lần 3 năm 1993 tại Israel Hàng loạt công trình về nuôi cá rô phi đã được công bố tại các hội thảo này

Ba loài cá rô phi nuôi quan trọng nhất trên thế giới hiện nay là rô phi vằn o.niloticus, rô phi xanh o.aureus và rô phi đen o.mossambicus; sản lượng của

Trang 25

chúng chiếm 90% tổng sản lượng có rô phi nuôi - riêng sản lượng cá rô phi vằn đã tăng 430% so với sản lượng loài này cách đây 10 năm

Cũng theo FAO (1996), nếu so sánh sản lượng rô phi nuôi ở Châu Á với sản lượng của loài rô phi đó trên thế giới (đơn vị: tấn) thì của cá rô phi đen là 50.884/51.870; của có rô phi vằn là 384.976/426.773 Châu Á là nơi nuôi nhiều cá rô phi nhất trên thế giới, trong đó vùng Đông Á và Đông Nam Á thực sự đã là quê hương thứ hai của cá rô phi

Điều đáng chú ý là mức tăng nhanh về sản lượng cá rô phi nuôi lại đi kèm với nâng cao chất lượng cá thương phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Chỉ sau một thời gian ngắn, quan niệm của người tiêu dùng về cá rô phi nuôi đã có những thay đổi cơ bản Trước đây cá rô phi chỉ được xếp vào hàng cá “bình dân”, của người ngèo, thì nay được đánh giá cao, có nhu cầu tăng nhanh trên thị trường thế giới, thậm chí ở một số nước còn được coi là hàng “đặc sản” Sản phẩm cá rô phi nuôi hiện nay ngoài phẩm chất thịt thơm ngon còn do cá có cỡ lớn, kích cỡ đồng đều, màu sắc hấp dẫn, được nuôi trong môi trường sạch, cho ăn thức ăn tinh Nên được người tiêu dùng ưa chuộng Giá 1 kg cá thịt rô phi năm 1995 trên thị trường thế giới (tính bằng USD) là 1,4 USD, trong khi đó cá chép là 1,24; cá trắm cỏ 0,87; cá trắm đen 1,65; cá mè trắng 0,93; cá mirigan 0,90 Như vậy là cá rô phi được đánh giá cao hơn cả cá chép và bỏ xa các loài cá nuôi truyền thống khác như mè, trôi, trắm cỏ Đây thực sự là điều rất đáng mừng, báo hiệu tương lai phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá rô phi trên thế giới nói chung, ở Châu Á nói riêng

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.3.2.1 Khái quát về cá rô phi

Từ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh mẽ Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng phát

Trang 26

triển nuôi cá rô phi Thêm vào đó, thịt cá rô phi có chất lượng thơm ngon, không có xương dăm nên được người tiêu dùng ưa chuộng Các nỗ lực nhằm phát triển nghề nuôi cá rô phi ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu khả quan như nghiên cứu cải thiện di truyền, quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp hoàn chỉnh

về giống, quy trình nuôi sạch, tiêu thụ sản phẩm, chế biến, tiếp cận thị trường, xuất khẩu v.v để xây dựng và phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam Bài viết này nhằm cung cấp thông tin khái quát về tình hình nuôi, tiêu thụ cá rô phi trên thế giới và một số giải pháp tiếp cận để phát triển nghề nuôi

cá rô phi ở Việt Nam

2.3.2.2 Khái quát về chăn nuôi thủy sản

Nhìn tổng quá ngành chăn nuôi thủy sản nước ta phát triển khá nhanh

và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả.Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng và giá trị khai thác thủy sản ước đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng.Năm 2014 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động sản xuất thủy sản.Cả năm chỉ có 5 cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển nước ta với ảnh hưởng không lớn.Ngoài ra, việc Chính phủ Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành những văn bản định hướng đẩy mạnh phát triển thủy sản như đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theohướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một

số chính sách phát triển thủy sản, Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra… đã tạo động lực để ngư dân, người nuôi đẩy mạnh sản xuất Sản lượng đạt khá trong những chuyến biển cũng là yếu tố tích cực động viên ngư dân yên tâm bám biển

Trang 27

2.3.2.3 Kết quả nghiên cứu một số giống cá

- Cá trắm là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường.Hiện nay nuôi cá trắm cỏ thương phẩm đang được người nuôi cá quan tâm Loài cá này thường được thả ghép với mật độ rất thưa trong các ao nuôi cá truyền thống nhằm tận dụng nguồn thức

ăn là ốc tự nhiên có trong ao

- Cá trôi có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường , sống được trong điều kiện môi trường ôxy thấp, được nuôi trong các ao, ruộng đầm, hồ chứa, sông cụt và được nuôi trong môi trường nước lợ có nồng độ muối thấp Cá trôi là loài ăn tạp phổ thức ăn rộng chủ yếu là mùn bã hữu cơ

và thức ăn tinh 82%, thực vật thượng đẳng 13,8%, động vật phù du 3%, tảo 1,2% có khả năng ăn thức ăn nhân tạo

2.3.2.4 Kết quả nghiên cứu về cá rô phi

Hiện nay, cá rô phi được nuôi trong lồng và trong ao, cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ.Cá rô phi vằn chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc và cá rô phi hồng được nuôi ở các tỉnh phía Nam Năm 2012, diện tích thả nuôi cá rô phi đạt 16.337ha, chiếm 1,41% tổng diện tích nuôi thủy sản và chiếm 3,88% diện tích nuôi cá nước ngọt của cả nước Đến hết tháng 11/2014, diện tích nuôi cá rô phi trong ao, hồ đạt 15.992ha, nuôi lồng bè đạt 410.732m3, sản lượng đạt 118.800 tấn Ước sản lượng cá rô phi nuôi năm

2014 trên cả nước đạt 125.000 tấn, tăng 25% so với năm 2013

Bên cạnh hình thức nuôi trong ao đất, hình thức nuôi thâm canh trong lồng cho năng suất cao, chất lượng tốt Khu vực miền Bắc và miền Trung có kích cỡ lồng nuôi nhỏ, miền Nam lồng bè có kích thước dao động lớn Hiện,

cả nước có 16 tỉnh nuôi cá rô phi trong lồng, với tổng số 2.036 lồng, trong đó

Trang 28

miền Bắc có 948 lồng (kích cỡ 12-19 m3), miền Trung 158 lồng (kích cỡ 36m3), miền Nam 1.130 lồng bè (từ 5-1.250m3) với tổng thể tích khoảng 75.000m3 Năng suất nuôi cá rô phi trung bình đạt 6,28 tấn/ha, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất, đạt 18,12 tấn/ha và thấp nhất là vùng Tây Nguyên, chỉ đạt 1,18 tấn/ha

10-Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển nuôi cá rô phi khi thị trường cá rô phi tại Mỹ đối với cá rô phi nhập khẩu từ Trung Quốc co lại, đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm Kích cỡ cũng là một yếu tố quan trọng ở thị trường Mỹ, cá phi lê

cỡ 3-5 (85,05-141,75g) được tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị bán lẻ

 Bài học kinh nghiệm trong chăn nuôi cá rô phi:

- Cá giống phải được chọn lọc một cách kỹ lưỡng có khả năng chống chịu bệnh tốt và dễ nuôi

- Sử dụng vôi hợp lý để cải tạo môi trường nuôi nuôi cá trong suốt thời gian dài

- Mật độ thả cá phải phù hợp, trung bình từ 2 - 3 con/m2 Tránh trường hợp thả với mật độ cá quá dầy hoặc quá thưa

- Bổ sung dinh dưỡng thường xuyên trong các giai đoạn thời kì phát triển và sinh trưởng của cá

- Kiểm tra định kì các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cá để nắm bắt tình hình và có các biện pháp xử lý kịp thời

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp

- Nâng cao trách nhiệm quản lý cộng đồng để tránh dịch bệnh xảy ra trên diện rộng

Trang 29

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình chăn nuôi cá rô phi

- Phạm vi nghiên cứu: Các xã có mô hình trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bànhuyện Bắc Quang, tỉnh

Hà Giang

- Thời gian nghiên cứu: Từ 05/01/2015 đến 30/04/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

3.3.2.Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn huyện Bắc Quang - Hà Giang

3.3.3 Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình

3.3.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong nghề nuôi cá

3.3.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các số liệu đã thống kê, các báo cáo tổng kết của huyện nghiên cứu, của trạm khuyến nông huyện Bắc Quang, để nhằm có được các số liệu theo yêu cầu Thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, các Nghị định, chỉ thị, nghị quyết, các chính sách của Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển chăn nuôi cá rô phi

Trang 30

3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng bảng hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp người nông dân tham gia vào mô hình, thu thập số liệu đưa vào các bảng biểu và từ đó đưa ra những nhận định về mô hình chăn nuôi cá rô phi

Cấu trúc và nội dung bảng hỏi có ở phần mẫu bảng hỏi cuối đề tài

3.4.3 Phương pháp chọn mẫu

- Mẫu được chọn để tiến hành điều tra phụ thuộc vào số hộ tham gia

mô hình, trong đề tài này tôi lựa chọn 60 hộ tham gia mô hình và 10 cán bộ triển khai mô hình trong đó có 4 cán bộ trạm khuyến nông và 6 cán bộ tại xã triển khai mô hình để điều tra trên địa bàn 3 xã có các mô hình lớn là Quang Minh, Việt Vinh và Hùng An

Trang 31

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

4.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Bắc Quang

Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hà Giang

có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km

Bắc Quang là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang,Việt Nam.Phía Đông Bắc Quang giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), phía Nam giáp huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), phía Tây giáp với huyện Quang Bình; phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên.Bắc Quang có 23 đơn vị hành chính gồm thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy và 21 xã: Tân Lập, Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Kim Ngọc, Thượng Bình, Bằng Hành, Hữu Sản, Liên Hiệp, Vô Điếm, Quang Minh, Việt Hồng, Hùng An, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đông Thành và Đức Xuân

Bắc Quang là nơi sinh sống của 19 dân tộc chung sống, trong đó, người Tày chiếm 50%, người Kinh 25%, còn lại là các dân tộc Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Thái, Mường…

Trang 32

Hình 4.1 Bản đồ huyện Bắc Quang Địa hình, địa mạo:

Huyện Bắc Quang có địa hình địa mạo tương đối phức tạp so với địa hình của tỉnh Hà Giang nói chung có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau

- Địa hình núi cao trung bình: Tập chung nhiều ở xã Tân lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 m đến 1.500 m có độ dốc trên 250, chủ yếu

là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica

- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 700 m, phân bố ở tất

cả các xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các lợi cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

Trang 33

- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sông

lô, sông con và suối sảo.Địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa mầu

Khí hậu, thời tiết:

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 22,5 đến 230

C Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho nhiều cây trồng

và vật nuôi phát triển tốt Lượng mưa trung bình khoảng 4.665 - 5.000 mm/năm, Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

11 hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm Huyện Bắc Quang là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão

4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

4.1.2.1 Thực trạng phát triển nông - lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp:

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế và giữ được sự tăng trưởng khá ổn định Giá trị sản xuất nông nghiệp năm sau tăng nhanh hơn năm trước Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng

đa dạng hàng hóa cây trồng và vật nuôi Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển tổng hợp giữa trồng trọt và nuôi trồng thủy sản

* Trồng trọt: Cây trồng chính trong ngành nông nghiệp của huyện vẫn

là cây lúa nước Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh trong những năm gần đây do làm tốt công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất cao vào sử dụng đã đạt năng suất cao

Trang 34

Bảng 4.1 Thống kê số liệu về nông nghiệp

Cây Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha) Tổng sản lƣợng (tấn)

(Nguồn: UBND huyện Bắc Quang,năm 2014)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được diện tích trồng cây lương thực của huyện là lớn và năng suất đạt được ở mức khá cao Nhờ vậy mà đã tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho vật nuôi trong đó có cá rô phi Có nguồn thức ăn mà nông hộ tự sản xuất giúp tăng thêm lợi nhuận khi chăn nuôi cá rô phi

Trang 35

Chăn nuôi phát triển khá mạnh, tiến độ áp dụng khoa học kỹ thuật được phổ biến khá rộng rãi, làm tăng giá trị sản xuất.Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp Cụ thể, sự phát triển nhanh chóng của đàn gà và lợn tính đến năm 2014 tổng đàn gà hiện có khoảng 897.940 con, đàn lợn 74.356 con Về đàn gia súc ngày càng có chiều hướng tăng mạnh Nguyên nhân tăng là

do có nguồn thức ăn dồi dàovà hiệu quả kinh tế mang lại khá cao

Về chăn nuôi cá: Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 784,9 ha, việc đầu tư thâm canh trong năm còn hạn chế nên năng suất bình quân đạt 1,1 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 862,4 tấn Nhưng trong vài năm trở lại đây diện tích và sản lượng trong nuôi trồng thủy sản tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước

- Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng:

+ Chăm sóc rừng trồng: Tiến hành chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật diện tích 3.829,8 ha, đạt 100% kế hoạch Đối với diện tích chăm sóc 50 ha rừng phòng hộ năm 4 thuộc Dự án Bảo vệ và phát triển rừng, căn cứ vào kết quả rà soát 3 loại rừng, số diện tích trên thuộc rừng sản xuất Vì vậy, Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện đã tiến hành bàn giao cho các

hộ quản lý, bảo vệ theo đúng quy định

+ Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: Trong năm các xã, thị trấn thực hiện tốt khoanh nuôi phục hồi 2.000 ha rừng Thực hiện bảo vệ 15.065,1 ha, trong đó

có 4.008,1 ha rừng là chỉ tiêu bảo vệ rừng thuộc chương trình dự án

Trang 36

- Công tác phòng chống cháy rừng: Do làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, mặt khác ý thức bảo vệ rừng của người dân ngày một nâng cao nên tính đến tháng 12/2014 trên địa bàn huyện Bắc Quang chưa xảy ra vụ cháy rừng nào

- Dịch vụ môi trường rừng: Ban Quản lý dự án huyện đã phối hợp với hạt kiểm lâm nghiệm thu diện tích thuộc lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng

là 4.877,5 ha đạt 100% diện tích cung ứng dịch vụ môi trường [4]

4.1.2.2 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển,

có tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2014 các ngành tiểu thủ công nghiệp ở địa phương như mộc xẻ, sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động có hiệu quả

Thương mại và dịch vụ

Năm 2014, tuy giá cả có biến động nhưng hoạt động thương mại vẫn có bước phát triển, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế, phương thức kinh doanh đa dạng và phong phú.Mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng.Số hộ tham gia làm dịch vụ ngày càng tăng, hiện nay số

cơ sở tham gia làm thương mại và dịch vụ là 1.913 cơ sở.Dịch vụ vận tải được mở rộng Tổng mua bán lẻ hàng hóa và doanh thu trên địa bàn 2014 ước đạt 474.173 triệu đồng [7]

4.1.2.3 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn va ̀ số liệu thống kê về lao động và việc làm của huyện Bắc Quang

Thực trạng phát triển khu dân cư, dân số, lao động và việc làm

Toàn huyện có diện tích là 109.873,69 ha, dân số là 108.496 người, nữ

là 53.583 người phần lớn số dân tập trung ở nông thôn Ngoài ra còn ít số hộ tham gia buôn bán nhỏ và làm dịch vụ

Về lao động việc làm: Phân theo ngành kinh tến năm 2014 số lao động

ở ngành nông nghiệp là 45.883 người chiếm 95.9%, nghành lâm nghiệp có

924 người chiếm 1,9%, ngành thủy sản có 201 người chiếm 2,2% [5]

Trang 37

Về mặt đời sống của nhân dân địa phương tuy có phần đầy đủ hơn song

đa số các hộ đều có dư nợ ngân hàng.Trong những năm gần đây đời sống nhân dân được cải thiện nhiều hơn vì đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất, chăn nuôi cũng phát triển mạnh Kết quả đó đã mang lại cho bà con nhân dân có cuộc sống đầy đủ hơn, nhiều nhà đã mua được ti

vi, tủ lạnh… phục vụ nhu cầu cuộc sống tốt hơn

Các số liệu thống kê về dân số, lao động và đất đai trong cơ cấu kinh tế của huyện Bắc Quang

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên các số liệu thu được chỉ được đánh giá qua bảng biểu, đưới đây là những bảng biểu thể hiện các thông số về mặt nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa bàn huyện Bắc Quang

Bảng 4.3 Số liệu dân số và giới tính

Nguồn: UBND huyện Bắc Quang năm 2014

Qua bảng số liệu ta thấy dân số của huyện ngày một tăng lên Tạo ra nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế, đặc biệt để giải quyết việc làm thì chăn nuôi cá là một nghề phù hợp để tăng thu nhập cho người nông dân

Bảng 4.4 Số liệu lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể nông lâm nghiệp

và thủy sản phân theo nghành kinh tế

Trang 38

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được phần đa người dân ở huyện tập trung vào nghành nông nghiệp.Mà nghành nông ghiệp lại mang tính chất mùa màng, để giải quyết công việc cho người nông dân khi nông nhàn là một bài toán khó Vì vậy mà UBND huyện đã triển khai các dự án, mô hình để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân khi nông nhàn Trong

đó có mô hình chăn nuôi cá rô phi được người dân hưởng ứng triển khai và ngày càng lan rộng Nhờ vậy, mà số người tham gia vào nuôi trồng thủy sản tăng theo hàng năm

Bảng 4.5 Số liệu đất đai và mục đích sử dụng

(Đơn vị tính: ha)

Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 109.873,69 100

1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 97.665,75 88,98

Nguồn: UBND huyện Bắc Quang năm 2014

Trang 39

Huyện Bắc Quang đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp

xã đến năm 2020 và sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015, quy hoạch của huyện đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyện, đổi với việc sử dụng đất cấp

xã, huyện Bắc Quang cũng đã phê duyệt quy hoạch được 20/23 xã Các chỉ tiêu sử dụng đất như: sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa

sử dụng luôn được thực hiện theo đúng kế hoạch Quy trình chuyển mục đích

sử dụng, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được thực hiện đúng pháp luật Việc thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất của huyện Bắc Quang đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn đất được chuyển đổi phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, cơ cấu sử dụng đất chuyển đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế

Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyện dùng của huyện ở nhiều nơi chưa được sử dụng và sử dụng chưa mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường Vì thế đây là cơ hội để người dân cải tạo và sử dụng với mục đích nuôi cá để gia tăng thu nhập cho nông hộ Đất chưa sử dụng ở huyện là 7.563,95 chiếm 6,88% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Trong danh mục đất chưa sử dụng gồm cả ruộng và đầm lầy đây là phần đất có thể tận dụng để nuôi trồng thủy sản

Bảng 4.6 Bảng tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bắc Quang

Tổng số hộ nghèo toàn huyện (hộ) 2.089 1.612 1.696

Nguồn: UBND huyện Bắc Quang năm 2014

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện qua các năm đã giảm nhưng giảm chưa nhiều Vấn đề đặt ra là phải tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo và cận nghèo trong huyện Trong vài năm trở lại đây thì khi triển khai các mô hình

Trang 40

và dự án thì đã có sự tiếp cận nhiều hơn của các hộ nghèo và cận nghèo Đặc biệt là khi tham gia các mô hình và dự án thì những hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ nhiều hơn về vốn với lãi suất thấp

Về công tác đảm bảotrật tự an toàn xã hội

Dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy - UBND huyện, sự chỉ đạo sát sao của công an tỉnh Hà Giang, năm 2014 ban công an huyện không ngừng củng cố và kiện toàn lực lượng, thường xuyên nắm bắt tình hình trên các lĩnh vực, mục tiêu, địa bàn trọng điểm, quan tâm chú trọng đến công tác dân tộc, tôn giáo và các vấn đề liên qua đến an ninh quốc gia, trật tự toàn xã hội Phối kết hợp các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật , tích cực truy quét tội phạm , bài trừ các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, ma túy, mại dâm…Đặc biệt là thực hiện tốt nghị quyết 32/CP của chính phủ về giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ Nhìn chung về

an ninh trật tự và an toàn xã hội toàn huyện được giữ vững, đảm bảo cho mọi hoạt động của xã diễn ra bình thường

4.1.3 Nhận xét về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - văn hóa tới việc phát triển mô hình chăn nuôi cá rô phi

Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi như không khí trong lành, nguồn nước thuận lợi, dồi dào chảy ra từ các khe núi là một trong những yếu tố giúp năng suất cá luôn đạt mức cao Bên cạnh đó người dân tại địa phương đã có kinh nghiệm nuôi cá khá lâu năm nên khi thực hiện tham gia mô hình trở nên dễ dàng hơn

- Ngoài ra tại địa phương chăn nuôi khá nhiều gia súc và gia cầm mà phân thải của chúng là nguồn thức ăn của cá rô phi Khi nuôi cá người dân đã tận dụng triệt để nguồn thức ăn sẵn có này vừa giảm chi phí cho chăn nuôi mặt khác giúp cải thiện môi trường vì người dân tại địa phương thường thải phân của gia súc gia cầm ra sông suối gây ô nhiễm nguồn nước và tạo mùi hôi thối

Ngày đăng: 18/08/2015, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. UBND huyện Bắc Quang - Hà Giang (2014),Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mô hình phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2014 của huyện Bắc Quang.III. INTERNET SOURSE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mô hình phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2014 của huyện Bắc Quang
Tác giả: UBND huyện Bắc Quang - Hà Giang
Năm: 2014
1. Chi cục thống kê huyện Bắc Quang - Hà Giang (2013), Niên giám thống kê huyện Bắc Quang năm 2013 Khác
2. Dương Văn Sơn (2000), Bài giảng kế hoạch giám sát - đánh giá Khác
3. Dương Văn Sơn (2009), Bài giảng xã hội học nông thôn Khác
4. Dương Văn Sơn (2010), Khuyến nông định hướng thị trường Khác
5. UBND huyện Bắc Quang - Hà Giang (2014),Báo cáo tổng kết nông lâm nghiệp huyện Bắc Quang năm 2014 Khác
6. UBND huyện Bắc Quang - Hà Giang (2014),Báo cáo tổng kết mô hình nuôi cá rô phi tại huyện Bắc Quang năm 2014 Khác
8. Http://www.khuyennongvn.gov.vn Trung tâm khuyến nông quốc gia 9. Http://www.faostat.fao.org/ Khác
10. Http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-56-2005-ND-CP-ve-khuyen-nong-khuyen-ngu-vb53341t11.aspxNghị định số 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư Khác
11. Http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-02-2010-ND-CP-khuyen-nong-vb100057t11.aspx.Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông.12. Http://tailieu.vn Khác
1. Họ và tên: ……………………………………… Khác
2. Giới tính: ………………… Khác
3. Tuổi:……………………………………… Khác
4. Dân tộc Khác
5. Địa chỉ: Thôn………………… Khác
1.Các nghành nghề chính của gia đình A. Trồng trọt  B. Trồng trọt và chăn nuôi  Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w