0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nhóm các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG HÀ GIANG (Trang 65 -65 )

4.5.2.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi

Ưu tiên tập trung phát triển cá ở các xã, thôn có nhiều ao như: Quang Minh, Việt Vinh, Hùng An … và một số vùng có điều kiện về đất ao, lao động phát triển nghề nuôi cá. Các thôn nên quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi cá ở địa phương mình, kiên quyết không cấp phép cho cá hộ gia đình chăn nuôi cá với số lượng lớn không đủ điều kiện đồng thời phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng hóa mô hình chăn nuôi sản xuất theo hướng trang trại, trang trại gắn với thâm canh, đảm bảo phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình, xã hội và phát triển bền vững.

Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi cá ở các hộ gia đình giàu kinh nghiệm, đảm bảo đủ điều kiện chăn nuôi, tăng số lượng đàn hợp lý theo vùng, theo mùa, tăng tỷ trọng phát triển ngành chăn nuôi.

4.5.2.2. Chế độ hỗ trợ

- Ưu tiên các hộ chăn nuôi cá giống vay vốn tạo việc làm với lãi suất ưu tiên để phát triển chăn nuôi , vốn thực hiện dự án xây dựng thương hiệu cá rô phi Bắc Quang của cơ quan khoa học khi triển khai dự án.

- Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường xuyên bám sát cơ sở, có cơ chế hỗ trợ cho vay vốn hợp lý đối với các hộ chăn nuôi thủy sản số lượng lớn, xem xét ra hạn thời gian cho vay đối với các hộ chăn nuôi bị rủi ro do sự cố chết hàng loạt thời gian qua.

- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhóm hộ thành lập các tổ HTX chăn nuôi, các cơ sở tiêu thụ, chế biếnthủy sản, xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

4.5.2.3. Về quảng bá, xây dựng thương hiệu tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững

- Tăng cường quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Liên kết với các tổ chức, cơ quan khoa học xây dựng chỉ dẫn địa lý hoặc thương hiệu cá rô phi Bắc Quang.

4.5.2.4. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước

- Các cơ quan chức năng như Trạm thú y, Đội quản lý thị trường, Công an huyện cần làm tốt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng, thuốc thú y giả kém chất lượng, lưu hành hoocmon tăng trưởng. Tăng cường kiểm tra, xử lý các sai phạm trong việc vận chuyển cá nhập lậu và cá bị bệnh ra ngoài địa bàn.

- Chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, sử dụng hoocmon tăng trưởng, vứt xác vật nuôi chết ra môi trường sông suối, hồ đập …

- UBND huyện lập đường dây nóng để tổ chức, người chăn nuôi trực tiếp thông báo đến cơ quan có chức năng về thái độ bàng quang của các cán bộ cấp dưới và đội ngũ cán bộ thú y cơ sở không coi trọng việc lo giúp dân phát triển chăn nuôi, có hành vi gây khó khăn, tiêu cực, nhũng nhiễu …

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất của mô hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn huyện Bắc Quang - Hà Giang tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

Về điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi như không khí trong lành, nguồn nước dồi dào chảy ra từ các khe núi là một trong những yếu tố giúp năng suất cá luôn đạt mức cao. Dân số, lao động và tình hình kinh tế - xã hội cũng được coi là phù hợp, người dân ở đây cần cù, chịu khó lại có kinh nghiệm nuôi cá trong nhiều năm vì vậy Bắc Quang là nơi có điều kiện phù hợp để quy hoạch thành vùng sản xuất chăn nuôi cá rô phi.

Khi thực hiện mô hình chăn nuôi cá rô phi thì mang lại hiệu quả cả về các mặt như kinh tế, xã hội và môi trường. Với mỗi lứa cá tính ra thu nhập trừ tất cả các chi phí thì mang lại lãi khoảng 10 - 15 triệu đồng/1sào ao. Giá cả bán ra ngày một ổn định và tăng lên, tạo đà phát triển cho chăn nuôi theo hướng bền vững lâu dài. Trung bình thì giá của mỗi kg thường bán được từ 50.000đ - 60.000đ bán tại ao. Hầu hết các hộ chăn nuôi cá rô phi đều tận du ̣ng các chất thải từ chăn nuôi để làm nguồn thức ăn cho cá , so vớ i các nghành khác thì nghành chăn nuôi cá khác với các nghành khác và đặc biệt quá trình chăn nuôi chăm sóc cá tuyê ̣t đối không sử du ̣ng chất gây ô nhiễm môi trường . Từ khi triển khai và thực hiện mô hình này đã tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân đặc biệt là khi nông nhàn.

Kết quả đem lại từ mô hình chăn nuôi cá rô phi này là khá cao nên được người dân tiếp tục chăn nuôi và nhân rộng khi không có sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước.

Khi tham gia thực hiện mô hình thì các hộ nông dân cũng gặp không ít những thuận lợi và khó khăn. Những thuận lợi có được khi tham gia mô hình

như: Điều kiện tự nhiên phù hợp với nghề chăn nuôi cá, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ các cán bộ tại trạm khuyến nông của huyện, các hộ thực hiện mô hình hầu hết đều có kinh nghiệm nuôi cá khá lâu năm nên khi tham gia mô hình thực hiện các khâu trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh những thuận lợi đó thì khi mô hình được triển khai còn gặp một số khó khăn như: Việc tiêu thụ sản phẩm phần đa là phụ thuộc vào thương lái nên thường bị ép giá, cá rất dễ bị miễn dịch bệnh trong các trường hợp có dịch xảy ra, do quy mô và diện tích rộng nên rất khó trong công tác quản lý.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình: Có hai nhóm giải pháp là nhóm giải pháp về kỹ thuật và nhóm giải pháp về quản lý. Trước hết nhóm giải pháp về kỹ thuật cần thực hiện tốt công tác về giống, thức ăn, thú y và khuyến nông. Nhóm giải pháp về quản lý phải quy hoạch phát triển chăn nuôi, có các hỗ trợ hợp lý đến các hộ tham gia mô hình, quảng bá xây dựng thương hiệu nhằm tạo ra thị trường tiêu thụ và phải tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước.

Như vậy, thông qua mô hình đã làm thay đổi phần nào nhận thức của người dân từ nuôi theo tập quán cũ sang tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới, tốn ít chi phí và nhân công, hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông các cấp, qua việc hướng dẫn nhân dân thực hiện mô hình. Giúp các hộ gia đình trên địa bàn có nhận thức rõ hơn, ý thức hơn trong việc đầu tư thâm canh vật nuôi phù hợp để phát huy lợi thế trong sản xuất.Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần nâng caothu nhập cho người dân.

5.2. Đề nghị

Qua số liệu thu thập, kết quả của đề tài tôi thấy có nhiều khó khăn mà người dân gặp phải, đây cũng là những điểm yếu hay những điểm đáng chú ý

mà tôi có kiến nghị đưa ra đồng thời cũng là nguyện vọng của người dân chăn nuôi cần được sự quan tâm giúp đỡ.

- Tìm thị trường ổn định cho người dân, đặc biệt chú ý tới các thị trường tiềm năng.

- Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tăng năng suất cho người dân như kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc…

- Xây dựng các mô hình sản xuất điển hình, các điểm sản xuất trình diễn để các hộ dân học tập kinh nghiệm.

- Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội cần tạo điều kiện giúp đỡ về vốn cho người dẫn sản xuất với các hình thức cho vay lãi suất thấp.

- Ngoài chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh thì xã cần có chính sách "kích cầu" để nông dân mở rộng quy mô chăn nuôi.

- Đối với trung tâm giống cần được hỗ trợ để nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua thêm trang thiết bị phụ vụ sản xuất giống có chất lượng tốt.

- Đối với các hộ tham gia kinh doanh thuốc thú y và thức ăn cần đảm bảo chất lượng, không kinh doanh những mặt hàng kém chất lượng.

- Chính quyền địa phương và các tổ chức cần tạo điều kiện để mở rộng phát triển các hệ thống thu mua, các cơ sở chế biến, … bằng chính sách ưu đãi hoặc việc khuyến khích mở rộng các đại lý thu mua ngay trên địa bàn chăn nuôi. Thông qua các đại lý này sẽ góp phần ổn định thị trường và giúp người nông dân không tốn công đi tìm thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT

1. Chi cục thống kê huyện Bắc Quang - Hà Giang (2013), Niên giám thống kê huyện Bắc Quang năm 2013.

2. Dương Văn Sơn (2000), Bài giảng kế hoạch giám sát - đánh giá.

3. Dương Văn Sơn (2009), Bài giảng xã hội học nông thôn.

4. Dương Văn Sơn (2010), Khuyến nông định hướng thị trường.

5. UBND huyện Bắc Quang - Hà Giang (2014),Báo cáo tổng kết nông lâm nghiệp huyện Bắc Quang năm 2014.

6. UBND huyện Bắc Quang - Hà Giang (2014),Báo cáo tổng kết mô hình nuôi cá rô phi tại huyện Bắc Quang năm 2014.

7. UBND huyện Bắc Quang - Hà Giang (2014),Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mô hình phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2014 của huyện Bắc Quang.

III. INTERNET SOURSE

8. Http://www.khuyennongvn.gov.vn Trung tâm khuyến nông quốc gia 9. Http://www.faostat.fao.org/.

10. Http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-56-2005-ND-CP- ve-khuyen-nong-khuyen-ngu-vb53341t11.aspxNghị định số 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư.

11. Http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-02-2010-ND-CP- khuyen-nong-vb100057t11.aspx.Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông. 12. Http://tailieu.vn

PHIẾU ĐIỀU TRA

CÁC HỘ THAM GIA MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ PHI

Thuộc đề tài: “ Đánh giá hiệu quả mô hình chănnuôi cá rô phi trên đi ̣a bàn huyê ̣n Bắc Quang - Hà Giang”

Phiếu số…………...

Ngày điều tra:...

I. Thông tin chung về chủ hộ 1. Họ và tên: ………...

2. Giới tính: ………...

3. Tuổi:………...

4. Dân tộc:...

5. Địa chỉ: Thôn………...

6. Tổng số nhân khẩu : .………...( người ) 7. Tổng lao động chính :………. ...( người ) 8. Trình độ học vấn:……….

II. Thông tin chi tiết 1.Các nghành nghề chính của gia đình A. Trồng trọt  B. Trồng trọt và chăn nuôi  C. Buôn bán  D. Khác………. 

2.Diện tích ao của gia đình:

- Diện tích ao nuôi cá:... (sào) - Diện tích ao nuôi thủ y cầm:... (sào) -Diện tích ao chưa sử du ̣ng:... (sào)

3.Diện tích và năng suất cá c loa ̣i cá hàng năm của gia đình: Loại cá nuôi Diện tích

(sào) Năng suất (kg/sào) Cá trắm Cá trôi Cá mè

4.Chi phí đầu tƣ vào nuôi thủ y sản của gia đình:

Loại đầu tƣ Cá trắm Cá trôi Cá mè Tôm

Đầu tư Vật tư

1. Giống 2. Thứ c ăn 3. Thuốc 4. Lướ i 7. Vôi bột 10. Nilon che phủ

Đầu tư Công lao động

1. Công làm đất ao

2. Công thu mua cá giống 3. Công chăm sóc

5.Tình hình tiêu thụ thủ y sản của gia đình: Sản phẩm Cá trắm Cá trôi Cá mè Lượng (kg) Giá (1000đ) Lượng (kg) Giá 1000đ Lượng (kg) Giá (1000đ) Tổng sản phẩm Lượng bán - Cho Nhà nước - Cho tư thương - Tại các chợ Gia đình sử dụng - Làm thực phẩm - Làm giống - Mục đích khác

6.Diện tích gia đình tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô phi là bao nhiêu?

Diện tích...(sào)

7.Thực hiện mô hình gia đình đƣợc hỗ trợ gì và mức độ hỗ trợ của Nhà nƣớc cho gia đình là bao nhiêu?

Hỗ trợ Nhà nƣớc(%) Tự túc(%)

Vốn Giống

Vôi, thuốc thú ý

Tập huấn kỹ thuật(lần) Vật tư khác

8.Ý kiến của gia đình về mức độ hỗ trợ của Nhà nƣớc cho mô hình :

Loại đầu tƣ Quá lớn Lớn Vừa phải Ít

Giống Thức ăn

Công lao động Vật tư khác

9.Giá của sản cá rô phi bán ra thị thị trƣờng là bao nhiêu?

...

10. Khi gia đình làm mô hình, các khâu thực hiện do ai làm? Thực hiện Tập huấn kỹ thuật Chuẩn bị giống Làm đất ao Chăm sóc Thu hoạch Nam Nữ

11. Ý kiến của gia đình về tác động của các yếu tố đến quá trình thực hiện mô hình:

Ý kiến gia đình Rất

thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Ít thuận lợi Không thuận lợi

1. Điều kiện đất đai 2. Lao động dồi dào 3. Nhiều kinh nghiệm SX 4. Vị trí thực hiện mô hình 5.Giống năng suất cao, ổn định

12. Ý kiến của gia đình về những khó khăn tác động đến hiệu quả của mô hình trong quá trình thực hiện:

Khó khăn Ảnh hưởng lớn Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1. Sản phẩm khó tiêu thụ

2. Thiếu thông tin thị trường 3. Thiếu vốn SX

4. Thiếu nước SX

5. Thời tiết khắc nghiệt, bệnh tâ ̣t... 6. Giá thủ y không ổn định

7. Thiếu kinh nghiệm SX

13. Điều kiện đất đai - kinh tế - lao động của gia đình có phù hợp với mô hình không?

A. Có 

B. Một phần 

C. Không phù hợp 

14. Theo gia đình kết quả mô hình đem lại sau khi thực hiện là?

A. Cho năng suất cao, ổn định và có thể nhân rộng 

B. Cho năng suất cao nhưng chưa ổn định cần thực hiện thêm 

C. Cho năng suất thấp, chi phí đầu tư lớn, không có hiệu quả kinh tế, 

D. Ý kiến khác...

15. Tác động của mô hình này đến gia đình nhƣ thế nào?

A. Tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, có thể làm giàu từ mô hình 

B. Không có thay đổi gì cho gia đình 

C. Tốn lao động, công sức, làm kinh tế gia đình nghèo đi 

16. Ảnh hƣởng của mô hình đến nhận thức của gia đình?

A. Thay đổi nhận thức, tạo hướng phát triển kinh tế mới, nâng cao trình độ 

B. Không thay đổi gì 

C. Ý kiến khác...

17. Theo gia đình mô hình nuôi cá rô phi tác động nhƣ thế nào đến môi trƣờng?

A. Cải tạo đất ao, có lợi cho môi trường 

B. Không ảnh hưởng gì đến môi trường 

C. Tác động xấu, gây ô nhiễm môi trường. 

D. Ý kiến khác...

18. Quá trình thực hiện mô hình gia đình tham gia nhƣ thế nào? Nội dung Tham gia mô hình Chƣa đủ điều kiện

tham gia mô hình

Không tham gia mô hình Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lý do:... ...

19. Khi tham gia mô hình gia đình có đƣơ ̣c tâ ̣p huấn về kỹ thuâ ̣t nuôi cá rô phi?

 Có

 Không

20. Ý kiến gia đình về mức độ quan tâm của những hộ gia đình khác( không trực tiếp tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô phi) đối với mô hình nuôi cá rô phi tại huyện:

A. Tham quan học tập và đã làm theo 

C. Quan tâm đến việc thực hiện nhưng chưa làm theo 

D. Không quan tâm đến mô hình 

21. Ý kiếngóp ý của gia đình mô hình nuôi cá rô phi có hiêu quả tốt nhất và cho khả năng nhân rộng cao?

1... 2... 3...

Người cung cấp thông tin

PHIẾU ĐIỀU TRA

CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG – HÀ GIANG

Thuộc đề tài:“Đánh giá hiệu quả mô hình chănnuôi cá rô phi trên đi ̣a bàn huyê ̣n Bắc Quang - Hà Giang”

Họ và tên cán bộ tham gia mô hình...

Dân tộc...Giới tính... Tuổi...

Cơ quan công tác...

Chuyên nghành...

1. Đánh giá của anh/chị về mức độ đầu tƣ vào mô hình nuôi cá rô phi của ngƣời dân: Loại đầu tƣ Rất lớn Lớn Vừa phải Ít Rất ít

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG HÀ GIANG (Trang 65 -65 )

×