Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

154 952 0
Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã phúc thuận, huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU HIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM (DWC) TẠI XÃ PHÚC THUẬN, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Hải Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu trong luận văn là sự thật và đã được những người có liên quan đồng ý cho sử dụng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có trong luận văn. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đề tài: Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các cán bộ địa phương, hội phụ nữ xã Phúc Thuận, cùng toàn thể người dân tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ tận tình của Ban giám đốc và các cán bộ Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC). Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, các bạn học viên lớp cao học Công tác xã hội 1 khóa 2012 đã ủng hộ và cổ vũ tinh thần để tôi tự tin hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trung Hải người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 1 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thu Hiếu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................. 6 6. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 7 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 7 8. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................. 7 NỘI DUNG CHÍNH....................................................................................... 9 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu..................................... 9 1.1. Các khái niệm.......................................................................................... 9 1.1.1. Cộng đồng ............................................................................................ 9 1.1.2. Vấn đề cộng đồng ............................................................................... 10 1.1.3. Quản lý cộng đồng.............................................................................. 11 1.1.4. Tổ chức cộng đồng ............................................................................. 11 1.1.5. Phát triển cộng đồng ........................................................................... 13 1.1.6. Tác viên phát triển cộng đồng ............................................................. 14 1.1.7. Sự tham gia ........................................................................................ 15 1.1.8. Quyền và trao quyền ........................................................................... 15 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .................................................... 16 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu ............................................................................... 16 1.2.2. Lý thuyết trao quyền ........................................................................... 18 1.2.3. Lý thuyết thân chủ trọng tâm .............................................................. 21 1.2.4. Thuyết huy động nguồn lực ................................................................. 22 1.3. Một số vấn đề chung về phát triển cộng đồng ........................................ 25 1.4. Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC).................... 300 1.4.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 31 1.4.2. Mục đích, sứ mệnh, viễn cảnh ............................................................. 32 1.4.3. Bộ máy nhân sự .................................................................................. 32 1.4.4. Các hoạt động đang triển khai ............................................................ 32 1.4. Khái quát mô hình QLCĐ trên Thế giới và Việt Nam ........................... 30 1.3.1. Mô hình QLCĐ trên Thế giới.............................................................. 40 1.3.2. Mô hình QLCĐ tại Việt Nam .............................................................. 41 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 33 1.5.1. Khái quát về huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................. 33 1.5.2. Khái quát về xóm Phúc Tài và xóm Tân Ấp 2, xã Phúc Thuận ............ 34 1.5.3. Các vấn đề cộng đồng tại xã Phúc Thuận ........................................... 36 1.6. Mô hình Quản lý cộng đồng…………………………………………....40 1.6.1. Mô hình Quản lý cộng đồng trên Thế giới và Việt Nam…………….40 1.6.1.1. Mô hình Quản lý cộng đồng trên Thế giới…………………………40 1.6.1.2. Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam………………………......41 1.6.2. Mô tả mô hình Quản lý cộng đồng…………………………..……....42 1.6.2.1. Cách tiếp cận của mô hình Quản lý cộng đồng…………………...43 1.6.2.2. Giá trị của Quản lý cộng đồng……………………………………...47 1.6.2.3. Nguyên tắc cơ bản trong thực hiện mô hình QLCĐ….……………48 1.6.2.4. Quy trình thực hiện mô hình QLCĐ……………………………….49 1.6.2.5. Tính bền vững của mô hình QLCĐ……………………………………55 1.6.3. Vị trí của mô hình QLCĐ trong hệ thống quản lý nhà nước…………57 1.7. Tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình QLCĐ……………………………59 Chương 2: Thực trạng thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................................... 62 2.1. Đánh giá chung về mục tiêu, cách thức vận hành của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên .................................................................... 62 2.2. Đánh giá hiệu quả mô hình QLCĐ đối với cơ chế chính sách tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. ................................................... 68 2.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình Q LCĐ trong việc giải quyết vấn đề cộng đồng………………………………………………………………………….69 2.3.1. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề giảm nghèo ..................... 69 2.3.2. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng .. 71 2.3.3. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề ô nhiễm môi trường ......... 73 2.3.4. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề tiếp cận thông tin mới của người dân. .................................................................................................... 74 2.4. Hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân và chính quyền địa phương ……………………………………………………………………...76 2.4.1. Hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân................................. 76 2.4.2. Hiệu quả của mô hình QLCĐ với đội ngũ cán bộ địa phương ............ 95 2.5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình QLCĐ .................. 97 2.5.1. Thuận lợi khi thực hiện mô hình QLCĐ .............................................. 97 2.5.2. Khó khăn khi thực hiện mô hình QLCĐ ............................................ 101 2.4. Bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ ............................. 103 Kết luận và Khuyến nghị ............................................................................ 107 PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN – (dành cho người dân)....... 111 PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU VỚI CÁC NHÓM ............... 123 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT BẢNG HỎI VỚI NGƯỜI DÂN ..... 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 142 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DWC Center for promoting Development for Women and Chirldren Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em LHQ Liên hợp quốc NNC Nhóm nòng cốt NCĐ Nhóm cộng đồng PTCĐ Phát triển cộng đồng PCMM Promoting Community management model in Viet Nam Thúc đẩy mô hình Quản lý cộng đồng ở Việt Nam (dự án) PRA Participatory Rural Appraisal Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân QLCĐ Quản lý cộng đồng QSK Quỹ sáng kiến SDC Swiss Agency for Development and Cooperation Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ TDA Tiểu dự án DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Bảng 1.1 Tên bảng Trang Thông tin chung về xóm Phúc Tài, xóm Tân Ấp 2, 35 xã Phúc Thuận Bảng 2.1 Hiệu quả chung của dự án thực hiện theo mô hình 64 QLCĐ Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về quy trình thực hiện mô hình 65 QLCĐ Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về mức độ phức tạp và khả năng 66 thực hiện các thủ tục hành chính Bảng 2.4 Các kiến thức người dân được nâng cao sau tham gia 80 dự án Bảng 2.5 Các công việc người dân có thể làm sau khi được tập 81 huấn Bảng 2.6 Mức độ vận dụng các kiến thức học được từ dự án 82 Bảng 2.7 Tần suất đi họp thôn của người dân sau khi tham gia 85 dự án Bảng 2.8 Lợi ích khi người dân tham gia các cuộc họp thôn 86 xóm Bảng 2.9 Các hoạt động người dân được tự quản khi thực hiện 88 dự án Bảng 2.10 Lợi ích khi người dân được tự quản 90 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Số sơ đồ Sơ đồ 1.1 Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ 31 và trẻ em Sơ đồ 1.2 Quy trình thực hiện Quản lý cộng đồng 50 Biểu đồ 2.1 Biến động tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu 70 Biểu đồ 2.2 77 Thu nhập của người dân từ khi tham gia dự án (20112014) Biểu đồ 2.3 Sự thay đổi trong môi trường sống sau khi thực hiện dự 78 án Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ các thắc mắc của người dân được chính quyền giải đáp 93 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân cũng ngày một tăng lên, con người ngày càng có nhiều nhu cầu và tiêu chuẩn cao hơn cho một cuộc sống được đánh giá là đảm bảo. Những nhu cầu này đòi hỏi cần phải được đáp ứng. Tuy vậy, sự phát triển không đồng đều trong nền kinh tế đã tạo nên sự chênh lệch rõ rệt về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là giữa các vùng nông thôn, miền núi và thành thị. Chính điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội trước hết là về thu nhập và điều kiện sống. Phát triển cộng đồng (PTCĐ) là một trong ba phương pháp can thiệp chính của Công tác xã hội. Trên Thế giới, ngay từ những năm 1950, khái niệm PTCĐ đã được Liên Hợp Quốc công nhận và khuyến khích các quốc gia sử dụng phương pháp này như một công cụ hữu hiệu trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm thực hiện chương trình mục tiêu phát triển quốc gia. PTCĐ được đánh giá là một trong những hoạt động có khả năng giải quyết những vấn đề của sự phát triển xã hội và những thách thức mà các cộng đồng gặp phải khá hiệu quả, bởi nó nhấn mạnh đến sự tham gia của chính người dân - những người trong cuộc - vào quá trình cải thiện đời sống cho chính cộng đồng mình. Các hoạt động PTCĐ vừa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vừa đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Hiệu quả thiết thực của hoạt động PTCĐ ngày càng được khẳng định và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Tại Việt Nam, khái niệm PTCĐ xuất hiện vào những năm 1980 từ các chương trình viện trợ của nước ngoài. Chiến lược PTCĐ hướng tới những cộng đồng nghèo và kém phát triển, giúp họ nhận thức được vấn đề của mình, tìm kiếm nguồn lực bên ngoài và phát huy tiềm năng của mình để giải quyết hiệu quả vấn đề của cộng đồng họ. Cho đến nay, cùng với sự hình thành của 1 rất nhiều các tổ chức phi lợi nhuận, các trung tâm cộng đồng, các chương trình phát triển của nhà nước... PTCĐ đang được ứng dụng nhiều hơn bao giờ hết trong việc khắc phục tình trạng đói nghèo và những vấn đề xã hội nóng bỏng khác tại Việt Nam. Là một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Hội Khuyến học Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) là một tổ chức đã thực hiện thành công nhiều dự án phát triển, đặc biệt thành công trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân, trong đó có nhóm người nghèo/thiệt thòi, phụ nữ vào quá trình phát triển bền vững các vùng nông thôn Việt Nam bằng mô hình Quản lý cộng đồng (QLCĐ). Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả muốn tìm hiểu hiệu quả của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thông qua việc thực hiện dự án: "Thúc đẩy Sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên". Dự án này được tổ chức Bánh mỳ cho Thế Giới (BfdW) và Misereor (thuộc Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ, Trung tâm DWC trực tiếp quản lý và thực hiện tại hai xã: Phúc Thuận và Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014. Việc tìm hiểu hiệu quả mô hình QLCĐ của Trung tâm DWC góp phần giới thiệu một mô hình mới trong lĩnh vực Phát triển cộng đồng. Xem xét tính hiệu quả của mô hình này trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng. Từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ trên thực tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng góp phần hệ thống hóa mô hình QLCĐ thành tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy và thực hành Phát triển cộng đồng trong bộ môn Công tác xã hội. Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. (Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn 02 xóm: xóm Tân Ấp 2 và xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). 2 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Từ những năm 1950, PTCĐ được mô tả trước hết cho quá trình làm việc với những cộng đồng nhỏ trong các dự án tự giúp ở các nước đang phát triển, chủ yếu tại các cộng đồng nông thôn. Mặc dù có sự khác nhau về cách tiếp cận/mô thức thực hiện nhưng tất cả đều tập trung vào mục đích: Củng cố nguồn lực trong cộng đồng; Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực cho các thành viên cộng đồng; Phát triển năng lực của các thành viên cộng đồng để sử dụng các nguồn lực. Sự khác nhau trong các cách tiếp cận chủ yếu nằm ở chủ thể liên quan tới hoạt động phát triển, mục tiêu phát triển và các kết quả mong đợi khác nhau của hoạt động phát triển. Trên Thế giới, mô hình QLCĐ sơ khai được vận dụng trước hết trong một số dự án mà Cơ quan Hợp tác và Phát triển của Chính phủ Thụy Sỹ (SDC) thực hiện tại Bangladesh và một số nước thuộc tiểu vùng sông Mekong như Lào, Campuchia, Myanmar, Việt Nam. Trong đó mục tiêu phát triển mà SDC muốn hướng tới là thúc đẩy sự tham gia của người dân vào hoạt động ra quyết định tại địa phương, quản lý cộng đồng được sử dụng như một công cụ thực hiện mục tiêu này. Tại Việt Nam, mô hình QLCĐ được thực hiện từ năm 2005 trong khuôn khổ dự án “Phát triển đô thị Nam Định và Đồng Hới” (Nam Dinh urban development project – NUDP & Dong Hoi urban development project – DUDP 2005 – 2008). Trong đó đề cao cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người nghèo/thiệt thòi vào hoạt động ra quyết định tại địa phương, nhằm mục đích thực hiện mục tiêu giảm nghèo quốc gia và thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã theo Nghị định 29/1998/NĐ – CP ban hành ngày 11 tháng 5 năm 1998. Tuy nhiên, mô hình QLCĐ đã được phát triển cả về phương pháp và phạm vi thực hiện từ năm 2008, khi SDC phối hợp với các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam thực hiện dự án “Thúc đẩy mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam”. 3 Liên quan đến mô hình QLCĐ, đã có nghiên cứu của sinh viên Vương Thị Loan – khóa K53 Công tác xã hội – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự tham gia của người dân vào hoạt động phát triển kinh tế – xã hội địa phương thông qua thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng của trung tâm Hữu nghị cộng đồng Nam Định (Nghiên cứu tiến hành tại xóm Đồng Lạc, xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên nghiên cứu này chủ yếu đánh giá sự tham gia của người dân vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương thông qua thực hiện mô hình QLCĐ chứ không nghiên cứu sâu về hiệu quả của mô hình QLCĐ tại địa bàn này. Ngoài ra, có một số Báo cáo Đánh giá cuối kỳ của các dự án được Trung tâm DWC thực hiện theo mô hình QLCĐ ở các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Sóc Sơn, Hà Nội… Những cuộc đánh giá này chủ yếu so sánh kết quả thực tế với mục tiêu mong đợi của dự án mà không đánh giá chi tiết về mô hình QLCĐ. Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về hiệu quả của mô hình QLCĐ, do đó trong nghiên cứu của mình, tác giả muốn tìm hiểu sâu về mô hình QLCĐ của Trung tâm hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) nhằm đánh giá hiệu quả của nó trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng dưới góc nhìn của ngành công tác xã hội, bên cạnh đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình trên thực tế. 3. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Thông qua mô tả mô hình và đánh giá hiệu quả của QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu góp phần chỉ ra tính phù hợp và hạn chế của các lý thuyết PTCĐ trong ứng dụng vào thực tiễn. Từ đó có sự phát huy và điều chỉnh cho phù hợp hơn trong quá trình thực hành PTCĐ. 4 Trong nghiên cứu, mô hình Quản lý cộng đồng được nhìn nhận như một tiến trình PTCĐ, so sánh, đối chiếu tiến trình này với hoạt động phát triển cộng đồng đang được giảng dạy và thực hành trong Công tác xã hội góp phần bổ sung và hoàn thiện các phương pháp can thiệp của ngành học, giúp sinh viên ngành Công tác xã hội có được cái nhìn rộng hơn về ứng dụng ngành trong thực tiễn. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ năng trong nghiên cứu góp phần kiểm chứng tính phù hợp và hiệu quả của các phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ việc nghiên cứu hiệu quả của mô hình Quản lý cộng đồng tại xã Phúc Thuận - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, đề tài nghiên cứu đã giới thiệu tới độc giả một mô hình phát triển cộng đồng đang được triển khai tại một số vùng miền Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá khách quan về hiệu quả của mô hình QLCĐ, phát hiện ưu nhược điểm nếu có, những giải pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm thực hiện mô hình này. Ngoài ra qua nghiên cứu, tác giả có cơ hội được tiếp xúc với hoạt động phát triển cộng đồng thực tế, học hỏi được nhiều hơn tri thức của ngành mình, phát triển các kỹ năng cần thiết trong thực hành nghề nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp. Cuối cùng, nghiên cứu giúp hệ thống hóa mô hình QLCĐ thành tài liệu tham khảo cho bộ môn Công tác xã hội trong trường học, phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành PTCĐ. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại 5 xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó chỉ ra được những bài học kinh nghiệm khi thực hiện QLCĐ. Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả mô hình QLCĐ thực hiện tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Làm rõ hiệu quả của mô hình Quản lý cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng và đóng góp của nó vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phân tích một số thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Mô hình QLCĐ do Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) thực hiện tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Khách thể nghiên cứu Người dân tham gia tiến trình phát triển cộng đồng. Bao gồm: người dân (trong đó có người nghèo/thiệt thòi), cán bộ thôn/xóm và thành viên nhóm nòng cốt. Đại diện chính quyền địa phương tham gia trong dự án (đại diện thành viên Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên, xã Phúc Thuận). Cán bộ trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em – DWC. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi thời gian: 03 năm (từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014). Phạm vi nội dung: các hoạt động phát triển cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo mô hình QLCĐ. 6 6. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như thế nào? (2) Hiệu quả việc thực hiện mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận như thế nào? (3) Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ là gì? 7. Giả thuyết nghiên cứu (1) Mô hình QLCĐ đang được triển khai tốt tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (2) Mô hình QLCĐ giải quyết hiệu quả các vấn đề cộng đồng, góp phần nâng cao năng lực cho các bên liên quan và cải thiện điều kiện sống cho người dân. 8. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp phân tích tài liệu Trong nghiên cứu, học viên đã sử dụng các báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ của Trung tâm DWC, những tài liệu tập huấn nâng cao năng lực, sổ tay hướng dẫn thực hành mô hình QLCĐ, các tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tài liệu đánh giá ban đầu về địa bàn nghiên cứu, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa bàn nghiên cứu, và một số tài liệu liên quan khác (Xem chi tiết phần Danh mục tài liệu tham khảo) Phương pháp quan sát: Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã tiến hành quan sát thực trạng đời sống kinh tế xã hội địa phương, thực trạng tham gia của người dân trong dự án, quan sát sự thay đổi ở điều kiện sinh hoạt của người dân địa phương… Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu định lượng đã thu thập được. 7 Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu hỏi Phiếu hỏi được tác giả thiết kế dựa trên các kiến thức chung về phát triển cộng đồng và đề xuất dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em thực hiện. Phiếu hỏi có 45 câu hỏi bao gồm các câu hỏi mở và câu hỏi đóng với 3 phần chính: Thông tin về hộ gia đình; Đánh giá thay đổi chung về chất lượng cuộc sống của người dân; Đánh giá hiệu quả của mô hình Quản lý cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Số lượng phiếu hỏi là 100 phiếu (tương đương 100 người là đại diện 100 hộ dân, chiếm 30% tổng số hộ của 02 xóm nghiên cứu, đạt chuẩn cỡ mẫu cho tính chính xác của kết quả). Đại diện các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan. Trong số người được trưng cầu ý kiến bao gồm cả nam và nữ, người nghèo/thiệt thòi, thành viên nhóm nòng cốt tham gia dự án và người dân khác tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả trực tiếp thực hiện phiếu hỏi với người được trưng cầu ý kiến tại nhà người dân. Cuộc trưng cầu ý kiến được diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện như một cuộc trò chuyện trao đổi giữa tác giả và người được trưng cầu ý kiến. Tác giả cũng nhận được sự hỗ trợ tận tình từ cán bộ dự án của Trung tâm DWC. 100 phiếu hỏi được phát ra và thu về 100 phiếu hợp lệ làm cơ sở dữ liệu cho đề tài. Phỏng vấn sâu Tác giả tiến hành 03 cuộc phỏng vấn sâu đối với: đại diện chính quyền địa phương; Đại diện thành viên nhóm nòng cốt và nhóm cộng đồng (tham gia thực hiện dự án) của cả 2 xóm Phúc Tài và Tân Ấp 2; Đại diện Ban giám đốc và cán bộ dự án của Trung tâm DWC. 8 NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Cộng đồng Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng (community) có nhiều tuyến nghĩa khác nhau, cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, Dân tộc học, Y học… Khái niệm cộng đồng thường được dùng để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô và đặc tính xã hội. Ý nghĩa rộng nhất của cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn Thế giới (cộng đồng Thế giới), một châu lục (cộng đồng Châu Á, cộng đồng Châu Âu…), một khu vực (cộng đồng ASEAN). Cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo (Cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Mỹ…). Nhỏ hơn nữa, cộng đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị hành chính như làng/bản, xã, huyện v.v… [3, tr. 7] Theo Korten thì cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau. Theo Tô Duy Hợp và cộng sự thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm đó có thể là: đặc điểm về kinh tế, xã hội (ví dụ: cộng đồng làng xã, khu dân cư đô thị); Huyết thống (ví dụ: Cộng đồng của các thành viên thuộc một họtộc); Mối quan tâm và quan điểm (ví dụ: Nhóm sở thích trong một dự án phát triển); Môi trường, nhân văn (ví dụ: Cộng đồng đồng bào dân tộc Vân Kiều tại huyện Hướng 9 Hóa); và các đặc điểm khác như tổ chức, vùng địa lý hoặc các khía cạnh về tâm lý, v.v… Như vậy có thể thấy có nhiều quan điểm về cộng đồng. Tuy nhiên các quan điểm đều có những điểm thống nhất như cộng đồng là tập hợp nhiều người/nhóm người có sức bền cố kết cao dựa trên việc chia sẻ những đặc điểm chung như yếu tố địa vực, giá trị, lợi ích, quan điểm, tín ngưỡng, tôn giáo…Cộng đồng thường có những quy tắc, cách ứng xử chung và luật lệ dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng. Nhờ đó các thành viên trong cộng đồng cảm thấy có sự liên kết chặt chẽ với các thành viên khác trong cộng đồng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì cộng đồng được nhắc tới chính là cộng đồng thôn/xóm có đặc điểm chung về kinh tế - chính trị - xã hội và các đặc điểm về văn hóa, phong tục, lối sống, các vấn đề liên quan tới đời sống thường ngày của người dân cộng đồng đó. 1.1.2. Vấn đề cộng đồng Trước hết, vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu và giải quyết. Theo đó, vấn đề cộng đồng được hiểu là những vấn đề chung nằm trong nội tại cộng đồng, vấn đề đó có thể ảnh hưởng tới quyền lợi và cuộc sống của chính những người dân trong cộng đồng theo hướng tiêu cực. Để giải quyết triệt để vấn đề cộng đồng thì người dân phải là chủ thể và tự mình giải quyết những vấn đề của riêng mình. Sự hỗ trợ từ bên ngoài chỉ có tính chất trợ giúp, không mang tính quyết định. Do đó, cộng đồng phải có vai trò ngày càng tăng trong quá trình xác lập nhu cầu, lập kế hoạch can thiệp và thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có thể chia nhỏ vấn đề cộng đồng dựa trên một số khía cạnh như sau: (1) Nhóm vấn đề liên quan đến quan hệ của người dân trong cộng đồng, (2) Nhóm vấn đề liên quan đến điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản, (3) Nhóm vấn đề của cộng đồng liên quan đến bất bình đẳng xã hội và quyền lực. 10 Mỗi cộng đồng ở các nền văn hoá khác nhau, với những điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội khác nhau sẽ gặp những vấn đề khác nhau. Tuy nhiên thường thì sẽ có 4 phương thức tổng quát can thiệp, hướng tới giải quyết các vấn đề đó. Mỗi phương thức đều có những nhiệm vụ, chiến lược và tác động riêng. Các phương thức đó là Dịch vụ xã hội, Biện hộ, Phát triển cộng đồng và Tổ chức cộng đồng. (Joan M and Paul G, 2007) 1.1.3. Quản lý cộng đồng Quản lý là tiến trình tổ chức và sử dụng nguồn lực nhằm đạt một mục tiêu [4]. Theo đó quản lý cộng đồng là một tiến trình tổ chức và sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu nhất định tại cộng đồng. Trong đề tài nghiên cứu, quản lý cộng đồng được hiểu là quá trình quản lý mà ở đó người dân là chủ thể. Họ có quyền và biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển một cách công khai minh bạch và đảm bảo tính trách nhiệm. 1.1.4. Tổ chức cộng đồng Theo Murray G.Ross, 1955:“Tổ chức cộng đồng là một tiến trình trong đó cộng đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu phát triển của mình, biết sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, biết tìm nguồn tài nguyên để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác với nhau trong cộng đồng.” Các nội dung chính trong khái niệm tổ chức cộng đồng: Tạo sức mạnh: Là khả năng nâng cao năng lực cho người dân để họ có thể tự giải quyết được các vấn đề trong cộng đồng. Cách thức để tạo sức mạnh là quy tụ người dân trong cộng đồng và để họ hiểu về những vấn đề về văn hoá, chính trị, xã hội mà họ đang phải đối mặt. Sau đó cùng họ thảo luận về các giải pháp, chiến lược hành động nhằm tạo ra những thay đổi cụ thể. Tiếp 11 đó là thông qua các hoạt động nhằm nâng cao sức mạnh (năng lực) để người dân tự hành động và giải quyết vấn đề của họ. Xây dựng mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ trong tổ chức cộng đồng dựa trên hai khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, tác viên cộng đồng làm việc với các cá nhân để tìm hiểu vấn đề và tạo ra mối quan hệ vững bền lâu dài với các cá nhân ở những lĩnh vực khác nhau. Khía cạnh thứ hai là mối quan hệ cộng đồng. Xây dựng sức mạnh và mối quan hệ bền chặt giữa các cá nhân, nhóm trong cộng đồng để tạo ra sức mạnh tập thể nhằm hướng tới việc xử lý các vấn đề chung. Phát triển tính lãnh đạo: Sức mạnh cần phải dựa vào từng thành viên. Càng nhiều người có nghĩa là sức mạnh càng lớn và sức mạnh lớn cần được điều hành bởi người lãnh đạo giỏi, những người có sáng kiến hay và có năng lực. Do đó chúng ta cần phát triển và nâng cao năng lực lãnh đạo cho những cá nhân có tiềm năng. Tính lãnh đạo cần phải được phát triển thông qua việc thực hiện các hoạt động thực tế. Ví dụ như thu hút những thành viên mới, điều hành các buổi họp, phát triển các chiến lược, ra quyết định và xây dựng tổ chức. Chiến lược: Chiến lược là một cách tiếp cận tổng thể nhằm đạt được các mục tiêu. Đó là cách thức tạo ra sức mạnh trong tổ chức cộng đồng nhằm “đạt được” những gì họ mong muốn. Một chiến dịch là một loạt các chiến lược đã được lập kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Một hoạt động hỗ trợ cộng đồng muốn thành công cần có chiến lược cụ thể và rõ ràng. Huy động nguồn lực: Là tiến trình cần thiết để khích lệ mọi người tham gia tích cực vào các hoạt động. Mục tiêu của huy động nguồn lực không chỉ là huy động nguồn nội lực mà còn vận động cộng đồng huy động tối đa các nguồn ngoại lực có thể để giải quyết chính vấn đề của họ. (Joan Minieri and Paul Getsos, 2007). 12 Như vậy, khái niệm tổ chức cộng đồng và phát triển cộng đồng có nhiều điểm giao thoa với nhau và trong nhiều tài liệu, hai khái niệm này được cho là giống nhau. Về bản chất, cả phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng cùng hướng tới hỗ trợ các cộng đồng có vấn đề và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Sự khác nhau của hai thuật ngữ này trong một số tài liệu nêu ra là thể hiện ở cách thức hỗ trợ cộng đồng. Trong phạm vi hoạt động phát triển cộng đồng thì PTCĐ và tổ chức cộng đồng phải luôn đi đôi với nhau, vì muốn người dân tự phát triển được thì phải có sự tổ chức và hướng dẫn họ tự làm. Mặt khác, do sự rời rạc trong tổ chức, sự chia rẽ giữa các nhóm người vẫn thường tồn tại, nguồn tài nguyên dù sẵn có trong cộng đồng nhưng cũng sẽ khó tiếp cận và thừa hưởng nếu không có tổ chức tốt. 1.1.5. Phát triển cộng đồng Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng, kích cỡ của sự vật, hiện tượng nhưng đồng thời làm sự vật ấy biến đổi cả về cấu trúc. Năm 1956 Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng hội nhập và đồng thời góp vào đời sống quốc gia”. [3, tr.20] Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang thì “Phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức cuộc sống, kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hóa chúng, huy động nguồn lực để giải quyết chúng. Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật, nó nhằm tăng sức mạnh cho các cộng đồng tự quyết về sự phát triển và định hình tương lai của mình…” Theo Ngân hàng Thế giới thì phát triển dựa vào cộng đồng là sự phát triển lấy cộng đồng làm định hướng trao quyền kiểm soát việc quyết định và nguồn lực cho các nhóm cộng đồng.những nhóm này thường hợp tác dưới 13 hình thức đối tác với các tổ chức cung cấp hỗ trợ căn cứ theo yêu cầu và các bên cung cấp dịch vụ trong đó gồm chính quyền địa phương, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước cấp Trung ương. Hiện nay, phát triển cộng đồng thường đi kèm với khái niệm phát triển bền vững. Mỗi hoạt động phát triển cộng đồng cần đảm bảo tính bền vững thì kết quả đạt được mới duy trì hiệu quả qua thời gian. Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: Kinh tế - Xã hội – Môi trường. 1.1.6. Tác viên phát triển cộng đồng Tác viên phát triển cộng đồng là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên xã hội làm việc trong các chương trình phát triển cộng đồng. Tác viên phát triển cộng đồng đóng vai trò là người tổ chức, lập kế hoạch, điều phối, xúc tác, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng cho người dân. Đồng thời cũng là cầu nối giữa nhóm người nghèo/thiệt thòi với những nguồn lực sẵn có hợp lý để tạo ra sự thay đổi bộ mặt cộng đồng. Các tác viên phát triển cộng đồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, họ là những nhà chuyên môn được đào tạo bài bản về lý thuyết và thực hành, là chiếc cầu liên kết giữa các dịch vụ xã hội, các chương trình hành động của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước và sự tham gia tích cực từ phía người dân nhằm đảm bảo sự thành công cho mọi kế hoạch, dự án phát triển cộng đồng. 14 Tác viên phát triển cộng đồng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chính là những người cán bộ dự án trực tiếp làm việc với người dân địa phương, là cầu nối giữa nguồn dự án hỗ trợ với người dân, cũng là người thúc đẩy các hoạt động cộng đồng tự quản lý tại địa phương. 1.1.7. Sự tham gia Định nghĩa sự tham gia của cộng đồng theo Clanrence Shubert là:“quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng”. Từ góc độ của các tổ chức phát triển thì “sự tham gia là quyền của người dân được tham gia vào những quyết định ảnh hưởng đến đời sống của họ” [5] Theo đó, lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia là quá trình giúp người dân tiếp cận các tiềm năng, các khó khăn, cản trở và tìm kiếm các giải pháp phù hợp thông qua phương pháp có sự tham gia cũng như dựa vào kiến thức của người dân. Từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển hàng năm và kế hoạch trung hạn ở cấp xã phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; thực hiện và giám sát các hoạt động với sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể, các cá nhân dựa trên phương pháp giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện. Đây là nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển cộng đồng bền vững. 1.1.8. Quyền và trao quyền Theo từ điển Tiếng Việt thì quyền là khả năng thực hiện ý chí của mình được pháp luật hoặc xã hội chấp nhận. Quyền cũng được hiểu là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành... 15 và khi thiếu thì được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại. Theo đó, trao quyền nghĩa là đảm bảo khả năng thực hiện ý chí của cá nhân được pháp luật và xã hội chấp nhận. Như vậy, bước đầu tiên trong việc trao quyền cho người khác là hạn chế những việc có thể tước quyền lực hoặc giảm bớt sức lực và nhiệt huyết của người khác đối với những việc họ làm. Trao quyền cho cộng đồng là quá trình tạo điều kiện cho người dân trong cộng đồng được nâng cao năng lực để từ đó tăng cường kiểm soát cuộc sống của họ. “Trao quyền” đề cập đến quá trình mà ở đó con người có được quyền kiểm soát và quyết định cuộc sống của họ. Đó là quá trình xây dựng năng lực để đạt được quyền quyết định trong các vấn đề. Như vậy có thể hiểu“Trao quyền cho cộng đồng là quá trình mà người dân được tham gia quyết định các vấn đề của cộng đồng một cách dân chủ, độc lập. Đó là quá trình tác viên cộng đồng sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp nhằm rỡ bỏ những rào cản và xây dựng năng lực cho người dân để giúp họ có đủ khả năng quyết định và hành động thành công các hoạt động của cộng đồng”. Trong quá trình trao quyền cho cộng đồng, các tác viên cộng đồng giữ vai trò quan trọng, tác viên cộng đồng là người xúc tác, tạo điều kiện hoặc “đi cùng” cộng đồng trong toàn bộ quá trình triển khai và thực hiện các hoạt động cộng đồng. 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu Mỗi con người đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu của con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Abraham Maslow (1908 – 1970) – nhà tâm lý học gốc Do Thái đã chia nhu cầu con người thành năm thang bậc từ thấp đến cao: 16 Nhu cầu sống còn: bao gồm nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi… Nếu nhu cầu cơ bản này không đạt được sẽ không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu an toàn: được sống trong thế giới hòa bình, không có chiến tranh, bạo lực, hiểm họa sau chiến tranh, xung đột vũ trang… Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: là con người xã hội, con người có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng). Nhu cầu được tôn trọng: tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người, được người khác tôn trọng là sự mong muốn được người khác thừa nhận giá trị của mình. Nhu cầu hoàn thiện: trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng định mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân [6] Thuyết nhu cầu trong công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng có vai trò quan trọng và tính ứng dụng cao. Thuyết nhu cầu là cơ sở để xác định nhu cầu của đối tượng, từ đó đưa ra phương pháp và kế hoạch can thiệp tốt nhất. Trong phát triển cộng đồng, bằng các công cụ, kỹ năng và phương pháp đánh giá ban đầu, tác viên phát triển cộng đồng hỗ trợ thân chủ (người dân trong cộng đồng) tự mình đánh giá nhu cầu của mình. Những kết quả thu được là căn cứ xây dựng kế hoạch trợ giúp dựa vào thang nhu cầu của Maslow, đây cũng là căn cứ để xác định xem cộng đồng đang có gì và đang cần gì. Đối với các hoạt động phát triển cộng đồng nói chung, sự thành công của hoạt động phụ thuộc phần lớn vào việc xác định đúng nhu cầu của cộng đồng, đây là cơ sở để lựa chọn phương pháp can thiệp tốt nhất và xây dựng kế hoạch trợ giúp sát thực nhất với cộng đồng. Vận dụng thuyết nhu cầu vào nghiên cứu này chúng ta thấy rằng: việc đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng cần được dựa trên nhu cầu từ thấp 17 tới cao của con người. Đồng thời dựa vào việc đánh giá ban đầu về điều kiện sống của cộng đồng, từ đó đề xuất những hoạt động hỗ trợ nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của người dân. Khi những nhu cầu tối thiểu theo bậc thang nhu cầu mà trước tiên là nhu cầu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đi lại và nhu cầu giao lưu tại cộng đồng được đáp ứng thì con người sẽ có cảm giác sống tốt, sống an toàn và sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống của họ nói chung. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng đặc biệt quan trọng bởi nó đáp ứng quyền hợp pháp của con người và góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nhằm hướng tới phát triển bền vững. Với mô hình QLCĐ, thuyết nhu cầu được sử dụng làm công cụ để xác minh tính hợp lý trong mục tiêu, phương pháp và kế hoạch thực hiện của mô hình. 1.2.2. Lý thuyết trao quyền Mô hình trao quyền phát sinh từ các phong trào nữ quyền của những năm 1970, mô hình này dựa trên niềm tin rằng mọi thứ có thể được khôi phục lại dựa trên việc tăng quyền lực và sức mạnh cho các đối tượng là nạn nhân của bạo lực. Mô hình trao quyền chú trọng đến việc tìm hiểu cảm giác của cá nhân, lắng nghe các nạn nhân chia sẻ và cho phép họ có những lựa chọn cho riêng mình và hỗ trợ các nạn nhân trong quá trình tự kiểm soát lại cuộc sống của mình. Trao quyền là một khái niệm được chia sẻ bởi nhiều ngành và lĩnh vực: phát triển cộng đồng, tâm lý học, giáo dục, kinh tế... Đa số các tài liệu mới đây cho thấy khái niệm trao quyền trong các bài viết tập trung vào ý nghĩalà nâng cao vị thế, trên một số lĩnh vực học thuật và thực tế đã chứng minh rằng không có định nghĩa rõ ràng về khái niệm trao quyền này. Tuy nhiên có thể hiểu trao quyền là một quá trình cho phép cá nhân, tổ chức hay cộng đồng đạt được sức mạnh, quyền hạn và quyết định có ảnh hưởng đến bản thân, các tổ 18 chức và cộng đồng. Một số đặc điểm của trao quyền có thể kể tới như: Có quyền đưa ra quyết định của chính mình; Có tiếp cận thông tin và nguồn lực để thực hiện đúng quyết định củamình; Có nhiều tùy chọn để cá nhân, tổ chức hay cộng đồng có thể lựa chọn; Khả năng thực hiện sự quyết đoán trong việc ra quyết định tập thể; Có suy nghĩ tích cực về khả năng thực hiện thay đổi; Khả năng học các kỹ năng để nâng cao sức mạnh của một cá nhân hoặc nhóm; Khả năng thay đổi nhận thức của người khác bằng phương tiện dân chủ; Sự tham gia trong quá trình phát triển. Một định nghĩa khác đã được đưa ra bởi Solomon về trao quyền liên quan đến công tác xã hội, định nghĩa này tập trung vào những người di cư và người tị nạn bị kì thị. Trao quyền được định nghĩa là: “Một quá trình mà trong đó các nhân viên xã hội tham gia vào một tập hợp các hoạt động với thân chủ nhằm giảm sự bất lực đã được tạo ra. Nó liên quan đến việc xác định nguồn lực cho vấn đề này cũng như sự phát triển và thực hiện các chiến lược cụ thể nhằm giảm những tác động từ các khối quyền lực gián tiếp hoặc giảm hoạt động của các khối quyền lực trực tiếp.” Còn theo Rappaport (1981, 1984), trao quyền là một cấu trúc liên kết sức mạnh và năng lực cá nhân, hệ thống trợ giúp sẵn có và hành vi chủ động chính sách xã hội và thay đổi xã hội. Ông cũng lưu ý rằng, để xác định việc trao quyền rất dễ dàng khi nó không có trong hệ thống và ngược lại, rất khó để xác định nó trong hành động vì nó mang những hình dạng khác nhau ở những người khác nhau và bối cảnh khác nhau. Theo Czuba (1999) cho thấy rằng ba thành phần của định nghĩa là trao quyền cơ bản là: đa chiều, xã hội, và một quá trình. Đa chiều bởi nó tồn tại trong xã hội học, tâm lý, kinh tế…Trao quyền để nâng cao năng lực cũng xảy ra ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như cấp độ cá nhân, nhóm và cộng đồng. Trao quyền là một quá trình xã hội, vì nó xảy ra trong mối quan hệ với 19 những người khác, và nó là một quá trình liên tục. Các khía cạnh khác của việc trao quyền có thể thay đổi tùy theo bối cảnh và những người tham gia cụ thể, nhưng ba thành phần này vẫn không đổi. Theo Elisheva Sadan (2004) cho rằng, “Trao quyền là một quá trình chuyển đổi từ trạng thái bất lực với tình trạng kiểm soát tương đối với cuộc sống của một người. Sự chuyển đổi này có thể biểu hiện trong việc thay đổi khả năng nhận thức và khả năng thực tế để kiểm soát tích cực hơn...”. Do đó có thể khái niệm quá trình trao quyền như ba quá trình đan xen và bổ sung cho nhau: quá trình trao quyền cho cá nhân, quá trình trao quyền cho cộng đồng và quá trình trao quyền cho tổ chức. Trong nghiên cứu này nói đến việc trao quyền cho cộng đồng, nghĩa là đem lại sự dân chủ hóa cho cộng đồng đó, không chỉ đem lại quyền cho một vài người đại diện cộng đồng mà là quyền cho tất cả các thành viên cộng đồng, để giúp cộng đồng có năng lực và quyền lực thực hiện mục tiêu phát triển. Phương pháp trao quyền cho cộng đồng không ra đời từ những nỗ lực nghiên cứu học thuật. Nó ra đời từ thực tế công việc như là một phương tiện để giải quyết một vấn nạn cực kì khó khăn, vấn nạn đói nghèo. Năm nguyên lí của trao quyền như: (1) Sự trợ giúp là cần thiết nhưng phải là trợ giúp trên tinh thần hợp tác giúp đỡ đào tạo nhằm khuyến khích sự tự chủ và nâng cao năng lực cộng đồng, tránh làm cho cộng đồng trở nên yếu ớt và phụ thuộc. (2) Chỉ can thiệp vào cộng đồng với tinh thần thúc đẩy, thông tin và hướng dẫn, không ép buộc cộng đồng. (3) Tổ chức chỉ có thể mạnh hơn qua hành động, đấu tranh và đối mặt với khó khăn. (4) Sự tham gia thực tế của người tiếp nhận đặc biệt trong quá trình ra quyết định có vai trò quan trọng trong việc gia tăng sức mạnh cộng đồng. (5) Mục tiêu là để các thành viên cộng đồng nắm toàn quyền kiểm soát, tham gia đầy đủ vào việc ra quyết định và có tính trách nhiệm nhằm nâng cao năng lực cộng đồng. 20 1.2.3. Lý thuyết thân chủ trọng tâm Cách tiếp cận thân chủ trọng tâm (Client – centred therapy) được ra đời và phát triển vào những năm cuối của thập kỷ 40. Lý thuyết này thuộc trường phái tâm lý học nhân văn và đại diện cho thuyết là nhà tâm lý học lâm sàng Carl Rogers. Lý thuyết này cho rằng cá nhân có khó khăn tâm lý xã hội là do họ tập nhiễm cách ứng xử không phù hợp. Việc trị liệu có mục đích nhắm đến sự chấp nhận bản ngã như là một thực thể độc đáo và có khả năng tự lực, lòng tin vào thân chủ như là nhân vật trung tâm của tiến trình trị liệu, thân chủ là nhà trị liệu của chính mình, và việc trị liệu phải nhấn mạnh vào các trải nghiệm đang xảy ra trong hiện tại hơn là những gì đã xảy ra trong quá khứ... (Raskin & Rogers; 1989). Theo Rogers, chính thân chủ là người biết rõ điều đau khổ của họ là gì, hướng đi của họ sẽ về đâu và vấn đề nào là cấp thiết. Do đó nhiệm vụ của nhà tham vấn trong quá trình can thiệp là hỗ trợ thân chủ tháo bỏ những rào cản trong môi trường xã hội, giúp họ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt được trạng thái cân bằng. Trị liệu thân chủ trọng tâm dựa trên quan điểm tích cực của mỗi người rằng mỗi thân chủ luôn vận động để hoàn thiện bản thân. Do đó mục đích lớn nhất của quá trình tương tác là phải tạo ra được bầu không khí an toàn và tin tưởng, giúp họ tự khám phá bản thân, tự ý thức được hoàn cảnh, vấn đề và tiềm năng của mình. Nhiệm vụ của nhà tham vấn là giúp thân chủ nhận biết được tiềm năng của chính họ. Theo Rogers, công cụ để tạo sự thay đổi ở thân chủ đó là: sự thành thực, sự thấu hiểu và chấp nhận vô điều kiện của nhà tham vấn đối với thân chủ. Về sau, Rogers áp dụng quan điểm của mình một cách sâu rộng hơn ra ngoài các môi trường khác không thuộc tâm lý trị liệu và làm việc với các nhóm người không phải là thân chủ... Quan điểm “Thân chủ trọng tâm” ảnh hưởng sang cả ngành giáo dục ở Hoa Kỳ, và điều đó khiến Rogers đặt lại tên cho phương pháp của mình là “Nhân vị trọng tâm” (person-centred) để phản 21 ánh sự chuyển đổi đối tượng của phương pháp không chỉ bao gồm những thân chủ trong tâm lý trị liệu mà còn nhắm đến bản chất con người và các mối tương tác xã hội nói chung. Lý thuyết thân chủ trọng tâm được ứng dụng trong hoạt động công tác xã hội với ý nghĩa lấy thân chủ làm trung tâm của các hoạt động hỗ trợ can thiệp. Đây cũng là nguyên tắc và là trách nhiệm của nhân viên xã hội trong thực hành công tác xã hội. Trong mọi hoàn cảnh thì thân chủ luôn là người hiểu rõ mình đang gặp phải vấn đề gì, nguyện vọng của mình thế nào và hướng đi của mình ra sao. Nhân viên xã hội cần giúp đối tượng tự lập và có khả năng tự quyết từ đó chính họ sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau hoặc chọn một quyết định đúng đắn, có cơ sở để giải quyết vấn đề của mình. Có thể hiểu nhân viên xã hội ở đây chỉ đóng vai trò là người thúc đẩy, giúp cho thân chủ tự nhận biết vấn đề của mình, tự mình đưa ra các giải pháp và lập kế hoạch giải quyết vấn đề của mình. Trong phát triển cộng đồng, lý thuyết thân chủ trọng tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cách tiếp cận từ dưới lên trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng. Thân chủ ở đây được hiểu là cộng đồng đang can thiệp. Tác viên phát triển cộng đồng luôn lấy cộng đồng làm trung tâm của sự can thiệp, từ việc thúc đẩy cộng đồng xác định vấn đề của mình là gì, cộng đồng đưa ra các phương án giải quyết vấn đề cho đến khâu thực hiện kế hoạch. Tác viên phát triển chỉ đóng vai trò là người khơi gợi, thúc đẩy là liên kết các nguồn lực giải quyết vấn đề cho cộng đồng mà thôi. Bởi cộng đồng hiểu rõ họ đang thiếu gì, họ cần gì và cách giải quyết như thế nào là phù hợp với đặc tính cộng đồng của họ. 1.2.4. Thuyết huy động nguồn lực Trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nguồn lực đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định sự phát triển. Các hoạt động trong công tác xã hội cũng không nằm ngoại lệ, yếu tố nguồn lực luôn được xem 22 xét đến như một công cụ để giải quyết nan đề của đối tượng. Đặc biệt, đối với hoạt động phát triển cộng đồng nói riêng thì nguồn lực đóng vai trò tiên quyết trong việc thúc đẩy tạo nên sự thay đổi. Do đó bất cứ hoạt động phát triển cộng đồng nào đều cần lưu ý tới việc phân tích, tìm kiếm nguồn lực, phát huy nguồn lực. Nguồn lực ở đây là cả nguồn nội lực và ngoại lực. Thuyết huy động nguồn lực xuất phát từ thuyết nhân văn hiện sinh khi cho rằng các nhóm trong cộng đồng đặc biệt là những nhóm nhỏ và yếu thế đều có những tiềm năng nhất định và chúng ta có thể huy động nguồn lực của những nhóm này trong các hoạt động động chung. Thuyết cho rằng các thành viên của một cộng đồng có thể hợp tác với nhau để tạo ra được sức mạnh trong các hoạt động của cộng đồng nếu như các lợi ích của họ được gắn với các hoạt động và chương trình đó. Lý thuyết này cũng nhấn mạnh đến khả năng của các thành viên tham gia là: (1) có được nguồn tài nguyên và (2) vận động người dân đối với việc hoàn thành các mục tiêuchung của cộng đồng. Trái ngược với lý thuyết hành vi truyền thống khi tập trung vào cá nhân, thuyết huy động nguồn lực chú trọng vào các hoạt động xã hội để huy động nguồn lực hợp lý từ các nguồn khác nhau trong việc thay đổi hành vi và can thiệp giải quyết vấn đề. Lý thuyết huy động nguồn lực giả định rằng các cá nhân luôn cân nhắc chi phí và lợi ích của việc tham gia và hành động vào các hoạt động chung của cộng đồng. Người dân sẽ chỉ tham gia vào các hoạt động khi lợi ích có được là nhiều hơn những thứ bỏ ra.Vậy để huy động nguồn lực là sự tham gia của người dân thì chúng ta cần đẩy mạnh yếu tố lợi ích hoặc hướng những hoạt động phát triển cộng đồng tới những nhóm người mà sẽ có được nhiều lợi ích khi tham gia vào các hoạt động. Thuyết huy động nguồn lực có thể được chia thành hai trường phái: Trường phái John D. McCarthy và Mayer Zald; John và Mayer là những người đưa ra và ủng hộ trường phái sẵn sàng chịu rủi ro để thành công (kinh tế) của lý thuyết này. Cụ thể là các yếu tố về 23 lợi ích, giá trị kinh tế sẽ được đặt ra hàng đầu trong việc huy động nguồn lực; Trường phái Charles Tilly và Doug McAdam, Charles và Doug nêu bật vai trò của chính trị trong việc huy động nguồn lực với quan điểm kể cả không có kinh tế tuy nhiên nếu có những tác động của các yếu tố chính trị thì có thể huy động được nhiều nguồn lực từ các bên tham gia trong cộng đồng ngay cả khi không có lợi ích kinh tế. Tuy nhiên cả 2 trường phái trên vẫn còn những điểm hạn chế khi chưa tính đến yếu tố trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và cơ quan tổ chức. Đây cũng là 1 yếu tố quan trọng nếu tác viên PTCĐ nắm được để huy động hiệu quả các nguồn lực từ các cơ quan tổ chức khác nhau. Vận dụng thuyết huy động nguồn lực trong phát triển cộng đồng, trước hết sẽ giúp nhân viên xã hội/tác viên phát triển cộng đồng có quan điểm và cách nhìn tích cực đối với những cộng đồng có vấn đề. Nội dung chủ đạo của thuyết nhấn mạnh tới việc bất cứ cộng đồng nào cũng có những nguồn lực nhất định. Dựa vào triết lý này, nhân viên xã hội sẽ có sự tin tưởng và định hướng trong công việc. Thuyết cũng chỉ ra rằng muốn huy động hiệu quả các nguồn lực, các vấn đề hay nhu cầu phải xuất phát từ lợi ích chung của người dân và cộng đồng. Điều này cũng là triết lý trong phát triển cộng đồng và được vận dụng vào lý thuyết này. Thuyết cũng giúp nhân viên xã hội có những chiến lược hiệu quả khi cần phải huy động nguồn lực. Thuyết chỉ ra rằng nhân viên xã hội muốn thành công trong việc huy động nguồn lực cần phải tính đến yếu tố lợi ích của các bên tham gia. Các bên tham gia sẽ chủ động và nhiệt tình trong việc đóng góp nguồn lực nếu họ thấy được ít hay nhiều lợi ích của họ ở trong đó. Nhân viên xã hội cũng cần hiểu rằng lợi ích không chỉ bao hàm ở ý nghĩa giá trị vật chất mà còn bao hàm cả các yếu tố khác. Tuỳ thuộc vào từng tổ chức, cá nhân cụ thể mà nhân viên xã hội đưa ra những lợi ích phù hợp để huy động sự tham 24 gia, đóng góp của các bên liên quan trong việc giải quyết vấn đề cộng đồng. Ngoài yếu tố lợi ích phù hợp thì cần phải kể đến sự tham gia của chính quyền địa phương (yếu tố chính trị) như là tác nhân hữu hiệu trong việc huy động nguồn lực. Đó cũng chính là một nội dung được đề cập đến trong thuyết huy động nguồn lực. Như vậy thông qua thuyết này, nhân viên xã hội cũng cần hiểu rằng việc huy động nguồn lực là tự nguyện. Tuy nhiên yếu tố chính trị là nhân tố tạo ra ảnh hưởng tích cực trong việc này. Do đó khi làm việc với cộng đồng, nhân viên xã hội cần tạo mối quan hệ và có được sự hỗ trợ tối đa từ chính quyền địa phương. Có được sự đồng thuận của chính quyền địa phương sẽ giúp tác viên PTCĐ huy động được nhiều nguồn lực trong các hoạt động phát triển cộng đồng dựa vào các hình thức pháp lý ví dụ như công văn. Vận dụng thuyết huy động nguồn lực trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lý thuyết làm cơ sở lý luận cho việc xem xét đánh giá cách tiếp cận và phương thức hỗ trợ người dân trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng của mô hình Quản lý cộng đồng. Tiếp cận dựa vào nguồn lực là một trong ba cách tiếp cận của mô hình, trong đó mô hình nhấn mạnh tới việc cộng đồng không chỉ nhìn vào những vấn đề khó khăn mà cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu và các nguồn lực nội tại của cộng đồng có thể huy động để giải quyết vấn đề của mình. 1.3. Một số vấn đề chung về phát triển cộng đồng PTCĐ (Community Development) trên Thế giới xuất hiện năm 1940 ở một cựu thuộc địa của Anh tại Châu Phi là Ghana với hình thức chính quyền và người dân cùng đóng góp nguồn lực để làm đường xá, xây cất trường học, bệnh viện.... Thành công của phương thức này gây ngạc nhiên vì người dân đóng góp một cách tích cực, chủ động. Tác giả công trình đặt tên cho phương thức làm này là Phát triển cộng đồng (PTCĐ). Sự thành công ở Ghana khiến cho một số cựu thuộc địa khác ở châu Phi và châu Á bắt đầu áp dụng mô hình 25 một cách rộng rãi. Năm 1950 Liên Hiệp Quốc (LHQ) chính thức hóa khái niệm PTCĐ và khuyến khích các nước nghèo áp dụng nó để thoát nghèo. Tại Việt Nam, theo tài liệu của CFSI (2012), lịch sử PTCĐ được biết đến từ thập kỷ 50 thông qua một số dự án “Trường cộng đồng” của UNESCO với mô hình trường vừa là một trung tâm đóng góp vào sự phát triển của địa phương, vừa phát triển dựa vào sự hỗ trợ của địa phương. Sau giải phóng, nhất là từ thập kỷ 90, nhiều tổ chức Quốc tế vào Việt Nam sử dụng phương thức PTCĐ (vận động sự tham gia của người dân) vào các dự án phát triển ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Có những dự án lớn do các tổ chức quốc tế đầu tư hay những dự án vừa và nhỏ do địa phương chủ xướng. Hiện nay, nhu cầu PTCĐ ngày càng tăng, PTCĐ được giảng dạy nhiều trong các trường đại học. Trong tương lai, PTCĐ sẽ được nâng cấp và mở thành các chuyên ngành riêng biệt theo mô hình của các nước phát triển. Triết lý của PTCĐ là người dân trong cộng đồng cần tự quyết định những gì họ muốn chứ không phải là các quan điểm của các cơ quan, tổ chức áp đặt lên họ. Vấn đề của cộng đồng sẽ được giải quyết một cách bền vững nếu như chúng được giải quyết dựa trên năng lực của chính người dân trong cộng đồng. Năng lực, khả năng của người dân sẽ được phát triển nếu họ biết cách tận dụng, phát huy những nguồn lực trong chính bản thân họ hoặc trong cộng đồng cũng như biết cách huy động những nguồn lực từ bên ngoài. Mục tiêu của PTCĐ là góp phần nâng cao nhận thức, khích lệ sự tham gia của người dân trong việc hợp tác để giải quyết các vấn đề chung, phát triển năng lực tự quản để mang lại an sinh cho cộng đồng. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trên 4 khía cạnh: (1) Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng cả về lượng và chất; (2) Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng kể cả các nhóm thiệt thòi, góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội; (3) Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi 26 cho chuyển biến xã hội và tăng trưởng; (4) Hướng tới thu hút và tạo điều kiện tối đa để người dân tham gia chủ động và tích cực vào tiến trình phát triển. PTCĐ có 8 nguyên tắc cơ bản, đó là: Nguyên tắc phát huy nội lực của cộng đồng Phát triển cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài dựa trên sự tự chủ của người dân trong các hoạt động quản lý và phát triển cộng đồng. Do đó các chương trình, hoạt động nhằm phát triển cộng đồng cần lấy nền tảng là nguồn nội lực bên trong cộng đồng bởi không ai hiểu cộng đồng hơn chính bản thân người dân và những nguồn lực xuất phát từ bên trong cộng đồng thường là những nguồn lực dồi dào và bền vững. Do đó, tận dụng được nguồn nội lực này sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho cộng đồng đúng với những triết lý trong phát triển cộng đồng. Nguyên tắct in tưởng vào khả năng có thể thay đổi được của người dân Triết lý của công tác xã hội cũng được thể hiện rõ nét trong nguyên tắc này của phát triển cộng đồng. Khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, tác viên phát triển cộng đồng cần luôn tâm niệm rằng bản thân cộng đồng và người dân ở đó đều có những năng lực và khả năng nhất định để có thể thay đổi cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Luôn tin tưởng vào năng lực và khả năng của người dân và cộng đồng sẽ giúp tác viên phát triển cộng đồng có niềm tin và cái nhìn tích cực tới các hoạt động hỗ trợ người dân và cộng đồng. Nguyên tắc này cũng hướng tác viên phát triển cộng đồng đi theo cách tiếp cận tập trung vào giải pháp và tìm kiếm những nguồn lực trong cộng đồng. Đây chính là cách can thiệp và phát triển bền vững như đã trình bày ở nguyên tắc trên. Nguyên tắc hướng tới giải quyết những vấn đề bức xúc và của số đông người dân trong cộng đồng Triết lý của công tác xã hội nói chung và PTCĐ nói riêng đều hướng tới việc trao quyền và tăng cường năng lực tự quản cho người dân. Như vậy rất cần thiết phải để người dân tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng 27 ngay từ những giai đoạn đầu, đồng thời phải hướng tới giải quyết những vấn đề bức xúc của số đông người dân trong cộng đồng. Chỉ khi chúng ta gắn lợi ích thiết thực của người dân thì họ mới tham gia một cách chủ động và tích cực. Hơn nữa mục đích của phát triển cộng đồng còn là để gắn kết và tạo sự đoàn kết của người dân trong cộng đồng. Do đó càng nhiều người tham gia vào các hoạt động vì lợi ích chung sẽ càng tốt để có thể tạo ra một khối thống nhất trong việc phát triển cộng đồng. Nguyên tắc ưu tiên nhóm người thiệt thòi, yếu thế trong cộng đồng Phát triển cộng đồng không chỉ can thiệp vấn đề hay đáp ứng nhu cầu của người dân mà giá trị nhân văn ở đây còn là hướng tới việc mang lại sự bình đẳng và công bằng về việc tiếp cận các dịch vụ, sử dụng tài nguyên cho người dân trong cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này, các chương trình và hoạt động cần ưu tiên hướng tới những nhóm người thiệt thòi và yếu thế trong cộng đồng. Có như vậy khoảng cách về khía cạnh kinh tế, văn hoá, tiếp cận các dịch vụ xã hội mới được thu hẹp từ đó đảm bảo khía cạnh bình đẳng của người dân trong cộng đồng. Nguyên tắc dân chủ bàn bạc trong mọi hoạt động của cộng đồng Nguyên tắc dân chủ được thể hiện ở chỗ các hoạt động can thiệp và hỗ trợ cộng đồng cần được đưa ra công khai và ai cũng được quyền nêu ý kiến của mình, người dân sẽ tham gia nhiệt tình khi những công việc đó là ý kiến của họ đưa ra. Đây cũng chính là quá trình nâng cao năng lực cho người dân. Trên thực tế việc nâng cao năng lực không chỉ là qua các khoá tập huấn, đào tạo mà ngay từ những hoạt động nhỏ như họ được khuyến khích nêu ý kiến trong các cuộc họp, bàn luận và các ý kiến đó được tôn trọng thì người dân sẽ cảm thấy tự tin hơn. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự quyết của cộng đồng Nguyên tắc này nhấn mạnh tới việc vai trò của tác viên cộng đồng chỉ là hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân được trao đổi, nêu lên ý kiến và cùng 28 người dân phân tích các điểm mạnh và hạn chế của từng phương án. Tuy nhiên quyết định cuối cùng lựa chọn phương án hay giải pháp nào là do người dân quyết định. Khi tự đưa ra quyết định, người dân sẽ tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhiệt tình hơn và có trách nhiệm hơn. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia tích cực và chủ động của người dân Triết lý của phát triển cộng đồng hướng tới tăng cường năng lực cho người dân. Cách tăng năng lực hiệu quả nhất chính là để người dân tham gia vào các hoạt động của cộng đồng. Hơn nữa khi họ tham gia vào các hoạt động này thì trách nhiệm của họ cũng tăng lên nhiều từ đó yếu tố bền vững được đảm bảo tốt hơn. Bắt đầu từ mục tiêu nhỏ và hoạt động nhỏ phù hợp với khả năng của người dân Bản chất của nguyên tắc này hướng dẫn tác viên cộng đồng không nên nóng vội trong các hoạt động cộng đồng. Việc tạo ra những thành công dù nhỏ nhưng sẽ có ý nghĩa lớn với người dân và cộng đồng vì đã tạo ra được lòng tin về các hoạt động mà họ sẽ làm. Đây chính là yếu tố cốt lõi và nền tảng để tác viên cộng đồng có thể tiếp tục tiến hành những bước tiếp theo trong tiến trình. Việc tác giả đưa ra và phân tích một số điểm chính về PTCĐ bao gồm triết lý, mục tiêu và nguyên tắc của PTCĐ không chỉ sử dụng làm cơ sở lý luận, mà còn làm cơ sở tiêu chí đánh giá mục tiêu, phương pháp của mô hình QLCĐ đang được thực hiện trên thực tế. Cụ thể là việc đối chiếu mục tiêu của QLCĐ có phù hợp với mục tiêu phát triển cộng đồng nói chung hay không, các nguyên tắc của QLCĐ có tương đồng với các nguyên tắc trong PTCĐ hay không, tương đồng ở mức độ nào và có điểm gì mới so với lý thuyết PTCĐ. Như vậy, một số điểm chính trong lý thuyết PTCĐ chính là tiêu chí đầu tiên làm căn cứ để tác giả đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ đang được trung tâm DWC thực hiện tại Phổ Yên, Thái Nguyên. 29 1.4. Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) Trung tâm DWC là một tổ chức phi lợi nhuận trong nước được thành lập năm 2003 theo Quyết định số 232 QĐ-KHVN ngày 21 tháng 7 năm 2003 của Hội Khuyến học Việt Nam (VAPE). Văn phòng điều phối của DWC được đặt tại Hà Nội. Một số nhà tài trợ chính cho các dự án DWC thực hiện có thể kể tới: Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW), Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC), Tổ chức ICCO – Hà Lan, Tổ chức Misereor – Đức, Tổ chức SODI – Đức, Local Women Fund Hà Lan, Cordiad Hà Lan, DWHH Đức, … Từ khi thành lập năm 2003 đến nay, các hoạt động của Trung tâm DWC luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của phụ nữ và trẻ em, trong số 29 dự án lớn nhỏ mà DWC đã thực hiện, các hoạt động dự án luôn nhấn mạnh vai trò của phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động phát triển, đồng thời nâng cao năng lực cho phụ nữ. Yếu tố nhạy cảm giới cũng luôn được chú trọng và là nguyên tắc thực hiện mọi dự án của DWC. Ngoài phụ nữ thì trẻ em cũng là đối tượng mà DWC hướng tới, một số dự án lớn được thực hiện tại Hà Nội, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Hoà Bình đã thúc đẩy sự tham gia của học sinh vào quá trình ra quyết định tại trường học, tăng cường hiệu quả các hoạt động học tập và giảng dạy của cả giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em được DWC chú trọng thực hiện trong mọi dự án của mình thông qua tập huấn các kiến thức về Giới, Bình đẳng giới, kỹ năng thúc đẩy, tìm hiểu Công ước Quốc tế Quyền trẻ em … Khi tiếp nhận thực hiện dự án “Thúc đẩy QLCĐ tại Việt Nam” giai đoạn 2008 – 2012 cho đến nay, trung tâm DWC rất thành công với mô hình này và được các nhà tài trợ lớn như Bánh mỳ cho Thế giới, Misereor, SODI tài trợ thực hiện nhiều dự án khác theo mô hình QLCĐ. Hiện nay, các hoạt động của dự án Thúc đẩy QLCĐ tại Việt Nam – giai đoạn 2 (2013-2016) cũng được thực hiện trong các trường Trung học cơ sở và tập trung hỗ trợ năng lực, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên và học sinh về dậy và học tích cực, tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình ra quyết định trong trường lớp. Tuy nhiên, tại 30 địa bàn nghiên cứu - xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” thì DWC không có hoạt động tại trường học, yếu tố giới, nhạy cảm giới và vai trò của phụ nữ trong hoạt động cộng đồng vẫn được chú trọng và là một trong các nguyên tắc thực hiện mọi hoạt động dự án. 1.4.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) hoạt động dưới sự điều hành chung của Giám đốc Trung tâm với cơ cấu tổ chức được chia thành hai bộ phận theo mô hình sau: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em GIÁM ĐỐC Bộ phận hành chính và tài chính Bộ phận chuyên môn – Kỹ thuật (Admin & Financial Unit) (Technical Unit) Chánh văn phòng Điều phối viên (Admin.& Financial (Coordinator) Manager) Trợ lý hành chính Cán bộ dự án Trợ lý dự án (Admin. / Financial (Project (Project Assistant) Officer) Assistant) (Nguồn: Sổ tay quản lý của Trung tâm DWC) 31 1.4.2. Mục đích, sứ mệnh, viễn cảnh Mục đích lâu dài của DWC là giảm bớt đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Sứ mệnh mà DWC theo đuổi là cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thông qua các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, tập huấn và trợ giúp các dự án, chương trình phát triển cộng đồng bền vững. Viễn cảnh mà DWC mong muốn là một Việt Nam không còn đói nghèo, nơi mà phụ nữ và trẻ em được hưởng những quyền công bằng và được tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. 1.4.3. Bộ máy nhân sự Bộ máy nhân sự DWC có 25 người bao gồm: Giám đốc, Chánh văn phòng, Điều phối viên và các cán bộ phụ trách tài chính, cán bộ dự án.Trong đó có 11 nữ và 14 nam. Số lượng cán bộ dự án chịu trách nhiệm điều phối và thực hiện các dự án là 16 người. Văn phòng chính của DWC đặt tại Hà Nội, ngoài ra có 02 văn phòng thực địa tại huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên phụ trách hoạt động các dự án tại thực địa. 1.4.4. Các hoạt động đang triển khai Một số hoạt động chính mà DWC thực hiện có thể kể đến như: Thúc đẩy các cộng đồng tự quản, hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển bền vững nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em nghèo; Thúc đẩy thực hiện quyền phụ nữ và bình đẳng giới; Thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em và hỗ trợ tạo môi trường học tập thân thiện trong nhà trường hướng tới phát triển toàn diện của học sinh; 32 Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật hướng tới chế độ pháp quyền; Tham gia góp ý với các Bộ ngành liên quan và Tổ chức Liên hiệp quốc trong việc xây dựng các Chính sách, Chương trình thúc đẩy thực hiện Quyền phụ nữ và Quyền trẻ em; Cung cấp các dịch vụ tư vấn trong Quản lý dự án có sự tham gia (tập huấn nâng cao năng lực, đánh giá các dự án phát triển, tổ chức các hội thảo...). DWC hoạt động dựa trên nguyên tắc: Minh bạch trong mọi hoạt động và đảm bảo hiệu quả của các chi phí;Đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng;Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá, xã hội của người dân địa phương;Khai thác nguồn nội lực, tạo tính sở hữu cộng đồng hướng tới phát triển bền vững;Tận tụy theo đuổi mục tiêu với sự sáng suốt và kinh nghiệm dày dạn của đội ngũ cán bộ tận tâm và vì cộng đồng. 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 1.5.1. Khái quát về huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 60 km. Phổ Yên giáp với thị xã Sông Công và Đại Từ (Thái Nguyên) về phía bắc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) về phía nam, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) về phía đông và tỉnh Vĩnh Phúc về phía tây. Huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 3 thị trấn với 309 xóm và 18 tổ dân phố. Tổng diện tích toàn huyện là 257 km2, dân số cả huyện hơn 138.000 người, mật độ trung bình là 450 người/km2. Tổng quỹ đất có 28.901 ha, trong đó đất dùng cho nông nghiệp đạt 14.500 ha - 15.000 ha, đất dùng cho lâm nghiệp đạt 8.500 ha. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 393,9 ha. Dân số cả huyện 137.198 và 26,8% số hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Huyện Phổ Yên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trong đó có 33 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Mường… Thu nhập chính của người dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, chè, rau màu, đậu tương, ngô, trồng rừng…). [40] 1.5.2. Khái quát về xóm Phúc Tài và xóm Tân Ấp 2, xã Phúc Thuận Xã Phúc Thuận là một xã vùng núi của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có tuyến tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Phổ Yên và Đại Từ đi qua địa bàn, cách thị trấn Ba Hàng – trung tâm huyện Phổ Yên 15km về phía Tây và giáp với xã Phúc Tân cùng huyện và xã Bình Sơn thuộc thị xã Sông Công ở phía Bắc, phía Đông giáp xã Minh Đức và thị trấn Bắc Sơn thuộc huyện Phổ Yên, phía Nam giáp với xã Thành Công thuộc huyện Phổ Yên, phía Tây Nam giáp với xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc qua dãy núi Tam Đảo. Phía Tây giáp với xã Cát Nê, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ. Xã Phúc Thuận có diện tích 52,55 km² và dân số năm 2014 là 12.290 người, mật độ dân số đạt 234 người/km². Xã được chia thành 29 xóm.Trên địa bàn xã có hồ Nước Hai có tiềm năng du lịch, có thể liên kết với Khu du lịch Tam Đảo, Hồ Đại Lải, Hồ Suối Lạnh và khu du lịch Hồ Núi Cốc.[31] Địa bàn nghiên cứu là 02 xóm Phúc Tài và Tân Ấp 2 thuộc xã Phúc Thuận, đây là hai xóm hưởng lợi từ dự án: “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) và Misereor Đức tài trợ trong. Dự án này thực hiện tại 04 xóm của 02 xã Phúc Thuận và Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, thời gian thực hiện trong 3 năm (từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014). Dưới đây là một số thông tin chung của 02 xóm nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ Báo cáo phát triển Kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm 2014 của xã Phúc Thuận. 34 Bảng 1.1: Thông tin chung xóm Phúc Tài, xóm Tân Ấp 2 xã Phúc Thuận Nội dung Xóm Phúc Tài Xóm Tân Ấp 2 Số dân trong thôn (người) 708 569 Số hộ dân 215 160 2 2 95% Kinh; 5% Tầy , Nùng, Sán Dìu, Hoa 93% Kinh, 7% Tầy, Nùng, Sán Dìu, Hoa 25 9 Diện tích thôn 300 ha 77,3 ha Diện tích đất canh tác 20 ha 22 ha Diện tích đất rừng 50 ha 24 ha Nghề nghiệp chính Nông nghiệp Số con trung bình mỗi hộ Thành phần dân tộc Số hộ nghèo/ cận nghèo Nông nghiệp Chế biến chè, buôn bán nhỏ, chăn nuôi Buôn bán nhỏ, chế biến chè, chăn nuôi Lúa, chè Lúa, chè Trình độ văn hóa trung bình 9/12 9/12 Tỉ lệ Trẻ em dưới 16 tuổi 259 120 Nhà trẻ/mẫu giáo 0 01 trường mẫu giáo Nhà cộng đồng (nhà văn hóa) 1 1 1,5 km 4 km 200 (thợ xây, công nhân, xuất khẩu lao động…) 10 người (công nhân, xuất khẩu lao động…) Nghề phụ Thu nhập chính Khoảng cách tới UBND xã Số người đi làm ăn xa (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2014 xã Phúc Thuận) 35 1.5.3. Các vấn đề cộng đồng tại xã Phúc Thuận Như chúng ta đã biết vấn đề cộng đồng được hiểu là những vấn đề chung nằm trong nội tại cộng đồng, vấn đề đó có thể ảnh hưởng tới quyền lợi và cuộc sống của chính những người dân trong cộng đồng theo hướng tiêu cực hay tích cực. Bất kể cộng đồng nào từ thành thị tới nông thôn đều có những vấn đề riêng của cộng đồng đó, đòi hỏi cần phải giải quyết triệt để mới đảm bảo phát triển bền vững. Theo Báo cáo đánh giá khảo sát ban đầu (Baseline Survey) thực hiện năm 2011 tại xã Phúc Thuận do Trung tâm DWC tiến hành cùng với quá trình nghiên cứu và quan sát của tác giả đã nhận thấy tại địa bàn nghiên cứu có một số vấn đề cộng đồng như sau: Thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu tương đối cao. Theo số liệu thống kê của UBND xã Phúc Thuận thực hiện rà soát hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 căn cứ vào Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì xóm Phúc Tài và xóm Tân Ấp 2 có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tương đối cao. Xóm Phúc Tài có 42 hộ nghèo/cận nghèo năm 2011 tương đương 19,5%, xóm Tân Ấp 2 là 13 hộ nghèo/cận nghèo tương đương 8,1%.Tuy nhiên, theo cách phân loại tương đối dựa trên việc người dân tự ước tính theo điều kiện chung của thôn/xóm và địa phương mình thì số lượng hộ nghèo, hộ khó khăn cao hơn nhiều so với số lượng thống kê theo tiêu chí hộ nghèo của Nhà nước. Cụ thể, theo số liệu thống kê tại buổi lập Hồ sơ cộng đồngdo dự án tổ chức tại các xóm dự án (sử dụng công cụ PRA – đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) thì tại xóm Phúc Tài, số hộ khó khăn chiếm 23% (tương đương khoảng 50 hộ gia đình), số hộ trung bình chiếm 62% (tương đương khoảng hơn 130 hộ), còn lại là số hộ khá. Tại xóm Tân Ấp 2, số hộ khó khăn chiếm12,5% (tương đương 20 hộ), số hộ trung bình chiếm khoảng 74% và số hộ khá chiếm 13,5%. 36 Thứ hai, tại các xóm nghiên cứu còn thiếu thốn về cơ sở hạ tầng cơ bản, đặc biệt là đường giao thông thôn/xóm, kênh mương nội đồng và một số công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân như nhà văn hóa, nhà trẻ. Theo Báo cáo đánh giá khảo sát ban đầu từ Trung tâm DWC cho thấy, xóm Phúc Tài chỉ có 40% đường giao thông đã bê tông hóa, còn lại 60% là đường đất. Xóm Tân Ấp 2 có 20% là đường bê tông hóa, còn lại 80% là đường đất. Những đoạn đường đã bê tông hóa cũng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vào ngày trời mưa đường lầy lội, trơn trượt khó đi ảnh hưởng tới lao động sản xuất và gây mất an toàn, nhiều trẻ em phải nghỉ học những hôm đường lầy lội ngập nước. Việc giao thương cũng gặp nhiều trở ngại, sản phẩm nông nghiệp như chè, gỗ cây công nghiệp thường bị trả giá thấp do đường giao thông không thuận lợi cho việc thu mua. Mương tưới tiêu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của người dân, tuy nhiên ngoại trừ mương tưới tiêu chính do Nhà nước xây dựng thì các mương nhánh xương cá hầu hết đều là mương đắp đất. Tình trạng “ruộng đầu nguồn ngập úng, ruộng cuối nguồn khô hạn” thường xuyên diễn ra (chị Nguyễn Thị Hoa – hộ nghèo xóm Phúc Tài chia sẻ). Người dân cho biết, mỗi lần dẫn nước tưới tiêu về ruộng họ mất 3 đến 4 ngày công lao động để dọn dẹp, khơi đắp mương đất đểđưa nước tới tận ruộng nhà mình, nếu không những ruộng giữa và cuối nguồn nước không có nước sử dụng. Nguồn nước không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn tới năng suất, chất lượng mùa vụ thấp và không ổn định. Cũng theo khảo sát ban đầu từ dự án, cả hai xóm nghiên cứu đều không có nhà văn hóa. Nhà văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt, hội họp và các hoạt động cộng đồng của người dân địa phương.Nhà văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người dân tại các vùng nông thôn Việt Nam và còn là nơi lưu trữ và duy trì bản sắc văn hóa riêng của thôn/xóm. Việc thiếu nơi hội họp, tổ chức sự kiện cũng là một trong số các nguyên nhân làm hạn chế sự tham gia của người dân vào các hoạt động nâng cao nhận thức khác (tuyên truyền kiến thức chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt 37 động phổ biến kiến thức nông nghiệp mới...). Khi không có nhà văn hóa, các hoạt động của thôn xóm thường phải nhờ địa điểm tổ chức tại nhà dân, vì sợ tranh luận sẽ phiền tới gia chủ nên người dân tham gia hội họp không đưa nhiều ý kiến bàn luận về các vấn đề, điều này cũng góp phần giảm hiệu quả sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng. Thứ ba, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cộng đồng được người dân đưa ra. Rác thải không có nơi tập kết xử lý và không có đội chuyênthu gom rác nên mỗi hộ dân thường để rác trong vườn nhà hoặc có những bãi rác tự phát khiến cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm hơn. Rác thải nông nghiệp như vỏ bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật có nhiều nguy cơ ô nhiễm và ngộ độc hơn các loại rác thải khác nhưng lại bị vất tràn lan trên khắp đường làng ngõ xóm hoặc ngay trên đồng ruộng. Trên địa bàn xóm Phúc Tài đã có một số bể chứa rác thải sinh học được một tổ chức ngoài nước hỗ trợ xây dựng, nhưng chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn là đầy bể mà không có biện pháp xử lý. Thứ tư, người dân ở các xóm nghiên cứu còn thiếu cơ hội tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật, các chủ trương của Đảng và Nhà nước, và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới do ít có các tài liệu, ấn phẩm liên quan được phổ biến đến người dân. Đồng thời, việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật do chính quyền địa phương thực hiện mới chỉ dừng lại ở hình thức truyên truyền trên loa phát thanh. Hình thức tuyên truyền này có tác dụng lan truyền rộng thông tin trong cộng đồng nhưng lại ít đạt hiệu quả về chiều sâu, nghĩa là người dân chỉ dừng lại ở việc nắm được sự tồn tại của thông tin chính sách pháp luật mà chưa có hiểu biết sâu về nội dung của chính sách pháp luật đó. Thứ năm, kiến thức, kỹ năng của chính quyền địa phương về thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng còn hạn chế. Nếu như Pháp lệnh thực hiện Dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI 38 thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007 thì việc triển khai Pháp lệnh này tại các địa phương trên cả nước nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là do hạn chế trong việc phổ biến và nâng cao kiến thức cho đội ngũ chính quyền địa phương cấp xã về phương pháp, kỹ năng huy động sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng, các hoạt động của chính quyền. Hầu như không có hoạt động tuyên truyền phổ biến các nội dung chính về quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc thực hiện dân chủ tại cơ sở. Do đó người dân không biết được quyền và lợi ích cụ thể của mình đối với các hoạt động tại địa phương như thế nào. Điều này dẫn tới việc người dân tại địa bàn nghiên cứu chưa thực sự được tham gia vào các hoạt động cộng đồng, chưa được phát huy quyền làm chủ và quyền tự quyết trong khuôn khổ phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng tinh thần mà Pháp lệnh thực hiện Dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn đưa ra. Theo Báo cáo điều tra khảo sát ban đầu của Trung tâm DWC trước khi thực hiện dự án thì có đến 93,7% người dân không được biết đến sự tồn tại của Pháp lệnh Dân chủ cơ sở tại xã, phường, thị trấn. 6,7% còn lại biết có Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhưng không nắm rõ nội dung của Pháp lệnh. Trên đây là năm vấn đề cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu được tổng kết lại qua kết quả khảo sát của tác giả, kết hợp với tài liệu khảo sát ban đầu trước khi đề xuất dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” của Trung tâm DWC. Cùng với mục tiêu của dự án, các vấn đề cộng đồng được tác giả sử dụng làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng, xem xét tính phù hợp của mục tiêu dự án. 39 1.6. Mô hình Quản lý cộng đồng 1.6.1. Mô hình QLCĐ trên Thế giới và Việt Nam 1.6.1.1. Mô hình Quản lý cộng đồng trên Thế giới Trên Thế giới, Mô hình Quản lý cộng đồng sơ khai được vận dụng trước hết trong một số dự án mà Cơ quan Hợp tác phát triển của Chính phủ Thụy Sỹ (SDC) thực hiện tại Bangladesh trong đó đề cao cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển. Trong chương trình hỗ trợ của mình tại Bangladesh, Chính phủ Thụy Sỹ ngoài mục tiêu cải thiện điều kiện sống, tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân thì còn mục tiêu góp phần phát triển các chương trình và chính sách thực tiễn quản lý của chính quyền cấp địa phương có tính đến nhu cầu của người nghèo, nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và tăng lợi ích cho người nghèo. Đồng thời, khuyến khích sự tham gia của người nghèo vào quá trình cải cách thể chế chính sách có liên quan dựa trên cơ sở chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ xã hội công bằng minh bạch, có sự tham gia và toàn diện. Có thể kể đến một số dự án tại Bangladesh như: Trao quyền cho cộng đồng thông qua việc huy động , đào tạo và hỗ trợ đi kèm, phát triển mối liên kết thị trường (“Community empowerment through mobilization, training and accompaniment support, market linkage development”); Tăng cường quyền của người nghèo và người thiệt thòi, phát triển tài sản và cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục cơ bản (“Establish Rights of Poor and Marginalized people, , improve access to social services, especially basic education”;… Như vậy, mặc dù cùng có cách tiếp cận từ dưới lên và tiếp cận dựa vào cộng đồng nhưng những mô hình kể trên mới chỉ vận dụng trong thúc đẩy phần nào cộng đồng phát triển, chủ yếu nhằm thức tỉnh cộng đồng và tăng một phần năng lực cho cộng đồng trong việc xác định các nguồn lực cộng đồng và cách lập kế hoạch phát triển có sự tham gia. 40 1.6.1.2. Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam Tại Việt Nam, mô hình QLCĐ sơ khai đã được giới thiệu và thử nghiệm trong dự án: “Phát triển đô thị Nam Định và Đồng Hới” (Nam Dinh urban development project – NUDP and Dong Hoi urban development project – DUDP) do Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ tại thành phố Nam Định và thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2005 đến 2008, nhằm mục đích xây dựng cộng đồng tự lực, dựa trên giả định rằng con người có thể trở thành động lực và chủ thể của quá trình phát triển. Kết quả của dự án này ở giai đoạn 2005 – 2008 đã khẳng định giả định trên. Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2008 mô hình này được phát triển bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ và Trẻ em (DWC) dựa trên những kinh nghiệm thực hiện của giai đoạn trước. Giai đoạn 2008 – 2012 dự án có tên“Thúc đẩy Mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam” – viết tắt là PCMM do Trung tâm DWC điều phối. Các hoạt động dự án tại thực địa được DWC hợp tác với các Tổ chức phi chính phủ địa phương (Trung tâm phát triển cộng đồng Quảng Bình – CDC, Trung tâm hữu nghị cộng đồng Nam Định - Nadicofric và Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến cộng đồng – RIC tại Hòa Bình). Mục tiêu của dự án giai đoạn này nhằm củng cố và nhân rộng mô hình QLCĐ bền vững ở ba tỉnh, thúc đẩy sự tham gia và tác động của cộng đồng (đặc biệt là những người dân/hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn) vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương. Với mục tiêu củng cố, nhân rộng và thể chế hóa, dự án tiếp tục được hỗ trợ giai đoạn 2 từ năm 2013 – 2016, đây cũng là giai đoạn cuối cùng của dự án này và được thực hiện tại 10 huyện/ thành phố của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu cụ thể của dự án giai đoạn 2013 – 2016 là QLCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng tự tổ chức phát triển; Tăng cường 41 đối thoại chính sách với chính quyền địa phương để điều kiện sống của người dân đặc biệt là người nghèo được cải thiện; Tận dụng, phổ biến các kinh nghiệm QLCĐ tới các bên liên quan. Mô hình QLCĐ còn được vận dụng trong một số dự án khác mà Trung tâm DWC thực hiện tại các địa bàn như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Sóc Sơn, Hà Tĩnh… Hiện nay, mô hình QLCĐ cũng đang thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan tổ chức và nhiều nhà tài trợ bởi tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng ứng dụng cao trong hoạt động phát triển cộng đồng. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả hướng đến nghiên cứu hiệu quả của mô hình QLCĐ tại địa bàn xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thông qua các hoạt động trong khuôn khổ dự án:“Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) và Misereor Đức tài trợ. Dự án này được thực hiện tại hai xã Phúc Thuận và Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014 với nguồn ngân sách hơn 4 tỷ đồng Việt Nam, trung tâm DWC trực tiếp quản lý và thực hiện. 1.6.2. Mô tả mô hình Quản lý cộng đồng “Mô hình Quản lý Cộng đồng (Community Management Model)là một quá trình mà ở đó người dân biết cách xây dựng nhóm và huy động nguồn lực để lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các dự án, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo tính minh bạch và tính trách nhiệm. Nơi nào Mô hình Quản lý Cộng đồng được áp dụng ở đó người dân sẽ gắn kết hơn, ảnh hưởng tích cực vào quá trình ra quyết định và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.” [4] Khi áp dụng QLCĐ, người dân và chính quyền địa phương được nâng cao năng lực, nâng cao tính trách nhiệm xã hội, người dân gắn kết hơn với 42 chính quyền, ảnh hưởng tích cực vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. QLCĐ bao hàm các quan điểm của Pháp lệnh dân chủ số 34/2007/PL-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 đã thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. QLCĐ chú trọng rằng người dân, đặc biệt là những người nghèo, không phải chỉ là người hưởng lợi hoặc chỉ tham gia vào một số hoạt động theo sự sắp đặt của bên ngoài, mà họ thực sự là chủ thể, họ tự giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm theo cách của họ nhưng không vi phạm các điều mà pháp luật cấm. Nhờ áp dụng QLCĐ, người dân được nâng cao năng lực và các nỗ lực trong quá trình giảm nghèo được thực hiện một cách sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, hiệu suất hơn, tăng tính sở hữu cộng đồng và nhờ đó các thành quả của phát triển trở nên bền vững. QLCĐ cũng giúp người dân và chính quyền có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với xã hội, với môi trường và với thế hệ tương lai.Ngôi nhà của họ không chỉ gói gọn trong mái nhà của gia đình riêng mà nó được mở rộng ra toàn bộ cộng đồng và toàn xã hội. Họ trăn trở hơn với các bức xúc trong xã hội và có ý thức hơn trong mỗi hành động của cá nhân để không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. QLCĐ không có nghĩa là buộc cộng đồng phải tự làm tất cả mọi hoạt động phát triển của tất cả các cấp, mà cộng đồng được quyền lựa chọn các ưu tiên, được lập kế hoạch (bao gồm cả lập dự toán) và tổ chức thực hiện các dự án phát triển (với quy mô hợp lý, phù hợp năng lực) và tự quyết định các hoạt động nào tự làm, các hoạt động nào cần thuê các chuyên gia để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Tóm lại, QLCĐ là người dân thực sự làm chủ, là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là lựa chọn các ưu tiên bằng phương 43 pháp tham gia, xây dựng các dự án (tiểu dự án), lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm khi dự án kết thúc. 1.6.2.1. Cách tiếp cận của mô hình Quản lý cộng đồng Quản lý cộng đồng chú trọng cả ba cách tiếp cận: dựa vào cộng đồng ; dựa vào nguồn lực của cộng đồng và dựa trên quyền. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng Với cách tiếp cận này, mô hình QLCĐ luôn cho rằng người dân phải thực sự làm người làm chủ, chính họ là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là lựa chọn các ưu tiên bằng phương pháp tham gia, xây dựng các dự án, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm khi dự án kết thúc. Mọi quyết định của cộng đồng đều được đưa ra trên nguyên tắc đồng thuận có sự tham gia dân chủ của mọi thành viên cộng đồng. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với quan điểm của thuyết thân chủ trọng tâm mà đại diện là Carl Rogers như đã trình bày ở trên. Người dân được coi là trung tâm của tiến trình phát triển, là chủ thể của quá trình thay đổi tại cộng đồng. Cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng Để đảm bảo tính bền vững, tạo tính sở hữu và tính trách nhiệm trong cộng đồng, QLCĐ luôn thúc đẩy người dân không chỉ nhìn vào các khó khăn mà còn tập trung vào phân tích các điểm mạnh, các kinh nghiệm sẵn có và tiềm năng trong cộng đồng, đề cao việc huy động các tài sản, nguồn nội lực (kể cả trí tuệ của người dân) và nguồn ngân sách hiện có tại địa phương. Người dân có thể huy động các nguồn nội lực dưới nhiều hình thức khác nhau 44 như ý tưởng, tiền, công lao động, hiện vật (đất đai, gỗ, gạch ngói, cát sỏi, kinh nghiệm cộng đồng...) và huy động sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, từ các nhà hảo tâm, các cá nhân có điều kiện… để tự giải quyết các vấn đề bức xúc trong cộng đồng mà họ đã lựa chọn ưu tiên. Các giải pháp cụ thể được các nhóm cộng đồng xây dựng và lập kế hoạch thành các tiểu dự án. Trong quá trình thực hiện các tiểu dự án, người dân ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực sẵn có tại địa phươngvới chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và các tiểu chuẩn kỹ thuật. Cũng nhờ đó, người dân trong cộng đồng được nâng cao năng lực và có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với những gì thuyết huy động nguồn lực đưa ra. Trước hết, cách tiếp cận thể hiện niềm tin vào khả năng tự giải quyết vấn đề của cộng đồng bằng chính nguồn nội lực của cộng đồng, sử dụng hiệu quả nguồn nội lực ấy để giải quyết vấn đề khó khăn với chi phí và chất lượng tốt nhất có thể. Việc phân tích nguồn lực, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng (thông qua buổi họp thôn/xóm lập Hồ sơ cộng đồng) đã giúp cho cộng đồng có cái nhìn tổng quát và xác định phương hướng giải quyết vấn đề của họ. Bên cạnh đó còn giúp người dân tìm kiếm các nguồn ngoại lực có thể hỗ trợ họ giải quyết vấn đề. Nguồn lực nội lực được nhắc đến trong mô hình không nói chung về nguồn lực tài chính, mà còn là nguồn lực về con người, về công cụ lao động, về hiện vật đóng góp hay bất kể tài nguyên sẵn có nào trong cộng đồng có thể khai thác để phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Nguồn ngoại lực mà mô hình hướng tới còn là chính quyền địa phương, đây là yếu tố quan trọng mà mô hình QLCĐ đã thành công trong việc hướng cộng đồng tìm kiếm đến sự trợ giúp của chính quyền địa phương. 45 Như vậy, cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng của mô hình QLCĐ là phù hợp và có cơ sở lý luận vững chắc cho các hoạt động mô hình sẽ đưa ra. Cách tiếp cận dựa trên quyền Thực tiễn nhận thấy, chỉ phát triển kinh tế sẽ không thể dẫn đến sự tiến bộ xã hội và không tạo được các cơ hội cho người nghèo. QLCĐ lồng ghép các chuẩn mực, các nguyên tắc, các quy định pháp luật vào công tác lập kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, mô hình cũng tập trung vào sự tham gia và nâng cao năng lực cho các bên liên quan. QLCĐ khuyến khích đối thoại giữa các bên để hiểu nhau và thay đổi theo hướng tích cực chứ không tạo ra sự đối đầu. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ tập trung vào thúc đẩy bên có trách nhiệm hiểu rõ hơn nhiệm vụ đáp ứng quyền cho người dân và hỗ trợ người dân biết nghĩa vụ của mình cũng như biết thực hiện quyền một cách hợp pháp. QLCĐ chú trọng tới các vấn đề mà người dân đang phải đối mặt, đặc biệt tới các vấn đề của những người nghèo và những người dễ bị tổn thương. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ chú trọng giải quyết các bất công, bất bình đẳng và phân biệt đối xử. Bốn trọng tâm của cách tiếp cận dựa trên quyền trong QLCĐ như sau: (1) Tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử bởi nhóm này dễ bị xâm phạm quyền;(2) Tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo; (3) Mối quan hệ giữa bên có trách nhiệm đáp quyền (chính quyền) và người mang quyền (người dân);(4) Nâng cao năng lực và quyền năng: Phát triển bền vững không chỉ là quan tâm đến kết quả mà phải quan tâm đến cả quá trình và coi tham gia không chỉ là một công cụ mà tham gia còn là mục tiêu của phát triển. Mọi hoạt động phát triển 46 phải hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng tham gia vào công tác quản lý, đảm bảo tính công khai minh bạch và tính bền vững. [4] 1.6.2.2. Giá trị của mô hình Quản lý cộng đồng Nhờ áp dụng QLCĐ mà các cộng đồng nơi thực hiện dự án hiểu rõ nghĩa vụ và quyền của mình, có năng lực, trở nên tự tin hơn, trong đó: Người nghèo và những người thiệt thòi được thực hiện các quyền của mình như được tham gia, được quản lý và được hưởng lợi trong các hoạt động dự án để cải thiện điều kiện sống của họ; Các nguồn lực và tài sản của cộng đồng được huy động dễ dàng hơn do người dân có niềm tin vào việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu suất, hiệu quả và hợp lý; Nhờ hệ thống quản lý minh bạch, công khai, có sự tham gia và có tính trách nhiệm nên lòng tin và tính gắn kết trong cộng đồng tăng lên; Người dân trong cộng đồng có đủ năng lực tự quản, tự tin, được chính quyền địa phương thừa nhận và tin tưởng; QLCĐ chứng tỏ rằng trong quá trình giảm nghèo, người dân phải là chủ thể, phải nắm vai trò ra quyết định, là người tự chèo lái để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình phát triển; QLCĐ mang lại tính sở hữu cộng đồng một cách thực sự bởi vì người dân tự thảo luận, tự đưa ra giải pháp và tự quản lý nguồn lực. Do đó các thành quả phát triển được cộng đồng bảo quản, được duy trì và đảm bảo tính bền vững. Đặc biệt, QLCĐ cũng tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa chính quyền địa phương và người dân. Chính quyền địa phương và người dân đều được nâng cao năng lực, được chia sẻ thông tin nhiều hơn, có phương pháp đối thoại với nhau cởi mở hơn và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn trong các hoạt động phát 47 triển cộng đồng. Nhờ đó lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền cũng được cải thiện, trách nhiệm xã hội của người dân và chính quyền được nâng lên và họ có ý thức hơn với môi trường và thế hệ tương lai trong mỗi hành động của mình. 1.6.2.3. Nguyên tắc cơ bản trong thực hiện mô hình QLCĐ Cộng đồng hoạt động dựa vào các nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, cùng có lợi, quản lý và lãnh đạo bằng uy tín cá nhân. Để đảm bảo tính hiệu quả và để mọi thành viên trong cộng đồng tham gia và được nâng cao năng lực, QLCĐ chú trọng một số các nguyên tắc như: Các dự án phát triển cộng đồng nhằm để cải thiện điều kiện sống cho cả phụ nữ và nam giới trong cộng đồng; Người thiệt thòi được tham gia và hưởng lợi: Nhóm người thiệt thòi (bao gồm phụ nữ, người nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn) là những người dễ bị tổn thương. QLCĐ chú trọng rằng nhóm người thiệt thòi không chỉ hưởng lợi mà cần tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng và tham gia vào việc ra quyết định trong cộng đồng. Chú trọng việc xây dựng năng lực cho các thành viên trong cộng đồng: nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng và thông qua các chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên trong cộng đồng sẽ được nâng cao năng lực và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong phát triển cộng đồng; Nhạy cảm giới: Chú trọng tham gia và hưởng lợi bình đẳng của cả phụ nữ và nam giới trong cộng đồng; Tính bền vững và tính sở hữu cộng đồng: Bên cạnh việc huy động các nguồn lực bên ngoài (từ chính quyền, từ các nhà hảo tâm, từ các doanh nghiệp, từ các nhà tài trợ quốc tế…), QLCĐ phát huy tối đa các điểm mạnh, 48 các kinh nghiệm và nguồn nội lực trong cộng đồng, chú trọng đến công tác duy tuy bảo dưỡng các thành quả mà cộng đồng đã tạo ra; Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình: Quá trình quản lý và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng phải công khai, minh bạch đối với tất cả các thành viên trong cộng đồng. Trong QLCĐ cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên trong mọi công việc chung của cộng đồng. Những người được cộng đồng uy tín giao nhiệm vụ, có trách nhiệm giải trình rõ ràng với mọi thành viên trong cộng đồng khi được yêu cầu. 1.6.2.4. Quy trình thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng Quy trình thực hiện QLCĐ thực hiện09 bước theo sơ đồ sau: 49 Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện Quản lý cộng đồng (Nguồn : Tờ rơi Dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam) 50 Bước 1: Họp cộng đồng, thảo luận về mục tiêu của QLCĐ và bình bầu nhóm nòng cốt Chủ trì cuộc họp này là người đã được cộng đồng bầu làm lãnh đạo (tổ trưởng, trưởng thôn hoặc trưởng cụm dân cư). Toàn bộ các hộ dân trong tổ thôn đều được mời tham dự. Chú ý các thành viên được mời họp không phải là chủ hộ mà là đại diện hộ gia đình (có cả nam và nữ, khuyến khích cả vợ và chồng cùng tham gia). Trong cuộc họp các thành viên cùng thảo luận để hiểu sâu về mục tiêu, lợi ích và các nguyên tắc của QLCĐ. Sau đó cộng đồng bàn bạc về tiêu chí lựa chọn thành viên nhóm nòng cốt (NNC) khoảng 10 người. NNC là những người đại diện cho cộng đồng nên thường được người dân bình bầu dựa vào các tiêu chí như: tự nguyện, nhiệt tình, tâm huyết, có tín nhiệm, có thời gian, có trình độ văn hóa (biết đọc và biết viết), đảm bảo cân đối số lượng nam và nữ… Trong NNC nên bầu ba người điều hành NNC gọi là Ban lãnh đạo NNC (Trưởng NNC, thủ quỹ và kế toán). Bước 2: NNC học hỏi các kỹ năng quản lý cộng đồng Để thúc đẩy cộng đồng phát triển hiệu quả, NNC cần có các kỹ năng và phương pháp QLCĐ. NNC cần học hỏi các kỹ năng huy động sự tham gia và thực hiện các dự án phát triển như: Pháp lệnh dân chủ cơ sở, cách tiếp cận dựa trên quyền, đánh giá nhu cầu có sự tham gia, kỹ năng thúc đẩy, thiết kế dự án dựa trên khung lô gic, bình đẳng giới, quản lý tài chính một cách minh bạch công khai…Các kỹ năng và phương pháp này có thể được học hỏi thông qua nghiên cứu các tài liệu sẵn có, các kinh nghiệm từ các cộng đồng đã thực hiện QLCĐ hoặc tham dự vào các khóa tập huấn. Bước 3: Lập hồ sơ cộng đồng và lựa chọn các ưu tiên Sau khi đã có các kiến thức, các kỹ năng và phương pháp QLCĐ, phối hợp với tổ trưởng/trưởng thôn, NNC tổ chức họp dân bằng phương pháp tham gia để thảo luận và phân tích về các thông tin cơ bản, các cơ hội và thách thức trong cộng đồng (công cụ PRA), ghi chép thành Hồ sơ cộng đồng. Hồ sơ 51 cộng đồng giúp cho toàn bộ các thành viên trong cộng đồng nhìn nhận đúng đắn về hiện trạng cộng đồng, về các điểm mạnh và các tồn tại trong cộng đồng. Hồ sơ cộng đồng cần được lưu trữ bởi tổ trưởng/trưởng thôn hoặc Trưởng NNC và nên có một số thông tin: Dân số, trong đó tỷ lệ nam/nữ; Thành phần dân tộc; Nguồn thu nhập chính; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia; Phân loại kinh tế hộ (danh sách hộ dân được chia thành các nhóm hộ khá, trung bình, cận nghèo và nghèo theo cách nhìn của cộng đồng do người dân thảo luận và tự sắp xếp); Danh sách và mức độ ảnh hưởng của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn đối với quá trình phát triển cộng đồng; Các điểm mạnh, yếu, cơ hội và cản trở trong việc thực hiện các dự án phát triển cộng đồng; Liệt kê và xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề muốn giải quyết về cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường… và đề xuất các giải pháp tháo gỡ;… Cộng đồng có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề đã liệt kê bằng phương pháp cho điểm, sau đó dựa vào các giải pháp đã được bàn bạc, dựa vào các nguồn lực sẵn có và các nguồn tài chính có thể huy động được từ bên ngoài, cộng đồng rà soát lại để chọn ra khoảng 3 đến 4 vấn đề ưu tiên mà cộng đồng đủ khả năng và nguồn lực giải quyết trước. Mỗi vấn đề ưu tiên sẽ được giải quyết thông qua một dự án phát triển cộng đồng, hay còn gọi là tiểu dự án (TDA). Bước 4: Thành lập các nhóm cộng đồng để thực hiện các dự án phát triển Như đã nêu ở trên, các vấn đề ưu tiên được cộng đồng thống nhất giải quyết trước sẽ được thực hiện thông qua các TDA. Mỗi TDA sẽ do một nhóm cộng đồng (NCĐ) đứng ra đảm nhiệm. Mỗi NCĐ nên có từ 5 người trở lên, bao gồm các thành viên tự nguyện tham gia, có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực mà TDA muốn can thiệp, chú ý có sự tham gia của cả phụ nữ, nam giới 52 và người nghèo. Mỗi NCĐ được NNC hướng dẫn và hỗ trợ trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện TDA. Bước 5: Xây dựng đề xuất tiểu dự án Để tạo ra các thay đổi tích cực, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững, cách thức mà cộng đồng muốn giải quyết một vấn đề phải được lập kế hoạch trước và được xây dựng thành một đề xuất TDA (dựa vào khung lô gic đơn giản). Đề xuất TDA này sẽ do NCĐ viết với sự hướng dẫn của thành viên NNC. Đây là một quá trình người dân tự xây dựng năng lực cho nhau. Viết một đề xuất TDA theo mẫu khung lô gic, hiểu được các khái niệm cơ bản như mục tiêu, kết quả, chỉ số, hoạt động, giả định, rủi ro, tính bền vững, sau đó lập kế hoạch ngân sách chi tiết và lập kế hoạch hoạt động theo thời gian sẽ giúp các thành viên trong NCĐ hiểu được bản chất của một dự án phát triển. Xóa dần quan niệm thực hiện dự án là việc tiêu tiền. Hiểu rằng thực hiện dự án là phải có phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển một cách minh bạch, công khai để đạt được mục tiêu và các kết quảmà dự án đã đề ra. Bước 6: Thẩm định và phê duyệt dự án Trước khi thực hiện, các đề xuất TDA nên được phê duyệt bởi Ban thẩm định. Thành phần Ban thẩm định bao gồm toàn bộ các thành viên của NNC và đại diện một số hộ dân (trong đó phải có phụ nữ và hộ nghèo). Ban thẩm định các dự án sẽ không chú trọng vào khó khăn bức xúc mà NCĐ muốn giải quyết, vì các vấn đề này đã được người dân thông qua (trong bước 3). Ban thẩm định tập trung vào việc xem xét: Các dự án có tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của QLCĐ không?; Chất lượng kỹ thuật có đảm bảo?; Việc xây dựng kế hoạch ngân sách có hợp lý không?; Việc tổ chức thực hiện có sự tham gia hay không?; Công tác giám sát được thực hiện như thế nào?; Có biện pháp để duy trì các thành quả của dự án để đảm bảo tính bền vững hay không? 53 TDA nào chưa giải trình đủ các yêu cầu nêu trên thì phải tổ chức họp lại NCĐ, rà soát và chỉnh sửa lại đề xuất TDA cho phù hợp và gửi lại cho Ban thẩm định... Quá trình này cũng là một quá trình để NCĐ nâng cao năng lực trong việc xây dựng dự án và tuân thủ các nguyên tắc của QLCĐ. Bước 7: Thông báo tiểu dự án được duyệt cho các thành viên cộng đồng Sau khi một TDA được Ban thẩm định phê duyệt, NCĐ có trách nhiệm thông báo với người dân trong cộng đồng và đảm bảo người dân nắm được các nội dung cơ bản của TDA. Việc thông báo được thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của từng cộng đồng (họp dân, thông báo qua loa đài, niêm yết công khai trong cộng đồng...). Bước 8: Thực hiện, theo dõi và giám sát dự án Sau khi TDA được thông báo đến người dân trong cộng đồng, NCĐ bắt đầu triển khai thực hiện TDA theo kế hoạch. NCĐ cần chú ý rằng việc ký kết các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng nhận tài trợ, việc nhận kinh phí và chuyển kinh phí cho các bên liên quan phải được thực hiện theo đúng pháp luật, công khai minh bạch, có sự giám sát của Ban giám sát do cộng đồng bầu ra (xem mục giám sát dự án). Bước 9: Đánh giá tiểu dự án Khi các TDA hoàn thành, NNC tổ chức các cuộc họp đánh giá các TDA với sự tham gia của đại diện người dân trong cộng đồng, đặc biệt là các nhóm người được hưởng lợi trực tiếp. NNC nên mời đại diện Chính quyền địa phương tham dự các buổi họp đánh giá kết quả các TDA để tăng tính cam kết và sự hỗ trợ của Chính quyền đối với cộng đồng. Nội dung buổi đánh giá tập trung vào việc so sánh mục tiêu, các kết quả và chỉ số giữa kế hoạch và thực 54 hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc thực hiện tốt hơn các dự án tiếp theo. 1.6.2.5. Tính bền vững của mô hình Tính bền vững của Quản lý cộng đồng được thể hiện qua chiến lược tập trung nâng cao năng lực cho cộng đồng, nhân rộng mô hình thông qua việc thực hiện Quỹ sáng kiến cộng đồng, cùng với các hoạt động xây dựng mạng lưới và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trong và ngoài vùng dự án. Hoạt động nâng cao năng lực cho cộng đồng được thiết kế thông qua việc thành lập nhóm nòng cốt tại mỗi xóm dự án, mỗi xóm có 10 thành viên nòng cốt - tự ứng cử hoặc được người dân bầu chọn – được hỗ trợ kinh phí tham gia các khóa tập huấn do dự án tổ chức. Nội dung tập huấn xoay quanh các chủ đề về nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước (Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, Thiết kế và quản lý dự án theo khung logic, Giới và dự án phát triển, Kỹ năng thúc đẩy, Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp có sự tham gia…). Các thành viên nòng cốt này sau khi tham dự tập huấn sẽ truyền đạt lại các kiến thức kỹ năng học được cho cộng đồng, đồng thời các thành viên nòng cốt là lực lượng chính hỗ trợ cho các nhóm cộng đồng tự thiết kế, quản lý và thực hiện các tiểu dự án cộng đồng của chính họ thực hiện theo phương pháp QLCĐ. Với mỗi thành viên nòng cốt có năng lực tốt được dự án tiếp tục hỗ trợ đào tạo thành các “thúc đẩy viên” của dự án và được mời đi tập huấn hoặc chia sẻ về kinh nghiệm khắp các vùng trong và ngoài dự án. Tính bền vững của mô hình còn thể hiện ở việc triển khai Quỹ sáng kiến cộng đồng (QSK). Mục tiêu của QSK nhằm giúp Chính quyền và các NCĐ hiểu rõ giá trị, các tác động và tự nhân rộng QLCĐ. Đối tượng hưởng lợi của QSK là các thôn/xóm của xã/phường dự án đảm bảo 1 trong 2 điều kiện: chưa thực hiện Quỹ QLCĐ (xóm ngoài dự án), quy mô thực hiện TDA 55 từ 2 thôn/xóm trở lên, trong đó có ít nhất 1 thôn/xóm chưa thực hiện Quỹ CĐQL (liên xóm). Thời điểm triển khai khi xã dự án có thôn/xóm dự án thực hiện hoàn thành ít nhất 01 TDA theo 09 bước thực hiện QLCĐ, lãnh đạo xã/phường dự án đã tham dự đầy đủ 9 bước theo quy trình QLCĐ tại thôn/xóm dự án. Hoạt động của QSK này thu hút sự tham gia của các cộng đồng không được tham gia dự án từ đầu, nhằm mục đích lan tỏa phương pháp QLCĐ ra các vùng mới. Ngoài ra, việc tổ chức thường xuyên các cuộc chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài địa bàn dự án cũng là một biện pháp duy trì tính bền vững và tăng cường tính lan tỏa của QLCĐ. Tại các cuộc hội thảo, các xóm dự án cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dự án, kinh nghiệm tự quản lý các công trình cộng đồng tại thôn xóm mình, thăm thực địa các tiểu dự án điển hình, trong đó có mời các lãnh đạo và đại diện người dân xóm/xã lân cận trong cùng địa phương tới tham dự nhằm chia sẻ mô hình, các kinh nghiệm thực hiện QLCĐ, những thuận lợi, khó khăn của mô hình trong thực tế. Bên cạnh đó, giữa các xóm dự án thường xuyên có các cuộc trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế, các nhóm đã thực hiện trước chia sẻ kinh nghiệm cho các nhóm thực hiện sau. Bên cạnh đó, việc thành lập một mạng lưới các tổ chức, cá nhân cùng thực hiện QLCĐ được gọi là “Mạng QLCĐ” (CM network) cũng là một hình thức lan tỏa, nhân rộng mô hình mà Trung tâm DWC đã thực hiện. Cho đến tháng 10 năm 2014 thì mạng lưới này đã có 37 thành viên là các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước có vận dụng phương pháp QLCĐ vào một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cá nhân, tổ chức mình tại địa bàn các dự án của họ. Điển hình có thể kể tới: Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) đã áp dụng phương pháp QLCĐ để xin được tài trợ của tổ chức Care Quốc tế và Đại sứ Quán Mỹ cho dự án Giám sát việc xây dựng Nông thôn mới và giám sát cộng đồng; Dự án PALD (do 56 Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ – SDC – phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ủy thác Viện chăn nuôi và Tổ chức Nông nghiệp và Thú Y không biên giới thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (mục tiêu của dự án là giảm nghèo thông qua các hoạt động sản xuất chăn nuôi ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và thực hiện ở 4 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu - Yên Bái, huyện Mai Sơn - Sơn La, huyện Yên Lập Phú Thọ) đã áp dụng QLCĐ vào mô hình sản xuất chăn nuôi, người dân được lựa chọn nuôi con gì, mua ở đâu, và hình thành các nhóm hộ chăn nuôi; Hội phụ nữ Yên Bái đã tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy cán bộ phụ nữ cơ sở hiểu ý nghĩa của sự tham gia trong mọi hoạt động, qua đó hỗ trợ người dân được tham gia bàn bạc trong cácdự án chăn nuôi, đặc biệt là tham gia trong chương trình xây dựng Nông thôn mới... 1.6.3. Vị trí của mô hình QLCĐ trong hệ thống quản lý nhà nước Trong quá trình thực hiện, QLCĐ có vai trò thúc đẩy việc phổ biến và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, có thể kể đến: Pháp Lệnh Dân chủ cơ sở; Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Bình đẳng giới, Luật đất đai… thông qua các khóa tập huấn và sinh hoạt chuyên đề cho cộng đồng có sự hỗ trợ từ các chuyên gia về các lĩnh vực kể trên. là các quy định về cơ chế đầu tư đặc thù ở các cấp từ tỉnh đến huyện/xã, cụ thể hóa. QLCĐ hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới do có sự tương đồng về phương pháp mà QLCĐ đang thúc đẩy tại một số huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên trong khuôn khổ dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam (PCM). Các quy định của Nhà nước trong Chương trình Nông thôn mới, đặc biệt là nội dung Quyết định 498/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 03/2013/TT – BKHĐT của Bộ Kế hoạch Đầu tư (về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ- 57 TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới). Theo đó, việc phân cấp tối đa cho cấp cộng đồng tự quản lý và thực hiện các công trình có quy mô nhỏ trong Chương trình Nông thôn mới hoàn toàn tương đồng với phương pháp cộng đồng quản lý lấy người dân làm trung tâm. Sự tương đồng này có ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy sự thành công của các chương trình dự án của Nhà nước, tiêu biểu là Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững… Trong khuôn khổ dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam – Giai đoạn 2 do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ hỗ trợ tại hai tỉnh Thái Nguyên và Quảng Bình đã có kết quả ban đầu trong việc thể chế hóa chính sách. Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND quy định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, cụ thể hóa Thông tư 03 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo kế hoạch, đến hết năm 2016 thì dự án sẽ thúc đẩy cả 10 huyện/thành phố dự án tại tỉnh Quảng Bình và Thái Nguyên thể chế hóa QLCĐ tại địa phương mình. QLCĐ còn góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ địa phương, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở (thôn/tổ, xã…) về: Pháp lệnh Dân chủ cơ sở; Bình đẳng giới; Thiết kế dự án theo khung logic; Quản lý cộng đồng và Quản lý tài chính; Kỹ năng thúc đẩy; Kỹ năng điều hành cuộc họp và viết báo cáo; Lập kế hoạch có sự tham gia... Sau các cuộc tập huấn, các cán bộ cấp cơ sở đều khẳng định rằng họ đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức có ích cho công việc của họ và có thể vận dụng được hầu hết các kiến thức được tập huấn vào hoạt động quản lý của mình. Như vậy, với một số ý nghĩa nói trên, QLCĐ cũng có vị trí nhất định trong hệ thống quản lý Nhà nước. 58 1.7. Tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình QLCĐ Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã tiến hành đánh giá QLCĐ trên bốn phương diện chính: Thứ nhất là đánh giá chung về mục tiêu, cách tiếp cận và phương thức vận hành của mô hình; Thứ hai là hiệu quả của mô hình đối với cơ chế chính sách tại địa bàn nghiên cứu; Thứ ba là hiệu quả của mô hình trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng và cuối cùng là hiệu quả của mô hình đối với người dân và chính quyền địa phương. Để đánh giá được các khía cạnh của QLCĐ kể trên, tác giả đã dựa vào một số tiêu chí làm cơ sở đánh giá, đó là: cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng; Các vấn đề tồn tại của cộng đồng nghiên cứu và mục tiêu, các hoạt động của dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện theo mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu. Về một số vấn đề PTCĐ như đã trình bày phía trên là cơ sở đánh giá mục tiêu, cách tiếp cận và cách thức vận hành của mô hình QLCĐ. Trên thực tế, một mô hình PTCĐ có đạt hiệu quả hay không thì điều đầu tiên là xác định tính phù hợp trong cách tiếp cận của mô hình, tính khả thi của phương thức thực hiện. Đồng thời đánh giá tính tương đồng của mô hình với các tiến trình trong PTCĐ, mô hình đó có được coi là một mô hình PTCĐ và có bền vững hay không. Các vấn đề tồn tại tại cộng đồng nghiên cứu được tác giả đề cập đến trong phần giới thiệu địa bàn nghiên cứu được trích dẫn từ báo cáo khảo sát ban đầu của dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” do trung tâm DWC thực hiện năm 2010 và qua khảo sát của tác giả khi thực địa địa bàn. Căn cứ vào báo cáo khảo sát ban đầu này, trung tâm DWC đã xây dựng đề xuất dự án trình nhà tài trợ phê duyệt. Năm vấn đề cộng đồng tại địa bàn 59 nghiên cứu được tác giả sử dụng làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của các hoạt động can thiệp của dự án bằng mô hình QLCĐ. Mục tiêu của dự án cũng là một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ. Với mục tiêu cụ thể là người dân các xã dự án tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng để cải thiện điều kiện sống của mình. Các kết quả mong đợi chính của dự án là: (1) Năng lực của chính quyền và người dân về tham gia và tự quản được cải thiện; (2) Các nhóm cộng đồng được thành lập và hỗ trợ quản lý hiệu quả các tiểu dự án phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương; (3) Người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển tại địa phương đảm bảo tính minh bạch công khai và có trách nhiệm. Với mục đích và mục tiêu cụ thể đề ra như trên, các hoạt động chính của dự án tập trung vào: hỗ trợ xây dựng 04 Nhà cộng đồng cho 4 thôn dự án nhằm hỗ trợ người dân địa phương thực hành tự quản theo phương pháp QLCĐ; Lựa chọn 44 thành viên nòng cốt (bao gồm lãnh đạo và người dân địa phương 2 xã) để nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng thực hiện tự quản tại cộng đồng. Nhóm nòng cốt với vai trò là người hướng dẫn lại cho cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn theo phương pháp QLCĐ. ; Hỗ trợ cộng đồng thực hiện hiệu quả các tiểu dự án phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương (dự án hỗ trợ 70% kinh phí cho các Tiểu dự án của cộng đồng); Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tiểu dự án; Tổ chức các diễn đàn thôn phổ biến các chính sách và pháp luật của Nhà nước; Ngoài ra, dự án còn tổ chức họp đối thoại giữa lãnh đạo địa phương và người dân trong thôn dự án nhằm tăng cường tính gắn kết giữa chính quyền và người dân, đồng thời tạo cơ hội để chính quyền giải đáp những thắc mắc của người dân. Một tiêu chí nữa mà tác giả sử dụng để đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân địa phương là tiêu chí về chất lượng cuộc sống 60 (Quality of life) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo tiêu chí này, tác giả đã lần lượt đánh giá QLCĐ trên mức độ hài lòng của người dân về thay đổi kinh tế (thu nhập, chi tiêu); Sự sảng khoái về thể chất, tinh thần (do tham gia hoạt động cộng đồng, được giải đáp những vấn đề băn khoăn, được tăng cường giao tiếp xã hội…); Sự hài lòng về các mối quan hệ xã hội, môi trường sống… Trên đây là một số cơ sở mà tác giả sử dụng làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ được thực hiện tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 61 Chương 2: Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 2.1. Đánh giá chung về mục tiêu, cách tiếp cận và phương thức vận hành của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên Sau quá trình khảo sát kết quả hoạt động dự án: “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” thực hiện theo mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, tác giả xin đưa ra một số đánh giá chung về mô hình như sau: Về cách tiếp cận, mô hình QLCĐ chú trọng cả ba cách tiếp cận: dựa vào cộng đồng ; dựa vào nguồn lực của cộng đồng và dựa trên quyền. Với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng, mô hình QLCĐ luôn cho rằng người dân phải thực sự làm người làm chủ, chính họ là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với quan điểm của thuyết thân chủ trọng tâm mà đại diện là Carl Rogers như đã trình bày ở trên. Người dân được coi là trung tâm của tiến trình phát triển, là chủ thể của quá trình thay đổi tại cộng đồng. Cách tiếp cận này tương ứng với cách tiếp cận lấy cộng đồng làm xuất phát điểm, hệ thống thân chủ chính là người dân trong cộng đồng, mục tiêu là tự giúp, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy cộng đồng phát triển. Với cách tiếp cận dựa vào nguồn lực, mô hình QLCĐ có điểm tương đồng với cách tiếp cận lấy cộng đồng làm xuất phát điểm, mục tiêu là huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng có thể hỗ trợ cho cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với những gì thuyết huy động nguồn lực đưa ra, cộng đồng có khả năng tự giải quyết vấn đề khó khăn với chi phí và chất lượng tốt nhất có thể bằng chính nguồn nội lực cộng đồng. 62 Như vậy, các cách tiếp cận của QLCĐ đều tương đồng với lý thuyết PTCĐ và phù hợp với lý thuyết huy động nguồn lực với trọng tâm là xuất phát điểm dựa vào cộng đồng. Các nguyên tắc của QLCĐ cũng trùng khớp với các nguyên tắc phát triển cộng đồng. Quá trình thực hiện dự án là quá trình người dân được bàn bạc dân chủ, công khai minh bạch mọi hoạt động có liên quan tới quyền và lợi ích của họ. Nguyên tắc người dân là chủ thể có quyền tự quyết định phương án giải quyết nan đề của mình cũng được vận dụng triệt để trong QLCĐ. Bằng việc lựa chọn vấn đề ưu tiên, các hoạt động của người dân đều được hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của cộng đồng, trong số các vấn đề khó khăn người dân liệt kê ra, họ được xếp hạng thứ tự ưu tiên và chọn ra vấn đề cấp bách cần giải quyết trước mắt và lên kế hoạch thực hiện. Nguyên tắc phát huy nguồn nội lực cộng đồng cũng là một nguyên tắc của quản lý cộng đồng, trong các hoạt động tiểu dự án và xây dựng nhà văn hoá, sự hỗ trợ về tài chính từ dự án chỉ chiếm một phần nhỏ, chủ yếu là người dân tự huy động nguồn lực bằng ngày công lao động, hiện vật, tự thực hiện kế hoạch của họ. Không chỉ huy động nguồn nội lực, người dân còn có khả năng huy động tốt nguồn ngoại lực để giải quyết vấn đề của mình. Việc huy động nguồn nội, ngoại lực là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững cộng đồng. Ngoài ra, nguyên tắc ưu tiên người thiệt thòi, yếu thế, người nghèo cũng là một nguyên tắc của QLCĐ. Trong mọi hoạt động của dự án, người nghèo và người thiệt thòi được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, được quyết định các vấn đề liên quan đến họ và được trực tiếp tham gia, hưởng lợi từ các tiểu dự án cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi tiểu dự án cộng đồng đều có nữ giữ vai trò quan trọng như thủ quỹ, kế toán, giám sát trong Nhóm cộng đồng thực hiện tiểu dự án. Như vậy, các nguyên tắc của QLCĐ 63 cũng trùng khớp với các nguyên tắc phát triển cộng đồng, các nguyên tắc này được duy trì trong mọi hoạt động của dự án. Về mục tiêu của dự án, kết quả nghiên cứu cho thấy 100% người dân cho rằng mục tiêu dự án đặt ra là phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Bảng 2.1: Hiệu quả chung của dự án thực hiện theo mô hình QLCĐ Hiệu quả chung của dự án thực hiện Số lượng phiếu Tỷ lệ % Không đạt hiệu quả như mong đợi 2 2.0 Đạt hiệu quả như mong đợi 78 78.0 Đạt hiệu quả hơn mong đợi 20 20.0 Tổng 100 100.0 theo mô hình QLCĐ (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Với mục tiêu: “Người dân các xã dự án tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng để cải thiện điều kiện sống của mình”, dự án đã thúc đẩy sự tham gia của người dân một cách hiệu quả vào các hoạt động cộng đồng thông qua hoạt động xây dựng nhà văn hóa, hoạt động thực hiện tiểu dự án, sinh hoạt chuyên đề xóm, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tiểu dự án và các hoạt động khác do dự án tổ chức. Theo khảo sát về kết quả của dự án thực hiện theo mô hình QLCĐ cho thấy: có 78% người dân được hỏi nói rằng dự án đã đạt hiệu quả như mục tiêu mong đợi ban đầu, 20% cho rằng dự án đạt hiệu quả hơn mong đợi ban đầu, 2% người dân cho rằng dự án đã không đạt được kết quả như mong đợi. Như vậy, đa phần người dân được hỏi đều khẳng định rằng những hoạt động mà dự án thực hiện theo mô hình QLCĐ tại địa phương họ đều cho kết quả như mong đợi ban đầu. Đánh giá về quy trình và cách thức triển khai mô hình QLCĐ, kết quả khảo sát cho thấy: 62% người dân cho rằng quy trình QLCĐ đơn giản, dễ 64 thực hiện và dễ vận dụng, 43% cho rằng các bước trong quy trình hợp lý, 36% cho rằng nội dung quy trình ngắn gọn, lô gic và dễ hiểu, 35% cho rằng các bước trong quy trình rõ ràng, không trùng lặp và 16% người được hỏi cho rằng quy trình QLCĐ đảm bảo đúng các nguyên tắc của mô hình. Không có ý kiến nào phản ánh rằng quy trình thực hiện QLCĐ phức tạp, khó thực hiện hay các nội dung quy trình chồng chéo. Điều này được thể hiện qua bảng kết quả dưới đây: Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về quy trình thực hiện mô hình QLCĐ Kết quả Số lượng lựa Tỷ lệ % chọn 36 18.7 62 32.1 Quy trình thực hiện QLCĐ Quy trình ngắn gọn logic, dễ hiểu Quy trình dễ vận dụng dễ thực hiện Trình tự các bước trong quy trình hợp lý 44 22.8 Nội dung các bước rõ ràng không trùng lặp 35 18.1 Quy trình đảm bảo các nguyên tắc của mô hình Quy trình phức tạp, khó thực hiện 16 8.3 0 0 Trình tự các bước không hợp lý 0 0 Nội dung các bước chồng chéo 0 0 Ý kiến khác 0 0 Tổng 193 100.0 (Nguồn: (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Như vậy, quy trình 9 bước thực hiện QLCĐ được người dân đánh giá là quy trình logic, dễ thực hiện và có tính linh hoạt, người dân hoàn toàn có khả năng vận dụng mô hình trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng của họ. Khảo sát về mức độ phức tạp về thủ tục hành chính liên quan tới dự án (bao gồm việc xác nhận và việc sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ từ dự án, các 65 cam kết thực hiện hoạt động hỗ trợ giữa cơ quan quản lý dự án và đối tác địa phương…) thì 58% người dân được hỏi cho rằng các thủ tục của dự án khá phức tạp nhưng họ vẫn có thể hoàn thiện được, 40% cho rằng dự án có nhiều thủ tục giấy tờ cần hoàn thiện, 25% cho rằng các thủ tục này không có gì khó khăn và họ hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên có 2% người được hỏi nói rằng các thủ tục hành chính không được hướng dẫn chi tiết ngay từ đầu, chủ yếu được phổ biến và hoàn thiện trong quá trình thực hiện. Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về mức độ phức tạp và khả năng thực hiện các thủ tục hành chính Mức độ phức tạp của thủ tục hành chính liên quan đến dự án Kết quả Số lượng lựa chọn Tỷ lệ % Nhiều giấy tờ 40 32.0 Không được hướng dẫn chi tiết 2 1.6 Có phức tạp nhưng vấn hoàn thiện được 58 46.4 Không khó khăn gì 25 20.0 Tổng 125 100.0 (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Bên cạnh đó, theo kết quả phỏng vấn cán bộ dự án của Trung tâm DWC cho biết, mối liên kết giữa các bên liên quan thực hiện dự án, trực tiếp là cơ quan quản lý và thực hiện dự án (DWC) với các đối tác địa phương (Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phổ Yên, xã Phúc Thuận) được thường xuyên duy trì và đảm bảo thông qua các cuộc họp Ban quản lý dự án định kỳ được tổ chức 6 tháng một lần. Tại các cuộc họp định kỳ Ban quản lý dự án, các thành viên Ban quản lý cùng nhau rà soát lại các hoạt động trong kỳ báo cáo, rà soát những thuận lợi, khó khăn và thống nhất kế hoạch hoạt động cho kỳ tiếp theo. 66 Ngoài ra, việc liên hệ trao đổi giữa cơ quan thực hiện dự án và Ban quản lý dự án còn được liên kết qua thư điện tử, điện thoại. Do đó công việc của dự án được đảm bảo xuyên suốt và kịp thời. Các cán bộ địa phương được hỏi đều khẳng định rằng việc liên hệ giữa cơ quan quản lý dự án và các đối tác địa phương rất thường xuyên và mối liên kết giữa DWC và đối tác địa phương là chặt chẽ và hiệu quả. Cách thức điều hành của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên được thống nhất theo trình tự: Các chương trình, kế hoạch toàn bộ chu trình dự án được chia nhỏ theo năm và từng quý, tháng được thống nhất tại các cuộc họp định kỳ Ban quản lý dự án. Các chương trình kế hoạch khung về tên/loại hoạt động, số lượng hoạt động, thời gian hoạt động, trách nhiệm thực hiện và tài chính cho từng hoạt động được thiết kế sẵn, còn lại các hoạt động cụ thể như nội dung sinh hoạt chuyên đề, các tiểu dự án cộng đồng đều được thiết lập dựa trên nhu cầu của người dân trong quá trình thực hiện tại từng giai đoạn của dự án. Dựa trên chương trình kế hoạch đã được thống nhất, hàng tháng cán bộ dự án DWC cùng phối hợp với các đối tác địa phương thực hiện, giám sát và lượng giá các hoạt động dự án tại thực địa. Hàng năm đều có các cuộc tổng kết dự án nhằm tổng kết kết quả hoạt động đã thực hiện và thống nhất kế hoạch năm tiếp theo. Việc giám sát và lượng giá hoạt động được tiến hành thường xuyên hàng tuần, hàng tháng bởi cán bộ dự án DWC tại Hà Nội, tại thực địa có sự giám sát thường xuyên của cán bộ thực địa (trợ lý dự án) phối hợp với Ban QLDA cấp huyện, xã và thôn/xóm. Ngoài ra, cuối kỳ dự án sẽ tổ chức đánh giá với chuyên gia tư vấn bên ngoài để đánh giá kết quả và tác động của dự án tại địa bàn dự án. Về cơ cấu tổ chức nhân sự điều phối và thực hiện mô hình QLCĐ thông qua thực hiện dự án bao gồm có một Ban quản lý dự án 18 người trong đó có: Cơ quan quản lý và thực hiện dự án DWC (Giám đốc Trung tâm DWC/Giám đốc dự án, 02 cán bộ dự án, 01 trợ lý dự án); Hội Liên hiệp Phụ 67 nữ - Đối tác thực hiện (cấp huyện và xã dự án); Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân (cấp huyện, xã dự án); Trưởng thôn/xóm dự án và đại diện các cán bộ chi hội phụ nữ thôn/xóm. Trung tâm DWC có nhiệm vụ phối hợp và hỗ trợ cho Ban quản lý dự án tại địa phương trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án; Điều phối nguồn lực tài chính và con người theo kế hoạch; Tư vấn cho địa phương trong tất cả các hoạt động; Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện dự án với Nhà tài trợ. Về phía đối tác địa phương (Ban quản lý dự án địa phương) có nhiệm vụ phối hợp trong tổ chức và thực hiện các hoạt động dự án tại thực địa; Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của dự án; Tham gia ý kiến kịp thời để cải thiện các hoạt động dự án phù hợp với tình hình địa phương; Hỗ trợ theo dõi và đánh giá các hoạt động dự án; Báo cáo cho DWC về tiến độ và kết quả hoạt động trong kỳ báo cáo. Về kinh phí triển khai các hoạt động dự án được quy định rõ ràng từng khoản cho từng hoạt động khác nhau được phê duyệt bởi Nhà tài trợ. Cơ quan quản lý và thực hiện dự án chịu trách nhiệm liên hệ và làm việc với các đối tác bên ngoài (tư vấn), đảm bảo nguồn ngân sách cho từng hoạt động hỗ trợ tại địa phương, trong đó bao gồm có các hoạt động quản lý, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người dân thông qua thực hiện các tiểu dự án cộng đồng, xây dựng nhà văn hóa, sinh hoạt chuyên đề, tập huấn… Các hoạt động hỗ trợ và sử dụng nguồn tài chính từ dự án tại địa phương đều được công khai minh bạch bằng chứng từ tài chính và thủ tục hành chính khác có sự cam kết của các bên liên quan.Thông qua phỏng vấn sâu và phỏng vấn bảng hỏi người dân và chính quyền địa phương thì 100% đều nhận định rằng, các hoạt động dự án (bao gồm cả hoạt động tài chính) đều được minh bạch, rõ ràng và đúng với thực tế hỗ trợ tại địa phương. Như vậy, nhìn chung mô hình QLCĐ được người dân và chính quyền địa phương đánh giá là một mô hình có mục tiêu và hoạt động phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương; mô hình có quy trình lô gic, đơn giản, dễ thực hiện; Cách thức điều hành và quản lý của mô hình hợp lý; có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. 68 Ngoài việc đánh giá chung về mục tiêu và cách thức vận hành mô hình QLCĐ như đã phân tích bên trên thì tác giả còn đánh giá về hiệu quả và tác động của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên theo quan điểm sinh thái được trình bày dưới đây. 2.2. Đánh giá hiệu quả mô hình QLCĐ đối với cơ chế chính sách tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Qua nghiên cứu cho thấy, mô hình QLCĐ thực hiện tại xã Phúc Thuận cũng đạt được một số hiệu quả nhất định góp phần thay đổi cơ chế chính sách ở cấp xã. Điều này được thể hiện trước hết ở việc bổ sung cơ cấu thành phần tham gia các cuộc họp Hội đồng nhân dân cấp xã hàng năm. Đối thoại giữa chính quyền và người dân địa phương là một hoạt động thường niên của dự án, tại các cuộc đối thoại được tổ chức dưới hình thức toạ đàm, chính quyền địa phương báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước tại địa phương và trực tiếp giải đáp các vấn đề thắc mắc của người dân. Sau các cuộc đối thoại, chính quyền xã Phúc Thuận đã mời mỗi xóm dự án 02 thành viên nòng cốt tham gia vào các cuộc họp Hội đồng nhân dân xã hàng năm để người dân được trực tiếp nghe đại diện xã báo cáo các kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và tham gia đóng góp ý kiến cho lập kế hoạch năm tiếp theo. Đây được coi là một bước tiến trong việc đáp ứng quyền được biết, được bàn và được tham gia vào hoạt động tại địa phương theo đúng nội dung của Pháp lệnh thực hiện Dân chủ cơ sở tại xã, phường, thị trấn. Bởi trước đây, các cuộc họp Hội đồng nhân dân xã không có đại diện người dân tham dự. 69 Thứ hai là việc thay đổi trong cơ chế và tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ xã, đặc biệt là bộ phận tiếp dân (dịch vụ một cửa, phòng tiếp dân, trạm y tế xã…). Sau các cuộc đối thoại, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính cấp xã được dán công khai tại phòng dịch vụ một cửa để người dân tiện theo dõi và hoàn thiện hồ sơ khi cần thiết. Tại trạm y tế xã cũng được công khai danh mục các loại thuốc có trong diện bảo hiểm y tế được hưởng để người dân theo dõi. Các hoạt động này thể hiện việc công khai minh bạch trong hoạt động của chính quyền địa phương đối với người dân, phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, thái độ làm việc của các cán bộ tiếp dân cũng thân thiện và cởi mở hơn. Đây cũng là một kết quả tác động mà dự án đạt được. Như vậy, mặc dù các hoạt động dự án đã có ảnh hưởng không nhiều đến cơ chế chính sách tại xã Phúc Thuận, tuy nhiên các ảnh hưởng này đã chứng minh rằng mô hình QLCĐ nếu được nhân rộng sẽ có nhiều thuận lợi và có tác động tốt tới việc hoàn thiện cơ chế chính sách ở các địa phương. 2.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ trong việc giải quyết vấn đề cộng đồng Qua khảo sát, các vấn đề cộng đồng tại xã Phúc Thuận như đã nêu trên được tác giả sử dụng làm căn cứ đánh giá hiệu quả của việc thực hiện mô hình QLCĐ trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả khảo sát được thể hiện qua một số điểm chính sau: 2.3.1. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề giảm nghèo Trước hết, việc hực hiện mô hình QLCĐ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn dự án xã Phúc Thuận. Như đã nêu trên, xã Phúc Thuận có tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo tương đối cao. Theo số liệu thống kê của UBND xã 70 Phúc Thuận trong Báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm, xóm Phúc Tài năm 2011 có tới 42 hộ nghèo/cận nghèo, xóm Tân Ấp 2 cùng thời điểm có 13 hộ nghèo/cận nghèo theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Đến 3 tháng đầu năm 2014, xóm Phúc Tài giảm còn 25 hộ nghèo/cận nghèo; Xóm Tân Ấp 2 giảm còn 9 hộ nghèo/cận nghèo. Tỷ lệ này được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Biến động tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu (Nguồn: Tài liệu dự án DWC và Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Thuận) Như vậy, qua biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của 2 xóm Phúc Tài và Tân Ấp 2 có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng giảm đi từ năm 2011 đến đầu năm 2014. So sánh qua các năm sử dụng cùng một chỉ số đánh đã cho kết quả rằng việc thực hiện mô hình QLCĐ đã đóng góp vào mục tiêu giảm nghèo của địa bàn nghiên cứu. Các kết quả TDA đã góp phần vào mục tiêu giảm nghèo mà mô hình QLCĐ thực hiện tại đây. Điều này được thể hiện trước hết ở việc có đường giao thông được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giao thương buôn bán, khai thác nông sản, phát triển kinh tế 71 của người dân địa phương. Thứ hai là tăng năng suất, tăng sản lượng nông nghiệp, giảm thiểu thời gian thiếu lương thực của người dân qua xây dựng mương tưới tiêu hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Thứ ba là giúp giảm sức lao động phục vụ cho tái sản xuất của người dân từ việc giảm ngày công đưa nước tưới tiêu về ruộng khi chưa có mương tưới cứng hóa, giảm sức lao động khi vận chuyển nông sản do có đường bê tông thuận tiện việc chuyên chở hơn. Thứ tư là hiệu quả của các tiểu dự án hỗ trợ sinh kế tại địa bàn dự án (mô hình chăn nuôi ngan, lợn rừng tại nhà có kết hợp quản lý kinh tế hộ gia đình để theo dõi chi phí và lợi nhuận của các hoạt động kinh tế hộ). Qua phỏng vấn sâu đại diện nhóm cộng đồng thực hiện tiểu dự án, Chị Nguyễn Thị T. – hộ nghèo xóm Phúc Tài cho biết: “Khi chưa có mương tưới được cứng hóa chúng tôi rất vất vả mỗi mùa vụ đều phải thay nhau thức đêm chờ nước đầu nguồn xả thì đắp mương đất đưa nước về ruộng nhà mình, có khi phải canh cả mấy ngày đêm liền, mỗi khi lúa trổ đòng cần nước tưới thì lại khô hạn nên nhiều năm liền mất mùa, hoặc có thì chất lượng thóc cũng kém … ” Như vậy, có thể khẳng định rằng mô hình QLCĐ đã có đóng góp nhất định cho việc giảm nghèo ở địa bàn nghiên cứu. 2.3.2. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng Bên cạnh vấn đề tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo cao thì vấn đề thiếu thốn cơ sở hạ tầng cơ bản, đặc biệt là đường giao thông nội thôn/xóm, kênh mương nội đồng và một số công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân như nhà văn hóa, nhà trẻ… cũng là một yếu tố cản trở sự phát triển tại địa bàn nghiên cứu. 72 Theo Báo cáo tổng kết dự án, địa bàn xã Phúc Thuận (xóm Phúc Tài và xóm Tân Ấp 2) đã xây dựng được hơn 1.770m đường bê tông nội thôn/xóm với chỉ tiêu kỹ thuật bề rộng từ 2,5m đến 3,5m; bề dầy từ 0,16m. Trong đó, xóm Phúc Tài bê tông hóa được 400m đường, giải quyết được gần 7% nhu cầu (tổng số hơn 6000m đường xương cá chưa được bê tông hóa); Xóm Tân Ấp 2 bê tông hóa được 1.370m đường, giải quyết xấp xỉ 15% nhu cầu (trong tổng số gần 9000m đường xương cá chưa được bê tông hóa). Tuy chỉ giải quyết được phần nhỏ nhu cầu bê tông hóa đường giao thông nội thôn/xóm nhưng tất cả các đoạn đường này đều là những đoạn đường xung yếu nhất và có khoảng hơn 130 hộ hưởng lợi trực tiếp với hơn 600 nhân khẩu, ngoài ra hưởng lợi gián tiếp còn có nhiều hộ dân ở xóm lân cận thường xuyên qua lại những đoạn đường này. Kết quả khảo sát cũng cho biết, xóm Phúc Tài đã kiên cố hóa được 760m mương nhánh, đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho gần 200.000m2 (tương đương 20 hecta) đất canh tác, tăng số vụ từ 1 vụ lúa và 1 vụ hoa màu lên 2 vụ lúa và 1 vụ hoa màu mỗi năm, sản lượng và chất lượng nông phẩm đảm bảo tốt hơn do đủ nước tưới tiêu, kịp thời vụ. Qua phỏng vấn sâu đại diện nhóm cộng đồng thực hiện tiểu dự án, Chị Trần Thị H. – xóm Phúc Tài cho biết: “Trước đây do không có đủ nước tưới tiêu nên năng suất lúa thấp, chúng tôi xuyên thiếu ăn 2 đến 3 tháng mỗi năm, từ ngày có mương tưới thì nguồn nước ổn định, mỗi năm trồng thêm được một vụ lúa nữa nên cũng đủ gạo ăn… ” Hơn nữa, tại hai xóm nghiên cứu trước khi thực hiện dự án đều chưa có nhà văn hóa phục vụ cho sinh hoạt động đồng, do đó điều kiện tiếp cận thông tin bị hạn chế, sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng bị bó hẹp. Cho đến nay, dự án đã hỗ trợ hai xóm nghiên cứu xây dựng nhà văn hóa khang trang, phục vụ hoạt động sinh hoạt thôn xóm, góp phần giải quyết vấn đề thiếu cơ sở hạ tầng và tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân. 73 Công trình nhà văn hóa cũng được xây dựng bằng phương pháp QLCĐ, trong đó người dân đóng góp từ 50% kinh phí trở lên (nguồn kinh phí này được huy động từ nội lực và huy động hảo tâm tài trợ), còn lại là dự án hỗ trợ (165 triệu đồng cho mỗi nhà văn hóa). Như vậy, qua thực hiện QLCĐ, vấn đề thiếu thốn cơ sở hạ tầng tại địa bàn nghiên cứu phần nào được giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân. 2.3.3. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề ô nhiễm môi trường Vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu cũng được giải quyết một phần thông qua các tiểu dự án xây dựng bể đốt rác thải tại nghĩa trang xóm Phúc Tài. Xuất phát từ việc không có nơi tập kết và xử lý riêng cho các loại rác thải tại nghĩa trang (đồ sau cải tang), gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan, ảnh hưởng tới các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực này, người dân đã lựa chọn xây dựng một bể đốt các loại rác thải tại nghĩa trang thông qua thực hiện QLCĐ. Vấn đề rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý đúng cách là vấn đề gây mô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình QLCĐ cũng chưa hỗ trợ được người dân trong việc giải quyết vấn đề này. Vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chỉ mới được đề cập và xây dựng phương án giải quyết tại các cuộc họp thôn/xóm và trong các cuộc đối thoại, tiếp xúc cử tri. Để xử lý rác thải cần có sự đầu tư đồng bộ từ chính quyền địa phương, từ khâu thu gom rác thải đến tập kết và xử lý. 2.3.4. Hiệu quả của mô hình QLCĐ trong vấn đề tiếp cận thông tin của người dân. Theo kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn 100 phiếu hỏi và phỏng vấn sâu 02 đại diện nhóm cộng đồng của hai xóm nghiên cứu cho thấy, người dân 74 địa phương đã được tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin thông qua một số hoạt động dự án. Trước hết, việc dự án hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cho mỗi xóm đã đáp ứng nhu cầu có nơi hội họp khang trang của cộng đồng, có nơi hội họp cũng chính là tăng cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân. Qua phỏng vấn phiếu hỏi cho kết quả 92% người dân đi họp thôn xóm nhiều hơn so với khi chưa có nhà văn hóa (Trích Bảng 20: Tần suất tham gia họp thôn sau khi tham gia dự án – Phụ lục 3 trang 126 Luận văn). Tham gia vào các cuộc họp thôn xóm thì người dân tiếp cận được nhiều thông tin mới và thiết thực với mình. Bên cạnh đó, việc người dân tham gia vào các hoạt động cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích cho họ, 72% người dân nói rằng họ đã được tiếp cận các thông tin về chính sách, pháp luật và 65% nói rằng họ được tiếp cận thêm nhiều kiến thức về các vấn đề xã hội khác… (Trích Bảng 23: Lợi ích khi tham gia các hoạt động cộng đồng – Phụ lục 3 trang 126 Luận văn). Điều này được thể hiện qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề định kỳ 03 tháng/ lần được dự án tổ chức tại các xóm, chủ đề sinh hoạt thường không ấn định trước mà được người dân tự đề xuất và dự án hỗ trợ mời các chuyên gia về lĩnh vực đó tới chia sẻ. Các chủ đề sinh hoạt định kỳ như: Chia sẻ về Luật đất đai, Kỹ thuật nông nghiệp mới, Sản xuất phân bón vi sinh, Chăm sóc sức khỏe, Trình tự thủ tục hành chính công tại cấp xã, Ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu, Phòng chống bạo lực gia đình, Tìm hiểu luật Giao thông đường bộ… Đây là những kiến thức hữu ích cho cuộc sống của người dân. Nhờ được tiếp cận các thông tin này, người dân hiểu được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp họ có nhìn nhận và hành vi phù hợp với luật pháp. Các kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp mới và thủ tục hành chính thông thường giúp cho người dân tiết kiệm thời gian và công sức trong việc thực hiện, hoàn tất các thủ tục hành chính của gia đình. Ngoài ra, các thông tin về 75 hoạt động của địa phương cũng được đại diện chính quyền địa phương chia sẻ thông qua hoạt động đối thoại, các kết quả và kế hoạch hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cũng được thông báo chi tiết tới người dân. Đồng thời, việc tăng cường tiếp cận thông tin cho người dân địa phương còn được thể hiện qua việc dự án hỗ trợ các xóm dự án thực hiện tiểu dự án xây dựng tủ sách cộng đồng, các tài liệu, sách báo về Pháp luật, kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe được dự án hỗ trợ từ nguồn kinh phí dự án và huy động quyên góp sách báo truyện tranh thiếu nhi từ các hộ khác trong thôn xóm tạo thành thư viện cộng đồng, thu hút mọi người dân tới đọc sách tại thư viện. Như vậy, vấn đề thiếu cơ hội tiếp cận thông tin chính sách pháp luật tại địa bàn nghiên cứu đã phần nào được giải quyết qua quá trình thực hiện quản lý cộng đồng. 2.4. Hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân và chính quyền địa phương 2.4.1. Hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân (1) Về chất lượng cuộc sống của người dân Căn cứ theo các tiêu chí đánh giá về chất lượng cuộc sống (Quality of life) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hoạt động nghiên cứu của tác giả cũng được xây dựng dựa vào các tiêu chí này. Sau quá trình khảo sát việc thực hiện QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, mô hình đã mang lại nhiều kết quả cho người dân trong cộng đồng, điều này được thể hiện qua một số điểm dưới đây: Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao được thể hiện trước hết qua biến động tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu. Theo phân tích trong mục Đánh giá hiệu quả của mô hình QLCĐ trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng đã nêu trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn xóm Phúc 76 Tài và xóm Tân Ấp 2 từ năm 2011 đến 2014 giảm đi rõ rệt. Chất lượng cuộc sống của người dân nâng cao còn được thể hiện trong thu nhập hộ dân. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2: Thu nhập của người dân sau khi tham gia dự án (2011-2014) 1 6 11 Không thay đổi 20 Tăng khoảng 5% Tăng khoảng 10% Tăng khoảng 15% 20 Tăng khoảng 20% trở lên 42 Giảm khoảng 15% (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Qua khảo sát bảng hỏi đối với 100 đại diện hộ dân tại địa bàn nghiên cứu về nhận định mức độ tăng thu nhập từ khi tham gia dự án (năm 2011 đến 2014) cho kết quả như sau: 42% số người được hỏi cho biết thu nhập gia đình tăng khoảng 5%; có 20% cho biết thu nhập tăng khoảng 10%;11% cho biết thu nhập tăng khoảng 15% và 6% số phiếu cho biết thu nhập tăng khoảng 20%; 1% số phiếu cho biết thu nhập giảm khoảng 15%; còn lại là không có thay đổi. Với mức tăng thu nhập này, qua khảo sát có tới 87% người dân khẳng định họ hài lòng với sự thay đổi này. Tuy nhiên cũng vẫn có 13% người dân được hỏi không hài lòng với mức tăng thu nhập sau khi tham gia dự án, điều này được người dân giải thích rằng họ mong muốn có mức thu 77 nhập cao hơn nữa bởi nhu cầu của đời sống ngày càng nâng cao. (Chi tiết tại Phụ lục 3, Bảng 5) Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao còn thể hiện qua mức độ chú trọng tới chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 34% số hộ dành dưới 5% cho chăm sóc sức khỏe và thỏa mãn đời sống tinh thần; 21% số hộ dành từ 10% đến 20%, 12% số hộ dành từ 20% đến 30% thu nhập cho chăm sóc sức khỏe và đời sống thần, 4% dành từ 30% đến 40% thu nhập, 12% số hộ dành khoảng 50% thu nhập cho chăm sóc sức khỏe, còn lại 17% số hộ dành từ trên 50% thu nhập cho chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần được người dân liệt kê như: thăm khám sức khỏe định kỳ, sử dụng thêm các loại thuốc bổ, thăm quan du lịch, sinh hoạtcác câu lạc bộ hoặc giao lưu giữa các tổ/nhóm tại địa phương... Như vậy, không chỉ có vấn đề sức khỏe được người dân địa bàn nghiên cứu quan tâm mà việc thỏa mãn đời sống tinh thần cũng đã được quan tâm nhiều hơn. Sau khi tham gia thực hiện dự án, có 77% người dân được phỏng vấn cũng khẳng định rằng họ được thoải mái hơn về tinh thần, 23% người dân còn lại khẳng định rằng họ rất thoải mái tinh thần. (Chi tiết tại Phụ lục 3, bảng 6, bảng 7) Ngoài ra, kết quả phỏng vấn người dân cũng cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng môi trường sống của họ đã thay đổi tốt hơn sau khi thực hiện dự án. Điều này được thể hiện trong biểu đồ kết quả thống kê sau: 78 Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi trong môi trường sống sau khi thực hiện dự án Tình cảm cộng đồng 94 Hoạt động cộng đồng 6 99 Đời sống văn hóa 1 93 7 Tốt hơn Đời sống chính trị 58 Đời sống tinh thần Không thay đổi 42 Xấu hơn 88 Đời sống vật chất 12 78 0% 20% 22 40% 60% 80% 100% (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Qua biểu đồ trên cho thấy, hầu hết người được hỏi đều trả lời rằng đời sống vật chất có tốt hơn hoặc không có thay đổi, không có ý kiến nào cho rằng đời sống vật chất xấu hơn trước khi tham gia dự án. Đó là: 78% cho rằng đời sống vật chất thay đổi tốt hơn, 88% cho rằng đời sống tinh thần tốt hơn, 58% cho rằng đời sống chính trị tốt hơn, 93% cho rằng đời sống văn hóa tốt hơn, 99% cho rằng các sinh hoạt cộng đồng tốt hơn và 94% cho rằng tình cảm cộng đồng thay đổi tốt hơn. Như vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy không 79 chỉ số lượng các hoạt động cộng đồng tăng lên mà chất lượng các hoạt động cộng đồng cũng tăng lên. Hơn nữa tình cảm cộng đồng thêm gắn kết sau các hoạt động dự án, mối liên hệ giữa người dân với chính quyền địa phương cũng gần gũi cởi mở hơn. Hầu hết các hoạt động người dân thực hiện đều có sự tham gia của chính quyền. Điều này tạo nên sự gần gũi giữa chính quyền và người dân. Việc tiếp xúc thường xuyên với dân tạo cơ hội cho lãnh đạo địa phương ghi nhận những tâm tư nguyện vọng của người dân, giúp cho việc quản lý của chính quyền tốt hơn. Như vậy, theo các tiêu chí đánh giá về chất lượng cuộc sống (Quality of life) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tại địa bàn nghiên cứu sau khi thực hiện dự án đã đạt được một số tiêu chí như: người dân có sự hài lòng về thay đổi kinh tế (thu nhập, chi tiêu); Người dân được sảng khoái về thể chất, tinh thần (do tham gia hoạt động cộng đồng, được giải đáp những vấn đề băn khoăn, được tăng cường giao tiếp xã hội…); Người dân có sự hài lòng về các mối quan hệ xã hội, môi trường sống. Do đó có thể khẳng định rằng, việc thực hiện dự án theo mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu đã đem lại tác động tích cực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây. (2) Về kiến thức, năng lực của người dân địa phương Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi thực hiện dự án người dân địa phương đã được nâng cao kiến thức và năng lực quản lý thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, tập huấn cho nhóm nòng cốt, thực hiện tiểu dự án. Trong số 100 người dân được phỏng vấn có 21 người là thành viên nhóm nòng cốt của dự án. Thành viên nòng cốt được trang bị kiến thức về các chủ đề như: Phương pháp tham gia và Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, Phương pháp và kỹ năng thúc đẩy; Thiết kế và quản lý dự án có sự tham gia; Quản lý cộng đồng; Quản lý tài chính trong thực hiện các tiểu dự án cộng đồng; Giới và dự 80 án phát triển; Các kỹ năng điều hành cuộc họp có sự tham gia và viết báo cáo; Quản lý kinh tế hộ gia đình… Ngoài ra, 86% người được hỏi nói rằng họ có tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên đề do dự án tổ chức và khẳng định rằng họ đã được trang bị kiến thức hữu ích. Bảng 2.4: Các kiến thức người dân được nâng cao sau tham gia dự án Các kiến thức người dân được nâng cao sau tham gia dự án Kết quả Số phiếu Tỷ lệ % phiếu Chính sách pháp luật 72 15.1 Kỹ thuật nông nghiệp mới 70 14.6 Chăm sóc sức khỏe 54 11.3 Phòng chống bạo lực gia đình 48 10.0 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính 59 12.3 Bảo vệ môi trường 59 12.3 Giới 56 11.7 Quản lý kinh tế hộ gia đình 59 12.3 Khác 1 0.2 Tổng 478 100.0 (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Bảng kết quả thống kê trên cho thấy, trong số người có tham gia vào các cuộc sinh hoạt chuyên đề thì có 83,7% nói rằng họ được nâng cao kiến thức hiểu biết về chính sách pháp luật của Nhà nước; 81,4% được nâng cao kiến thức nông nghiệp mới; 68,6% được nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế hộ gia đình và quy trình thực hiện các thủ tục hành chính công (như khai sinh, khai tử, kết hôn, mua bán/chuyển nhượng đất đai…); 65,1% được hiểu biết thêm về kiến thức giới và bình đẳng giới; 62,8% được nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe; 55,8% được hiểu biết thêm về 81 luật phòng chống bạo lực gia đình. Những kiến thức này rất thiết thực và cần sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình. Với các kiến thức thu được từ tập huấn, thà81 8 nh viên nòng cốt tại các xóm có khả năng thực hiện nhiều công việc có liên quan tới hoạt động dự án và hoạt động cộng đồng, điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát ở bảng dưới đây: Bảng 2.5: Các công việc người dân có thể làm sau khi được tập huấn Công việc người dân có thể làm trong hoạt động của dự án Biết cách lập kế hoạch hoạt động Kết quả Tỷ lệ % Số phiếu phiếu 17 12.9 Biết huy động sự tham gia của người dân 20 15.2 Biết cách lựa chọn vấn đề ưu tiên 17 12.9 Biết các thiết kế tiểu dự án theo khung logic 11 8.3 Biết huy động hỗ trợ bên ngoài 15 11.4 Biết quản lý tài chính Hiểu nhạy cảm giới và lồng ghép giới vào các công việc Biết cách công khai minh bạch các hoạt động 21 11 15.9 8.3 20 15.2 Tổng 132 100.0 (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Qua bảng kết quả trên cho thấy: 81% thành viên nòng cốt được hỏi cho rằng họ có khả năng lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án; 95,2% thành viên nòng cốt được hỏi cho rằng họ có khả năng huy động sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng cũng như hoạt động của dự án; 81% thành viên nòng cốt khẳng định rằng họ biết cách lựa chọn vấn đề ưu 82 tiên; 52,4% thành viên nòng cốt khẳng định họ có khả năng thiết kế các tiểu dự án cộng đồng theo khung logic; 100% thành viên nòng cốt khẳng định họ có khả năng quản lý tài chính các công việc cộng đồng; 71,4% cho rằng họ biết cách huy động nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài trong giải quyết các vấn đề cộng đồng; 52,4% thành viên nòng cốt cho rằng họ hiểu và có thể lồng ghép nhạy cảm giới vào các hoạt động cộng đồng, tăng cường sự tham gia của nữ giới; 95,2% thành viên nòng cốt biết cách công khai minh bạch tài chính cũng như các hoạt động dự án và hoạt động cộng đồng. Các thành viên nòng cốt đóng vai trò là tác viên thúc đẩy tại cộng đồng, đồng thời là đội ngũ nòng cốt hỗ trợ cho cộng đồng thực hiện tự quản các công việc cộng đồng sau khi kết thúc dự án. Những kiến thức thu được từ tập huấn hay sinh hoạt chuyên đề, mà rộng hơn là kinh nghiệm từ việc thực hiện hoạt động dự án đều được người dân khẳng định là có vận dụng vào đời sống hàng ngày của họ. Bảng 2.6: Mức độ vận dụng các kiến thức học được từ dự án Mức độ vận dụng kiến thức học được từ dự án của người dân Số lượng phiếu Tỷ lệ % phiếu Vận dụng toàn bộ kiến thức 18 18.0 Vận dụng hầu hết kiến thức 19 19.0 Vận dụng một phần kiến thức 49 49.0 Không vận dụng 14 14.0 Tổng 100 100.0 (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Theo bảng khảo sát cho thấy, 49% người dân được hỏi nói rằng họ đã vận dụng một phần kiến thức vào cuộc sống; 19% cho rằng họ vận dụng được hầu hết các kiến thức vào cuộc sống và 18% cho rằng họ đã vận dụng được toàn bộ kiến thức vào cuộc sống của mình. Tuy nhiên cũng có 14 phiếu nói rằng họ không vận dụng được các kiến thức này vào cuộc sống bởi họ chưa 83 có đủ tự tin vào khả năng của mình, hoặc chưa có cơ hội vận dụng, số người này cần được hỗ trợ năng lực nhiều hơn nữa và thúc đẩy họ mạnh dạn hơn. Đây là vấn đề mà dự án cần xem xét và củng cố thêm. Ngoài ra, bằng các kiến thức về nông nghiệp mới thu được từ hoạt động sinh hoạt chuyên đề xóm do dự án tổ chức, người dân đã vận dụng vào hoạt động nông nghiệp của gia đình như: biết cách lựa chọn giống tốt và chăm sóc các vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà, vịt…), biết cách phòng ngừa dịch bệnh qua việc vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng cho gia súc gia cầm đúng thời điểm và đúng chủng loại. Nhờ đó mà đàn gia súc gia cầm của người dân sinh trưởng tốt hơn. Chị Trương Thị B.– xóm Tân Ấp 2 chia sẻ: “Tuy nhà tôi chỉ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ dưới 10 con thôi, nhưng giờ tôi nhận biết được các loại bệnh gì thì cần dùng thuốc nào để chữa trị, đồng thời biết tiêm phòng đúng thời điểm cho đàn lợn nên lợn con không bị chết vì bị bệnh mà không được chăm sóc đúng cách như trước nữa”. (Trích: Phỏng vấn sâu) Không chỉ vận dụng kiến thức thu được từ hoạt động sinh hoạt, tập huấn Chị Trần Thu H. – chi hội trưởng hội Phụ nữ xóm Phúc Tài cho biết từ khi học được cách quản lý kinh tế hộ, chị đã vận dụng vào quản lý thu – chi sản xuất chăn nuôi và quản lý kinh tế gia đình, chị thấy rất hiệu quả, mọi khoản thu – chi đều được kiểm soát nên gia đình chị luôn có sự chủ động trong làm ăn. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng từ (làm hợp đồng thuê mượn, lấy hóa đơn mỗi khi mua bán…) đã trở thành thói quen khi thực hiện các công việc chung của thôn xóm, điều này không chỉ giúp cho người dân kiểm soát được nguồn lực mà còn giúp công khai minh bạch các công việc cộng đồng. Công 84 khai minh bạch tài chính là điểm mấu chốt giúp tăng tình cảm đoàn kết trong cộng đồng. Không những người dân được nâng cao kiến thức mà còn được nâng cao nhiều kĩ năng khác như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng trực quan và sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể, đặc biệt là phụ nữ. Trong các buổi phỏng vấn sâu, đa số chị em phụ nữ nói rằng từ khi tham gia dự án họ mạnh dạn hơn và có thể tự tin trình bầy một vấn đề trước đám đông, thậm chí là có thể vừa viết vừa trình bầy trên giấy. Đó là việc mà xưa nay họ chưa bao giờ làm được. Chị Trần Thu H. – xóm Phúc Tài trình bầy tại Hội thảo tổng kết năm thứ 2 của dự án (2013) (Nguồn ảnh: Trung tâm DWC) Như vậy, thông qua các nội dung sinh hoạt chuyên đề, tập huấn cho nhóm nòng cốt và qua quá trình thực hiện các tiểu dự án cộng đồng, người dân địa bàn nghiên cứu đã được nâng cao năng lực, tăng cường hiểu biết về nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, chính sách pháp luật, hỗ trợ quản lý kinh tế hộ…Những kiến thức này được người dân vận dụng thường xuyên và tạo nhiều thay đổi cho cuộc sống của người dân. Việc năng lực 85 người dân được nâng cao đã nói lên rằng, phương pháp QLCĐ đã có sự chú trọng tới việc nâng cao năng lực cho cộng đồng, đồng thời có sự tin tưởng vào khả năng tự giải quyết vấn đề của người dân, các hoạt động dự án đều hướng tới thúc đẩy sự tham gia tối đa của người dân vào mọi hoạt động cộng đồng. Quan điểm này rất tương đồng với các nguyên tắc phát triển cộng đồng, đó là nguyên tắc luôn tin tưởng vào khả năng có thể thay đổi của cộng đồng trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào và hoạt động nâng cao năng lực cho người dân địa phương cũng nhằm hướng tới tính bền vững sau khi dự án kết thúc. (3) Về sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng Hiệu quả của mô hình QLCĐ đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu còn được thể hiện ở việc người dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cộng đồng. Tần suất đi họp thôn của người dân sau khi tham gia dự án tương đối cao, 92% người dân được hỏi cho biết họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng và đi họp thôn nhiều hơn trước đây, 8% cho biết số lượng các hoạt động cộng đồng họ tham gia tương đương với trước đây. Điều này được thể hiện trong bảng kết quả sau: Bảng 2.7: Tần suất đi họp thôn của người dân sau khi tham gia dự án Tần suất đi họp thôn sau khi tham gia dự án Số lượng phiếu Tỷ lệ % Ít hơn 0 0 Nhiều hơn 92 92.0 Tương đương 8 8.0 100 100.0 Tổng (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) 86 Theo kết quả phỏng vấn thì người dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động như: 98% người dân tham gia vào các hoạt động họp chung của thôn xóm, 89% người dân có tham gia vào các hoạt động do dự án tổ chức, 60% người dân tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ tại nhà văn hóa. Còn lại là có tham gia các hoạt động như tiếp xúc cử tri, họp các ban ngành đoàn thể và các hoạt động khác. (Chi tiết tại Phụ lục 3, bảng 20) Khi được hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa khang trang, người dân có nơi tổ chức sinh hoạt, hội họp riêng nên tham gia hoạt động thôn xóm nhiều hơn, họ cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi bày tỏ ý kiến của mình trong các cuộc họp mà không ngại phiền đến gia chủ như khi phải tổ chức họp nhờ tại nhà dân. Đồng thời, khi tham gia các hoạt động tự quản tại cộng đồng, người dân được hỏi đều nói rằng họ rất thích thú khi được tham gia: 80,2% cho rằng tham gia các hoạt động này bởi họ được lắng nghe nhiều hơn, ý kiến của họ được coi trọng nhiều hơn và 72,1% cho rằng họ được giao lưu với nhiều người, được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp xã hội nhiều hơn; 61,6% người được hỏi cho rằng họ tham gia bởi thấy nội dung phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của họ; 53,5% cho rằng họ được giải trí, sảng khoái hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng. (Chi tiết tại Phụ lục 3, bảng 16) Việc tham gia nhiều hơn vào các cuộc họp thôn xóm và các hoạt động cộng đồng mang lại nhiều lợi ích cho người dân, họ có nhiều hơn cơ hội được giao lưu chia sẻ, các công việc cộng đồng thì được giải quyết nhanh chóng có sự đồng thuận cao của người dân. 87 Bảng 2.8: Lợi ích khi người dân tham gia các cuộc họp thôn xóm Lợi ích khi người dân tham gia hoạt động cộng đồng Được trang bị kiến thức về các vấn đề xã hội Được tiếp cận thông tin về chính sách và phát luật Được đề xuất nguyện vọng và nhu cầu Được đáp ứng các nhu cầu, giải đáp các thắc mắc Được tham gia thực hiện Tăng tính gắn kết cộng đồng Kết quả Tỷ lệ % Số phiếu phiếu 65 14.7 72 16.3 50 11.3 83 18.8 57 68 12.9 15.4 Tự tin hơn 46 10.4 Tổng 441 100.0 (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Qua kết quả nghiên cứu, sau khi thực hiện dự án, người dân tham gia nhiều hơn vào các cuộc họp thôn xóm và các hoạt động cộng đồng. Việc tham gia các cuộc họp thôn xóm đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương, đồng thời, người dân được đáp ứng nhu cầu thuộc về một nhóm, là nhóm làng xã nơi họ sinh sống, họ được đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người như nhu cầu được giao lưu, chia sẻ và được thể hiện bản thân trong cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy bản thân người dân phát triển, người dân phát triển thì cộng đồng sẽ phát triển theo. Bên cạnh việc người dân được nâng cao năng lực bằng việc tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng, việc thúc đẩy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào mọi hoạt động cộng đồng cũng là một khía cạnh mà phương pháp quản lý cộng đồng đã hướng tới và đạt được. Như vậy, phương pháp QLCĐ cũng thực 88 hiện đúng nguyên tắc trong phát triển cộng đồng: “đảm bảo sự tham gia tích cực chủ động của người dân”, nhờ việc người dân tham gia tích cực chủ động vào mọi hoạt động cộng đồng thì trách nhiệm của họ đối với các công việc chung cũng tăng lên, từ đó yếu tố bền vững được đảm bảo. Sự tham gia của người dân ở đây còn là sự tham gia chủ động, trái ngược với tâm thế trông chờ, ỷ lại vào chính quyền như trước đây. Tham gia chủ động cũng có tác dụng nâng cao năng lực thêm cho người dân. Ông Phạm Đình T. – trưởng xóm Phúc Tài cũng chia sẻ như sau: “…Sau khi có nhà văn hóa, người dân tham gia họp xóm và các hoạt động chung khác nhiều hơn, mỗi khi xóm có vấn đề gì cần đưa ra dân giải quyết thì cả xóm bàn bạc rất nhanh chóng, không như trước đây, một vấn đề nhỏ thôi cũng phải tổ chức nhiều lần họp lấy ý kiến vì số lượng Ông Phạm Đình T.– Trưởng xóm Phúc Tài trong buổi Thẩm định TDA (4) người đi không quá bán, kết quả biểu quyết không được chấp thuận. Tôi làm trưởng xóm cũng thấy nhàn hơn nhiều” Về năng lực tự quản của người dân Trong quá trình thực hiện dự án theo mô hình QLCĐ, người dân được tự quản thông qua việc họ được tự lập kế hoạch một số hoạt động của dự án (như sinh hoạt chuyên đề, xây dựng nhà văn hóa, tiểu dự án, đánh giá tiểu dự án,…), tự kiểm soát nguồn lực và chủ động thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề cộng đồng. Các hoạt động đó được thể hiện ở bảng dưới đây: 89 Bảng 2.9: Các hoạt động người dân được tự quản khi thực hiện dự án Kết quả Các hoạt động người dân được tự quản khi thực hiện dự án Số phiếu Tỷ lệ % Lập kế hoạch hoạt động 52 14.2 Giám sát, đánh giá hoạt động 78 21.3 Xây dựng nhà văn hóa 85 23.2 Quyết định nội dung sinh hoạt chuyên đề, tập huấn, đào tạo 57 15.5 Thực hiện tiểu dự án 91 24.8 Các hoạt động khác 4 1.1 Tổng 367 100.0 (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Kết quả khảo sát cho thấy, 91% người dân được hỏi nói họ được tự quản trong thực hiện tiểu dự án, 85% được tự quản trong hoạt động xây dựng nhà văn hóa, 78% tự quản trong giám sát và đánh giá, 57% tự quản trong hoạt động sinh hoạt chuyên đề/tập huấn, 52% trong hoạt động lập kế hoạch, và 4% cho các hoạt động khác… như vậy, hầu hết các hoạt động của dự án người dân đều được quyền tự quản, tự quyết, đặc biệt là các hoạt động có liên quan tới quyền lợi trực tiếp của người dân. Khảo sát về mức độ chủ động khi tham gia tự quản của người dân thì 63% người dân nói rằng họ chủ động tham gia, 81% nói rằng họ là người được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ dự án nên chủ động tham gia, 29% người dân làm theo sự phân công của thôn xóm (số này đa phần là những người dân hưởng lợi gián tiếp từ các hoạt động tiểu dự án nên tự nguyện tham gia góp công lao động và chịu sự phân công của nhóm cộng đồng thực hiện tiểu dự án đó), 14% nói rằng họ được thôn xóm đề cử (đây là những thành 90 viên nhóm cộng đồng trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các TDA). (Chi tiết tại Phụ lục 2, Bảng 28) Khi người dân được tự quản, nhiều vấn đề tại cộng đồng đã được giải quyết, kết quả khảo sát đã thể hiện điều này: Bảng 2.10 : Lợi ích khi người dân được tự quản Kết quả Các vấn đề khó khăn được giải quyết Số phiếu Tỷ lệ % phiếu Đường giao thông đi lại, cơ sở hạ tầng 99 33.3 Ô nhiễm môi trường 87 29.3 Y tế, các vấn đề liên quan đến sức khỏe 28 9.4 Giáo dục 7 2.4 Việc làm 9 3.0 Tăng cơ hội tiếp cận thông tin 67 22.6 Tổng 297 100.0 (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Qua bảng thống kê trên cho thấy, việc người dân tự quản khi thực hiện dự án đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống của họ. 99% người dân được hỏi cho rằng việc tự quản đã giúp họ giải quyết được khó khăn về đường giao thông đi lại, cơ sở hạ tầng qua thực hiện tiểu dự án; 87% người dân cho rằng vấn đề ô nhiễm môi trường đã được giải quyết; 67% người dân cho rằng họ được tăng cơ hội tiếp cận các thông tin về chính sách, pháp luật và kiến thức trong nông nghiệp; 28% người dân cho rằng họ đã giải quyết được những khó khăn trong y tế, chăm sóc sức khỏe thường nhật. Tuy nhiên, vấn 91 đề giáo dục và việc làm thì chỉ có 16% người được hỏi cho rằng họ giải quyết được khó khăn về vấn đề này. Ngoài ra, việc người dân được tự quản đã giúp họ biết cách phát huy tốt nguồn nội lực và ngoại lực để giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Ví dụ, trong hoạt động xây dựng nhà văn hóa, tổng kinh phí nhà văn hóa xóm Phúc Tài là 327 triệu đồng, huy động nguồn lực bên ngoài hỗ trợ được 24,5 triệu đồng (chiếm 7,5% tổng kinh phí nhà văn hóa), người dân tự huy động được 49,5% kinh phí xây dựng. Tại xóm Tân Ấp 2, tổng công trình nhà văn hóa là 312 triệu đồng, người dân đóng góp 47,1% tổng kinh phí trong đó có 6,7% huy động nguồn lực bên ngoài. Ngoài ra các xóm nghiên cứu còn huy động được chính quyền địa phương (huyện, tỉnh) hỗ trợ 20 triệu đồng mỗi xóm đầu tư vào các thiết bị sử dụng trong nhà văn hóa như tăng âm, loa đài, ti vi và hệ thống loa truyền thanh. Hoặc trong các hoạt động thực hiện tiểu dự án, ngoài nguồn kinh phí được hỗ trợ từ dự án, hơn 50% tổng kinh phí thực hiện được huy động từ người hưởng lợi, các nhà hảo tâm hay chính quyền địa phương hỗ trợ. Một nhóm cộng đồng xóm Tân Ấp 2 đang thực hiện TDA xây đường bê tông (Nguồn ảnh: Trung tâm DWC) 92 Tuy nhiên, khi thực hiện tự quản 78,7% người dân nói rằng họ còn gặp khó khăn về thiếu kiến thức chuyên môn (kỹ thuật xây dựng khi đọc bản vẽ thiết kế nhà văn hóa, thiết kế công trình tiểu dự án có tính phức tạp hơn bình thường như công trình có liên quan tới điện lưới…); 44% nói rằng họ gặp khó khăn về tài chính; 28,3% thiếu kỹ năng quản lý chung và 9,1% khó khăn trong huy động nguồn lực; 3% cho rằng còn khó khăn trong việc quản lý thời gian. Các khó khăn khi thực hiện tự quản của người dân cần được dự án chú ý hỗ trợ nhiều hơn để nâng cao năng lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hành tự quản. Hầu hết các ý kiến của người dân đều cho rằng họ mong muốn được dự án nâng cao kỹ năng quản lý hơn nữa. (Chi tiết tại Phụ lục 2, Bảng 30) Như vậy, khi tham gia thực hiện dự án, người dân có khả năng tự quản các hoạt động cộng đồng một cách hiệu quả, tiêu biểu là hoạt động xây dựng nhà văn hóa và thực hiện các tiểu dự án cộng đồng. (5) Thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở tại địa phương. Khi tham gia dự án, người dân không chỉ được tự quản các hoạt động liên quan tới quyền và lợi ích của họ như xây dựng nhà văn hóa, thực hiện các tiểu dự án cộng đồng… mà người dân còn được tham gia vào quá trình thúc đẩy việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở địa phương. Trong các hoạt động dự án, quyền được thông báo, được bàn bạc, được ra quyết định của người dân được đáp ứng đúng theo Pháp lệnh Dân chủ cơ sở ở xã phường, thị trấn. Khảo sát thực tế cho thấy: 90% người dân được hỏi nói rằng họ được thông báo trước kế hoạch thực hiện tất cả các hoạt động của dự án, 85% được tham gia vào các hoạt động dự án, 82% được minh bạch công khai các hoạt 93 động liên quan, 81% được họp bàn và ra quyết định các hoạt động có liên quan tới quyền và lợi ích của họ, 68% được giám sát trong quá trình thực hiện các hoạt động, 60% được hỏi ý kiến về các hoạt động có liên quan. (Chi tiết tại Phụ lục 2, Bảng 32) Ngoài ra, mô hình QLCĐ đã góp phần thúc đẩy thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở tại xã, phường, thị trấn tại xã Phúc Thuận qua việc người dân được bày tỏ ý kiến và đưa ra những vấn đề thắc mắc, được chính quyền địa phương lắng nghe và được trực tiếp giải đáp trong cuộc đối thoại giữa chính quyền với người dân. Điều này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các thắc mắc của người dân được chính quyền giải đáp 21% 40% 39% Tất cả các vấn đề được giải đáp Phần lớn các vấn đề được giải đáp Một số vấn đề được giải đáp Không vấn đề nào được giải đáp (Nguồn: Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” - 2015) Các vấn đề mà người dân đưa ra tại các buổi đối thoại đều được chính quyền quan tâm giải đáp: 40% người dân được hỏi nói rằng tại buổi đối thoại chính quyền địa phương giải đáp tất cả các ý kiến người dân đưa ra, 39% nói rằng phần lớn các ý kiến đều được giải đáp, 21% nói rằng một số ý kiến được giải đáp ngay tại buổi đối thoại. Đối với các vấn đề chưa được chính quyền giải đáp ngay tại cuộc họp thì 73% người dân được hỏi nói rằng chính quyền 94 đã đáp ứng kịp thời sau đó, 26% nói rằng các vấn đề được chính quyền địa phương đáp ứng chậm nhưng chấp nhận được và 1% cho rằng các vấn đề chưa được đáp ứng kịp thời. (Chi tiết tại Phụ lục 2, Bảng 35) Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân đối với những thông tin mà chính quyền địa phương giải đáp và cung cấp thì 92% người dân được hỏi cảm thấy hài lòng, 8% rất hài lòng. Ngoài ra, 94% người dân được hỏi cũng khẳng định rằng chính quyền địa phương hoạt động có công khai, minh bạch và có trách nhiệm. Buổi đối thoại giữa chính quyền xã với người dân xóm Tân Ấp 2 (Phó Chủ tịch xã Phúc Thuận – ông Trần Ngọc H. trình bày kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã - năm 2013) (Nguồn: DWC) Tuy nhiên, quá trình thực hiện PLDCCS tại địa bàn nghiên cứu cũng cho thấy có một số vấn đề khó khăn chủ yếu là người dân thiếu kiến thức và hiểu biết về quyền và lợi ích hợp pháp của họ, không nắm rõ nội dung và quy trình thực hiện PLDCCS tại phương. Hiểu được khó khăn này, dự án đã tổ chức tập huấn cho đại diện lãnh đạo địa phương và nhóm nòng cốt các xóm 95 dự án về Pháp lệnh thực hiện Dân chủ cơ sở tại xã, phường, thị trấn. Thành viên nhóm nòng cốt có nhiệm vụ phổ biến lại các kiến thức này cho toàn thể người dân trong xóm và đóng vai trò cố vấn cho các hoạt động thúc đẩy thực hiện PLDCCS tại thôn xóm mình. Đồng thời, sách Tóm tắt nội dung PLDCCS do dự án biên soạn cũng được phát tới tận tay người dân và đặt tại mỗi xóm để người dân tham khảo khi cần. Như vậy, mô hình QLCĐ triển khai tại xã Phúc Thuận đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn trên thực tế một cách rõ ràng và công khai hơn, quyền của người dân được đáp ứng, các thắc mắc đều được giải đáp kịp thời, người dân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng, tăng tính gần gũi, gắn kết trong mối quan hệ giữa người dân và chính quyền. 2.4.2. Hiệu quả của mô hình QLCĐ với đội ngũ cán bộ địa phương Bên cạnh những kết quả tích cực đối với người dân địa phương như đã phân tích trên thì việc thực hiện mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu còn mang lại hiệu quả cho đội ngũ cán bộ địa phương, trực tiếp là những cán bộ tham gia dự án về kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công việc đã thay đổi rõ rệt. (1) Về kiến thức, kỹ năng Trong quá trình thực hiện dự án theo mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu, hoạt động nâng cao năng lực cho các bên nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng luôn được chú trọng và là hoạt động liên tục xuyên suốt chu trình dự án. Ngoài các thành viên NNC của xóm Phúc Tài và Tân Ấp 2 (mỗi xóm 12 người) thì đại diện chính quyền huyện/xã (Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Chủ tịch/Phó chủ tịch xã, Cán bộ Hội Phụ nữ xã…) cũng được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực về QLCĐ. Các chủ đề được tập huấn như: Quản lý cộng đồng, Quản lý tài chính trong Quản lý cộng đồng, Thiết kế và quản lý dự án theo khung lô gic, Lập kế 96 hoạch có sự tham gia, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở tại xã phường thị trấn, Tổ chức và điều hành cuộc họp có sự tham gia, Kỹ năng và Phương pháp thúc đẩy, Giới và dự án phát triển,… Nội dung tập huấn đã cung cấp cho NNC và đặc biệt là lãnh đạo địa phương các kiến thức, kỹ năng phục vụ trực tiếp trong công việc của mình, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động cộng đồng. Trong khi đó, sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng quyết định quyết định sự thành công của hoạt động cộng đồng. Như vậy, thông qua các lớp tập huấn, lãnh đạo địa phương cũng được nâng cao năng lực và kiến thức hỗ trợ công việc của mình. Với những kiến thức và kinh nghiệm qua quá trình trực tiếp tham gia thực hiện dự án, các cán bộ địa phương đã vận dụng các kiến thức thu nhận được từ dự án vào công việc của mình. Tại các cuộc đối thoại giữa chính quyền với người dân địa phương được dự án tổ chức tại các xóm, cán bộ địa phương đã sử dụng phương pháp trực quan trên giấy A0 để báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thay vì đứng trên bục đọc báo cáo như trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri vẫn thường tổ chức, việc sử dụng A0 để trực quan báo cáo đã thu hút được sự theo dõi của người dân, không khí buổi họp không tẻ nhạt và người dân cũng tham gia ý kiến nhiều hơn do các thông tin được nêu rõ ràng, dễ theo dõi và so sánh giữa nội dung kế hoạch với thực hiện. Ngoài ra, việc sử dụng thẻ màu để cho người dân ghi lại ý kiến của mình cũng thu được nhiều thông tin hơn, thúc đẩy sự tham gia của người dân. Không chỉ vận dụng trong các cuộc họp, đối thoại có sự tham gia của người dân mà còn được vận dụng trong các công việc thường ngày của họ. (2) Về thái độ công việc Không chỉ thay đổi trong kiến thức và kỹ năng, cán bộ địa phương còn có sự thay đổi trong thái độ và tác phong làm việc. Điều này được thể hiện 97 trước hết trong các cuộc đối thoại giữa chính quyền với người dân, các ý kiến đóng góp của người dân được cán bộ địa phương tiếp thu và giải đáp ngay tại cuộc họp. Một số ý kiến của người dân phản ánh về tác phong và thái độ làm việc của một số cán bộ tiếp dân (phòng dịch vụ một cửa) cũng được tiếp thu và có sự chnỉ đạo tới bộ phận này. Ngoài ra, sau khi tham gia các hoạt động của dự án, mối quan hệ giữa chính quyền và người dân địa phương đã gần gũi và gắn kết hơn do đó cán bộ địa phương cũng có thái độ tích cực, tình cảm hơn khi giao tiếp với người dân. Điều này tạo ra sự hợp tác tích cực giữa chính quyền và người dân, giúp cho công việc được kết nối và giải quyết thuận lợi, nhanh chóng hơn. Như vậy, dự án QLCĐ không chỉ nâng cao năng lực hiệu quả cho các cán bộ địa phương tham gia thực hiện dự án mà còn giúp họ có các kỹ năng, phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn, thuyết phục hơn.Bên cạnh đó, thái độ làm việc với người dân cũng gần gũi thân thiện hơn, các công việc được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi. 2.5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình QLCĐ Quá trình triển khai mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên mặc dù đạt được nhiểu kết quả và tác động đáng kể tới cộng đồng địa phương, tuy nhiên khi vận hành mô hình có những thuận lợi, khó khăn và hạn chế riêng. Một số thuận lợi, khó khăn và hạn chế được trình bầy dưới đây: 2.5.1. Thuận lợi khi thực hiện mô hình QLCĐ 2.5.1.1. Thuận lợi về cơ chế chính sách Trước hết cần kể tới Pháp lệnh thực hiện Dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL – UBTVQH11 (Pháp lệnh 34) của Ủy Ban thường vụ Quốc hội được ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2007. Đây là nền tảng luật pháp quan trọng cho việc vận dụng và thực hiện mô hình QLCĐ không chỉ tại địa 98 bàn nghiên cứu mà ở những cộng đồng khác có cơ hội vận dụng QLCĐ. Theo Pháp lệnh này việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là bắt buộc và là trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân. Mô hình QLCĐ thực hiện tại xã Phúc Thuận đã tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động phát triển cộng đồng và quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo hỗ trợ cho người dân thực hiện quyền một cách hợp pháp. Thứ hai là, các chính sách trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cũng cho thấy thuận lợi trong việc vận dụng QLCĐ vào các chương trình của nhà nước. Đến năm 2013, Quyết định 498/QĐ-TTgra đời đã bổ sung cơ chế đầu tư trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Bên cạnh đó, Thông tư 03/TT-KHĐT (2013) của Bộ KHĐT hướng dẫn thực hiện QĐ 498 của Thủ tướng Chính phủhướng dẫn chi tiết về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, tổ chức thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán cho các công trình thuộc CT Nông thôn mới quy mô dưới 3 tỷ đồng Việt Nam, có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, kỹ thuật đơn giản, có thiết kế mẫu, nằm trên địa bàn thôn được giao cho cộng đồng hưởng lợi tự thực hiện. Việc thanh quyết toán công trình do xã làm chủ đầu tư cũng được đơn giản hóa theoThông tư số 75/2008/TT-BTC của Bộ tài chính trong đó quy định rõ quy trình, thủ tục và thời hạn giải quyết, quy định trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan. Những chính sách này hoàn toàn tương đồng với phương pháp của QLCĐ. Cùng với các chính sách cụ thể nói trên thì các chính sách của Nhà nước hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự (phi chính phủ - NGOs) trong và ngoài nước cũng góp phần tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức NGOs thực hiện dự án phát triển tại Việt Nam trong đó cóTrung tâm DWC. 2.5.1.2. Thuận lợi về cộng đồng 99 Việc thực hiện mô hình QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu cũng như địa bàn dự án nói chung ngoài các thuận lợi về cơ chế chính sách còn có các thuận lợi trong nội tại cộng đồng. Có thể kể đến như: Mô hình QLCĐ nói chung và các hoạt động dự án nói riêng được người dân ủng hộ mạnh mẽ; tham gia đông và nhiệt tình do phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân và phù hợp với sức đóng góp của họ. Cộng đồng địa phương đã thực hiện nhiều hoạt động theo phương pháp QLCĐ có sức thuyết phục về tính hiệu quả, hiệu suất, tính bền vững và có sự lan tỏa ra nhiều đối tượng ngoài dự án (các cộng đồng thôn/xóm lân cận xóm dự án; các xã khác trên địa bàn huyện dự án…) Cộng đồng dân cư nhiệt huyết và có lòng tin vào phương pháp làm việc của quản lý cộng đồng. 2.5.1.3. Thuận lợi về chính quyền địa phương Chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án cũng hỗ trợ tích cực cho các hoạt động dự án, trước hết là việc cử các cán bộ đại diện tham gia trực tiếp vào ban quản lý dự án (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ Hội phụ nữ xã…). Các cán bộ địa phương có vai trò đôn đốc và thúc đẩy thực hiện các hoạt động dự ánđảm bảo tiến độ và chất lượng. Các cán bộ địa phương cũng tham gia tích cựcvào mọi hoạt động của dự án như: tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực do dự án tổ chức để thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động dự án tại địa bàn xã; tham gia đôn đốc các hoạt động tại thôn/xóm, tham gia đối thoại tại các xóm dự án… Ngoài ra, chính quyền địa phương còn hỗ trợ cho cơ quan quản lý và thực hiện dự án đảm bảo tính pháp lý trong quá trình hoạt động và phản hồi cho cơ quan thực hiện điều chỉnh kịp thời chương trình, kế hoạch dự án cho phù hợp với đặc điểm địa phương. 100 2.5.1.4. Thuận lợi về nhà tài trợ và cơ quan quản lý thực hiện dự án Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì các thuận lợi trong nội tại cơ quan quản lý và thực hiện dự án cũng như phía nhà tài trợ dự án cũng đóng vai trò quan trọng. Đối với nhà tài trợ Bánh mỳ cho Thế giới và Misereor đều là những tổ chức Quốc tế hoạt động phát triển lâu năm tại Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng. Dựa vào những kết quả mà dự án thực hiện tại xã Phúc Thuận nói riêng và huyện Phổ Yên nói chung trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, nhà tài trợ có cam kết sẽ hỗ trợ cho dự án giai đoạn tiếp theo. Thực tế dự án này đã được phê duyệt và đang được triển khai giai đoạn 2 từ năm 2014 đến năm 2016 cũng trên địa bàn huyện Phổ Yên với việc mở rộng thêm 03 xóm mới tại 2 xã Phúc Thuận và Đồng Tiến, các xóm dự án cũ vẫn tiếp tục triển khai theo hướng tập trung nâng cao năng lực và thực hành mô hình QLCĐ (qua thực hiện tiểu dự án). Thuận lợi về cơ quan quản lý và thực hiện dự án: Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) có 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động phát triển tại Việt Nam. DWC đã quản lý và thực hiện trên 10 dự án lớn nhỏ được trực tiếp hỗ trợ từ các Nhà tài trợ Quốc tế (Bánh mỳ cho Thế giới, Misereor, SODI, SDC, ICCO, Save the Chirldren,….). Đồng thời, DWC có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ dự án tâm huyết, nhiệt tình với hoạt động phát triển. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được nâng cao năng lực qua các khóa sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, quý do DWC tự tổ chức và các khóa tập huấn do nhà tài trợ tổ chức. Các kiến thức học được và kinh nghiệm thực tế làm việc tại cộng đồng đã góp phần thành công cho hoạt động dự án. 101 Yếu tố con người trong mọi hoàn cảnh và công việc luôn là yếu tố tiên quyết quyết định thành công, với đội ngũ cán bộ dự án của DWC có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng và có sự tâm huyết, nhiệt tình với công việc cũng là một yếu tố thuận lợi góp phần cho sự thành công của các dự án áp dụng theo mô hình QLCĐ của trung tâm DWC. Như vậy, với các thuận lợi kể trên, mô hình QLCĐ đã được triển khai thuận lợi tại địa bàn nghiên cứu và đã cho các kết quả khả quan, đạt mục tiêu dự án đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, mô hình QLCĐ cũng còn tồn tại nhiều khó khăn hạn chế trong quá trình triển khai tại địa bàn nghiên cứu nói riêng cần khắc phục để hoàn thiện hơn. 2.5.2. Khó khăn khi thực hiện mô hình QLCĐ Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì quá trình thực hiện mô hình QLCĐ vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Có thể kể đến một số khó khăn như sau: 2.5.2.1. Khó khăn về cộng đồng Đối với những cộng đồng có trình độ dân trí đồng đều thì việc thực hiện mô hình QLCĐ sẽ gặp nhiều thuận lợi, thời gian đạt kết quả mong đợi sẽ rút ngắn, tuy nhiên, với những cộng đồng dân trí không đồng đều, trình độ nhận thức kém hơn (như cộng đồng có số đông là người dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, xa) thì việc tiếp cận mô hình QLCĐ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, cần có thời gian để nâng cao năng lực và hướng dẫn chi tiết cho cộng đồng các phương pháp và kỹ năng QLCĐ. 2.5.2.2. Khó khăn về tổ chức và cán bộ của cơ quan thực hiện dự án Qua khảo sát, phỏng vấn Giám đốc Trung tâm DWC và các cán bộ dự án của trung tâm DWC thì tác giả có phát hiện được một số khó khăn về tổ chức và nhân sự như: 102 Trình độ chuyên môn của cán bộ dự án DWC không đồng đều. Trong số 16 cán bộ dự án thì chỉ có 03 cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội, 01 cán bộ có chuyên ngành xã hội học, 01 cán bộ có chuyên ngành tâm lý học, còn lại 11 cán bộ khác có chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh, luật, kế toán… Giám đốc DWC - bà Bùi Thị Kim cũng nhận định rằng, với đội ngũ cán bộ có chuyên ngành xã hội thì khả năng thích ứng và khả năng làm việc tốt hơn các cán bộ trái ngành, các cán bộ trái ngành cần có nhiều thời gian thích ứng và đào tạo hơn, thường mất ít nhất 06 tháng cho hoạt động đào tạovà khoảng tối thiểu 1 năm để các cán bộ này có thể làm việc độc lập. Yếu tố giới tính cũng có ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động. Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ dự án DWC là 6/16 trong đó 6 cán bộ dự án là nữ giới và 10 cán bộ dự án là nam giới. Do đặc thù công việc cần phải đi công tác thường xuyên, khoảng cách địa lý giữa văn phòng trung tâm và vùng dự án xa, đồng thời phải làm việc liên tục kéo dài tại địa phương dự án do đó các cán bộ cần có sức khỏe và sự dẻo dai bền bỉ, các cán bộ nữ sẽ yếu hơn về mặt này. Tuy nhiên, khi phỏng vấn các cán bộ dự án là nữ giới thì họ cho rằng họ đã có khả năng khắc phục được điều này và hình thành sức khỏe trong quá trình làm việc. 2.5.2.3. Khó khăn trong việc giám sát tính lan tỏa và bền vững của mô hình Mặc dù mô hình QLCĐ có tính bền vững được thể hiện bằng việc nâng cao năng lực cho cộng đồng thông qua các khóa tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, những kiến thức cộng đồng được trang bị về QLCĐ, quản lý tài chính, huy động nguồn lực và các kiến thức về văn hóa – xã hội khác sẽ là nền tảng thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Đồng thời đội ngũ thành viên nòng cốt của mỗi thôn/xóm hoạt động như những người tiên phong hỗ trợ thành lập các nhóm cộng đồng giải quyết vấn đề của nhóm theo phương pháp QLCĐ. Ngoài ra, việc người dân chủ động xây dựng những quy 103 chế hoạt động, quy chế sử dụng và bảo quản các công trình công cộng do chính họ làm ra cũng là biểu hiện của tính bền vững. Tuy nhiên, giám sát việc duy trì tính bền vững sau khi dự án kết thúc là một vấn đề cần được xem xét thêm. Tính bền vững sau khi dự án kết thúc bao gồm cả hoạt động của nhóm nòng cốt tại cộng đồng. 2.6. Bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ Qua quá trình thực hiện QLCĐ của Trung tâm DWC và kết quả nghiên cứu của tác giả, có một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai mô hình này trên thực tế như sau: Chú trọng nâng cao năng lực cho cộng đồng: Các cộng đồng cần có đủ năng lực để tự tổ chức các hoạt động tự quản với sự tham gia thực sự của mọi thành viên trong cộng đồng. Mỗi cộng đồng tự quản tương ứng một thôn/xóm/khu dân cư. Để cộng đồng có thể tự quản cần có một số người nòng cốt, được người dân tự bầu chọn, đại diện cho người dân tham gia các khóa tập huấn, được trang bị các kiến thức và kỹ năng nhằm hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động tự quản. Nhóm nòng cốt có vai trò chuyển giao các kiến thức và kỹ năng quản lý cộng đồng cho toàn bộ cộng đồng. Những người có năng lực tốt nhất trong Nhóm nòng cốt được đào tạo kỹ hơn để trở thành Thúc đẩy viên. Thúc đẩy viên cần có đủ khả năng hướng dẫn người dân thực hiện các bước trong chu trình quản lý dự án có sự tham gia: phân tích hiện trạng và xác định nhu cầu, lựa chọn ưu tiên, hình thành tổ nhóm, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển cộng đồng. Bên cạnh các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, các hướng dẫn hỗ trợ trực tiếp từ bên ngoài (ví dụ từ các cán bộ dự án) sẽ giúp việc thực hiện quản lý cộng đồng thực chất và hiệu quả hơn. Không đánh giá thấp khả năng của cộng đồng. Khi mới tham gia dự án, đa số các hộ gia đình đều cho rằng, việc lập kế hoạch, viết dự án, thực hiện dự án là công việc của những người có nhiều chữ. Nhưng sau một quá trình được 104 nâng cao năng lực, học thông qua thực hành và tự trải nghiệm, người dân đã thấy rằng họ hoàn toàn có thể tự làm tốt mọi việc. Đây cũng chính là nguyên tắc phải luôn tin tưởng vào khả năng thay đổi của cộng đồng trong phát triển cộng đồng. Các nguyên tắc và quy trình thực hiện quản lý cộng đồng cần được thảo luận rõ ràng: Các nguyên tắc và quy trình thực hiện quản lý cộng đồng cần được người dân thảo luận và hiểu kỹ lưỡng ngay từ đầu, làm nền tảng cho các hoạt động cộng đồng tự quản. Các nội dung trong quy trình QLCĐ cũng có thể được thay đổi hoặc đơn giản hóa một cách linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm và trình độ dân trí ở từng địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Người dân tự xây dựng quy chế tự quản: Để quản lý cộng đồng được thực hiện một cách thực chất, người dân cần bàn bạc đi đến đồng thuận xây dựng các nội quy/quy chế trong cộng đồng, đảm bảo có sự cam kết cùng thực hiện của toàn cộng đồng, có xác nhận của chính quyền địa phương để nâng cao tính pháp lý của các quy chế này. Người thiệt thòi ở vị trí trung tâm: Người thiệt thòi (nghèo, khuyết tật, già, neo đơn, phụ nữ, trẻ em…) là những đối tượng dễ bị “lãng quên” và dễ bị đẩy ra “ngoài lề” cần được quan tâm và chú trọng trong quản lý cộng đồng. Họ không chỉ là đối tượng hưởng lợi mà cần tham gia tích cực vào quá trình phát triển để họ được nâng cao năng lực và có tiếng nói trong cộng đồng. Trong các nhóm cộng đồng cũng nên có sự kết hợp giữa những người thiệt thòi và các hộ gia đình “khá giả” để những người thiệt thòi được học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Người thiệt thòi luôn được tham gia và được hưởng lợi là yếu tố quan trọng phù hợp với nguyên tắc của phát triển cộng đồng. Quy mô của một cộng đồng không nên quá đông: Qua thực tế, để các cộng đồng tự quản được thực sự thì quy mô của cộng đồng cần phù hợp với trình độ quản lý hiện tại, không nên quá đông (dưới 80 hộ đối với thành thị, 105 dưới 60 hộ đối với nông thôn). Với quy mô này đảm bảo các hộ có đủ chỗ để hội họp, thảo luận, đồng thời việc cung cấp, trao đổi thông tin và điều hành sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong trường hợp các tổ/thôn có quy mô lớn hơn (hàng trăm hộ) thì nên chia tổ/thôn đó ra thành nhiều cụm dân cư để đảm bảo quy mô phù hợp cho việc thực hiện quản lý cộng đồng. Luôn luôn công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mọi hoạt động: Công khai, minh bạch, trách nhiệm là các nguyên tắc trong quản lý cộng đồng. Các nguyên tắc này được thực hiện, không những chất lượng dự án được đảm bảo mà niềm tin, sự gắn kết trong cộng đồng cũng sẽ tăng lên. Quản lý cộng đồng là một minh chứng cho Chính quyền địa phương thấy rằng công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và làm tăng niềm tin của người dân đối với các chương trình dự án phát triển của Nhà nước. Thay đổi thói quen, cách nghĩ của người dân về “Dự án”: Vẫn còn hiện tượng người dân cho rằng Dự án là do một một chức, cá nhân, hay chính quyền đem cho. Coi dự án là nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, là “tiền chùa” nên không cần quản lý chặt chẽ như tiền do dân đóng góp. Bởi vậy, người dân cần được chia sẻ để hiểu rằng nguồn lực là có hạn và mọi nguồn ngân sách đều phải được trân trọng và kiểm soát chặt chẽ. Việc đóng góp của người dân trong QLCĐ là yêu cầu bắt buộc nhằm tăng tính sở hữu và đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển. Nhờ đó người dân biết quý trọng các công trình, sản phẩm mà họ cùng làm ra, tăng tính trách nhiệm trong quá trình sử dụng và bảo quản. Đóng góp của dân không nhất thiết phải bằng tiền, có thể bằng công sức, vật liệu và các phương tiện sẵn có. Thúc đẩy mạnh mẽ sự cam kết và trách nhiệm giải trình của Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương và người dân cần được thảo luận rõ rằng thực hiện QLCĐ chính là thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở. QLCĐ thúc đẩy hiệu quả quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Tạo môi 106 trường thuận lợi cho áp dụng QLCĐ là trách nhiệm của Chính quyền địa phương. Nhờ QLCĐ Chính quyền địa phương cũng được giảm nhẹ một phần trong công tác quản lý Nhà nước. PCM đã huy động sự hỗ trợ của chính quyền thông qua việc tham gia trực tiếp và cam kết trong các cuộc đối thoại với người dân. Chính quyền địa phương cũng chia sẻ một phần nguồn lực, trao trực tiếp cho người dân tự quản lý vì sự phát triển chung và bền vững. Liên kết với các đơn vị và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác tại địa phương: Các nguồn lực từ các đơn vị, tổ chức và cá nhân tại địa phương là nguồn lực bền vững cho việc áp dụng và duy trì QLCĐ. Bước đầu dự án PCM đã hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở tại địa phương và các vùng lân cận, đóng góp một phần vào các dự án phát triển cộng đồng. 107 Kết luận và Khuyến nghị Kết luận Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng theo đó tăng lên. Tuy nhiên, ở bất kể môi trường nào từ thành thị đến nông thôn đều tồn tại những vấn đề khó khăn riêng, nếu không được giải quyết kịp thời và đúng cách thì những vấn đềnày sẽ trở nên phức tạp và có thể trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của cộng đồng, của địa phương. Mô hình QLCĐ đã đáp ứng được vấn đề cấp thiết đó và thực tế nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình QLCĐ đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại địa bàn xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và địa bàn dự án do trung tâm DWC quản lý và thực hiện nói chung. Sau thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” từ năm 2011 đến 2014, mục tiêu dự án đề ra đã đạt được: năng lực của chính quyền và người dân về tham gia và tự quản được nâng cao, điều kiện sống của người dân được cải thiện, người dân tham gia cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các vấn đề cộng đồng được giải quyết có hiệu quả.Kết quả này là nền tảng góp phần phát triển bền vững tại địa bàn nghiên cứu. Mô hình quản lý cộng đồng 9 bước đơn giản, lô gic, dễ thực hiện và có tính linh hoạt nên dễ dàng vận dụng ở bất kỳ cộng đồng có vấn đề khó khăn nào, từ cộng đồng nông thôn cho tới thành thị, hay cả trong trường học khi thúc đẩy sự tham gia của học sinh vào quá trình dạy và học tại trường (như dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam – giai đoạn 2 – PCM 2 mà DWC đang thực hiện tại 08 trường Trung học cơ sở của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Quảng Bình).Thêm nữa là mô hình QLCĐ phù hợp với nhu cầu của các đối tượng hưởng lợi, tuân thủ các chủ trương và chính sách của Nhà nước nói 108 chung và của địa phương nói riêng nên đã thu hút và thúc đẩy được tối đa sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển. Những giá trị vật chất và phi vật chất do dự án mang lại được duy trì, phát triển bởi chính các đối tượng hưởng lợi và cộng đồng. Ngoài ra, với những kỹ năng và phương pháp quản lý dự án đã được trang bị, người dân địa phương, đặc biệt là các thành viên nòng cốt có khả năng tự thực hiện các dự án phát triển từ các nguồn hỗ trợ của Chính phủ hay từ các nhà tài trợ khác. Người dân địa phương còn học được cách quản lý dự án một cách công khai minh bạch để tăng tính hiệu quả của các hoạt động phát triển, tăng tính đoàn kết cộng đồng. Quy trình của mô hình Quản lý cộng đồng khá tương đồng với tiến trình phát triển cộng đồng trên lý thuyết, do đó nghiên cứu cũng góp phần hoàn thiện và hệ thống hóa mô hình thành tài liệu phục vụ cho hoạt động tham khảo, giảng dậy và thực hành phát triển cộng đồng trong trường học. Quá trình thực hiện QLCĐ tại địa bàn nghiên cứu mặc dù có nhiều thuận lợi song cũng còn nhiều khó khăn chủ yếu từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy vậy những khó khăn này sẽ được giải quyết và không có ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình tại cộng đồng. Khuyến nghị Từ những phân tích trên, nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện và khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện của mô hình QLCĐ trên thực tế như sau: Đối với chính quyền địa phương thì cần tăng cường nâng cao nhận thức của họ về Quản lý cộng đồng. Cần giúp họ nhận thức rõ ràng rằng thực hiện QLCĐ chính là thực hiện theo chủ trương chính sách của Nhà nước về thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã, phường thị trấn. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường sự tham gia của chính quyền vào hoạt động QLCĐ tại thôn xóm để họ hiểu được giá trị và hiệu quả, tác động mà mô hình mang lại cho người dân địa bàn họ quản lý, góp phần thúc đẩy hiệu quả quá trình phát triển kinh 109 tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, hiệu quả tự quản tại cộng đồng mà mô hình mang lại cũng giúp cho chính quyền địa phương giảm nhẹ một phần trong công tác quản lý Nhà nước. Ngoài ra, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tính cam kết của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng thực hiện QLCĐ, cam kết trong các cuộc đối thoại với người dân. Một điều quan trọng nữa là cần thúc đẩy chính quyền địa phương tìm kiếm và chia sẻ một phần nguồn lực ngân sách cố định hàng năm để hỗ trợ cho các cộng đồng yếu thế có cơ hội giải quyết vấn đề cộng đồng của họ, nguồn ngân sách này được trao trực tiếp cho gười dân tự quản lý vì sự phát triển chung và bền vững. Về phía tổ chức quản lý thực hiện dự án – trung tâm DWC cần chú trọng đầu vào của cán bộ dự án, tuyển chọn cán bộ dự án có trình độ chuyên môn, đúng ngành nghề để giảm thiểu thời gian đào tạo và tăng cường chất lượng hoạt động. Về bản thân mô hình QLCĐ, để tăng cường và đảm bảo tính bền vững của các hoạt động QLCĐ cần tập trung bồi dưỡng đội ngũ thành viên nòng cốt trở thành những thúc đẩy viên cộng đồng có năng lực và tâm huyết để hỗ trợ cộng đồng khi có vấn đề khó khăn cần giải quyết. Đội ngũ nòng cốt tại mỗi xóm cũng cần được chính quyền địa phương và người dân quan tâm hơn trong chế độ đãi ngộ. Có thể trích một phần nhỏ ngân sách tự chủ của địa phương hoặc thôn/xóm hỗ trợ cho các thành viên nhóm cộng đồng để khích lệ động viên và thúc đẩy hoạt động của họ. Đồng thời, công nhận họ là những thành viên tiêu biểu của cộng đồng có đủ năng lực và kỹ năng hỗ trợ cho các nhóm cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn theo phương pháp Quản lý cộng đồng. Để quản lý cộng đồng được thực hiện một cách thực chất, các nội quy/quy chế trong cộng đồng cần đảm bảo có sự cam kết cùng thực hiện của 110 toàn cộng đồng, có xác nhận của chính quyền địa phương để nâng cao tính pháp lý của các quy chế này. Ngoài các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đã được thực hiện tại vùng dự án cần được tổ chức nhiều hơn và mời nhiều hơn nữa các đại diện chính quyền và cộng đồng lân cận tới tham dự, nhằm lan tỏa sâu rộng mô hình QLCĐ tại địa phương. Trên thực tế, mô hình QLCĐ trong dự án Thúc đẩy QLCĐ tại Việt Nam đã thực hiện Quỹ sáng kiến trong đó hỗ trợ cộng đồng dự án với cộng đồng ngoài dự án cùng liên kết thực hiện các tiểu dự án cộng đồng có lợi ích chung. Đây cũng là một hình thức lan tỏa linh hoạt của mô hình. Hình thức này cũng nên được vận dụng ở các dự án khác do DWC quản lý và thực hiện. Bên cạnh đó là việc đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính và tài chính khi áp dụng mô hình QLCĐ trên thực tế, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo tối thiểu theo quy định của Nhà nước và Bộ tài chính. Cần xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình quản lý cộng đồng và hướng dẫn quản lý tài chính trong quản lý cộng đồng để hướng dẫn cho chính quyền và cộng đồng thực hiện. Bộ tài liệu này cần chuẩn hóa theo các quy định của Nhà nước về tài chính, và có thể tham vấn các bên liên quan để bộ tài liệu có thể sử dụng trong các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 111 PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN – (dành cho người dân) Đánh giá hiệu quả Mô hình quản lý cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Giới thiệu và xin phép phỏng vấn Tôi hiện là học viên bộ môn Công tác xã hội thuộc Khoa Xã hội học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, được sự đồng ý và giới thiệu của Trung tâm hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) - cơ quan quản lý và thực hiện dự án: “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” và chính quyền địa phương hỗ trợ để tiến hành đợt thu thập số liệu liên quan đến dự án. Các thông tin này được sử dụng làm tư liệu trong Luận văn của tôi. Thông tin mà bác|anh|chị cung cấp nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và sẽ được giữ kín. Tôi sẽ đặt câu hỏi và muốn được nghe bác|anh|chị chia sẻ theo những hiểu biết của mình. Bác|anh|chị có thể không trả lời nếu không muốn. Toàn bộ cuộc nói chuyện mất khoảng 45 phút. Rất mong bác|anh|chị giúp đỡ. Tỉnh: Thái Nguyên Huyện Phổ Yên Xã: Thôn: Mã hộ gia đình: Ngày phỏng vấn 112 PHẦN 1. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH Câu 1. Năm nay bác|anh|chị bao nhiêu tuổi? ............................................................... Nam  1 Giới tính người trả lời Nữ  2 Câu 2. Gia đình bác|anh|chị có mấy người? Câu 3. Nghề nghiệp chính của gia đình bác|anh|chị là gì? ………………………………………………………………………………… PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN Câu 4. Năm vừa qua tổng thu nhập của gia đình bác|anh|chị khoảng bao nhiêu ? (ghi đơn vị nghìn đồng) ………………………………………………………………………………… Câu 5. So với khi chưa tham gia thực hiện dự án thu nhập của gia đình thay đổi thế nào? (chọn 1 phương án) 1. Không thay đổi 1 2. Tăng khoảng 5% 2 3. Tăng khoảng 10% 3 4. Tăng khoảng 15% 4 5. Tăng khoảng 20% trở lên 5 6. Giảm khoảng 5% 6 7. Giảm khoảng 10% 7 8. Giảm khoảng 15% 8 9. Giảm khoảng hơn 20% 9 Câu 6: Bác|anh|chị có hài lòng với sự thay đổi về thu nhập của gia đình kể trên không? Có  1 Không  2 113 Câu 7: Bác| anh| chị có thể cho biết mức chi tiêu cho việc nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần của gia đình bác|anh|chị theo tỷ lệ nào sau đây? (Toàn bộ chi tiêu của gia đình tính bằng 100%) 1. Dưới 5% 1 2. 10% - 20% 2 3. 20% - 30% 3 4. 30% - 40% 4 5. 50% 5 6. Trên 50% 6 Câu 8: Từ khi tham gia các hoạt động dự án, bác|anh|chị có thấy thoải mái về tinh thần không? 1. Thoải mái 1 2. Rất thoải mái 2 3. Không thoải mái  3 Câu 9: Từ khi có dự án, mối quan hệ làng xóm của bác|anh|chị thế nào? 1. Tốt hơn 1 2. Như cũ 2 3. Xấu hơn 3 Câu 10: Môi trường sống tại thôn/xóm của bác|anh|chị so với trước khi có dự án như thế nào? STT Nội dung Tốt hơn Không Xấu hơn thay đổi 1. Môi trường tự nhiên 2. An ninh thôn xóm 3. Đời sống vật chất 4. Đời sống tinh thần 5. Đời sống chính trị 6. Đời sống văn hóa 7. Hoạt động cộng đồng 8. Tình cảm cộng đồng 114 PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG TỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA NGƯỜI DÂN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Câu 11. Bác|anh|chị có phải là thành viên nhóm nòng cốt ở thôn không? Có  1 Không  2  Câu 14 Câu 12. Bác|anh|chị đã tham gia lớp tập huấn nào sau đây: STT Tên khóa tập huấn Lựa chọn Phương pháp tham gia và pháp lệnh dân chủ cơ sở Phương pháp và kỹ năng thúc đẩy Thiết kế và quản lý dự án có sự tham gia Quản lý cộng đồng Quản lý tài chính Giới và dự án phát triển Kỹ năng điều hành cuộc họp và viết báo cáo Câu 13. Sau các khóa tập huấn, bác|anh|chị có thể làm gì trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động dự án? 1. Biết cách lập kế hoạch hoạt động 1 2. Biết huy động sự tham gia của người dân 2 3. Biết cách lựa chọn vấn đề ưu tiên 3 4. Biết cách thiết kế đề xuất tiểu dự án theo khung logic 4 5. Biết huy động hỗ trợ bên ngoài 5 6. Biết cách quản lý tài chính 6 7. Hiểu nhạy cảm giới và lồng ghép giới vào các hoạt động 7 8. Biết công khai minh bạch các hoạt động 8 9. Không làm được hoạt động gì 9 115 Câu 14 : Bác|anh|chị có tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề do dự án tổ chức không ? Có 1 2 Không  Câu 20 Câu 15: Sau sinh hoạt chuyên đề, bác|anh|chị được hiểu biết thêm về những kiến thức gì ? 1. Chính sách, pháp luật 1 2. Kỹ thuật nông nghiệp mới 2 3. Chăm sóc sức khỏe 3 4. Phòng chống bạo lực gia đình 4 5. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính 5 6. Bảo vệ môi trường 6 7. Giới 7 8. Quản lý kinh tế hộ gia đình 8 9. Khác : 9 ……………………………….. Câu 16: Bác|anh|chị có thích thú khi tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên đề không ? Vì sao ? 1. Được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới 1 2. Được lắng nghe 2 3. Được giải trí 3 4. Nội dung phù hợp 4 5. Được hỗ trợ kinh phí tập huấn 5 6. Được giao lưu với nhiều người 6 7. Khác :……………………… 7 Câu 17: Các kiến thức thu được từ tập huấn, sinh hoạt chuyên đề được bác|anh|chị vận dụng thế nào ? 1. Vận dụng toàn bộ kiến thức 1 2. Vận dụng hầu hết kiến thức 2 3. Vận dụng được một phần kiến thức 3 4. Không vận dụng được 4 116 Câu 18 : Bác|anh|chị có gặp khó khăn gì trong quá trình tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên đề không? 1. Kinh phí hỗ trợ thấp 1 2. Đi lại xa 2 3. Chủ đề không hấp dẫn, không hiệu quả 3 4. Thời gian tập huấn kéo dài 4 5. Tập huấn viên thiếu kỹ năng 5 6. Thiếu tài liệu 6 7. Tổ chức chưa tốt 7 8. Khác :………………………… 8 Câu 19 : Theo bác|anh|chị thì cần thay đổi gì để hoạt động tập huấn, sinh hoạt chuyên đề đạt hiệu quả cao hơn ? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 20. Bác|anh|chị đã tham gia hoạt động nào ở nhà văn hóa sau đây? 1. Họp các vấn đề chung của thôn xóm 1 2. Giao lưu văn hóa văn nghệ 2 3. Tiếp xúc cử tri 3 4. Họp ban ngành đoàn thể 4 5. Các hoạt động do dự án tổ chức 5 6. Khác:......................................... 6 Câu 21. Hiện nay việc đi họp thôn của bác|anh|chị nhiều hơn hay ít hơn so với khi chưa có dự án? 1. Ít hơn 1 2. Nhiều hơn 2 3. Tương đương 3 117 Câu 22. Bác|anh|chị đã tham gia vào những việc gì trong quá trình xây dựng NHV? 1. Thiết kế 1 2. Thi công một phần 2 3. Giám sát xây dựng 3 4. Huy động về tài chính 4 5. Quản lý chung 5 6. Không làm gì 6 Câu 23: Việc tham gia vào các hoạt động xây dựng đó của Bác|anh|chị là do : 1. Làm theo chỉ đạo 1 2. Chủ động tham gia đóng góp 2 Câu 24: Việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng đã giúp ích gì cho bác|anh|chị ? (có thể lựa chọn nhiều phương án) 1. Được trang bị kiến thức về các vấn đề xã hội 1 2. Được tiếp cận các thông tin về chính sách và pháp luật 2 3. Được đề xuất nguyện vọng, nhu cầu 3 4. Được đáp ứng các nhu cầu, giải đáp thắc mắc 4 5. Được tham gia thực hiện 5 6. Tăng tính gắn kết với cộng đồng 6 7. Tự tin hơn 7 8. Khác :……………………………………… 8 Câu 25 : Bác|anh|chị gặp khó khăn gì khi tham gia các hoạt động cộng đồng ? 1. Bận việc gia đình không thể tham gia  1 2. Nhà xa địa điểm tổ chức 2 3. Đường đi không thuận lợi 3 4. Kinh tế khó khăn 4 5. Khác :……………………. .................... 5 118 Câu 26 : Bác|anh|chị có đề xuất gì để việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng đạt hiệu quả cao hơn không ? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 27: Khi tham gia vào dự án, người dân được tự quản trong những hoạt động nào? 1. Lập kế hoạch 1 2. Giám sát, đánh giá 2 3. Xây dựng nhà văn hóa 3 4. Sinh hoạt chuyên đề, tập huấn, hội thảo 4 5. Thực hiện tiểu dự án 5 6. Các hoạt động khác:........................... 6 Câu 28: Việc tham gia vào các hoạt động kể trên của bác|anh|chị là do: 1. Chủ động tham gia 1 2. Là người được hưởng lợi nên tham gia 2 3. Được thôn xóm đề cử 3 4. Làm theo sự phân công của thôn xóm 4 Câu 29 : Các hoạt động mà người dân tự quản đã giải quyết được vấn đề khó khăn gì trong cộng đồng? (có thể chọn nhiều phương án) 1. Đường giao thông đi lại, cơ sở hạ tầng 1 2. Ô nhiễm môi trường 2 3. Y tế, các vấn đề sức khỏe 3 4. Giáo dục 4 5. Việc làm 5 6. Tăng cơ hội tiếp cận thông tin 6 7. Khác: ........................................................ 7 119 Câu 30:Bác|anh|chị có gặp khó khăn gì khi tự thực hiện tự quản? 1. Thiếu kiến thức chuyên môn 1 2. Thiếu kỹ năng quản lý 2 3. Phân bổ thời gian chưa hợp lý 3 4. Huy động sự tham gia 4 5. Tài chính 5 6. Khác: ................................... 6 Câu 31: Bác|anh|chị có đề xuất gì để thực hiện tự quản hiệu quả hơn không? ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Câu 32: Đối với các hoạt động của dự án, gia đình bác|anh|chị có được: (có thể chọn nhiều phương án) 1. Được thông báo 1 2. Được hỏi ý kiến 2 3. Được tham gia thực hiện (đi học, đi làm) 3 4. Được họp bàn và ra quyết định 4 5. Được giám sát quá trình thực hiện 5 6. Được minh bạch công khai các hoạt động liên quan 6 7. Không được biết thông tin gì 7 8. Không được tham gia hoạt động gì 8 Câu 33: Các thu chi trong quá trình xây dựng được ghi chép và giải trình như thế nào? 1. Họp thôn thông báo 1 2. Công khai bằng sổ sách ghi chép 2 3. Bản chi tiết thu – chi gửi tới từng hộ gia đình 3 4. Bản chi tiết thu – chi dán tại nhà văn hóa thôn 4 120 5. Thông báo trên loa phát thanh thôn 5 6. Không được công khai 6 Câu 34: Tại các buổi đối thoại giữa chính quyền và người dân do dự án tổ chức, các vấn đề người dân đưa ra được chính quyền giải đáp thế nào? 1. Tất cả các vấn đề 1 2. Phần lớn các vấn đề 2 3. Một số vấn đề 3 4. Không vấn đề nào 4 Câu 35: Những vấn đề chưa được giải đáp ngay tại buổi đối thoại thì bác|anh|chị thấy chính quyền đáp ứng thế nào? 1. Đáp ứng kịp thời 1 2. Đáp ứng chậm nhưng chấp nhận được 2 3. Không đáp ứng kịp thời 3 4. Không biết 4 Câu 36 : Bác|a|c có hài lòng với các thông tin được chính quyền cung cấp không? Hài lòng đến mức nào? 1. Không hài lòng 1 2. Hài lòng 2 3. Rất hài lòng 3 Câu 37 : Theo bác|anh|chị, chính quyền có hoạt động minh bạch và có trách nhiệm không ? 1. Có 1 2. Không 2 3. Không biết  3 Câu 38: Theo bác|anh|chị, việc thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở đem lại lợi ích gì cho người dân ? (Có thể chọn nhiều phương án) 1. Được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp 1 2. Được tham gia chủ động vào các hoạt động cộng đồng 2 121 3. Được giải đáp các vấn đề khó khăn, thắc mắc 3 4. Người dân tự tin hơn khi tiếp xúc với chính quyền 4 5. Tăng sự gần gũi gắn kết giữa chính quyền với người dân  5 6. Khác :……………………………………………………  6 Câu 39: Bác|anh|chị có gặp khó khăn gì khi thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở tại địa phương không? 1. Thiếu kiến thức 1 2. Không nắm rõ quy trình thực hiện 2 3. Chính quyền gây khó khăn 3 4. Không gặp khó khăn gì 4 Câu 40:Bác|anh|chị có đề xuất gì để thúc đẩy việc thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở tại địa phương tốt hơn không? PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG Câu 41: Theo bác|anh|chị, mục tiêu dự án đề ra có phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân không? Có  1 Không  2 Câu 42: Theo bác|anh|chị các hoạt động của dự án thực hiện theo mô hình quản lý cộng đồng có đạt kết quả như mong đợi ban đầu không? 1. Không đạt hiệu quả như mong đợi 1 2. Đạt hiệu quả như mong đợi 2 3. Đạt hiệu quả hơn mong đợi 3 Câu 43: Theo bác|anh|chị, quy trình thực hiện quản lý cộng đồng như thế nào? 1. Quy trình ngắn gọn, lô gic 1 2. Quy trình dễ vận dụng, dễ thực hiện 2 3. Trình tự các bước trong quy trình hợp lý 3 4. Nội dung các bước rõ ràng, không trùng lặp 4 122 5. Quy trình đảm bảo các nguyên tắc của mô hình 5 6. Quy trình phức tạp, khó thực hiện 6 7. Trình tự các bước không hợp lý 7 8. Nội dung các bước chồng chéo 8 9. Khác:.................................................. 9 Câu 44: Bác|anh|chị có gặp khó khăn gì trong việc hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan tới dự án ? 1. Nhiều giấy tờ 1 2. Nội dung khó hiểu 2 3. Quy trình phức tạp 3 4. Không được hướng dẫn chi tiết 4 5. Có phức tạp nhưng vẫn hoàn thiện được 5 6. Không khó khăn gì 6 Câu 45: Giữa cơ quan quản lý dự án và địa phương có thường xuyên trao đổi liên kết không? Bằng cách nào? 1. Qua các buổi họp ban quản lý 6 tháng một lần 1 2. Trong các buổi làm việc của cán bộ dự án tại thực địa 2 3. Thông qua email, điện thoại 3 4. Ít khi trao đổi liên hệ 4 5. Thường xuyên trao đổi liên hệ 5 Chân thành cảm ơn bác|anh|chị đã tham gia trả lời phỏng vấn ! 123 PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU VỚI CÁC NHÓM Các cuộc phỏng vấn có thể được kết hợp sử dụng công cụ Biểu đồ lịch sử để giúp cho những người tham dự dễ dàng theo dõi và tham gia. Câu hỏi chính 1. Phỏng vấn nhóm: Cán bộ UBND xã, Hội Phụ nữ xã Mô tả về dự án và các kết quả - Các anh chị có thể chia sẻ về dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” (gồm những loại hoạt động gì, được tổ chức thực hiện thế nào…) - Dự án đã mang lại những kết quả gì? (Mang lại những lợi ích gì cho người dân, chính quyền địa phương? Chính quyền địa phương có thay đổi gì sau khi tham gia dự án không? ...) - Anh chị có nhận xét gì về mức độ chủ động của người dân trong các hoạt động của cộng đồng hiện nay? Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án - Khi thực hiện dự án đã có những thuận lợi gì? o Từ bản thân dự án (con người, vật chất, quản lý…) o Từ bên ngoài (chính sách, điều kiện tự nhiên, xã hội,…) - Khi thực hiện dự án đã gặp những khó khăn gì? o Từ bản thân dự án (con người, vật chất, quản lý…) o Từ bên ngoài (chính sách, điều kiện tự nhiên, xã hội,…) Việc quản lý dự án - Cơ cấu quản lý dự án được tổ chức như thế nào?Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý dự án ra sao? - Việc giám sát các mục tiêu và các hoạt động dự án đã được thực hiện như thế nào? - Để dự án được thực hiện tốt hơn, anh|chị có gợi ý gì trong việc thực hiện và quản lý? Tính bền vững - Chính quyền huyện và xã đã có kế hoạch cụ thể gì để duy trì các kết quả dự án? (Hỏi lần lượt các đối tượng tham gia) 124 2. Phỏng vấn nhóm nòng cốt, nhóm cộng đồng Mô tả về dự án và các kết quả - Từ khi bắt đầu triển khai và thực hiện, dự án đã có những loại hoạt động gì? - Dự án đã mang lại những kết quả gì? - Việc giám sát các mục tiêu và các hoạt động dự án đã được thực hiện như thế nào? - Trong hoạt động dự án, anh chị làm những công việc cụ thể gì? - Bác|anh|chị đã hướng dẫn mọi người làm gì để thực hiện quản lý cộng đồng? - Theo các bác|anh|chị để các nhóm cộng đồng quản lý tốt các tiểu dự án thì cần phải làm gì? Câu hỏi phụ - Các bác|anh|chị được tham gia các khóa tập huấn nào? - Các khóa học đó đã giúp gì cho bác|anh|chị trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động dự án? - Các bác|anh|chị nói gì về khả năng tổ chức thực hiện và quản lý các tiểu dự án của các nhóm cộng đồng ở thôn? - Theo các bác|anh|chị, các tiểu dự án có được thực hiện một cách minh bạch hay không? - Điều đó thể hiện như thế nào? - Việc xây dựng Nhà văn hóa đã được tiến hành như thế nào? - Người dân được tham gia như thế nào trong quá trình xây dựng Nhà văn hóa? - Các thu chi trong quá trình xây dựng được ghi chép và giải trình như thế nào? - Các vấn đề của người dân đã được chính quyền giải quyết như thế nào? - Bác\anh\chị có gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện dự án không? Đó là khó khăn nào? Giải quyết ra sao? Để dự án được thực hiện tốt hơn, anh|chị có gợi ý gì trong việc thực hiện và quản lý? Tính bền vững - Là thành viên nhóm nòng cốt, bác|anh|chị có kế hoạch cụ thể gì để duy trì các kết quả dự án không? 125 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT BẢNG HỎI VỚI NGƯỜI DÂN Bảng 1: Cơ cấu giới tính người được phỏng vấn Giới tính Số lượng Tỷ lệ phần trăm Nam 62 62.0 Nữ 38 38.0 Tổng 100 100.0 Số lượng Tỷ lệ phần trăm 1 2 2.0 2 6 6.0 3 15 15.0 4 41 41.0 5 28 28.0 6 6 6.0 8 2 2.0 100 100.0 Bảng 2: Số người trong gia đình Số người trong gia đình Tổng Bảng 3: Nghề nghiệp người được phỏng vấn Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ phần trăm Công chức 1 1.0 Công nhân 2 2.0 Kinh doanh 2 2.0 Nghỉ hưu 2 2.0 Nông nghiệp 93 93.0 Tổng 100 100.0 126 Bảng 4: Thu nhập trung bình hộ gia đình Trung bình thu nhập hộ gia đình 131198.00 Độ lệch chuẩn 87125.923 Bảng 5: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình sau khi thực hiện dự án Thay đổi thu nhập Số lượng Tỷ lệ phần trăm Không thay đổi 20 20.0 Tăng khoảng 5% 42 42.0 Tăng khoảng 10% 20 20.0 Tăng khoảng 15% 11 11.0 Tăng khoảng 20% trở lên 6 6.0 Giảm khoảng 15% 1 1.0 100 100.0 Tổng Bảng 6: Mức độ hài lòng về sự thay đổi thu nhập sau khi thực hiện dự án Mức độ hài lòng về sự thay đổi Số lượng Tỷ lệ phần trăm Có 87 87.0 Không 13 13.0 Tổng 100 100.0 thu nhập 127 Bảng 7: Mức độ chi tiêu cho nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần trong tổng thu nhập sau khi thực hiện dự án Chi tiêu cho nâng cao sức khỏe, đời Số lượng sống tinh thần Tỷ lệ phần trăm Dưới 5% 34 34.0 10-20% 21 21.0 20-30% 12 12.0 30-40% 4 4.0 50% 12 12.0 Trên 50% 17 17.0 Tổng 100 100.0 Bảng 8: Mức độ thoải mái về tinh thần sau khi thực hiện dự án Thoải mái về tinh thần Số lượng Phần trăm Thoải mái 77 77.0 Rất thoải mái 23 23.0 100 100.0 Tổng Bảng 9: Mối quan hệ làng xóm sau khi thực hiện dự án Mối quan hệ với làng xóm Số lượng Tỷ lệ phần trăm 100 100.0 Tốt hơn 128 Bảng 10: Sự thay đổi môi trường sống sau khi thực hiện dự án Đánh giá môi trường Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % Đời sống vật chất 78 78.0 22 22.0 0 .0 Đời sống tinh thần 88 88.0 12 12.0 0 .0 Đời sống chính trị 58 58.0 42 42.0 0 .0 Đời sống văn hóa 93 93.0 7 7.0 0 .0 Hoạt động cộng 99 99.0 1 1.0 0 .0 94 94.0 6 6.0 0 .0 sống đồng Tình cảm cộng đồng Bảng 11: Số lượng thành viên nhóm nòng cốt trong tổng số người được phỏng vấn Thành viên nhóm nòng cốt Số lượng Phần trăm Có 21 21.0 Không 79 79.0 Tổng 100 100.0 129 Bảng 12: Thống kê các chủ đề tập huấn được tham gia Kết quả Tham gia lớp tập huấn Số lượng Phần trăm 19 14.2 Phương pháp và kỹ năng thúc đẩy 20 14.9 Thiết kế và quản lý dự án có sự tham gia 19 14.2 Quản lý cộng đồng 20 14.9 Quản lý tài chính 19 14.2 Giới và dự án phát triển 21 15.7 Kỹ năng điều hành cuộc họp và viết báo cáo 16 11.9 Tổng 134 100.0 Phương pháp tham gia và pháp lệnh dân chủ cơ sở Bảng 13: Các công việc có thể thực hiện sau khi được tập huấn Kết quả Công việc có thể làm trong tổ chức dự án Số lượng Phần trăm Biết cách lập kế hoạch hoạt động 17 12.9 Biết huy động sự tham gia của người dân 20 15.2 Biết cách lựa chọn vấn đề ưu tiên 17 12.9 Biết các thiết kế tiểu dự án theo khung logic 11 8.3 Biết huy động hỗ trợ bên ngoài 15 11.4 Biết quản lý tài chính Hiểu nhạy cảm giới và lồng ghép giới vào các công việc Biết cách công khai minh bạch các hoạt động 21 11 15.9 8.3 20 15.2 Tổng 132 100.0 130 Bảng 14: Thực trạng tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề xóm Tham gia sinh hoạt chuyên đề Số lượng Phần trăm Có 86 86.0 Không 14 14.0 Tổng 100 100.0 Bảng 15: Kiến thức thu nhận được sau khi tham gia sinh hoạt chuyên đề Kết quả Hiểu biết thêm kiến thức Số lượng Phần trăm Chính sách pháp luật 72 15.1 Kỹ thuật nông nghiệp mới 70 14.6 Chăm sóc sức khỏe 54 11.3 Phòng chống bạo lực gia đình 48 10.0 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính 59 12.3 Bảo vệ môi trường 59 12.3 Giới 56 11.7 Quản lý kinh tế hộ gia đình 59 12.3 Khác 1 0.2 Tổng 478 100.0 131 Bảng 16: Lý do tham gia các khóa tập huấn, sinh hoạt chuyên đề xóm Kết quả Lý do thích thú khi tham gia sinh hoạt chuyên đề Số lượng Phần trăm Được tìm hiểu kiến thức mới 80 24.1 Được lắng nghe 69 20.8 Được giải trí 46 13.9 Nội dung phù hợp 53 16.0 Được hỗ trợ kinh phí tập huấn 21 6.3 Được giao lưu với nhiều người 62 18.7 Khác 1 0.3 Tổng 332 100.0 Bảng 17: Mức độ vận dụng các kiến thức thu được sau tập huấn, sinh hoạt chuyên đề Vận dụng kiến thức thu được từ tập huấn Số lượng Phần trăm Vận dụng toàn bộ kiến thức 18 18.0 Vận dụng hầu hết kiến thức 19 19.0 Vận dụng một phần kiến thức 49 49.0 Tổng 86 86.0 Bỏ trống 14 14.0 Tổng 100 100.0 132 Bảng 18: Khó khăn khi tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên đề xóm Kết quả Khó khăn khi tham gia tập huấn chuyên đề Số lượng Phần trăm Kinh phí hỗ trợ thấp 31 31.6 Đi lại xa 2 2.0 Thời gian tập huấn kéo dài 11 11.2 Thiếu tài liệu 4 4.1 Không có vấn đề gì 48 49.0 Khác 2 2.0 Tổng 98 100.0 Bảng 19: Thực trạng tham gia các hoạt động tổ chức tại nhà văn hóa Kết quả Hoạt động tham gia ở nhà văn hóa Số lượng Phần trăm Họp các đề xuất chung của thôn xóm 98 32.2 Giao lưu văn hóa văn nghệ 60 19.7 Tiếp xúc cử tri 33 10.9 Họp ban ngành đoàn thể 23 7.6 Các hoạt động do dự án tổ chức 89 29.3 Khác 1 0.3 Tổng 304 100.0 133 Bảng 20: Tần suất tham gia họp thôn sau khi tham gia dự án Tần suất đi họp thôn Số lượng Phần trăm Nhiều hơn 92 92.0 Tương đương 8 8.0 100 100.0 Tổng Bảng 21: Tham gia các công việc trong quá trình xây dựng nhà văn hóa Kết quả Việc tham gia trong quá trình xây dựng NVH Số lượng Phần trăm Thiết kế 8 3.2 Thi công một phần 89 36.0 Giám sát xây dựng 67 27.1 Huy động về tài chính 61 24.7 Quản lý chung 22 8.9 Tổng 247 100.0 Bảng 22: Nguyên nhân tham gia các hoạt động cộng đồng Nguyên nhân tham gia hoạt động xây dựng Số lượng Phần trăm Làm theo chỉ đạo 20 20.0 Chủ động tham gia đóng góp 80 80.0 Tổng 100 100.0 134 Bảng 23: Lợi ích khi tham gia các hoạt động cộng đồng Kết quả Lợi ích khi tham gia hoạt động cộng đồng Số lượng Phần trăm Được trang bị kiến thức về các vấn đề xã hội 65 14.7 Được tiếp cận thông tin về chính sách và phát 72 16.3 Được đề xuất nguyện vọng và nhu cầu 50 11.3 Được đáp ứng các nhu cầu, giải đáp các thắc mắc 83 18.8 Được tham gia thực hiện 57 12.9 Tăng tính gắn kết cộng đồng 68 15.4 Tự tin hơn 46 10.4 Tổng 441 100.0 luật Bảng 24: Khó khăn khi tham gia các hoạt động cộng đồng Kết quả Khó khăn khi tham gia các hoạt động cộng đồng Số lượng Phần trăm Bận việc gia đình không thể tham gia 65 60.2 Nhà xa địa điểm tổ chức 1 0.9 Đường đi không thuận lợi 1 0.9 Kinh tế khó khăn 21 19.4 Khác 20 18.5 Tổng 108 100.0 135 Bảng 25: Đề xuất nâng cao sự tham gia các hoạt động cộng đồng Đề xuất để việc tham gia vào hoạt động cộng đồng hiệu quả hơn Số lượng Phần trăm Không có đề xuất 94 94.0 Hỗ trợ kiến thức Tổng 6 100 6.0 100.0 Bảng 26: Các hoạt động người dân tự quản khi thực hiện dự án Kết quả Các hoạt động người dân được tự quản Số lượng Phần trăm Lập kế hoạch Giám sát, đánh giá Xây dựng nhà văn hóa Sinh hoạt chuyên đề, tập huấn, đào tạo 52 78 85 57 14.2 21.3 23.2 15.5 Thực hiện tiểu dự án Khác Tổng 91 4 367 24.8 1.1 100.0 Bảng 27: Nguyên nhân tham gia các hoạt động tự quản Nguyên nhân tham gia các hoạt động kể trên Kết quả Số lượng Phần trăm Chủ động tham gia 63 33.7 Là người được hưởng lợi nên tham gia 81 43.3 Được thôn xom đề cử Làm theo sự phân công của thôn xóm 14 29 7.5 15.5 Tổng 187 100.0 136 Bảng 28: Các vấn đề được giải quyết khi người dân được tự quản Kết quả Khó khăn được giải quyết Số lượng Phần trăm Đường giao thông đi lại, cơ sở hạ tầng 99 33.3 Ô nhiễm môi trường 87 29.3 Y tế, các vấn đề liên quan đến sức khỏe 28 9.4 Giáo dục 7 2.4 Việc làm 9 3.0 Tăng cơ hội tiếp cận thông tin 67 22.6 Tổng 297 100.0 Bảng 29: Khó khăn khi thực hiện tự quản Kết quả Khó khăn khi thực hiện tự quản Số lượng Phần trăm Thiếu kiến thức chuyên môn 74 45.7 Thiếu kỹ năng quản lý 28 17.3 Phân bổ thời gian chưa hợp lý 3 1.9 Huy động sự tham gia 9 5.6 Tài chính 44 27.2 Khác 4 2.5 Tổng 162 100.0 137 Bảng 30: Các hoạt động dự án được thông báo với người dân Kết quả Đối với các hoạt động của dự án Số lượng Phần trăm Được thông báo 90 19.3 Được hỏi ý kiến 60 12.9 Được tham gia thực hiện 85 18.2 Được họp bàn và ra quyết định 81 17.4 Được giám sát quá trình thực hiện 68 14.6 Được minh bạch công khai các hoạt động 82 17.6 466 100.0 liên quan Tổng Bảng 31: Việc quản lý thu – chi trong quá trình xây dựng Kết quả Thu chi trong quá trình xây dựng Số lượng Phần trăm Họp thôn thông báo 99 39.9 Công khai bảng số ghi chép 54 21.8 Bảng chi tiết thu-chi dán tại nhà văn hóa 72 29.0 Thông báo trên loa phát thanh 23 9.3 Tổng 248 100.0 138 Bảng 32: Mức độ chính quyền giải đáp các vấn đề thắc mắc của người dân trong đối thoại Chính quyền giải đáp các vấn đề người dân đưa ra Số lượng Phần trăm Tất cả các vấn đề 39 39.0 Phần lớn các vấn đề 39 39.0 Một số vấn đề 21 21.0 Không vấn đề nào 1 1.0 100 100.0 Tổng Bảng 33: Mức độ chính quyền giải đáp các vấn đề sau đối thoại Chính quyền đáp ứng các vấn đề sau buổi đối thoại Số lượng Phần trăm Đáp ứng kịp thời 73 73.0 Đáp ứng chậm nhưng chấp nhận được 26 26.0 Không đáp ứng kịp thời 1 1.0 100 100.0 Tổng Bảng 34: Mức độ hài lòng với các thông tin chính quyền cung cấp Mức độ hài lòng với các thông tin chính quyền cung cấp Số lượng Phần trăm Hài lòng 92 92.0 Rất hài lòng 8 8.0 100 100.0 Tổng 139 Bảng 35: Tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền địa phương Đánh giá minh bạch và trách nhiệm của CQ Số lượng Phần trăm Có 94 94.0 Không biết 6 6.0 100 100.0 Tổng Bảng 36: Lợi ích khi thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở tại địa phương Kết quả Lợi ích cho người dân của việc thực hiện pháp lệnh dân chủ Số lượng Phần trăm Được đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp 70 20.8 Được tham gia tích cực chủ động vào các hoạt 70 20.8 Được giải đáp các vấn đề khó khăn thắc mắc 78 23.2 Người dân tự tin hơn khi tiếp xúc chính quyền 54 16.1 Tăng sự gần gũi gắn kết giữa người dân và 63 18.8 Khác 1 0.3 Tổng 336 100.0 động cộng đồng chính quyền 140 Bảng 37: Khó khăn khi thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở tại địa phương Kết quả Khó khăn khi thực hiện pháp lệnh dân chủ Số phiếu Phần trăm Thiếu kiến thức 54 48.6 Không nắm rõ quy trình thực hiện 35 31.5 Không gặp khó khăn gì 22 19.8 Tổng 111 100.0 Bảng 38: Sự phù hợp của mục tiêu dự án với nhu cầu người dân Sự phù hợp của mục tiêu dự án với nhu cầu người dân Số lượng Phần trăm 100 100.0 Có Bảng 39: Mức độ đạt được mục tiêu dự án Kết quả mô hình quản lý cộng đồng Số lượng Phần trăm Không đạt hiệu quả như mong đợi 2 2.0 Đạt hiệu quả như mong đợi 78 78.0 Đạt hiệu quả hơn mong đợi 20 20.0 Tổng 100 100.0 141 Bảng 40: Đánh giá về quy trình của mô hình Quản lý cộng đồng Kết quả Quy trình thực hiện quản lý cộng đồng Số lượng Phần trăm Quy trình ngắn gọn logic 36 18.7% Quy trình dễ vận dụng dễ thực hiện 62 32.1% Trình tự các bước trong quy trình hợp lý 43 22.3% Nội dung các bước rõ ràng không trùng lặp 35 18.1% Quy trình đảm bảo các nguyên tắc của mô hình 16 8.3% 1 .5% 193 100.0% Trình tự các bước hợp lý Tổng Bảng 41: Khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính của dự án Khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan tới dự án Nhiều giấy tờ Kết quả Số lượng Phần trăm 40 32.0% 2 1.6% Có phức tạp nhưng vấn hoàn thiện được 58 46.4% Không khó khăn gì 25 20.0% 125 100.0% Không được hướng dẫn chi tiết Tổng 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu Tiếng Việt 1. Báo cáo kinh tế - xã hội xã Phúc Thuận năm 2011, 2014 2. GS. TS Hoàng Chí Bảo (2008), Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới, Hội đồng lý luận Trung ương. 3. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại hai tình Thanh Hóa và Bình Phước), Luận án Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 4. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 5. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 6. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 7. Malcolm Payne (1997), ThS. Trần Văn Kham (dịch giả), Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. 8. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010), Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội học, NXB Phương Đông. 9. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh. 11. Phạm Văn Quyết, TS Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã theo Nghị định 29/1998/NĐ – CP ban hành ngày 11 tháng 5 năm 1998 13. PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, Bài giảng Phát triển cộng đồng 143 14. Trung tâm nghiên cứu tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng (2007), Phương pháp tiếp cận ABCD, TP.HCM 15. Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC), Sổ tay Quản lý cộng đồng – cuốn 1, 2, 3 16. Trung tâm nghiên cứu - tư vấn CTXH và PTCĐ – SDRC (2007), Phương pháp tiếp cận ABCD, BfdW tài trợ ấn phẩm – TPHCM 12/2007 17. Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC), Sổ tay Quản lý cộng đồng, lưu hành nội bộ. 18. UNDP, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam, Hà Nội 19. VAMESP II (2005), Cẩm nang theo dõi và đánh giá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 20. ThS Phạm Huỳnh Thanh Vân, ĐH An Giang, 2007, Kỹ năng phát triển cộng đồng (Tài liệu tập huấn phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực để pháttriển cộng đồng cho sinh viên thiệt thòi trường ĐH An Giang. 21. Etienne Beaudoux, Geneviève Crombrugghe, Francis Douxchamps, Marie-Christine Gueneau, Mark Niewkerk (1992), Đỗ Bá Khoa, Dương Nguyên Tường (dịch giả), Hành trình của một dự án phát triển: từ khảo sát đến đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Yumi Sera, Susan Beaudry (2007), Giám sát và đánh giá, Bộ phận phát triển xã hội – Ngân hàng thế giới (WB).  Tài liệu Tiếng nước ngoài 23. Bartle, Phil, 2005, Giới Thiệu về Xã Hội Học Cộng Đồng. Camosun College, Victoria, 24. Schwartz W. (1974), The Social Worker in the Group, in: Klenk, R.W./ Ryan, ..... in Social Work Practice. A Sourcebook, Pacific Grove et al. 1998. Lee, Judith ... 144 25. Solomon, Black Empowerment (1976): Social Work in Oppressed Communities, New York 26. Sophie Laws, Caroline Harper, Rachel Marcus (2003), Research for development, SAGE puplication, London. 27. Regina Schevvens, Donovan Storey (Editors) (2003), Development fieldwork, SAGE puplication, London. 28. Paul Bullen (2007), Community development models and language (http://www.mapl.com.au/ideas ) 29. Jim Cavaye, Understanding Community Development  Báo, tạp chí, website 30. Trang thông tin điện tử huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (http://phoyen.gov.org ) 31. Cổng thông tin điện tử huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (www.phoyen.gov.vn) 32. Cổng thông tin điện tử Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 33. Một số vấn đề nông thôn Việt Nam hiện nay (10/04/2008), Website Liên minh hợp tác xã Việt Nam (http://www.vca.org.vn). 34. Ủy ban thường vụ Quốc hội 11 (2007), Pháp lệnh 34/2007/PLUBTVQH11 về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. 35. Unicef, Quyền được tham gia của trẻ em, Website trung tâm thông tin và giáo dục (http://hcm.edu.vn). 36. Website CMM news do Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) quản lý (http://www.cmm.com.vn). 37. Website tổng hợp tài liệu (http://cec.vcn.bc.ca). 145 hướng dẫn về sự tham gia [...]... cứu: Đánh giá hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn 02 xóm: xóm Tân Ấp 2 và xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) 2 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Từ những năm 1950, PTCĐ được mô tả trước hết cho quá trình làm việc với những cộng đồng nhỏ... vấn đề cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại 5 xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Từ đó chỉ ra được những bài học kinh nghiệm khi thực hiện QLCĐ Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả mô hình QLCĐ thực hiện tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Làm rõ hiệu quả của mô hình Quản lý cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng và đóng góp của nó vào quá trình phát triển. .. hoạt động phát triển cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo mô hình QLCĐ 6 6 Câu hỏi nghiên cứu (1 ) Thực trạng thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như thế nào? (2 ) Hiệu quả việc thực hiện mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận như thế nào? (3 ) Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ là... tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên" Dự án này được tổ chức Bánh mỳ cho Thế Giới (BfdW) và Misereor (thuộc Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ, Trung tâm DWC trực tiếp quản lý và thực hiện tại hai xã: Phúc Thuận và Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014 Việc tìm hiểu hiệu quả mô hình QLCĐ của Trung tâm DWC góp phần giới thiệu một mô hình mới trong lĩnh vực Phát. .. - xã hội tại địa phương Phân tích một số thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình QLCĐ 5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Mô hình QLCĐ do Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) thực hiện tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Khách thể nghiên cứu Người dân tham gia tiến trình phát triển cộng đồng Bao gồm: người dân (trong... tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên do Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em thực hiện Phiếu hỏi có 45 câu hỏi bao gồm các câu hỏi mở và câu hỏi đóng với 3 phần chính: Thông tin về hộ gia đình; Đánh giá thay đổi chung về chất lượng cuộc sống của người dân; Đánh giá hiệu quả của mô hình Quản lý cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu Số lượng phiếu hỏi là 100 phiếu (tương... Phụ nữ và Trẻ em (DWC) nhằm đánh giá hiệu quả của nó trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng dưới góc nhìn của ngành công tác xã hội, bên cạnh đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi thực hiện mô hình trên thực tế 3 Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu 3.1 Ý nghĩa khoa học Thông qua mô tả mô hình và đánh giá hiệu quả của QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nghiên... đó là Dịch vụ xã hội, Biện hộ, Phát triển cộng đồng và Tổ chức cộng đồng (Joan M and Paul G, 2007) 1.1.3 Quản lý cộng đồng Quản lý là tiến trình tổ chức và sử dụng nguồn lực nhằm đạt một mục tiêu [4] Theo đó quản lý cộng đồng là một tiến trình tổ chức và sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu nhất định tại cộng đồng Trong đề tài nghiên cứu, quản lý cộng đồng được hiểu là quá trình quản lý mà ở đó người... “Thúc đẩy mô hình Quản lý cộng đồng tại Việt Nam” 3 Liên quan đến mô hình QLCĐ, đã có nghiên cứu của sinh viên Vương Thị Loan – khóa K53 Công tác xã hội – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội nghiên cứu đề tài: Đánh giá sự tham gia của người dân vào hoạt động phát triển kinh tế – xã hội địa phương thông qua thực hiện mô hình Quản lý cộng đồng của trung tâm Hữu nghị cộng đồng Nam... tham gia của người dân, trong đó có nhóm người nghèo/thiệt thòi, phụ nữ vào quá trình phát triển bền vững các vùng nông thôn Việt Nam bằng mô hình Quản lý cộng đồng (QLCĐ) Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả muốn tìm hiểu hiệu quả của mô hình QLCĐ tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thông qua việc thực hiện dự án: "Thúc đẩy Sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển ... đồng Trung tâm Hỗ trợ phát triển Phụ nữ Trẻ em (DWC) xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Nghiên cứu thực địa bàn 02 xóm: xóm Tân Ấp xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái. .. Mô hình Quản lý cộng đồng Thế giới Việt Nam…………….40 1.6.1.1 Mô hình Quản lý cộng đồng Thế giới…………………………40 1.6.1.2 Mô hình Quản lý cộng đồng Việt Nam……………………… 41 1.6.2 Mô tả mô hình Quản lý cộng. .. thực mô hình Quản lý cộng đồng xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 62 2.1 Đánh giá chung mục tiêu, cách thức vận hành mô hình QLCĐ xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên 62 2.2 Đánh

Ngày đăng: 09/10/2015, 19:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan