1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch

123 891 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 3,67 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Hệ thống được những vấn đề lý luận về du lịch, văn hóa-nghệ thuật; quá trình hình thành, phát triển nghệ thuật Cải lương đồng thời khái quát những cống hiến có tính

Trang 1

PHAN VĂN NGOẠN

KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2015

Trang 2

PHAN VĂN NGOẠN

KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô Phòng Sau đại học, Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Khoa Sau đại học Trường Đại học Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh và quý Thầy, Cô đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô Trường Đại học Tiền Giang, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên khích lệ để tôi hoàn thành luận văn

Đặc biệt, lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới Tiến sỹ Mai Mỹ Duyên - người đã hết sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn của tôi không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp

Một lần nữa xin chân thành biết ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Tác giả

Phan Văn Ngoạn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện

Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Trang 5

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Cấu trúc của đề tài 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16

1.1 Cơ sở lý luận 16

1.1.1 Các khái niệm về du lịch 16

1.1.2 Các khái niệm về văn hóa - nghệ thuật 22

1.1.3 Quan niệm về bảo tồn, phát huy, phát triển 25

1.2 Nguyên nhân ra đời và sự hình thành, phát triển Cải lương 27

1.2.1 Nguyên nhân ra đời 27

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Cải lương Việt Nam 29

1.3 Khái lược vùng đồng bằng sông Cửu Long 36

1.3.1 Lịch sử vùng đất 36

1.3.2 Những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 40

1.3.3 Những điều kiện để phát triển du lịch 42

Tiểu kết chương 1 47

Chương 2 KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 48

2.1 Thực trạng hoạt động sân khấu Cải lương ở Đồng bằng sông Cửu Long 48

Trang 6

2.1.3 Các hoạt động nâng cao chất lượng nghệ thuật Cải lương 55

2.1.4 Nguồn nhân lực biểu diễn Cải lương ở Đồng bằng sông Cửu Long 57

2.2 Thực trạng khai thác Cải lương trong hoạt động du lịch ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 59

2.2.1 Về cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch 59

2.2.2 Về lực lượng hướng dẫn và giải pháp tiếp thị thu hút khách du lịch tại các điểm du lịch 62

2.2.3 Những vấn đề đặt ra khi khai thác nghệ thuật Cải lương trong du lịch 63

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và Cải lương ở ĐBSCL 70

2.3.1 Thành tựu 70

2.3.2 Hạn chế 71

2.3.3 Những triển vọng của việc khai thác Cải lương trong tương lai 72

Tiểu kết chương 2 73

Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 75

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 75

3.1.1 Căn cứ chính sách phát triển du lịch của vùng ĐBSCL 75

3.1.2 Căn cứ chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc 76

3.1.3 Căn cứ điều kiện thực tế của ĐBSCL 78

3.2 Các giải pháp khai thác Cải lương trong hoạt động du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long 86

3.2.1.Khai thác Cải lương tại điểm du lịch hiện tại 86

3.2.2 Đầu tư xây dựng nhà hát, khán phòng trình diễn Cải lương 86

3.2.3 Sáng tác kịch bản Cải lương 87

3.2.4 Trang bị lại các rạp hát cũ 87

3.2.5 Tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyên môn theo mô hình kết hợp Tài tử và Cải lương 88

3.2.6 Ban hành quy chế hoạt động văn hóa trong du lịch 88

3.3 Một số khuyến nghị 88

Trang 7

Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC

Trang 8

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CTCPDL Công ty cổ phần du lịch

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DSVHVT Di sản văn hóa vật thể

DSVHPVT Di sản văn hóa phi vật thể

TTDVDL Trung tâm dịch vụ du lịch

Trang 9

VHNT Văn hóa nghệ thuật

VHTTDL Văn hóa Thể thao & Du lịch

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam, đất nước giàu tiềm năng du lịch với bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trải dài khắp cả nước Nhà

thơ Như Ý(Mỹ Tho) đã tự hào về dân tộc mình qua bài thơ Dân tộc Việt Nam sau:

Con cháu Rồng Tiên trải bốn ngàn, Trời Nam lừng lẫy một giang sơn, Bình Ngô trăm trận lòng không nãn, Kháng Pháp mười năm dạ chẳng sờn, Oanh liệt Lý Trần bao tuấn kiệt,

Uy linh Trưng Triệu mấy hồng nhan, Gương xưa lớp lớp soi kim cổ,

Tô nét hùng anh đẹp sử vàng [12,tr 368]

Lịch sử đất nước ta không chỉ tô đậm bằng những trang sử chống ngoại xâm

mà mỗi vùng quê của Việt Nam đều có các loại hình văn hóa đặc trưng của địa phương mình, nổi trội trong số đó chính là nền nghệ thuật của dân tộc Việt Khi nói đến miền Bắc là nói đến sân khấu Chèo - một thể loại sân khấu dân gian có lịch sử

lâu đời hay những làn điệu Quan họ, Ca Trù “đắm say như đứt ruột gan nguời” của

quê hương Kinh Bắc Khi nói đến miền Trung nắng gió là nói đến những câu hò, điệu Ví dặm, hát Bài Chòi, Ca Huế, ca kịch Bình Trị Thiên … luôn là chất keo gắn kết cộng đồng giúp họ vượt qua bao gian khổ, khó khăn để vươn lên trong cuộc sống Khi nói đến miền Nam là nói Đờn ca Tài tử - một thể loại âm nhạc kết hợp hòa quyện hai tính chất bác học và dân gian, hay sân khấu Cải lương năng động, luôn thích ứng với đời sống xã hội hiện đại Cùng với các thành tố văn hóa khác, nghệ thuật dân tộc - truyền thống ở các vùng miền đã tạo thành diện mạo văn hóa Việt Nam, khẳng định được bản sắc dân tộc trong quá trình giữ nước và dựng nước.Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một vùng kinh tế, văn hoá… trọng điểm của khu vực phía Nam, nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ

- khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng Nơi đây

có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường khách du lịch trong nước, khu

Trang 11

vực và quốc tế Ngoài ra, ĐBSCL còn có những nét độc đáo riêng về thiên nhiên của vùng sông nước, tiềm năng du lịch nơi đây còn rất lớn Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn, vừa đảm đương chức năng thông tin, tuyên truyền trong mối quan hệ giao lưu văn hóa Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã cụ thể quan điểm:

Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật

về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế

hệ trẻ và người nước ngoài [57, tr 34 ]

Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú

như: Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế và phố cổ Hội An; Di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh, Nhã Nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng

Tây Nguyên, Ca trù, Đờn ca Tài tử,… Những năm gần đây, du lịch Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ Đạt được điều này là nhờ vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn Ngày nay, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ít nhiều bị ảnh hưởng bởi xu thế hội nhập toàn cầu, nắm bắt được điều này nên đã có nhiều loại hình nghệ thuật đã được đưa vào khai thác kinh doanh du lịch như Chèo, Múa rối nước, Quan họ, Ca trù, Đờn ca Tài tử, … và đã đạt được những thành công nhất định Tuy nhiên, trong khi các chương trình du lịch hết sức phong phú, thì các hoạt động thu hút đi kèm trong chương trình du lịch như nghệ thuật dường như còn đang rất hạn chế, đặc biệt là ở Nam Bộ Nam Bộ có nghệ thuật Cải lương, một loại hình sân khấu truyền thống Việt Nam, là món ăn tinh thần đối với đông đảo công chúng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay Một loại hình nghệ thuật quý giá, hấp dẫn của dân tộc cho đến ngày nay vẫn còn bỏ ngỏ ở dạng tiềm năng trong kinh doanh du lịch Việc đưa nghệ thuật Cải lương vào khai thác kinh doanh du lịch không chỉ nhằm quảng bá về một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo mà còn giúp

Trang 12

khai thác Cải lương như một sản phẩm du lịch văn hóa đặc biệt của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là cái nôi của loại hình nghệ thuật này

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu vấn đề: “Khai thác nghệ thuật Cải

lương ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch” là cấp thiết trong

bối cảnh hoạt động văn hóa và du lịch hiện nay Học viên là người Nam Bộ, sinh trưởng ở Mỹ Tho - vùng đất từng được xem là "cái nôi" của nghệ thuật Cải lương cũng mong muốn đóng góp sự học của mình đối với việc bảo tồn văn hóa địa phương, nên đã chọn đề tài nói trên làm luận văn tốt nghiệp ngành Du lịch học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống được những vấn đề lý luận về du lịch, văn hóa-nghệ thuật; quá trình hình thành, phát triển nghệ thuật Cải lương đồng thời khái quát những cống hiến có tính văn hóa, dân chủ, giải thoát tinh thần con người trong diễn trình lịch sử của sân khấu Cải lương

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá thực trạng bảo tồn và khai thác Cải lương hiện nay ở một số địa phương có bề dày lịch sử về nghệ thuật Cải lương

Nhìn nhận Cải lương dưới góc độ là một phần của tài nguyên du lịch văn hóa, nêu bậc vai trò quan trọng của Cải lương với phát triển du lịch Thông qua hoạt động du lịch, Cải lương sẽ đuợc truyền bá rộng rãi trên khắp cả nước và bạn bè quốc tế Góp phần giữ gìn một nét đẹp văn hoá, một loại hình nghệ thuật đặc sắc dân tộc đang dần mai một trong thời đại giao lưu và hợp tác quốc tế như hiện nay Dựa trên những điều kiện thực tế ở ĐBSCL đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng khai thác Cải lương trong hoạt động du lịch; đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghệ thuật Cải lương được nghiên cứu về lý luận, lịch sử, cũng như thực tiễn vận hành của nó trong đời sống xã hội; đặc biệt là giá trị văn hóa của nghệ thuật Cải lương phục vụ phát triển hoạt động du lịch

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Từ khi Cải lương ra đời (1918) đến nay

- Về không gian: Nghệ thuật Cải lương là "đặc sản văn hóa" của một vùng

Nam Bộ Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, phạm vi nghiên cứu được khu lại ở một số địa phương vùng ĐBSCL, là những nơi hình thành và phát triển hoặc

có điều kiện khai thác nghệ thuật Cải lương trong phát triển du lịch, theo các tiêu chí:

+ Có hoạt động Cải lương hoặc khả năng tổ chức hoạt động thường xuyên + Có khách du lịch đến tham quan

+ Có các đơn vị hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ các mục đích văn hóa xã hội và du lịch

+ Có nét độc đáo riêng, cơ sở vật chất đủ để duy trì và phát triển

4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu và bao quát về sân khấu Cải lương (SKCL), chủ yếu ở phương diện lịch sử hình thành, đặc điểm sự phát triển, vị trí của loại hình nghệ thuật này Đặc biệt giai đoạn trước năm 1975, được coi là giai đoạn hoàng kim của SKCL, vì vậy giai đoạn này được phân tích, mổ xẻ nhiều nhất Học viên đã tiếp cận nghiên cứu một số tài liệu sau:

- Cuốn Nghệ thuật sân khấu Việt Nam của Trần Văn Khải (1970) đã trình bày

khái quát về quá trình hình thành nghệ thuật Hát Bội, Cải lương và Thoại kịch Ngoài ra, tác giả còn trích dẫn một số vở tuồng hoặc bài bản âm nhạc của 2 thể loại Hát bội và Cải lương để minh chứng cho phần nhận định về vai trò xã hội của sân khấu Việt Nam Quyển sách là nguồn tài liệu đáng tin cậy, giúp học viên hình dung được diễn trình lịch sử của sân khấu Cải lương để có thể phản ánh trong luận văn của mình

- Cuốn Bước đầu tìm hiểu Sân khấu Cải lương của Sỹ Tiến (1984), cung cấp

những thông tin và cụ thể về buổi đầu hình thành SKCL đặc biệt là quá trình hình thành Cải lương lan tỏa đến miền Bắc và dần phát triển định hình một “ dòng sân khấu Cải lương Bắc” đặc sắc Tác phẩm được viết bởi người trong nghề, “ cánh chim đầu đàn” của sân khấu Cải lương Bắc – Nghệ sỹ nhân dân (NSND) Sỹ Tiến – nên rất chi tiết và sống động vì đều gắn bó với những sự kiện đã được chính tác giả

Trang 14

trải nghiệm Tuy chỉ tập trung vào SKCL miền Bắc nhưng đã giúp cho học viên có một cái nhìn tổng quan về SKCL thuở sơ khai

- Cuốn Nghệ thuật sân khấu Cải lương-những trang sử của Trương Bỉnh Tòng

(1997), tác giả đã mô tả khá rõ nét những chặng đường của SKCL từ khi ra đời vào đầu thế kỷ XX đến cuối thập niên 90 Qua từng cột mốc lịch sử, tác giả đã nêu lên hoạt động chủ yếu của SKCL cũng như đặc trưng từng thời kỳ, những gương mặt nghệ sỹ nổi bật Đặc biệt, tác giả đi sâu vào hoạt động đấu tranh yêu nước trên SKCL: hoạt động của các đoàn hát cách mạng ở miền Bắc, trong vùng giải phóng; SKCL đề cao lòng yêu nước, thể hiện khát vọng thống nhất đất nước, khéo léo đấu tranh công khai với kẻ thù ở vùng tạm chiếm…Thể hiện dưới dạng lược sử nên sách chủ yếu liệt kê, mô tả chứ chưa phân tích sâu những yếu tố tác động đến tiến trình SKCL

- Cuốn 23 năm cuối của 300 năm Văn hóa – Nghệ thuật Sài Gòn – TPHCM(1998) của Trần Trọng Đăng Đàn, tác giả đã phân tích khá sâu sát tình hình

hoạt động và xu hướng phát triển SKCL dưới góc nhìn của một nhà lý luận, phê bình Không chỉ mô tả hoạt động, nêu lại các sự kiện mà đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề dưới cái nhìn biện chứng, vạch ra những yếu tố xã hội tác động đến sân khấu

và cả dự đoán xu thế phát triển Những bài viết của tác giả đã giúp cho học viên định hình được cách tiếp cận cũng như phân tích cụ thể cho luận văn của mình

- Cuốn Sân khấu Cải lương Nam Bộ (2000) của Đỗ Dũng, tác giả viết một

lược sử về SKCL từ năm 1918 đến 2000 Sách cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan cho học viên và gợi ý những sự kiện, giai đoạn cần khai thác cho đề tài Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở điểm lại nên tác giả không đi vào chi tiết cụ thể ở từng thời kỳ, cũng như phân tích, đánh giá sâu các giai đoạn

- Các cuốn hồi ký: Một đời sân khấu(2003) của Nguyễn Ngọc Bạch, Trong sương gió (2005) của Mai Quân, Trôi theo dòng đời (2010) của NSND Bảy Nam, Hồi ký Trần Văn Khê (2010) của Trần Văn Khê … là những hồi ký về cuộc đời của

những nhân vật tài danh đã đóng góp vào tiến trình hình thành và phát triển SKCL Những hồi ký này cung cấp những góc nhìn từ bên trong chứ không chỉ thể hiện ra trên sàn diễn Mặc dù chỉ xoay quanh những sự kiện gắn với từng tác giả, nhưng qua đó người đọc vẫn có thể hình dung những thăng trầm của tiến trình SKCL

Trang 15

- Cuốn Nghệ thuật Cải lương (2006) của Tuấn Giang, đây là công trình khoa

học tập ba đề tài có thể khái quát được đặc trưng chính của nghệ thuật Cải lương(NTCL), cũng được chia làm ba phần trong sách, là: Đặc trưng ngôn ngữ SKCL, nghệ thuật biên kịch Cải lương và thẩm mỹ Cải lương Khác với nhiều tài liệu khác thường thiên về góc nhìn lịch sử tập trung nhiều quá trình hình thành và phát triển, hoạt động SKCL với những nhân tố cấu thành ( soạn giả, nhạc sỹ, bầu gánh hát, nghệ sỹ…) Tác giả đi sâu tìm hiểu bản chất của chín loại hình NTCL nhằm khái quát những đặc trưng cốt lõi, những quy tắc cơ bản để khẳng định đấy là Cải lương chứ không phải một loại hình ca kịch nào khác, thể hiện qua những yếu tố: âm nhạc, tình huống kịch, hình tượng nhân vật, ca từ, trang trí, diễn xuất, vũ đạo…Tài liệu này đã giúp cho học viên bổ sung thêm kiến thức lý thuyết về đặc trưng loại hình NTCL

- Cuốn Hồi ký 50 năm ca hát (2007) của Vương Hồng Sển, tác giả đã mô tả

sinh động diện mạo SKCL từ buổi đầu hình thành đến giai đoạn phát triển rực rỡ vào thập niên 60 của thế kỷ XX Tuy là một hồi ký, không phải công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu đề cập đến chuyện hậu trường sau cánh màn nhung hơn là những sự kiện chính thức của đời sống sân khấu nhưng đây vẫn là một trong những tác phẩm nổi bật nhất về Cải lương, luôn nằm trong danh mục tài liệu sưu tập của những người thích tìm hiểu nghệ thuật SKCL

- Cuốn Vang bóng một thời 1,2,3,4 và 5 (2007) của Huỳnh Công Minh, là năm

tập sách ảnh đăng nhiều hình ảnh tư liệu cùng viết về thời hoàng kim của SKCL Sài Gòn trước năm 1975 Tuy chỉ là sách ảnh nhưng cũng đã cung cấp nhiều kiến thức

về tính chất, đặc điểm của SKCL xưa ( đặc biệt là những bức ảnh còn rõ đến chi tiết những hoa văn trang trí trên phông cảnh ngày trước thể hiện phong cách tả thực, sang trọng, lịch lãm của SKCL thời thịnh vượng,…) làm cơ sở để so sánh và nhận thức những chuyển biến chủ yếu về mặt hình thức trên SKCL giai đoạn sau này

- Cuốn 100 câu hỏi về sân khấu Cải lương (2007) của Nguyễn Thị Minh Ngọc

– Đỗ Hương đã trình bày cô đọng nhất về SKCL dưới dạng hỏi đáp, chủ yếu xoay quanh lịch sử hình thành, đặc điểm nghệ thuật, các nhân vật nổi tiếng, những sự kiện sân khấu, vở diễn nổi bật…

Trang 16

- Kỷ yếu tọa đàm khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử (2010) do Sở VHTTDL TP.HCM tổ chức với nhiều tham luận của những nhà nghiên cứu uy tín về ĐCTT: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử trong không gian văn hóa Nam Bộ (GS.TS Trần Văn Khê, Nguồn gốc và quá trình phát triển của nghệ thuật Đờn ca Tài tử (TS Mai Thị Mỹ Liêm), Hệ thống bài bản trong Đờn ca Tài tử (Th.S Huỳnh Khải), Phong cách chơi nhạc Tài tử xưa và nay (nhạc sỹ Kiều Tấn), Những vấn đề đặt ra từ nghệ thuật Đờn ca Tài tử (TS.Mai Mỹ

Duyên), … đã cung cấp cho học viên những kiến thức khái quát nhất về nguồn gốc, quá trình phát triển và đặc điểm của nghệ thuật ĐCTT – nền tảng âm nhạc của NTCL

- Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Nghệ thuật Đờn ca Tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng (2011) do Bộ VHTTDL tổ chức, với tham luận của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước: Đờn ca Tài tử phác họa mấy chặng đường ( PGS.TS Nguyễn Thụy Loan), Tổ chức nghệ thuật Đờn ca Tài tử (TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm), Âm nhạc Tài tử - những tiền đề cội nguồn hình thành sân khấu Cải lương (TS.Đỗ Hương), Nhạc Tài tử - Cải lương những nét tương đồng dị biệt ( nhạc sỹ kiều Tấn), Ngẫu hứng – một đặc điểm nổi bật của các truyền thống âm nhạc: Qua

đó để hiểu hơn về Đờn ca Tài tử (GS.TS Yamaguchi Osamu – Nhật Bản), Sức lôi cuốn của âm nhạc Đờn ca Tài tử (GS.TS Sheen Dae Cheol – Hàn Quốc), Âm nhạc Tài tử Nam Bộ - Một lối tư duy của người phương Nam ( GS.TS Gisa Jaehnichen –

Đức),…góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật ĐCTT đồng thời giúp học viên nhìn

rõ thêm những bước chuyển từ hình thức ĐCTT thính phòng đến loại hình SKCL biểu diễn

- Cuốn Hát bội, Đờn ca Tài tử và Cải lương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (2013) của Nguyễn Lê Tuyên – Nguyễn Đức Hiệp, đã cung cấp tập hợp các tư liệu

xưa được lưu giữ ở các thư viện nước ngoài mà người trong nước ít dịp tiếp xúc Tuy chỉ là những bài báo, ghi chép về ấn tượng của người nước ngoài với nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua buổi đầu tiếp xúc nhưng đã góp phần quan trọng phác họa hình ảnh Hát Bội, ĐCTT và SKCL hơn 100 năm trước Đây là nguồn tham khảo quý giá vì không dễ có được những tài liệu trực tiếp từ giai đoạn sơ khởi của ĐCTT và SKCL

Trang 17

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ (2014 )do Viện Âm nhạc phối hợp với Sở

VHTTDL tỉnh Bạc Liêu tổ chức, trong đó với nhiều tham luận của những nhà khoa

học, các soạn giả, các nghệ nhân, nghệ sỹ, các nhà quản lý ở địa phương,…: Quá trình hình thành và phát triển Đờn ca Tài tử Nam Bộ (GS.TS Trần Văn Khê), Những yếu tố khác biệt giữa Đờn ca Tài tử Nam Bộ và Cải Lương Nam Bộ (nhà nghiên cứu Võ Trường Kỳ), Từ “Dạ cổ Hoài lang” đến “Vọng cổ” – những bước đột phá nghệ thuật ( soạn giả Ngô Hồng Khanh), Sáng tác bản đờn – một cách bảo tồn và phát triển Đờn ca Tài tử (PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm), , Đờn ca Tài tử với du lịch băn khoăn và mong mỏi (PGS.TS.Nguyễn Thụy Loan), Giáo dục nhạc Tài tử, Cải lương – một việc làm cấp thiết (TS Mai Mỹ Duyên), Phương pháp đào tạo truyền thống và đào tạo trong nhà trường VHNT – về Đờn ca Tài tử Nam Bộ(NS Trần Khánh), Nghệ thuật Đờn ca Tài tử gắn với hoạt động du lịch sinh thái

ở Vĩnh Long – giải pháp gìn giữ và quảng bá (CBQL Lê Minh Hùng), Sức sống của nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ( Nhà báo Nguyễn Văn Thanh), Kinh nghiệm truyền nghề trong quá trình đào tạo âm nhạc tài tử ( Th.S Huỳnh Khải),…Tất cả

các bài viết trên khẳng định vai trò, ví trí quan trọng của nghệ thuật ĐCTT – một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Chính vì vậy phải đặt đúng giá trị của nó bằng cách đưa vào học đường, xã hội, đặc biệt đưa vào du lịch để văn hóa Việt Nam nói chung và ĐCTT nói riêng được thưởng thức bởi mọi người trên thế giới Nghiên cứu hoạt động văn hóa - nghệ thuật để khai thác trong hoạt động du lịch hiện có các công trình sau:

- Cuốn Một số vấn đề về du lịch Việt Nam(2006) của tác giả Đinh Trung Kiên

đã trình bày bao quát về nhiều vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa trong đó có nghệ thuật sân khấu Cải lương có thể làm du lịch thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà

- Tham luận Giải pháp đưa Đờn ca Tài tử đến với du khách và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa vào Đờn ca Tài tử(2014) của TS Hà Văn Siêu và Di sản Đờn ca Tài tử với du lịch Nam Bộ của PGS.TS Lê Văn Toàn trong hội thảo nói trên

đã đề cập đến việc cần phải đưa ĐCTT và nghệ thuật Cải lương vào sự quảng bá với

Trang 18

khách du lịch đến ĐBSCL thông qua hoạt động của ngành du lịch, đồng thời giới thiệu với bạn bè quốc tế sản phẩm du lịch đặc thù của vùng cư dân sông nước Nam

Bộ là ĐCTT và Cải lương

- Tham luận Đem di sản văn hóa phi vật thể đến với du lịch hay Đưa du lịch đến với di sản văn hóa phi vật thể Kiến giải từ góc nhìn chung về di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam và góc nhìn riêng về nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ của

TS.Đặng Huỳnh Loan trong hội thảo nói trên đã phân tích sự tác động qua lại giữa

di sản văn hóa phi vật thể và du lịch nói chung Tác giả đã chứng minh cần phải có

sự phối hợp đồng bộ của các ngành có liên quan để mục đích chung đạt kết quả tốt Như vậy, sản phẩm du lịch nhất là ĐCTT sẽ trở thành sản phẩm có sức hấp dẫn mạnh đối với du khách trong và ngoài nước

- Cuốn Hội nhập và xuất nhập khẩu văn hóa nghệ thuật(2007) của Nguyễn

Thúy Ái, đã bàn đến sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài cũng như sự giới thiệu, quảng

bá nghệ thuật văn hóa của Việt Nam tại hải ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập Thông qua hoạt động du lịch, văn hóa nước ngoài sẽ ảnh hưởng văn hóa trong nước Tác giả đã đề ra các giải pháp trong khi tiếp thu văn hóa nhân loại Về phần mình, nước ta có những những chính sách phù hợp để vừa hoạt động du lịch vừa quảng bá nghệ thuật văn hóa truyền thống với du khách quốc tế

- Khóa luận tốt nghiệp ĐH Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ (2011) của Trần Thị Ánh, đã nghiên cứu về bộ

môn Cải lương và đề ra nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch Cần Thơ

Theo sự tìm hiểu của học viên thì đề tài nghệ thuật Cải lương dưới góc độ du lịch ở ĐBSCL cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể Như vậy, đề

tài “Khai thác nghệ thuật Cải lương ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch” là vấn đề nghiên cứu mới, chưa được nghiên cứu trước đây

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống những vấn đề lý luận và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài qua sách, báo và tài liệu tham khảo

Trang 19

5.3 Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn những người hoặc một nhóm người am hiểu đưa ra nhận xét, đánh giá… về nghệ thuật sân khấu Cải lương

5.4 Phương pháp so sánh đối chiếu

Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh du lịch để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung

chính của công trình này gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan nghệ thuật Cải lương ở ĐBSCL

Chương 2 Khai thác nghệ thuật Cải lương vùng ĐBSCL trong hoạt động du lịch

Chương 3 Các giải pháp và khuyến nghị khai thác nghệ thuật Cải lương để

phát triển du lịch ở ĐBSCL

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm về du lịch

1.1.1.1 Du lịch

Theo Luật Du lịch năm 2005: “du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” [24,tr 6] Song, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization)

thì du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [54] Cùng quan điểm trên, Nguyễn Phạm Hùng đã đưa ra định nghĩa về du lịch:

là sự rời khỏi nơi cư trú của mình trong khoảng thời gian nhất định để thưởng thức, khám phá, trải nghiệm về những điều mới lạ và khác lạ của tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn sự tò mò của con người.” [73]

Nói tóm lại, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong khoảng thời gian nhất định

1.1.1.2 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên là điều kiện để tổ chức các loại hình du lịch Luật Du lịch nêu rất

rõ: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác

có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch" [24, tr 6] Trong đó khái

Trang 21

niệm tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng là tài nguyên bao gồm tất cả nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con

người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình Tài nguyên

được chia làm hai loại: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được

sử dụng phục vụ mục đích du lịch Trong các loại kể trên thì nghệ thuật dân tộc,

trong đó có sân khấu Cải lương là loại tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt

1.1.1.3 Sản phẩm du lịch

Theo Luật Du lịch sửa đổi tháng 6/2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.” [24, tr7] Còn theo quan điểm Marketting, sản phẩm du lịch là những hàng hoá và

dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu

dùng của khách du lịch Hay Sản phẩm du lịch:

Là một quá trình trực tiếp cho phép các doanh nghiệp và các cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để các đơn vị này có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra [52]

Như vậy, Cải lương là sản phẩm phi vật chất trong dịch vụ du lịch Cải lương nói riêng và các bộ môn nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói chung sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của du khách Cải lương một sản phẩm du lịch đặc thù của ĐBSCL

1.1.1.4 Khách du lịch (du khách)

Luật Du lịch khẳng định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi

du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi

Trang 22

đến.” [24,tr 6] Song theo Josef Stander, Ogilvie, Ủy ban đánh giá tài nguyên Quốc

gia Hoa Kỳ, Văn phòng kinh tế Công nghiệp Australia,…cho rằng khách du lịch là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình không vì mục đích kinh tế với thời gian đi khỏi nhà từ 24 giờ trở lên Tuy nhiên, nhà xã hội học Cohen lại quan niệm:

“Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên” [64, tr 8,9] Theo điều 34 của Luật Du lịch Việt

Nam thì:

- Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế

- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch(in bound); công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch(out bound) [24, tr29,30]

Nói tóm lại du khách là người từ nơi khác đến với mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên hoặc của cộng đồng xã hộị và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch

Khách du lịch hiện đến Đồng bằng sông Cửu Long đa số là khách nội địa , ngoài ra còn có một số khách quốc tế Cụ thể, tính trong 5 tháng đầu năm 2014, khách đến ĐBSCL là gần 11 triệu khách nội địa trong khi đó khách quốc tế là 803.684 Như vậy, so với cùng kỳ năm trước khách nội địa tăng 8,9% và khách

quốc tế tăng 25,5% Xét về chỉ tiêu năm 2015 của Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” khách quốc tế đạt

11,4% và khách nội địa đạt 30,5% Hằng năm khách du lịch đến ngoạn cảnh ở ĐBSCL ngày một tăng [54]

1.1.1.5 Điểm du lịch

Luật Du lịch đã viết: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục

vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.” [24,tr7]. Trong khi đó, xét về quan điểm kinh tế du thì lại khác Các nhà chuyên gia kinh tế cho rằng:

Trang 23

Trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động trong du lịch gây nên Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di tích lịch

sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác định các điểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó [51 tr 7]

Theo điều 24 của Luật Du lịch(2006), điều kiện để được công nhận là điểm du

c) Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe,

có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch

d) Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật

- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương: a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục

vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm [54 tr 22]

Từ khái niệm trên, nhận thấy hệ thống rạp hát, khán phòng biểu diễn sân khấu Cải lương… có thể xem là điểm du lịch vì nó đáp ứng các điều kiện nêu trên

Trang 24

1.1.1.6 Tuyến du lịch

Theo mục 9, điều 4 của Luật Du lịch thì “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” [24, tr7]

Nói cách khác tuyến du lịch là một con đường giao thông nối liền các điểm du lịch ở trong vùng hoặc ngoài vùng Điều này cho phép Cải lương có thể thuận tiện trong việc di chuyển theo tour trong địa phương hoặc liên kết ngoài vùng nhằm mục đích giúp đỡ lẫn nhau giữa các đoàn hát hoặc nghệ nhân,…

1.1.1.7 Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa « là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống » [24,tr 9] Hay du lịch văn hóa « là một loại hình du lịch mà việc quy hoạch, lập trình, thiết kế tour có chú ý đến cảnh quan môi trường văn hóa, môi trường sinh thái »[41, tr 21]

Như vậy du lịch văn hóa bao gồm loại hình du lịch văn hóa về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Do đó, ĐCTT và Cải lương ở ĐBSCL sẽ thỏa mãn cho những khách tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm về nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Từ khái niệm trên, đồng thời căn cứ trên điều kiện hiện có cho thấy việc đưa sân khấu Cải lương vào hoạt động du lịch là cách làm có hiệu quả trong việc khai thác tiềm năng du lịch văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1.1.1.8 Loại hình du lịch

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch Mỗi một loại hình du lịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về quy trình, cách thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục

vụ khác nhau Các loại hình du lịch có thể phân loại như sau :

Trang 25

Phân loại theo mục đích du lịch: theo sự phân loại về mục đích thăm viếng của

du khách thì du lịch được chia ra: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch thăm viếng người thân,

du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao, và các du lịch khác

Phân loại theo phạm vi khu vực: căn cứ vào phạm vi khu vực có thể chia du

lịch thành: du lịch trong nước và du lịch quốc tế

Phân loại theo nội dung du lịch: theo cách này thì có các tiểu loại

 Du lịch công vụ: khách nước ngoài nhận lời mời đến thăm viếng, đàm phán ngoại giao… Tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong lợi ích kinh tế của ngành du lịch nhưng cùng với sự giao lưu quốc tế thì loại hình này sẽ tăng lên

 Du lịch thương mại: thương nhân nước ngoài đến một nước để tìm hiểu thị trường, kết giao với các nhân sỹ, đàm phán mậu dịch, trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn đã trở thành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch ngày nay

 Du lịch du ngoạn: Đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên,…thông qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi

Đó chính là hình thức du lịch chủ yếu nhất hiện nay

 Du lịch thăm viếng người thân: Ở nước ngoài người ta còn gọi là là du lịch tìm về nguồn cội Những năm gần đây số người du lịch tìm về nguồn cội và thăm viếng người thân ngày càng tăng, trở thành hình thức du lịch đặc biệt

 Du lịch văn hóa: Những người tiến hành du lịch văn hóa phần nhiều là những người có học Họ đến một nơi khác để tìm hiểu văn vật, cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật, giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa

 Du lịch hội nghị: Một số nơi tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị gắn hội nghị và du lịch với nhau tức là vừa hội nghị vừa du lịch Đặc điểm của loại hình du lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu lại dài, khả năng mua sắm mạnh Hình thức du lịch đang phát triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận chiếm tỉ trọng lớn của thị trường du lịch quốc tế

Trang 26

 Du lịch tôn giáo: đây là hình thức du lịch cổ xưa tiếp tục đến nay, chủ yếu là kết quả của sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo phản ảnh trên tư tưởng con người Ở các nước Châu Á có lịch sử lâu đời và hình thức kiến trúc phong phú đa dạng đã thu hút các tín đồ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau và đã thu hút nhiều du khách đến tham quan du ngoạn [61, tr 32-42 ]

Theo cách phân loại trên thì việc khai thác Cải lương vào du lịch thuộc loại Du lịch văn hóa đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long

1.1.2 Các khái niệm về văn hóa - nghệ thuật

1.1.2.1 Khái niệm văn hóa

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Đối với quốc tế thì người ta cho rằng, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Nhà dân tộc học Việt Nam GS Nguyễn Từ Chi có một định nghĩa ngắn gọn nhất:

“Tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa”[73]

Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942-1943), Hồ Chí

Minh đã viết:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,

ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống

và đòi hỏi của sự sinh tồn.[ 65]

Định nghĩa văn hóa tuy nhiều nhưng về nội dung lại có rất nhiều điểm tương đồng, người ta có định nghĩa khái quát dựa trên ba phương diện hữu cơ với nhau là: hình thái ý thức, phương thức sinh hoạt, sản phẩm vật hóa của tinh thần Như vậy,

từ các định nghĩa trên chúng tôi rút ra một định nghĩa tổng hợp như sau: Tất cả những gì nhân loại sáng tạo ra, bao gồm văn minh vật chất và văn minh tinh thần, đều là văn hóa, trong đó có nghệ thuật Cải lương

Trang 27

1.1.2.2 Di sản văn hóa

Theo chữ Hán di [移] có nghĩa là dời đi, để lại, , còn sản [產 là của cải vật chất, tài sản, Trong quyển từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh có định nghĩa : « Di sản là sản nghiệp của người chết để lại »[ 2 tr 171] Vậy nên hiểu nôm na thì di sản

văn hóa là những công trình văn hóa những tài sản văn hóa nổi tiếng của người xưa

đã sáng tạo và để lại cho đời sau Có hai loại di sản văn hóa đó là di sản văn hóa vật

thể và di sản văn hóa phi vật thể

Tại khoản 1, điều 4 của Luật sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa nước CHXHCN Việt Nam 2009:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc

cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác[66, tr 1]

Và tại khoản 2, điều 4 Luật Di sản có khái niệm di sản văn hóa vật thể

như sau:“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn

hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia” [66, tr 1]

Nghệ thuật Cải lương là di sản văn hóa đã được các bậc tài danh sáng tạo ra vào đầu thế kỷ XX trên cơ sở kế thừa các di sản trước nó như: Hát bội và nhạc Tài

tử Nam Bộ

1.1.2.3 Nghệ thuật

Nghệ thuật là một loạt những hoạt động khác nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra Ngoài ra nghệ thuật còn được xem là cách

thức làm một việc gì theo quy tắc và khêu gợi được cảm giác ý niệm về cái đẹp

Hay nghệ thuật là lề lối, quy tắc của một nghề Hoặc nghệ thuật là phương tiện để

thành công [48, tr 619]

Ngoài ra, nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung

Trang 28

động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức cũng như tác động giáo dục làm thay đổi nhận thức của con người [52]

Tóm lại nghệ thuật Nghệ thuật là một khái niệm mở, là sản phẩm văn hóa đặc

biệt, là cái gì đó chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà không tài nào diễn giải được bằng lời, nó giống như một trải nghiệm huyền bí vậy Cải lương được xem như một loại hình nghệ thuật sân khấu, vừa mang lại cho con người những khoái cảm thẩm mỹ vừa có tác dụng giáo dục làm thay đổi nhận thức và hành vi con người

của quá trình kể chuyện Trong tiếng Hy Lạp cổ theatron (sân khấu) có nghĩa là

"nơi trông thấy." [52]

1.1.2.5 Cải lương

Theo Lương Khắc Ninh trong buổi diễn thuyết ngày 28/3/1917 tại Hội

khuyến học Nam Kỳ thì Cải lương có nghĩa là sửa đổi cho tốt hơn Như vậy, lúc bấy giờ từ Cải lương chưa được xem như một danh từ riêng mà đó chỉ là một hành

động có tính chất tích cực Đến năm 1920 trên bảng hiệu của gánh hát Tân Thinh có treo 2 câu đối:

Cải cách hát ca theo tiến bộ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh

Có lẽ người dân đi xem Cải lương đã lấy 2 từ đầu ghép lại mà đặt cho lối trình diễn mới mẻ bấy giờ Và như thế, từ Cải lương đã ra đời

Từ 2 định nghĩa trên cho thấy: Sân khấu Cải lương nếu xét ở khía cạnh không gian thì đó là nơi mà các lực lượng hoạt động sân khấu trình diễn loại hình nghệ thuật của mình Sân khấu Cải lương xét ở góc độ thời gian thì đó là một loại hình

Trang 29

nghệ thuật dân tộc ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Phương Tây

1.1.2.6 Nghệ thuật sân khấu Cải lương

Nghệ thuật Cải lương là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ Từ những hình thức ca nhạc thính phòng, tiến tới các diễn

xướng, vừa hát, vừa biểu diễn bằng động tác để minh hoạ, gọi là ca ra bộ Ca ra bộ

là cây cầu nối giữa đàn hát thính phòng và sân khấu hát kịch Cải lương sau này Khi mới ra đời Cải lương gắn với người những dân Nam Bộ, do đặc điểm phát âm ngọt ngào nên giọng Nam Bộ ca Cải lương rất "mùi mẫn" Dần dần Cải lương phát triển rộng ra cả nước Cũng như các nghệ thuật kịch hát dân tộc khác, Cải lương bao gồm múa, hát, âm nhạc,… Sân khấu Cải lương hình thành, đáp ứng thị hiếu của công chúng đô thị và ngày càng phát triển mạnh mẽ Mặc dù còn trẻ tuổi nhưng nghệ thuật Cải lương có một sức sống kỳ diệu nhiều khi muốn lấn át cả hai loại hình kịch hát dân tộc đàn anh Trong tiến trình hoàn thiện và phát triển, Cải lương đã trải qua những thể nghiệm đổi mới về âm nhạc và một bộ môn sân khấu được công chúng mến mộ.[6]

1.1.3 Quan niệm về bảo tồn, phát huy, phát triển

1.1.3.1 Bảo tồn và phát huy

Bảo tồn là bảo vệ những giá trị có nguy cơ biến mất trên thế giới, như các di sản văn hóa, các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng v v Hay bảo tồn là bảo vệ duy trì giữ gìn những gì tồn tại trong thực tế, những gì tồn đọng và có giá trị về mặt lịch sử, mang tính chất tiến hóa, mang tính chất duy trì để tồn tại, phát triển lâu dài thì gọi là bảo tồn

Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng tác dụng và tiếp tục phát triển [48] Ví dụ: thêm phát huy quyền làm chủ; phát huy ưu điểm, …

Nói tóm lại bảo tồn và phát huy là một trong những hoạt động tích cực và hữu hiệu nhất để bảo vệ các giá trị nghệ trị nghệ thuật, văn hóa về tất cả các lĩnh vực mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia quan tâm

Trang 30

1.1.3.2 Bảo tồn và phát triển

Bảo tồn và phát triển không những dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những

giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mà còn phát triển các giá trị đó trên khắp mọi miền đất nước và cả hoàn cầu

Ví dụ: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ vừa mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại năm 2013 Chính vì vậy, loại nhạc cổ này không chỉ phát triển ở trong nước mà vươn rộng ra khu vực Đông Nam Á, Châu Á

và thế giới - nơi có cộng đồng người Việt sinh sống

Phát triển văn hóa là một tất yếu khách quan của sự vận động của lĩnh vực văn hóa nhằm đem tới sự biến đổi giá trị và hệ giá trị nhằm vươn tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trò góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa [58]

1.1.3.3 Bảo tồn văn hóa trong du lịch

Trong thời đại của thế kỷ thứ XXI, xu hướng giao lưu giao, hòa nhập kinh tế,… trở nên quá đổi bình thường Do đó để hòa nhập với quốc tế nhưng không bị hòa tan thì chúng ta cần phải:

Độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Trong mối quan hệ này thì độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là cái quyết định, là cơ sở vững chắc để mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế có hiệu quả, và ngược lại chính việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở những nguyên tắc nhất định là điều kiện quan trọng để phát triển, củng cố và giữ gìn độc lập,

tự chủ quốc gia và bảo tồn, phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Trang 31

Xử lý hài hòa những mối quan hệ này sẽ giúp nước ta phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của mình, vừa tranh thủ được các điều kiện, các nguồn lực bên ngoài đề phát triển.[59]

Như đã trình bày ở trên, sự giao lưu văn hóa là điều không tránh khỏi Cải lương cũng vậy Cải lương phải giao lưu và tiếp thu cái mới Nghĩa là Cải lương sẽ trang bị cho mình cái hình thức lẫn nội dung mới mẻ tuy nhiên không để mất đi bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc vốn có hằng trăm năm lịch sử

1.2 Nguyên nhân ra đời và sự hình thành, phát triển Cải lương

1.2.1 Nguyên nhân ra đời

1.2.1.1 Nguyên nhân xã hội

Sự xuất hiện một tầng lớp mới thuộc giai cấp tư sản, tiểu tư sản với yêu cầu giải phóng cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, đã thúc đẩy sự hình thành một hình thức sân khấu mới, đáp ứng được tư tưởng tình cảm của họ

Việc cải cách sân khấu cũng nằm trong chương trình cải cách xã hội của phong trào Duy Tân khi phong trào này thất bại, một số người yêu nước chuyển hướng qua hoạt động văn hóa xã hội trong đó có cả việc cải cách sân khấu

Nông dân là những người chịu áp bức bóc lột của phong kiến thực dân sẵn có tấm ḷòng yêu nước và tinh thần dân tộc Khi những sĩ phu yêu nước đề xướng ra phong trào Cải lương thì nông dân là người góp phần phổ biến rộng rãi loại hình nghệ thuật này

1.2.1.2 Nguyên nhân từ nhu cầu thẩm mỹ của công chúng

Báo Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 11-10-1917 có đăng bài Phương châm đắc

sở của Lương Gia Tẩu (Chợ Lớn) trong có đoạn viết:

Tôi có tánh ham vui nên mỗi tuần tối thứ bảy thì tôi hay đi coi hát bội

Có đêm tôi gặp được kép hay tuồng giỏi, múa trúng điệu, hát phải hơi thì khoái lạc vô cùng; còn có bữa gặp hề vô duyên đào mới tập thì mỏi lòng không muốn ngó Tôi thầm tưởng trên địa cầu này nước nào cũng cho hí trường là chỗ hóa dân trí, động nhân tâm, nên thảy thảy đều ngó nhau mà cải lương cho trọn lành trọn tốt.[53]

Trang 32

Cải lương theo cách hiểu bấy giờ là: sửa đổi làm cho tốt hơn Đoạn văn trên đã chứng minh việc cải cách sân khấu đã trở nên nhu cầu bức thiết về thẩm mỹ của quần chúng lúc bấy giờ

1 2.1.3 Nguyên nhân từ sự phát triển của nhạc Tài tử

Nhạc Tài tử đã thể hiện được nhiều sắc thái tình cảm từ niềm vui trong lao động, tình yêu, hạnh phúc đến nỗi đau khổ khi ly biệt, nhớ nhung, tang tóc hay bị áp bức, bóc lột, đầy ải … qua đó có thể gởi gắm được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nên được đông đảo nhân dân ưa thích và phổ biến rộng rãi, chỉ trong ít năm

- Kế thừa và sáng tạo

Nhạc Tài tử đã kế thừa những tinh hoa của truyền thống ca nhạc dân tộc và tiếp thu có chọn lọc cái hay từ bên ngoài đưa lại rồi sáng tạo và phát triển thêm Cuối cùng phải nói đến vai trò quyết định của văn học Sự tổng hợp hữu cơ giữa lời và nhạc, cung cấp hình tượng cụ thể, đẻ ra nhu cầu và khả năng động tác

Trang 33

Nếu không có yếu tố văn học hay có văn học thiếu hành động, dĩ nhiên là không có

hình thức ca ra bộ được

Từ nhạc Huế và nhạc Lễ chuyển thành nhạc Tài tử; từ nhạc Tài tử tiến lên hình thức Ca ra bộ; từ Ca ra bộ chuyển thành một loại hình nghệ thuật sân khấu, có kịch bản văn học, diễn viên, nhạc công, thiết kế mỹ thuật đã cho thấy quá trình hình thành sân khấu Cải lương là một quá trình kế thừa và phát triển âm nhạc truyền thống dân tộc là Đờn ca Tài tử Nam Bộ

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Cải lương Việt Nam

1.2.2.1 Quá trình hình thành của nghệ thuật Cải lương Việt Nam

SKCL là loại hình kịch hát gồm sự hòa quyện của hai yếu tố: ca và kịch Phần

“kịch” là sự kế thừa sân khấu Hát bội truyền thống song song với tiếp nhận kịch nghệ phương Tây Còn “ca” là yếu tố chủ đạo bắt nguồn từ loại hình âm nhạc truyền thống đặc trưng Nam Bộ: Đờn ca Tài tử (ĐCTT) Khác với nhạc kịch phương Tây cấu thành từ sáng tác âm nhạc mới, ca kịch Cải lương là đặt lời ca theo

hệ thống âm nhạc có sẵn Và sự hoàn thiện NTCL là kết quả quá trình phát triển lâu dài của nghệ thuật ĐCTT thông qua “bước nhảy‟‟ Ca ra bộ kết hợp việc kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc, cũng như của tác động của đời sống xã hội

Vài nét về Đờn ca Tài tử

GS.TS Trần Văn Khê, sinh trong gia đình bốn đời chơi ĐCTT, đã khái quát: Phần đông khi nhắc đến ĐCTT thì cho rằng lối nhạc đó không sâu sắc, chuyên nghiệp mà mang tính cách giản dị của dân gian Người đờn tài tử không dùng nhạc Tài tử làm kế sinh nhai Khi nào thích đờn thì họp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đờn chơi, ai biết đờn ca cũng có thể tham gia được Dầu vậy mà trình độ nghệ thuật của đờn Tài tử không thấp Ngược lại, họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp [60]

Theo nhiều nghiên cứu, ĐCTT phát triển từ nhạc lễ Nam Bộ và nhã nhạc cung đình Huế Cuối thế kỷ XIX, hưởng ứng phong trào Cần Vương, nhiều nhạc quan nhà Nguyễn đã chạy vào Nam, mang theo truyền thống đờn ca Huế và truyền dạy khắp Nam kỳ như: Nguyễn Liêng Phong, Nguyễn Tòng Bá, Trần Quang Thọ,

Trang 34

Nguyễn Quang Đại,…Thời kỳ này, Nam Bộ không có dàn đờn cổ nhạc mà chỉ có dàn nhạc lễ chuyên làm nhiệm vụ trong các dịp “quan, hôn, tang, tế” Trong những buổi hòa tấu này, dàn nhạc lễ bỏ bớt trống, kèn, nhạc cụ gõ chỉ còn “đàn cây” và: Sinh hoạt âm nhạc “chơi đàn cây" được phổ biến và được nhiều người

ưa thích Người ta thi nhau học nhạc cụ, làn điệu bài bản Các tầng lớp đều nô nức học: nông dân, trí thức, nhà nho, tiểu tư sản … Khi sinh hoạt này phổ biến rộng rãi thì đối tượng của nhạc lễ thay đổi: từ đối tượng trước kia là thần linh, chuyển sang đối tượng ngày nay là quần chúng lao động, lần lần tự nó phải thay đổi chất Từ tính chất tế lễ, trang nghiêm chung chung, nhạc lễ chuyển sang chất mới cho phù hợp với đối tượng mới [53, tr 142]

Vậy, ĐCTT ra đời và xem như định hình hoàn chỉnh vào đầu thế kỷ XX

Ca ra bộ

Khoảng 1912 đến 1915, sinh hoạt đờn ca tài tử có một chuyển biến mới Hình thức ngồi trên bộ ván để đờn ca quá tĩnh, không thỏa mãn quần chúng nữa Người nghệ sỹ trong lúc đờn ca đã cảm thấy có nhiều nhu cầu diễn đạt bằng động tác cụ thể, hành động cụ thể theo nội dung lời ca Do đó, đã nảy ra một hình thức mới là

Ca ra bộ Theo nhiều tư liệu, loại Ca ra bộ phát khởi từ Vũng Liêm (Vĩnh Long) nhà thầy Phó Mười Hai Tống Hữu Định từ năm 1916 Thấy một người ca hoài, ông Phó Mười Hai có sáng kiến đem bài tứ đại oán Bùi Kiệm mê sắc Nguyệt Nga ra phân vai, người ca đoạn Bùi Ông, kẻ ca đoạn Bùi Kiệm, người ca đoạn Nguyệt Nga, đối đáp nhau vừa ca vừa ra bộ Do nội dung bài ca có kịch tính lại được người biễu diễn khá linh hoạt nên lối ca dễ được hoan nghênh, và ngày càng được phổ biến rộng rãi

Cải lương ra đời

Năm 1920, gánh Thầy Thận rã, thầy Năm Tú (tức Pièrre Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho sang trọn gánh này và khai trương bảng hiệu Gánh hát Thầy Năm Tú Mỹ Tho với vở diễn ra mắt là Kim Vân Kiều tại rạp Cinéma – Théâtre (sau đổi thành rạp Thầy Năm Tú Mỹ Tho[PL, hình 1], kế đến là hí viện Vĩnh Lợi, rạp Tiền Giang và nay trở lại là rạp hát Thầy Năm Tú).[7,tr25] Ông Năm Tú được xem là người có công bậc nhất trong việc gầy dựng SKCL buổi ban đầu

Trang 35

Hãng dĩa Pathé của Pháp[PL, hình 11], trụ sở tại Sài Gòn, mời gánh thâu tuồng

với câu giới thiệu: “ Đây là gánh hát Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho hát tuồng … trên dĩa Pathé nghe chơi” [ 29 ,tr 175] Điệu Cải lương phổ biến từ đó Nhiều gánh hát quy

mô ra đời: Đồng Bào Nam của cô Tư Sự, Nam Đồng Ban của ông Hai Cu (Mỹ Tho), Tân Phước Nam của thầy thuốc Minh (Sóc Trăng), …[PL, hình 31] Phải đến năm 1920, gánh hát quy mô đầu tiên tại Sài Gòn là Tân Thinh của ông Trương Văn Thông (người Sa Đéc), mới chính thức xưng danh: “Đoàn hát Cải lương”, kèm theo đôi liễn nêu tôn chỉ mục đích của đoàn do hai soạn giả Lâm Hoài Nghĩa và Nguyễn Quốc Biểu Soạn:

“Cải cách hát ca theo tiến bộ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh” [53]

Từ đây tên gọi “Cải lương” chính thức gắn liền với loại hình sân khấu mới đất Nam Bộ SKCL cũng bước vào giai đoạn phát triển nhanh, mạnh đến không ngờ

1.2.2.2 Quá trình phát triển của nghệ thuật Cải lương Việt Nam

*Giai đoạn hoàng kim (1920 – 1945)

Chỉ có ba năm ngắn ngủi từ gánh hát Thầy Thận có Ca ra bộ (1917) đến Đoàn Cải lương Tân Thinh (1920), SKCL đã cơ bản định hình và bước đầu phát triển trên mọi phương diện

Từ những năm 1918 - 1920 , NTCL đã “Bắc tiến” mà: “ Ông Nguyễn Văn Súng tức Sáu Súng là người đầu tiên đem NTCL Nam Kỳ ra giới thiệu trên sân khấu miền Bắc” [23, tr37] Sức hấp dẫn của loại hình sân khấu non trẻ đất Nam Bộ là không thể bàn cãi: “…phong trào Cải lương Nam kỳ ở miền Bắc lan rộng trong quần chúng, quyến rũ từ sinh viên trường cao đẳng, đến học sinh các trường, từ trí thức đến thợ thuyền…đều mở lòng dang tay đón tiếp nghệ thuật của quê hương, của dân tộc một cách nhiệt tình thắm thiết”[43,tr 73]

Trước năm 1975, miền Trung“ coi như chỉ là vùng đất cho Cải lương dung thân, chứ tự nó không có một gánh hát Cải lương chính thống nào” [7, tr 160] mặc

dù khán giả miền Trung chưa bao giờ kém say mê Cải lương hơn khán giả miền Nam hay miền Bắc

Trang 36

Ngay từ buổi đầu, SKCL đã biết đến khủng hoảng và nỗ lực hết mình để đứng vững Đôi khi sự phát triển có phần tự phát, xô bồ, lẫn lộn giá trị nhưng SKCL đã chứng tỏ được sức sống, khát vọng của loại hình nghệ thuật tiến bộ, gần gũi tâm hồn dân tộc và phù hợp tâm thức thời đại

* Giai đoạn thăng trầm (1945 – 1975)

- Giai đoạn giao thời (1945 – 1954)

Thành quả Cách mạng tháng Tám chưa lan tỏa, quân đội Pháp đã trở lại miền Nam Kháng chiến toàn quốc bùng nổ Giai đoạn đầu chiến sự, SKCL gặp nhiều khó khăn (đoàn hát rã gánh, nghệ sỹ tứ tán…) Nông thôn là vùng cạnh tranh quyết liệt giữa lực lượng kháng chiến và thực dân, an ninh thiếu kiểm soát Đây cũng là giai đoạn SKCL có sự phân hóa về hệ tư tưởng và thẩm mỹ nghệ thuật với sự phân chia ranh giới SKCL cách mạng (vùng kháng chiến) và SKCL thành thị (vùng tạm chiếm) mà SKCL Sài Gòn là đại diện Dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa nghệ thuật hướng đến phục vụ sự nghiệp thống nhất nước nhà, phục vụ nhân dân, SKCL cách mạng tập hợp lực lượng từ nhiều nguồn: những nghệ sỹ - chiến sỹ đi lên từ phong trào kháng chiến và nghệ sỹ chuyên nghiệp được giác ngộ cách mạng tự nguyện vào chiến khu tham gia lực lượng văn nghệ giải phóng Với những Trương Bỉnh Tòng, Nguyễn Ngọc Bạch, Lưu Chi Lăng, Thiếu Linh, Tám Danh, Ba Du,…

SKCL cách mạng gây ấn tượng qua các tác phẩm đậm tính chiến đấu: Hai bó rơm, Huyết lệ thù, Vệ quốc chiến, …[PL, hình 17]

Nhìn chung SKCL chưa có thêm đột phá về tuồng tích, nghệ thuật biểu diễn hay kỹ thuật sân khấu, chủ yếu phát huy cái có sẵn: tuồng tích cũ, phong cách cũ, sức hút từ lực lượng diễn viên cũ Có thể nói đây là giai đoạn giao thời khi bên cạnh tác động khách quan từ thời cuộc thì các giá trị cũ của SKCL đều đã đạt đến đỉnh cao và dần đi vào chu trình suy thoái, đòi hỏi một sự lột xác mạnh mẽ

- Giai đoạn đỉnh cao (1955 - 1968)

Năm 1954, Hiệp định Genève(giơ-neo-vơ) được ký kết, đất nước bị chia cắt Miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH Miền Nam chịu sự kiểm soát của Mỹ theo con đường TBCN Mỹ tung ra hàng khối tiền viện trợ quân sự và kinh tế biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới Trong bối cảnh phức tạp đó, SKCL miền Nam có cả cơ

Trang 37

hội lẫn thách thức trong quá trình phát triển Chưa bao giờ SKCL có một đội ngũ làm nghề dồi dào và tinh luyện dường ấy, cùng trình độ phát triển chuyên nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh lớp tác giả kỳ cựu vẫn giữ phong độ (Trần Hữu Trang, Nguyễn Thành Châu, Duy Lân,[PL, hình 4, 25, 26]…), sự xuất hiện của đội ngũ tác giả trẻ tài hoa xuất thân từ chiến khu: Thiếu Linh, Điêu Huyền, Thu An, Phong Anh, Hà Triều-Hoa Phượng, Quy Sắc, Trần Hà, Mai Quân,[PL, hình 6, 13]…đã tạo nên sinh khí mới cho SKCL Khi khán giả đã quá nhàm chán những tuồng tích cũ, văn phong cũ, xảo thuật cũ,…đòi hỏi đổi mới cả ý tưởng dàn dựng lẫn nội dung tuồng tích thì những cây bút giàu sáng tạo này đã có mặt kịp thời Lực lượng tác giả tại chỗ (Viễn Châu, Hoàng Khâm, Nhị Kiều,[PL, hình 18]…) cũng nổi lên góp tiếng vào sự đa thanh của SKCL Chưa bao giờ SKCL tiếp nhận một nguồn

kịch bản mới dồi dào, đa dạng và chất lượng đến vậy Tác phẩm tiêu biểu có: Hồi trống Vân Lâu ( của Thiếu Linh); Nhụy hoa lan (Mai Quân); Đường về quê mẹ (Thu An); Nửa đời hương phấn (Hà triều – Hoa Phượng), Người đẹp Bạch Hoa thôn (Hoàng Khâm), Người vợ không bao giờ cưới (Kiên Giang – Quy Sắc),…

* Giai đoạn suy thoái (1968 – 1975)

Chiến tranh ngày càng ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Mậu Thân đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi lĩnh vực trong xã hội, trong đó có SKCL Các đoàn phải ngưng diễn, khi hoạt động lại thì vướng lệnh giới nghiêm do chiến sự lên cao Không hát được ban đêm, phải diễn ban ngày – thời gian mọi người bận bịu mưu sinh – dẫn đến khán giả sa sút trầm trọng Khi SKCL Sài Gòn lâm vào khủng hoảng (1968) thì SKCL cách mạng không ngừng lớn mạnh, mở rộng ảnh hưởng sang cả vùng tạm chiếm Đầu năm 1975, các đoàn văn công đồng loạt tham gia chiến dịch

Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà SKCL lại sang trang

1.2.2.3 Giai đoạn thống nhất đất nước (1975 – nay)

- Giai đoạn 1975 – 1985

SKCL thực sự bùng nổ Các đoàn hát lớn nhỏ mọc lên khắp cả nước với số lượng không thể kiểm soát, tỉnh nào cũng có vài ba đoàn hoạt động mạnh và ăn khách Phong trào lập đoàn hát “lậu” cũng mở ra rầm rộ trước nhu cầu quá lớn của công chúng Tuy hoạt động trái phép nhưng truy trách nhiệm đối tượng này thì

Trang 38

không dễ vì địa phương không có quyền kiểm tra đoàn hát, thẩm quyền này thuộc

về phòng sân khấu Lực lượng mỏng, phòng sân khấu không thể theo sát các đoàn hát này ẩn hiện khắp nơi Thực tế, họ còn có thái độ thông cảm vì những đoàn hát lưu động không giấy phép này đã góp phần phục vụ nhu cầu rất lớn của công chúng

ở vùng sâu vùng xa, những nơi hẻo lánh, xa trung tâm mà các đoàn lớn ít xuống tới Đây là thời kỳ: “ Đời sống sân khấu phong phú và cực thịnh, các rạp Cải lương suất nào cũng đầy nhóc, các sân bãi ngoài trời đông nghẹt, mỗi suất hát vài ngàn khán giả là chuyện thường…”[7, tr74]

Các đoàn hát nổi bật của SKCL lúc bấy giờ như: Sài Gòn 1,2,3, Thanh Nga, Hương Mùa Thu, Phước Chung, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Minh Tơ, Nhà hát Cải lương Trung ương, Cải lương Đồng Nai, Bến Tre, …

- Giai đoạn 1986 – nay

Năm 1986, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, thực hiện sự nghiệp đổi mới Hội diễn năm 1990 là bước ngoặc sân khấu, phản ánh hiện thực xã hội, nói tới những góc tối, ham muốn riêng tư của con người, là những tác phẩm nói thẳng, nói thật mà trước kia chưa có trong các hội diễn Tiêu biểu cho lối sống tha hóa đạo đức trong

giai đoạn này được phản ánh trong các vở: Nỗi đau tình mẹ của Vũ Hải kể về câu

chuyện đau lòng của người mẹ có nhiều con, nhưng chẳng đứa nào chịu nuôi mẹ,

cuối cùng bà phải chết ở ngoài đường; Xôn xao rừng quế của Phan Lương Hảo, vì

hám lợi, họ bán tất cả gia phả là văn hóa dân tộc, sẵn sàng sát hại nhau để đạt mục đích vì tiền Hội diễn sân khấu năm 1995 tiếp tục phản ánh những bức xúc của lối sống cá nhân, tư tưởng làm giàu, muốn nhanh chóng trở thành những ông chủ, bà chủ của lớp người thời kỳ đổi mới Họ sẵn sàng làm tất cả để đạt mục đích ham muốn làm giàu, sẵn sàng chà đạp lên những quan niệm đạo đức dân tộc, truyền thống để giành lấy quyền lực tiền của Xã hội lúc này được thể hiện qua những tác

phẩm đặc trưng như vở: Ai tỉnh ai điên của Sỹ Hanh và Huy Uẩn, Trong trắng cao nguyên của Tất Đạt, Chuyện tình Âu Lạc, Khoảnh khắc đời người, … Hội diễn năm

2000, các tác phẩm Cải lương đi sâu vào hai hướng đề tài, lịch sử và con người đương đại Các tác giả phía Bắc thiên về đề tài lịch sử, ẩn chứa những bức xúc xã

hội đương đại như Kẻ sĩ Thăng Long của Nguyễn Khắc Phục và Nhật Minh, Bí sử

Trang 39

chốn thâm cung, Phùng Khắc Khoan, Vằng vặc ánh sao khuê,… đều phản ảnh

những mâu thuẫn, xung đột quyết liệt giữa gian tà và ngay thẳng, cái thiện và cái ác Trong khi đó, các tác giả phía Nam đi sâu vào đề tài đương đại, phản ánh hiện thực sống động của những con người mới trên trận tuyến xây dựng xã hội tương lai, từ

cơ sở kinh tế thị trường đi lên trong sự nghiệp đổi mới đất nước Nhiều vở diễn như: Đôi bờ, Huyền thoại tình yêu, Khúc ly hương, Chuyện bên vỉa hè,…phản ánh thân phận con người sau chiến tranh, họ là những người lính, thanh niên xung phong, nông dân, …trải qua bao khốn khó đời thường, những hy sinh mất mát sau chiến tranh, lạc lõng trong cuộc sống mới, họ phải làm gì trước cám dỗ của đồng tiền và quyền lực,…

Thập niên năm 90 của thế kỷ XX, SKCL rơi vào khủng hoảng trầm trọng thì lĩnh vực video Cải lương lại vô cùng sôi động khi lôi kéo hết mọi nguồn lực từ con người đến vật chất của SKCL Nhiều người vì thế kết án chính video Cải lương đã

“giết” SKCL Video Cải lương phát triển cực thịnh từ năm 1990 đến 1997 Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây cho khán giả dần rời xa sân khấu

Có thể nói SKCL khủng hoảng toàn diện từ năm 1997 đến nay Nghĩa là sàn diễn ngày càng thu hẹp lại Đời sống của các nghệ sỹ càng ngày một khó khăn buộc

họ phải lao mình vào dòng xoáy thị trường để tồn tại Họ chấp nhận tìm khán giả ở, nhà hàng, “quán nghệ sỹ”, “quán cổ nhạc”, “Cải lương phòng trà”[PL, hình 32]… Hơn 20 năm rơi vào khủng hoảng, SKCL không còn ảo tưởng sẽ phục hưng

mà chỉ cố gắng để tiếp tục tồn tại So với những Hát bội, Chèo, Ca trù,…NTCL có lợi thế hơn hẳn trong việc giữ nhịp sống ở xã hội hiện đại Không chỉ vì khả năng thích nghi mà còn ở sức hút kỳ lạ với đất và người Phương Nam Nhiều năm qua, NTCL vẫn không thể thiếu trên sóng truyền hình, phát thanh phía Nam và các lễ hội cộng đồng Tuy nhiên, tình cảm và niềm tin của khán giả mộ điệu vẫn chưa được giới làm nghề đền đáp xứng đáng với cung cách làm việc thiếu chuyên nghiệp như

hiện nay

Trang 40

1.3 Khái lƣợc vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.3.1 Lịch sử vùng đất

Vùng ĐBSCL[PL, hình 1] là một vùng cực Nam của Việt Nam, còn được gọi

là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ Hoặc theo cách gọi thông thường ngắn gọn là miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh (Thành phố Cần Thơ, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.) Theo

số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc ĐBSCL là 40.548,2 km² và tổng dân số các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người[52]

Vùng đất Nam Bộ vốn là một địa bàn giao tiếp và đã từng có nhiều lớp cư dân đến khai phá Vào khoảng đầu công nguyên, cư dân vùng đất này đã xây dựng nên nhà nước Phù Nam Trong thời kỳ phát triển nhất vào khoảng thé kỷ V-VI, Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng và trở thành một đế chế rộng lớn với nhiều thuộc quốc phân bố ở phía nam bán đảo Đông Dương và bán đảo Malaca Vào đầu thế kỷ VII

đế chế Phù Nam tan rã, nước Chân Lạp của người Khmer, vốn là một trong những thuộc quốc của Phù Nam ở vùng Tonglé Sap đã tấn công đánh chiếm vùng hạ lưu sông Mê kông (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay)

Tuy nhiên, trong suốt thời gian gần 10 thế kỷ vùng đất Nam Bộ không đựơc cai quản chặt chẽ và gần như bị bỏ hoang Từ cuối thế kỷ XVI và đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVII, dưới sự bảo hộ của các chúa Nguyễn người Việt đã từng bước khai phá vùng đất này

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, để bảo vệ biên giới Tây- Nam, Nhà Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống đồn phòng ngự Triều Nguyễn đã cho lập địa bạ cho toàn Lục tỉnh Nam Kỳ (1836), thiết lập, củng cố tổ chức hành chính và hoàn chỉnh bộ máy quản lý xã hội từ thôn, xã đến tổng, huyện, phủ, tỉnh nhằm quản lý chặt chẽ lãnh thổ Bên cạnh bộ máy tổ chức hành chính, bên cạnh chùa Phật tiểu thừa của người Khmer, các thiết chế văn hoá, tín ngưỡng dân gian của người Việt được hình thành

và vận hành: đình thờ Thành hoàng, am miếu của Đạo giáo và chùa Phật đại thừa Các thiết chế, cơ sở văn hoá và tín ngưỡng dân gian này vừa có tác dụng trấn tĩnh

Ngày đăng: 17/08/2015, 13:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Trường An (2000), Sàn gỗ màn nhung: Lịch sử Cải lương Việt Nam, Nxb Văn nghệ Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sàn gỗ màn nhung: Lịch sử Cải lương Việt Nam
Tác giả: Hồ Trường An
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Tp HCM
Năm: 2000
2. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2005
3. Trần Thúy Anh (Chủ biên), Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy (2011), Du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ
Tác giả: Trần Thúy Anh (Chủ biên), Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
4. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng xử văn hóa trong du lịch
Tác giả: Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa
Nhà XB: Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
6. Nguyễn Thị Trúc Bạch (2010), Nghiên cứu nghệ thuật Cải lương trong văn hóa Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hôi Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nghệ thuật Cải lương trong văn hóa Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Trúc Bạch
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hôi Hà Nội
Năm: 2010
7. Đỗ Dũng (2003), Sân khấu Cải lương Nam Bộ từ 1918-2000, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sân khấu Cải lương Nam Bộ từ 1918-2000
Tác giả: Đỗ Dũng
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2003
8. Hồ Đại (2007), Bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập – toàn cầu hóa, Nxb Văn nghệ, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập – toàn cầu hóa
Tác giả: Hồ Đại
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2007
9. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2006
10. Tuấn Giang (2006), Nghệ thuật Cải lương, Nxb ĐHQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Cải lương
Tác giả: Tuấn Giang
Nhà XB: Nxb ĐHQG TP.HCM
Năm: 2006
11. Hội Văn học nghệ thuật Bạc Liêu (2014), Soạn giả Yên Lang, Nxb Âm nhạc 12. Diên Hương(1963), Phép làm thơ, Nxb Khai Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Soạn giả Yên Lang", Nxb Âm nhạc 12. Diên Hương(1963"), Phép làm thơ
Tác giả: Hội Văn học nghệ thuật Bạc Liêu (2014), Soạn giả Yên Lang, Nxb Âm nhạc 12. Diên Hương
Nhà XB: Nxb Âm nhạc 12. Diên Hương(1963")
Năm: 1963
15. Trần Văn Khê (2004), Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Khê
Nhà XB: Nxb Trẻ Tp HCM
Năm: 2004
17. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
18. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2011), Góp phần nghiên cứu đờn ca tài tử Nam Bộ, Nxb Âm nhạc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu đờn ca tài tử Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Liêm
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 2011
19. Nguyễn Thụy Loan (2014), Đờn ca tài tử đặc trưng và đóng góp - tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đờn ca tài tử đặc trưng và đóng góp - tập 2
Tác giả: Nguyễn Thụy Loan
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2014
20. Hoàng Nhƣ Mai (2000), Địa chí văn hóa Tp HCM(tập III): Sân khấu Cải lương, Nxb TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa Tp HCM(tập III): Sân khấu Cải lương
Tác giả: Hoàng Nhƣ Mai
Nhà XB: Nxb TP HCM
Năm: 2000
25. NXB Mũi Cà Mau (1992), Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Dạ cổ hoài lang
Tác giả: NXB Mũi Cà Mau
Nhà XB: NXB Mũi Cà Mau (1992)
Năm: 1992
26. Nguyễn Phúc (1998), Địa chí văn hóa (tập 3): Nghệ thuật sân khấu Cải lương thực trạng và triển vọng, Nxb Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa (tập 3): Nghệ thuật sân khấu Cải lương thực trạng và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Phúc
Nhà XB: Nxb Tp HCM
Năm: 1998
27. Trương Đình Quang (2000), Mấy vấn đề về nghệ thuật biểu diễn, Nxb Văn hóa nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về nghệ thuật biểu diễn
Tác giả: Trương Đình Quang
Nhà XB: Nxb Văn hóa nghệ thuật
Năm: 2000
28. Trần Trung Quân (1998), Hậu trường sân khấu Cải lương (trước năm 1975 và tại hải ngoại), Nxb Nam Á Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hậu trường sân khấu Cải lương (trước năm 1975 và tại hải ngoại)
Tác giả: Trần Trung Quân
Nhà XB: Nxb Nam Á Tp HCM
Năm: 1998
29. Vương Hồng Sển (2007), Hồi ký 50 năm mê hát, Nxb Trẻ Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi ký 50 năm mê hát
Tác giả: Vương Hồng Sển
Nhà XB: Nxb Trẻ Tp HCM
Năm: 2007

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w