Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp theo từng nội dung nhằm thuận lợi cho việc lập biểu đồ thể hiện các số liệu đó.
- Xử lý các thông tin định tính: các số liệu thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo cáo, quan sát và phỏng vấn.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bắc Quang
Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km.
Bắc Quang là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang,Việt Nam.Phía Đông Bắc Quang giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), phía Nam giáp huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), phía Tây giáp với huyện Quang Bình; phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên.Bắc Quang có 23 đơn vị hành chính gồm thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy và 21 xã: Tân Lập, Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Kim Ngọc, Thượng Bình, Bằng Hành, Hữu Sản, Liên Hiệp, Vô Điếm, Quang Minh, Việt Hồng, Hùng An, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đông Thành và Đức Xuân.
Bắc Quang là nơi sinh sống của 19 dân tộc chung sống, trong đó, người Tày chiếm 50%, người Kinh 25%, còn lại là các dân tộc Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Thái, Mường…
Hình 4.1. Bản đồ huyện Bắc Quang Địa hình, địa mạo:
Huyện Bắc Quang có địa hình địa mạo tương đối phức tạp so với địa hình của tỉnh Hà Giang nói chung có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau.
- Địa hình núi cao trung bình: Tập chung nhiều ở xã Tân lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 m đến 1.500 m có độ dốc trên 250, chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica.
- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 700 m, phân bố ở tất cả các xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các lợi cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sông lô, sông con và suối sảo.Địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa mầu.
Khí hậu, thời tiết:
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 22,5 đến 230
C. Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho nhiều cây trồng và vật nuôi phát triển tốt. Lượng mưa trung bình khoảng 4.665 - 5.000 mm/năm, Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Huyện Bắc Quang là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển nông - lâm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế và giữ được sự tăng trưởng khá ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hàng hóa cây trồng và vật nuôi. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển tổng hợp giữa trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.
* Trồng trọt: Cây trồng chính trong ngành nông nghiệp của huyện vẫn là cây lúa nước. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh trong những năm gần đây do làm tốt công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất cao vào sử dụng đã đạt năng suất cao.
Bảng 4.1. Thống kê số liệu về nông nghiệp Cây Diện tích
(ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng sản lƣợng (tấn) Lúa 8.296,4 56,9 47.216,3 Ngô 2.930,6 36,4 256,0 Lạc 2.406,5 19,0 7.019,4 Đậu tương 271,7 13,7 374,2 Cây mía 119,4 - 2.808,1 Chè (tươi) 4.865,9 49,1 23.868,0 Cam, quýt 1.684,7 43,3 7.297,3 Sắn 1.002,8 100,0 10.028,0 Rau các loại 1.362,1 85,9 11.696,6
(Nguồn: UBND huyện Bắc Quang,năm 2014)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được diện tích trồng cây lương thực của huyện là lớn và năng suất đạt được ở mức khá cao. Nhờ vậy mà đã tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho vật nuôi trong đó có cá rô phi. Có nguồn thức ăn mà nông hộ tự sản xuất giúp tăng thêm lợi nhuận khi chăn nuôi cá rô phi.
* Chăn nuôi:
Bảng 4.2. Số lƣợng các vâ ̣t nuôi của huyện trong giai đoạn 2012 - 2014
(Đơn vị tính: con) Vâ ̣t nuôi 2012 2013 2014 Trâu 894 1.902 2.657 Bò 110 179 135 Lợn 62.737 70.894 74.356 Gà 431.326 358.518 897.940
Chăn nuôi phát triển khá mạnh, tiến độ áp dụng khoa học kỹ thuật được phổ biến khá rộng rãi, làm tăng giá trị sản xuất.Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp. Cụ thể, sự phát triển nhanh chóng của đàn gà và lợn tính đến năm 2014 tổng đàn gà hiện có khoảng 897.940 con, đàn lợn 74.356 con. Về đàn gia súc ngày càng có chiều hướng tăng mạnh. Nguyên nhân tăng là do có nguồn thức ăn dồi dàovà hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.
Về chăn nuôi cá: Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 784,9 ha, việc đầu tư thâm canh trong năm còn hạn chế nên năng suất bình quân đạt 1,1 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 862,4 tấn. Nhưng trong vài năm trở lại đây diện tích và sản lượng trong nuôi trồng thủy sản tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước.
* Ngành lâm nghiệp:
- Công tác trồng rừng: Trong năm toàn huyện đã trồng được 3.320,2 ha đạt 301,8% kế hoạch.
- Trồng rừng thay thế: Từ đầu năm đến nay chưa có công ty nào thực hiện trồng rừng thay thế, bên cạnh đó các công ty cũng chưa phối hợp cùng huyện để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc trồng rừng thay thế.
- Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng:
+ Chăm sóc rừng trồng: Tiến hành chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật diện tích 3.829,8 ha, đạt 100% kế hoạch. Đối với diện tích chăm sóc 50 ha rừng phòng hộ năm 4 thuộc Dự án Bảo vệ và phát triển rừng, căn cứ vào kết quả rà soát 3 loại rừng, số diện tích trên thuộc rừng sản xuất. Vì vậy, Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện đã tiến hành bàn giao cho các hộ quản lý, bảo vệ theo đúng quy định.
+ Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: Trong năm các xã, thị trấn thực hiện tốt khoanh nuôi phục hồi 2.000 ha rừng. Thực hiện bảo vệ 15.065,1 ha, trong đó có 4.008,1 ha rừng là chỉ tiêu bảo vệ rừng thuộc chương trình dự án.
- Công tác phòng chống cháy rừng: Do làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, mặt khác ý thức bảo vệ rừng của người dân ngày một nâng cao nên tính đến tháng 12/2014 trên địa bàn huyện Bắc Quang chưa xảy ra vụ cháy rừng nào.
- Dịch vụ môi trường rừng: Ban Quản lý dự án huyện đã phối hợp với hạt kiểm lâm nghiệm thu diện tích thuộc lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng là 4.877,5 ha đạt 100% diện tích cung ứng dịch vụ môi trường [4].
4.1.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển, có tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2014 các ngành tiểu thủ công nghiệp ở địa phương như mộc xẻ, sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động có hiệu quả.
Thƣơng mại và dịch vụ
Năm 2014, tuy giá cả có biến động nhưng hoạt động thương mại vẫn có bước phát triển, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế, phương thức kinh doanh đa dạng và phong phú.Mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng.Số hộ tham gia làm dịch vụ ngày càng tăng, hiện nay số cơ sở tham gia làm thương mại và dịch vụ là 1.913 cơ sở.Dịch vụ vận tải được mở rộng. Tổng mua bán lẻ hàng hóa và doanh thu trên địa bàn 2014 ước đạt 474.173 triệu đồng. [7]
4.1.2.3. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn và số liệu thống kê về lao động và việc làm của huyện Bắc Quang
Thực trạng phát triển khu dân cư, dân số, lao động và việc làm
Toàn huyện có diện tích là 109.873,69 ha, dân số là 108.496 người, nữ là 53.583 người phần lớn số dân tập trung ở nông thôn. Ngoài ra còn ít số hộ tham gia buôn bán nhỏ và làm dịch vụ.
Về lao động việc làm: Phân theo ngành kinh tến năm 2014 số lao động ở ngành nông nghiệp là 45.883 người chiếm 95.9%, nghành lâm nghiệp có 924 người chiếm 1,9%, ngành thủy sản có 201 người chiếm 2,2% [5].
Về mặt đời sống của nhân dân địa phương tuy có phần đầy đủ hơn song đa số các hộ đều có dư nợ ngân hàng.Trong những năm gần đây đời sống nhân dân được cải thiện nhiều hơn vì đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất, chăn nuôi cũng phát triển mạnh. Kết quả đó đã mang lại cho bà con nhân dân có cuộc sống đầy đủ hơn, nhiều nhà đã mua được ti vi, tủ lạnh… phục vụ nhu cầu cuộc sống tốt hơn.
Các số liệu thống kê về dân số, lao động và đất đai trong cơ cấu kinh tế của huyện Bắc Quang.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên các số liệu thu được chỉ được đánh giá qua bảng biểu, đưới đây là những bảng biểu thể hiện các thông số về mặt nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa bàn huyện Bắc Quang.
Bảng 4.3. Số liệu dân số và giới tính
(Đơn vị tính: người)
Năm Tổng số Nam Nữ
2012 105.906 53.254 52.652
2013 107.130 54.867 52.263
2014 108.496 54.913 53.583
Nguồn: UBND huyện Bắc Quang năm 2014
Qua bảng số liệu ta thấy dân số của huyện ngày một tăng lên. Tạo ra nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế, đặc biệt để giải quyết việc làm thì chăn nuôi cá là một nghề phù hợp để tăng thu nhập cho người nông dân.
Bảng 4.4. Số liệu lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể nông lâm nghiệp và thủy sản phân theo nghành kinh tế
(Đơn vị tính: người)
Nghành kinh tế Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nông nghiệp 45.563 45.811 45.883
Lâm nghiệp 904 915 924
Thủy sản 155 172 201
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được phần đa người dân ở huyện tập trung vào nghành nông nghiệp.Mà nghành nông ghiệp lại mang tính chất mùa màng, để giải quyết công việc cho người nông dân khi nông nhàn là một bài toán khó. Vì vậy mà UBND huyện đã triển khai các dự án, mô hình để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân khi nông nhàn. Trong đó có mô hình chăn nuôi cá rô phi được người dân hưởng ứng triển khai và ngày càng lan rộng. Nhờ vậy, mà số người tham gia vào nuôi trồng thủy sản tăng theo hàng năm.
Bảng 4.5. Số liệu đất đai và mục đích sử dụng
(Đơn vị tính: ha)
STT Loại đất
Diện tích
(ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 109.873,69 100 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 97.665,75 88,98
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.318,5 14,85
1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 76.906,21 70,0
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 784,19 0,71
1.4 Đất nông nghiệp khác 3.656,85 3,33
2 Đất phi nông nghiệp 4.643,99 4,23
2.1 Đất ở 1.078,26 0,98
2.2 Đất chuyên dùng 1.564,73 1,42
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,29 0,01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81,18 0.07
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.919,53 1,75
3 Đất chƣa sử dụng 7.563,95 6,88
Huyện Bắc Quang đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã đến năm 2020 và sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015, quy hoạch của huyện đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyện, đổi với việc sử dụng đất cấp xã, huyện Bắc Quang cũng đã phê duyệt quy hoạch được 20/23 xã. Các chỉ tiêu sử dụng đất như: sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng luôn được thực hiện theo đúng kế hoạch. Quy trình chuyển mục đích sử dụng, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được thực hiện đúng pháp luật. Việc thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất của huyện Bắc Quang đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn đất được chuyển đổi phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, cơ cấu sử dụng đất chuyển đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế.
Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyện dùng của huyện ở nhiều nơi chưa được sử dụng và sử dụng chưa mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường. Vì thế đây là cơ hội để người dân cải tạo và sử dụng với mục đích nuôi cá để gia tăng thu nhập cho nông hộ. Đất chưa sử dụng ở huyện là 7.563,95 chiếm 6,88% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong danh mục đất chưa sử dụng gồm cả ruộng và đầm lầy đây là phần đất có thể tận dụng để nuôi trồng thủy sản.
Bảng 4.6. Bảng tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bắc Quang
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng số hộ nghèo toàn huyện (hộ) 2.089 1.612 1.696
Tỷ lệ (%) 8,4 6,4 6,65
Nguồn: UBND huyện Bắc Quang năm 2014
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện qua các năm đã giảm nhưng giảm chưa nhiều. Vấn đề đặt ra là phải tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo và cận nghèo trong huyện. Trong vài năm trở lại đây thì khi triển khai các mô hình
và dự án thì đã có sự tiếp cận nhiều hơn của các hộ nghèo và cận nghèo. Đặc biệt là khi tham gia các mô hình và dự án thì những hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ nhiều hơn về vốn với lãi suất thấp.
Về công tác đảm bảotrật tự an toàn xã hội
Dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy - UBND huyện, sự chỉ đạo sát sao của công an tỉnh Hà Giang, năm 2014 ban công an huyện không ngừng củng cố và kiện toàn lực lượng, thường xuyên nắm bắt tình hình trên các lĩnh vực, mục tiêu, địa bàn trọng điểm, quan tâm chú trọng đến công tác dân tộc, tôn giáo và các vấn đề liên qua đến an ninh quốc gia, trật tự toàn xã hội. Phối kết hợp các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật , tích cực truy quét tội phạm , bài trừ các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, ma túy, mại dâm…Đặc biệt là thực hiện tốt nghị quyết 32/CP của chính phủ về giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ . Nhìn chung về an ninh trật tự và an toàn xã hội toàn huyện được giữ vững, đảm bảo cho mọi hoạt động của xã diễn ra bình thường.
4.1.3. Nhận xét về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - văn hóa tới việc phát triển mô hình chăn nuôi cá rô phi
Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi như không khí trong lành, nguồn nước thuận lợi, dồi dào chảy ra từ các khe núi là một trong những yếu tố giúp năng suất cá luôn đạt mức cao. Bên cạnh đó người dân tại địa phương đã có kinh nghiệm nuôi cá khá lâu năm nên khi thực hiện tham gia mô hình trở nên dễ dàng hơn.
- Ngoài ra tại địa phương chăn nuôi khá nhiều gia súc và gia cầm mà phân thải của chúng là nguồn thức ăn của cá rô phi. Khi nuôi cá người dân đã tận dụng