1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tài nguyên nước ngọt và hiện trạng khai thác tài nguyên nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

18 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 216 KB

Nội dung

ĐỀ Tài :“Đặc điểm tài nguyên nước ngọt và hiện trạng khai thác tài nguyên nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” NHOM 7 Nguyễn Quốc Hậu B1207358 Tham gia 100% Trần Ngọc Huyền B1309268 Tham gia 100% Phùng Quốc Nguyên B1309299 Tham gia 100% Nguyễn Hà Tâm B1309323 Tham gia 100% MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 2.1 Mục tiêu chung: 4 2.2 Mục tiêu cụ thể 4 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 3.1 Về không gian 4 3.2 Về thời gian 4 3.3 Đối tượng nghiên cứu 4 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 4.1 Cơ sở lý luận 4 4.1.1 Khái niệm tài nguyên nước 4 4.1.2 Chức năng của nước 5 4.1.3 Vai trò của tài nguyên nước ngọt 5 4.2 Phương pháp nghiên cứu 5 4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 5 4.2.2 Phương pháp phân tích 6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐBSCL ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL 6 1. 1 Khái quát điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL 6 1.1.1Vị trí địa lý 6 1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 6 1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL trong thời gian qua 6 1.2.1 Nhiệt độ 6 1.2.2Lượng mưa 7 1.2.3Bão, áp thấp nhiệt đới 7 1.2.4Các yếu tố thời tiết cực đoan 7 1.3.Đặc điểm tài nguyên nước ngọt của ĐBSCL 8 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL 8 2.1 Thực trạng thiếu nước ngọt ở ĐBSCL 8 2.1.1 Nguồn nước ngọt trên lưu vực sông cạn dần 9 2.1.2 Hậu quả của vấn đền thiếu nước ngọt 9 2.1.2.1 Thiếu nước cho lúa 9 2.1.2.2 Thiếu nước cho hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày 10 2.1.2.3 Nguy cơ cháy rừng ca 10 2.1.2.4 Thiếu nước nuôi trồng thủy sản 10 2.1.2.5 Thiếu nước sinh hoạt 10 2.2. Nguyên nhân gây thiếu nước ngọt trầm trọng ở ĐBSCL 10 2.2.1. Nguyên nhân tự nhiên 10 2.2.2 . Các nguyên nhân kinh tế xã hội 11 2.2.2 .1. Từ sự khai thác quá mức ở thượng nguồn sông Mekong 11 2.2.2.2 . Nhu cầu sử dụng nước ngọt ngày càng lớn 11 2.2.2.3 . Chất thải gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước 11 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯƠC NGỌT Ở ĐBSCL 12 3.1 Các giải pháp cấp bách 12 3.1.1 Giảm thiểu tác động từ thượng nguồn sông Mê Công 12 3.1.2 Gấp rút triển khai các biện pháp chống xâm nhập mặn 13 3.1.3 Hạn chế ô nhiễm nguồn nước 13 3.1.3.1Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải. 13 3.1.3.2Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và nước dằn tàu. 14 3.1.3.3Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hàng độc hại. 14 3.1.3.4Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do dầu. 14 3.1.3.5 Biện pháp sử dụng phao quây và lực lượng trực ứng cứu phòng ngừa dầu tràn ra từ các tàu có thể thực hiện theo hai giai đoạn: 15 3.1.3.6 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. 15 3.1.3.7Xử lý nước rỉ rác thải bằng cỏ 16 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nước ngọt là một loại tài nguyên không thể thiếu đối với con người nói chung và đặc biệt là người dân ĐBSCL nói riêng. Nguồn nước ngọt thường được sử dụng chủ yếu vào sinh hoạt, chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên hiện nay các nguồn nước ngọt đang phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm mặn trầm trọng bởi thời tiết ngày càng diễn biến thất thường nhất là sự nóng lên của trái đất đã ảnh hưởng sâu sắc đến vùng ĐBSCL, kèm theo hạn hán hay do các hoạt động sản xuất quá mức gây ra. Mùa mưa năm 2014 có lượng mưa phân bố không đều và diễn biến phức tạp, lũ thượng nguồn về sớm, rồi rút sớm. Vì vậy, những tháng đầu năm 2015 sẽ rất khó khăn vì thiếu nước ngọt do tình tình hình thời tiết năm nay được dự báo sẽ rất thát thường. Vì thế em xin chọn đề tài “Đặc điểm tài nguyên nước ngọt và hiện trạng khai thác tài nguyên nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” để thấy được thực trạng tài nguyên nước ngọt hiện nay từ đó tìm ra các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tại ĐBSCL nhằm hạn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất ở ĐBSCL. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu về đặc điểm tài nguyên nước ngọt và thực trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL đó đưa ra các giải pháp pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngọt tại ĐBSCL. Mục tiêu cụ thể 2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL. Phân tích tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL. Đề xuất những giải pháp cải thiện tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Về không gian Để nghiên cứu trạng khai thác tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL. 3.2 Về thời gian Số liệu sử dụng cho đề tài là số liệu thứ cấp thu thập từ 2012 – 2014. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Tài nguyên nước ngọt và hiện trạng khai thác tài nguyên này ở ĐBSCL. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Cơ sở lý luận 4.1.1 Khái niệm tài nguyên nước Nước được xem như một tài nguyên quí giá và cần thiết cho sự sống. Nước chi phối nhiều hoạt động của con người, thực và động vật và vận hành của thiên nhiên. Theo định nghĩa thông thường: “Nước là một chất lỏng thông dụng. Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm 2 nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, nước là một chất không màu, không mùi, không vị. Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere, nước sôi ở 100°C và đông đặc ở 0°C, nước có khối lượng riêng là 1000 kgm3”. Khái niệm đơn giản về nước là như vậy, nhưng đi sâu nghiên cứu, ta thấy nước có nhiều tính chất kỳ diệu bảo đảm cho sự sống được tồn tại và phát triển. 4.1.2 Chức năng của nước Nước là một thành phần chính của cơ thể và các cơ quan quan trọng. Nước có 5 chức năng chính:  Nuôi dưỡng tế bào: nước cung cấp, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, chẳng hạn như các khoáng chất, vitamin và glucose...  Chuyển hoá và tham gia các phản ừng trao đổi chất: nước là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà cơ thể đã hấp thu.  Đào thải các chất cặn bã: nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.  Ổn định nhiệt độ cơ thể:nước giúp cân bằng nhiệt độ cớ thể trong môi trường nóng hoặc lạnh. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, và sự bay hơi của nước từ bề mặt da rất hiệu quả làm mát cơ thể.  Giảm ma sát: nước là một chất bôi trơn hiệu quả quanh khớp. Nó cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, não, tuỷ sống. Nước là trung tâm của cuộc sống. Điều này lý giải tại sao không ai có thể sống hơn 3 đến 5 ngày mà không có bất kỳ lượng nước uống vào. 4.1.3 Vai trò của tài nguyên nước ngọt • Nước là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh giới. Không có nước sự sống lập tức bị rối loạn, ngưng lại và tiêu diệt. • Nước chiếm thành phần chủ yếu trong cấu tạo cơ thể thực và động vật. Con người, có khoảng 65 75% trọng lượng nước trong cơ thể, đặc biệt nước chiếm tới 95 %, trong huyết tương, cá có khoảng 80 % nước trong cơ thể, cây trên cạn có 50 – 70 % nước, trong rong rêu và các loại thủy thực vật khác có 95 98 % là nước. • Muốn có thực phẩm cho người và gia súc cần có nước: muốn có 1 tấn lúa mì, cần 300 500 m3 nước, 1 tấn gạo cần tiêu thụ 1.500 2.000 m3 nước và để có 1 tấn thịt trong chăn nuôi cần tốn 20.000 50.000 m3 nước. • Lượng nước trên trái đất là một máy điều hòa nhiệt và làm cho cán cân sinh thái được cân bằng. Sự sống thường tập trung ở các nguồn nước, phần lớn các nền văn minh, các trung tâm kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, dân cư,... đều nằm dọc theo các vùng tập trung nước. • Sự thay đổi cán cân phân phối nước hoặc sự phá hoại nguồn nước có thể làm tàn lụi các vùng trù phú, biến các vùng đất màu mỡ thành các vùng khô cằn. Trong những thập niên sắp tới, chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia và các vùng khu vực có thể do nguyên nhân tranh giành tài nguyên nước quí báu này. 4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ internet, báo chí, tạp chí, trang web của tổng cục thống kê và một số các tài liệu có liên quan khác. 4.2.2 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả hiện trạng về thực trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL. Sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin về thực trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL để đề xuất phương án sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL trong tương lai. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐBSCL ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL 1. 1 Khái quát điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL 1.1.1Vị trí địa lý BSCL là khu vực nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế. Vùng bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước. Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng… 1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 1m so với mặt nước biển. 1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL trong thời gian qua 1.2.1 Nhiệt độ Gần đây Ngân Hàng Thế Giới cũng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất vì tình trạng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao. Nếu nước biển dâng cao thêm 1 mét thì một phần đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ bị chìm ngập dưới nước ảnh hưởng khoảng 8 triệu dân cư. Trên thực tế Việt Nam đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa...) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạn hán...). Được biết trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7°C, mực nước biển dâng 20 cm. Trong thời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra với cường độ mạnh hơn trước. 1.2.2Lượng mưa Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 2.200 mmnăm. Tỉnh có lượng mưa cao nhất là Cà Mau (trên 2.200 mmnăm), tỉnh có lượng mưa thấp nhất là Đồng Tháp (xấp xỉ 1.400 mmnăm). Tuy nhiên, điểm có lượng mưa được ghi nhận thấp nhất là Gò Công (Tiền Giang) chỉ vào khoảng 1.200 mmnăm với trung bình có 100 110 mmnăm. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được ghi nhận như là nơi có lượng mưa cao nhất vùng đồng bằng, lên đến 3.145 mmnăm với tổng số ngày mưa ghi nhận là 140 ngày mưanăm. Trong các tháng mùa mưa, số liệu từ các trạm đo mưa cho thấy có khoảng 13 21 ngày mưatháng. Trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3, số ngày có mưa trong tháng rất ít chỉ vào khoảng 0 6 ngày mưa. Theo dõi số liệu mưa nhiều năm ở khu vực ĐBSCL, ta thấy tại Kiên Giang thường bắt đầu có mưa sớm vào tháng 4, sớm hơn các tỉnh khác khoảng 15 20 ngày. Nếu so sánh với số liệu mưa ở các khu vực khác trong toàn quốc ở Việt Nam thì mưa ở ĐBSCL ít bị biến động. (Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia). 1.2.3Bão, áp thấp nhiệt đới Cũng như năm 2012, mực nước ở các trạm thủy văn đầu nguồn sông Cửu Long là Tân Châu, Châu Đốc đều thấp hơn hoặc tương đương mức báo động III, và thấp hơn đỉnh lũ năm 2011, nhưng mực nước ở hạ nguồn, tại địa bàn tỉnh lại rất cao và kéo dài đến cuối tháng 11. Đặc biệt là thời điểm giữa tháng 10, mực nước sông, rạch trong tỉnh vượt đỉnh lũ năm 2012 và ở mức tương đương với đỉnh lũ năm 2011 năm được xem là năm lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong ứng phó với lốc xoáy, gió mạnh, các huyện đã tổ chức chằng, chống 4.010 căn trong tổng số 8.362 căn nhà cần chằng, chống. Riêng huyện Mang Thít và thị xã Bình Minh đã hỗ trợ 84,432 triệu đồng cho các xã mua dây kẽm cấp cho dân chằng, chống nhà. Công tác này giúp giảm đáng kể số nhà bị hư hại do giông, lốc xảy ra. Chính quyền xã và ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện nhanh chóng công tác khắc phục hậu quả và hỗ trợ, giúp dân dựng lại nhà cửa, ổn định nơi ở và sản xuất. Ngành Lao động và thương binhxã hội đã hỗ trợ 622,209 triệu đồng cho những hộ bị thiệt hại.(Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Vĩnh Long). 1.2.4Các yếu tố thời tiết cực đoan ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn). 1.3.Đặc điểm tài nguyên nước ngọt của ĐBSCL ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay. ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. Chế độ thuỷ văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật: • Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng. • Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển. • Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn. • ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản lượng khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt. CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL 2.1 Thực trạng thiếu nước ngọt ở ĐBSCL Như chúng ta đã thấy tài nguyên nước có xu hướng suy thoái do tác động của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu. Về mùa khô ở ĐBSCL hầu như không có mưa, nguồn nước chủ yếu do sông Mê Kông cung cấp, bình quân lưu lượng kiệt của sông Mê Kông chảy về ĐBSCL khoảng 2000 m3s. Trong giai đoạn tới, 5 nước trong lưu vực sông Mê Kông sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đây là những nước có nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước nên nhu cầu dùng nước rất nhiều, bên cạnh đó thảm thực vật phía thượng nguồn đang bị suy giảm nghiêm trọng. Ước tính lưu lượng chảy về ĐBSCL lúc đó chỉ còn khoảng 1000 m3s, nguy cơ hạn hán sẽ rất nghiêm trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với dự báo của Tổ chức Quỹ bảo vệ thiên nhiên Thế giới (WWF). Theo đánh giá của tổ chức này, trong số 5 dòng sông đang bị cạn kiệt ở châu Á, ngoài các sông Dương Tử, Salween, Ganges và Indus, có cả sông Mê Kông đi qua Việt Nam. Khu vực ĐBSCL có diện tích 39.313 km2, chiếm hơn 79% diện tích của tam giác châu Mê Kông. Qua đó dễ dàng hình dung trong trường hợp sông Mê Kông bị cạn kiệt sẽ là thảm họa cho cả khu vực. Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Riêng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn ở những vấn đề chính như sau: Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Riêng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn ở những vấn đề chính như sau: • Thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả và dân sinh; • Thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho nuôi thủy sản; • Theo dự báo trong những năm tới, mực nước biển sẽ ngày một dâng cao, khả năng xâm nhập mặn sẽ rất lớn. Lưu lượng nước thượng nguồn về bị giảm sút sẽ không đủ lưu lượng đẩy mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, thực tế có những năm ở một số sông mặn xâm nhập sâu đến gần 90 km như ở Mộc Hoá (Long An) (có lúc độ mặn lên tới 4‰) gây khó khăn lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), dân số tăng nhanh, trong khi nước biển lấn sâu vào đất liền dẫn đến việc ngày càng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt. Một số nhà chuyên môn dự báo tình trạng trên sẽ khiến khu vực này thiếu ít khoảng 1,7 triệu m³ nướcngày kể từ năm 2030 Tại hội thảo “Hạ tầng nước và thách thức của biến đổi khí hậu”, diễn ra trong 3 ngày (từ 19 đến 21112014) ở Cần Thơ, ông Lê Văn Tuấn, Cố vấn trưởng của Bộ Xây dựng, cho biết nếu không tính hai huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải của Kiên Giang thì khu vực Tây Nam sông Hậu (gồm 7 tỉnhthành: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) sẽ thiếu ít nhất 800.000 m³ nước sinh hoạtngày kể từ năm 2020. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam (VIWASE), cho thấy đến năm 2030 khu vực này thiếu ít nhất 1,7 triệu m³ nước sạchngày để phục vụ cho sinh hoạt của người dân nơi đây. Theo WIWASE, ngoài chịu tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng dẫn đến nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, thì gia tăng dân số cũng là nguyên nhân khiến tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt diễn ra nghiêm trọng hơn VD:Tại tỉnh Hậu Giang, theo thông tin từ Sở NNPTNT, có khoảng gần 10.000 ha diện tích trồng lúa tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi nắng nóng kéo dài. Nếu tình hình thời tiết không thay đổi, trong khoảng một tháng nữa, tại các xã Hòa An, Hòa Mỹ, Tân Long, Phương Bình... hơn 40 tuyến kênh cấp 2, 3 sẽ bị thiếu nước cục bộ và có thể ảnh hưởng đến 9.700 ha đất trồng lúa. Các xã thuộc huyện Bình Đại (Bến Tre) như: Thới Thuận, Thừa Đức, Thạnh Phước nằm trong vùng nước mặn nên áp lực thiếu nước sinh hoạt của bà con trong mùa khô rất gay gắt. Tuy tỉnh đã có hệ thống dẫn nước thô từ cống đập Ba Lai nhưng chỉ đến được xã Thạnh Phước. Nguồn kinh phí hàng năm của Trung tâm nước sạch cũng không đủ để đầu tư hệ thống xử lý nước sạch cho các vùng trên. Do vậy ngoài việc sử dụng nước ngầm, bà con tại đây còn phải mua nước để sử dụng. 2.1.1 Nguồn nước ngọt trên lưu vực sông cạn dần 2.1.2 Hậu quả của vấn đền thiếu nước ngọt 2.1.2.1 Thiếu nước cho lúa Hạn hán gây thiếu nước ngọt → ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất trồng trọt Để có nước phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp, người dân phải tốn nhiều chi phí từ 5 10 triệu đồngha cho việc bơm nước vào ruộng người trồng lúa mất mùa vì thiếu nước ngọt Ở Bạc Liêu, diện tích trồng lúa tăng quá nhanh nên không đủ nguồn nước ngọt cung cấp vì hệ thống kênh dẫn nước bị bồi lắng nhiều năm Nhiều người trồng lúa mất mùa vì thiếu nước ngọt VD: Ở Long An, hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc tiếp giáp ra biển thiếu nước ngọt sản xuất lúa Hè Thu rất khó khăn, năng suất bấp bênh, bà con tích cực đào ao trữ nước mưa trồng màu vụ Hè Thu 2.1.2.2 Thiếu nước cho hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày 2.1.2.3 Nguy cơ cháy rừng ca Vườn Quốc gia U Minh Hạ hiện đang phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở mức cao. Phần lớn diện tích rừng đã bị khô hạn, các thảm thực vật sát mặt đất đã không còn đủ độ ẩm để duy trì sự sống Toàn bộ diện tích rừng tràm ở Cà Mau đã khô hạn, trong đó gần 34.000 ha rừng tràm đang đối mặt với nguy cơ cháy cao, các con kênh trữ nước ngọt dần cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước phục vụ chữa cháy rừng tra Tại An Giang, toàn bộ hơn 10.000ha rừng thuộc địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đang được đặt trong tình trạng bảo vệ, phòng chống cháy nghiêm ngặt 2.1.2.4 Thiếu nước nuôi trồng thủy sản Ảnh hưởng trực tiếp từ việc giảm mưa trong mùa khô, đồng thời cùng với sự tăng nhiệt độ không khí làm tăng lượng nước bốc hơi tại các khu vực nuôi trồng thủy sản dẫn đến làm tăng độ mặn trong nước 2.1.2.5 Thiếu nước sinh hoạt Người dân không có nước sử dụng. Những hộ nghèo phải lấy nước mặn trực tiếp từ các kênh mương, sông để nấu ăn Để có nước ngọt, người dân sử dụng nhiều biện pháp, trữ nước, xin phép khoan nước ngầm để dùng hoặc ngay cả khoan giếng trai phép Dịch bệnh bùng phát 2.2. Nguyên nhân gây thiếu nước ngọt trầm trọng ở ĐBSCL 2.2.1. Nguyên nhân tự nhiên Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng từ những nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước, do điều kiện khí hậu, thủy văn. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp quan trọng gây suy giảm, cạn kiệt nguồn nước. Thực tế cho thấy, nước chịu tác động sớm nhất của biến đổi khí hậu, nguồn nước mùa khô có xu hướng suy giảm, cạn kiệt nguồn nước kéo dài hơn, tồi tệ hơn, nhiều khu vực nước ngọt cũng sẽ bị xâm nhập mặn, ô nhiễm gia tăng do dòng chảy không còn khả năng tự làm sạch, khả năng chống chọi với thiên tai, trong đó có hạn hán sẽ tạo ra thách thức lớn đối với bảo đảm an ninh về nước và phát triển xanh, bền vững của vùng. 2.2.2 . Các nguyên nhân kinh tế xã hội 2.2.2 .1. Từ sự khai thác quá mức ở thượng nguồn sông Mekong Việc khai thác, sử dụng nước tại các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông đã có tác động lớn đến Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, ở thượng nguồn phần lưu vực thuộc Trung Quốc, việc xây dựng nhiều hồ chứa thủy điện đã gây những biến động phi tự nhiên, làm suy giảm, cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng bất lợi tới nguồn nước chảy về Việt Nam, gây những quan ngại lớn cho các nước ở hạ du nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Việc khai thác quá mức nguồn nước, đặc biệt là việc xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi, nhất là thủy điện kiểu đường dẫn, kiểu các công trình đập chặn hoàn toàn dòng chảy sông với việc quy hoạch, xây dựng và quản lý vận hành bất hợp lý cũng là nguyên nhân làm suy giảm rõ rệt số lượng và chất lượng nước. Ở nhiều hồ chứa, việc tích nước, xả nước vào những thời kỳ nhất định thường chưa tuân thủ đúng quy trình vận hành, thậm chí ở một số hồ trong những thời kỳ dài vi phạm nghiêm trọng việc vận hành bảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu. Nguyên nhân chính là do chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa phân bổ nguồn nước cho các nhu cầu trong mùa khô. 2.2.2.2 . Nhu cầu sử dụng nước ngọt ngày càng lớn Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng phát triển cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước. Nhu cầu về nước ngày càng tăng dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Nhu cầu dùng nước do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… Điều đó cho thấy, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Do tập quán, thói quen sản xuất, canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều nước, lại thiếu các biện pháp hợp lý giữ, trữ nước trong mùa mưa lũ để dùng dần trong mùa khô nên thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở nhiều nơi. Việc sử dụng nước thiếu quy hoạch, chưa hiệu quả, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm trong khi nhu cầu dùng nước ngày một tăng nhanh do phát triển kinh tế xã hội, chất thải gây ô nhiễm các nguồn nước càng làm giảm rõ rệt khả năng đáp ứng nhu cầu nước sạch vào mùa khô. Bên cạnh đó, tăng trưởng dân số nhanh dẫn đến gia tăng nhu cầu về nước, lại không chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải các loại tạo nên các nguồn ô nhiễm lớn, thường xuyên làm ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng nguồn nước, làm cạn kiệt nguồn nước sạch. 2.2.2.3 . Chất thải gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước Thủ phạm gây ô nhiễm chính là nguồn nước thải khổng lồ chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu không ngừng đổ vào các sông, hồ từ các đô thị, cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, làng nghề, bệnh viện, từ khai thác khoáng sản, ... khiến nhiều con sông đang dần trở thành con sông chết. Các dòng sông ở nông thôn cũng đang ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, nguyên nhân chính là mọi chất thải đều được người dân thải trực tiếp ra sông, đặc biệt là túi ni lông một chất thải khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra, còn có chất thải từ các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và hoạt động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯƠC NGỌT Ở ĐBSCL 3.1 Các giải pháp cấp bách 3.1.1 Giảm thiểu tác động từ thượng nguồn sông Mê Công Trên cơ sở nhận định tình hình khu vực và bối cảnh hiện tại, bà Trần Thị Thanh Thủy, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm bảo vệ môi trường) cho rằng các giải pháp ứng phó của Việt Nam có thể thực hiện gồm việc duy trì và tăng cường hợp tác Mekong thông qua Ủy hội sông Mekong quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, khuôn khổ hợp tác tốt nhất để trao đổi, đàm phán và tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề phát triển lưu vực là thông qua Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong. Đồng thời, Trung tâm đầu tư vào việc nâng cao năng lực tổ chức cho Ủy ban sông Mekong Việt Nam, với đầy đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu giám sát tác động, tìm kiếm giải pháp nhằm tham vấn kịp thời cho Chính phủ trong hoạch định chính sách và hợp tác với các quốc gia trong lưu vực. Việt Nam cần tạo sự đồng thuận trong việc định hướng mô hình phát triển của lưu vực Mekong trong cộng đồng ASEAN. Theo đó cần hướng đến mô hình phát triển giảm thiểu phát thải, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong nghiên cứu, phổ biến thông tin, thúc đẩy hợp tác, đối thoại ở cấp quốc gia và khu vực, nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội trong bảo vệ lợi ích chung của người dân trong lưu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là cần tăng cường hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ và đối tác phát triển như Lào, Campuchia nhằm hỗ trợ nước bạn tìm kiếm các giải pháp phát triển tối ưu, bền vững, phù hợp với tinh thần hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực. Với kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, Việt Nam có thể giúp các nước bạn sử dụng nguồn lực quốc tế một cách hiệu quả, áp dụng các mô hình tốt và tránh những hậu quả tiêu cực có thể vấp phải trong quá trình phát triển. Việc sử dụng một cách hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư và hỗ trợ phát triển cũng là một giải pháp quan trọng. Với vị trí nhà đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quá trình triển khai các hoạt động dự án của mình ở các nước bạn, nhằm giảm thiểu các hệ quả môi trườngxã hội. Chính phủ cũng nên có các công cụ quản lý hữu hiệu, đảm bảo giám sát các dòng đầu tư, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực tốt trong đầu tư nước ngoài. “Tùy vào từng kịch bản mà Việt Nam có cách ứng phó thích hợp. Song điều quan trọng nhất là cần có sự đồng nhất trong hợp tác phát triển giữa các quốc gia để đảm bảo lưu vực hạ Mekong không bị đe dọa,” bà Thủy nhấn mạnh. 3.1.2 Gấp rút triển khai các biện pháp chống xâm nhập mặn Các địa phương tại ĐBSCL đang ráo riết triển khai nhiều biện pháp chống hạn, xâm nhập mặn đang bắt đầu vào cao điểm. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, độ mặn 4 ‰ đã xâm nhập cách các cửa sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Cửa Đại khoảng 2025km. Cụ thể, trên sông Cửa Đại, tại Bình Đại độ mặn đã lên đến từ 2124‰; Giao Hòa 13 ‰; Long Hòa từ 0,5 ‰2‰. Đặc biệt, nước mặn theo kênh Giao Hòa – An Hóa xâm nhập vào sông Ba Lai (vùng ngọt hóa Bắc Bến Tre). Trên sông Hàm Luông tại An Thuận, độ mặn từ 2023‰; Mỹ Hóa từ 0,1 1,5‰. Trên sông Cổ Chiên tại Bến Trại độ mặn đo được từ 2023‰; Hương Mỹ 46‰, Thành Thới B 0,62‰… Các địa phương trong tỉnh Bến Tre đang khẩn trương thực hiện các công trình chống hạn, mặn, dẫn nước từ vùng ngọt hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân các địa phương ven biển. Riêng UBND huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí khẩn cấp xây dựng 22 công trình ngăn mặn; bảo vệ hàng ngàn hécta đất sản xuất cây ăn trái đặc sản, hoa kiểng, cây giống tại các xã Phú Sơn, Vĩnh Thành, Long Thới… Ước tính, khi các công trình này hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ giảm thiệt hại cho người dân gần 50 tỉ đồng trong mùa khô năm 2012. Huyện Mỏ Cày Bắc đề nghị hỗ trợ 7 công trình chống mặn, bảo vệ vùng sản xuất 1.700ha tại các xã Phước Mỹ Trung, Tân Phú Tây… Nhờ chủ động hoàn chỉnh hệ thống cống đập ngăn mặn, xuống giống sớm vụ lúa đông xuân, đến nay 60.000 ha lúa tại các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng (vùng bán đảo Cà Mau) của tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch dứt điểm, an toàn. Hiện tại, tỉnh Kiên Giang cho đóng hệ thống hơn 20 cống đập ngăn mặn để bảo vệ lúa đông xuân tại vùng Tứ Giác Long Xuyên. Tỉnh An Giang đầu tư hơn 12 tỉ đồng, gấp rút thực hiện các công trình chống hạn, mặn, bảo vệ vùng sản xuất lúa ở các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên… 3.1.3 Hạn chế ô nhiễm nguồn nước 3.1.3.1Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải. Tuy đã có những quy định rất cụ thể về việc thải rác đối với các phương tiện thủy khi hoạt động trên tuyến nhưng việc thực hiện các quy định này mới chỉ áp dụng triệt để đối với các tàu lớn và tàu nước ngoài tới khu vực. Trong thời gian tới, kiến nghị một số giải pháp sau: Nghiên cứu lựa chọn địa điểm để xây dựng một trung tâm chứa và xử lý rác thải riêng cho các hoạt động giao thông vận tải thủy. Bắt buộc các tàu nhỏ có số nhân viên từ 3 người trở lên phải áp dụng những biện pháp quản lý rác thải bao gồm việc thu gom và phân loại như quy định của phụ lục V của Marpol. Cấm đốt rác trên tàu khi tàu đang chạy, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến để hạn chế ô nhiễm không khí do khí thải và bay bụi từ việc đốt. Áp dụng biện pháp tính phí “không phân biệt” – Bất cứ tàu nào ghé cảng đều phải trả phí thu gom rác dù có tạo ra rác hay không và đưa ra quy trình thông báo sử dụng thiết bị tiếp nhận rác của cảng. Muốn vậy thì cần phải thay đổi cách tính cảng phí để tích hợp loại phí thu gom rác vào và phải đầu tư các thiết bị tiếp nhận các loại rác khác nhau để thực thi công việc một cách linh hoạt và hiệu quả. 3.1.3.2Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và nước dằn tàu. Chúng ta cũng đã có những quy định chi tiết về việc thải nước thải theo công ước Marpol đối với tàu chạy tuyến quốc tế hoặc theo quy định của quốc gia và thành phố Hồ Chí Minh với tất cả các tàu trong đó cấm thải nước thải xuống sông và vùng nước của cảng mà phải giữ lại trên tàu hoặc đưa vào thiết bị tiếp nhận. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải thu gom từ các tàu hiện chưa được thực hiện triệt để. Cần phải xây dựng một trung tâm chứa và xử lý nước thải từ tàu cho toàn tuyến, vị trí của trung tâm này phải được chọn lựa đảm bảo tính kinh tế trong việc thu gom và vận chuyển nước thải từ các tàu tới trung tâm và phải chọn được các phương pháp xử lý thích hợp, phù hợp với năng lực đầu tư của chính quyền và đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Nước dằn tàu có thể có những tác hại tới môi trường. Để phòng ngừa tác động của nước dằn tàu, cần quy định bắt buộc các tàu phải thải nước dằn vào thiết bị tiếp nhận trên bờ trừ khi chúng được kiểm tra và cho thấy không lẫn dầu và có các chỉ số sinh học đáp ứng được tiêu chuẩn của công ước quốc tế về quản lý nước dằn và cặn bùn tàu. Các tàu phải có quy trình thải nước dằn và phải báo cho chính quyền cảng biết trước khi tiến hành thải nước dằn. 3.1.3.3Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hàng độc hại. Hàng hóa độc hại chở trên tàu bao gồm hai nhóm chính là chất độc lỏng chở xô và chất có hại đóng trong bao gói. Các biện pháp kiến nghị bao gồm: Tàu chở loại hàng này phải có giấy chứng nhận phù hợp đặc biệt, phải báo trước cho chính quyền cảng về thời gian tàu tới cảng và phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với sự cố gây ô nhiễm với mức tương đương với công ước LLMC. Cấm thải cặn hàng và nước có lẫn hàng lỏng độc hại xuống sông trên tuyến và vùng nước của cảng. Khi cần thải cặn hàng hoặc nước lẫn hàng bắt buộc phải sử dụng các thiết bị tiếp nhận từ trên bờ. Đơn vị làm dịch vụ thu gom chất thải của loại hàng này phải có đủ năng lực và có giấy phép của cơ quan chức năn. Hàng độc hại chở trong bao gói phải có đầy đủ ký mã hiệu thể hiện đầy đủ đặc tính của hàng. Các thông tin về hàng gồm danh mục, số lượng và vị trí xếp trên tàu phải được gửi cho chính quyền cảng trước khi tàu tới khu vực đón trả hoa tiêu tại Vũng Tàu. Cấm vứt bỏ, đốt rác, vật liệu bao gói, chèn lót có lẫn hàng độc hại khi tàu di chuyển, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến. Cặn hàng và các vật liệu chèn lót, bao gói có lẫn hàng phải được thu gom và báo cho chính quyền cảng biết để được đưa đi xử lý theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về môi trường. 3.1.3.4Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do dầu. Do lượng dầu thông qua các cảng trên tuyến TP.Hồ Chí Minh Vũng Tàu là rất lớn, cộng với số lượng tàu lưu thông trên tuyến cũng cao nhất nước nên nguy cơ gây ô nhiễm dầu là lớn nhất và cần phải đặc biệt ưu tiên phòng chống. Cần thẩm định và triển khai ngay kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố dầu tràn như đề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường hệ thống báo hiệu an toàn hàng hải trên toàn tuyến, đưa vào sử dụng hệ thống VTS đã lắp đặt để tăng độ an toàn lưu thông tàu thuyền trên tuyến. Kiểm tra giám sát chặt chẽ của các phương tiện thủy, đặc biệt là các phương tiện thủy nội địa về việc lưu thông, neo đậu, an toàn trang thiết bị và con người điều khiển phương tiện. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho một đơn vị hạt nhân trên tuyến để có đủ năng lực xử lý sự cố tràn dầu ở cấp độ cấp II. Các tàu chở dầu khi vào các cảng trên tuyến bắt buộc phải có đủ các giấy chứng nhận an toàn theo quy định và phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu với mức tương đương với công ước LLMC. 3.1.3.5 Biện pháp sử dụng phao quây và lực lượng trực ứng cứu phòng ngừa dầu tràn ra từ các tàu có thể thực hiện theo hai giai đoạn: Giai đoạn một: áp dụng cho tất cả các tàu dầu khi bơm nhận, trả hàng cũng như cho tất cả các tàu khi nhận nhiên liệu tại cầu hay ở nơi neo, đậu phao. Giai đoạn hai: áp dụng cho tất cả các tàu khi nằm cầu hay neo đậu trên tuyến Các tàu phải duy trì các kế hoạch ứng cứu sự cố đến khi công tác bơm nhận, trả dầu kết thúc. Khi có sự cố tràn dầu cần áp dụng các quy trình như đề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố. 3.1.3.6 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Nguồn gây ô nhiễm không khí từ các phương tiện thủy chủ yếu là khí thải của động cơ, sự bay hơi của dầu chứa trên tàu và việc thải các chất gây suy giảm tầng ôzôn khi sửa chữa tàu. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước và điều kiện thực tế tại khu vực, đề án kiến nghị các biện pháp cụ thể sau: Do Việt nam chưa tham gia phụ lục VI của Marpol nên chưa thể công bố tuyến TP. Hồ Chí Minh – Vũng tàu là vùng “Kiểm soát khí thải đặc biệt”, tuy nhiên trong thời gian trước mắt có thể áp dụng các biện pháp tương tự như: Qui định các tàu vào, ra khu vực phải đảm bảo chất lượng khí thải đáp ứng quy định tương tự phụ lục VI của Marpol khi thải ra môi trường. Để đáp ứng yêu cầu này, chủ tàu sẽ phải thay thế loại dầu đốt có nồng độ sunphua thấp hơn hoặc phải lắp đặt thiết bị lọc khí thải cho tàu. Giới hạn tốc độ của các tàu chạy trên tuyến để hạn chế lượng khí thải. Cấm đốt rác trên tàu khi hoạt động trên tuyến. Khuyến khích các chủ tàu sử dụng nhiên liệu có nồng độ sunphua thấp thông qua cảng phí khuyến khích theo kinh nghiệm của Phần Lan: Những tàu thải NOx dưới 10gkW.hr sẽ được nhận mức phí giảm, mức giảm này bắt đầu từ 1% ở nồng độ 9g NOxkW.hr và tăng tuyến tính lên tới 8% ở nồng độ 1g NOxkW.hr. Những tàu sử dụng nhiên liệu có dứơi 0,5% sun phua sẽ nhận được mức giảm phí 4% và những tàu thải ít NOx hơn hay dùng nhiên liệu có nồng độ sunphua thấp hơn nữa cũng sẽ nhận được mức giảm cộng thêm. Mức giảm tối đa cho cảng phí là 20%. Đối với các cảng mới, khuyến khích đầu tư hệ thống cung cấp điện bờ cho tàu khi nằm bờ. Đối với các cảng nhận, trả dầu, hóa chất lỏng chở xô: khuyến khích sử dụng hệ thống nối kín tàukho để hạn chế lượng hơi hàng thoát ra ngoài môi trường khi làm hàng. 3.1.3.7Xử lý nước rỉ rác thải bằng cỏ Phương pháp xử lý nước rỉ rác ngay tại bãi chôn lấp bằng các loại cây thực vật như dầu mè, cỏ vetiver, cỏ voi và cỏ signal, không những giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí vừa được TS Ngô Hoàng Văn (Hội Nước và Môi trường nước thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu thành công. Giải quyết nạn ô nhiễm môi trường Hiện nay, tại nhiều bãi chôn lấp rác ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, lượng nước rỉ rác do không kịp xử lý là rất lớn, gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyên chở nước rỉ rác còn gây ô nhiễm cho các nơi xe đi qua, chi phí chuyên chở tốn kém, chưa kể có khi các xe này còn xả trộm gây ô nhiễm môi trường sống của người dân. Từ thực tế đó, TS Ngô Hoàng Văn đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ cánh đồng tưới và cánh đồng lọc. Theo TS Ngô Hoàng Văn, TP Hồ Chí Minh nên tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ vetiver, cỏ voi, cỏ signal hoặc cây dầu mè. Cách làm này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng xử lý nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. TS Ngô Hoàng Văn cho biết, nước rỉ rác là chất lỏng thấm qua các lớp chất thải rắn mang theo các chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng. Thành phần nước rỉ rác có chứa nồng độ pH, COD, BOD, axít, kim loại nặng... rất cao. Còn cỏ vetiver có bộ rễ chứa nhiều vi khuẩn và nấm, có khả năng xử lý chất thải gây ô nhiễm cho môi trường. Cụ thể, vi khuẩn cố định đạm có tác dụng chuyển hóa nitơ tự do thành nitơ sinh học; vi khuẩn điều hòa sự sinh trưởng của cây có thể điều hòa được các chất như auxin, gibbrrellins, ethylene, axít... là những chất hữu cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của cây dù ở nồng độ thấp; nấm phân giải phốtpho; nấm rễ... Nhờ vậy mà cây có thể mọc nhanh trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng hoặc đất bị nhiễm độc kim loại nặng trong những điều kiện khắc nghiệt như hạn hán, sương muối, nước mặn, nước có hóa chất, độc chất. Tương tự, cây dầu mè cũng có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường ô nhiễm. Loại cây này đã được trồng thử nghiệm cải tạo môi trường bị nhiễm độc điôxin tại Huế và Cần Thơ. Chi phí rẻ, lợi ích kinh tế cao Ðể thực hiện nghiên cứu của mình, TS Ngô Hoàng Văn cùng nhóm cộng tác đã trồng thực nghiệm cỏ vetiver, cỏ voi và cây dầu mè tại bãi chôn lấp rác Ðông Thạnh (TP Hồ Chí Minh) và sử dụng nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác này để tưới. Kết quả cho thấy các loại cây và cỏ này phát triển bình thường. Nguồn nước rỉ rác đậm đặc có nồng độ các chất ô nhiễm cao sau khi được pha loãng với tỷ lệ 10% để tưới vào cây đã được cây hấp thụ và xử lý bằng phương pháp phát triển tự nhiên cho ra chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn loại A. TS Ngô Hoàng Văn cho biết, kết quả thu được qua bộ rễ, phản ứng đồng hóa của thực vật có thể xử lý các chất ô nhiễm có trong nước. Ngoài ra, qua bộ lá, thực vật còn có thể xử lý được khí thải, mùi hôi và khí CO2 có trong nước thải. Các nhà khoa học đã dùng nước rỉ rác pha loãng ở nồng độ 10% để tưới cho khu trồng cỏ vetiver rộng gần 100m2, khu trồng dầu mè rộng khoảng 150m2, kết quả cho thấy NH3, phốtpho và mùi hôi đều được xử lý rất tốt và đơn giản. Ðặc biệt chi phí xử lý chỉ khoảng 8.000 đồngm3 nước rỉ rác, rẻ hơn gấp mười lần chi phí xử lý hiện tại. Ðáng chú ý là ngoài tác dụng xử lý rác, những loại cây này có giá trị kinh tế cao như: cây dầu mè dùng để sản xuất dầu điêden sinh học hoặc thuốc trị bệnh; cỏ vetiver có thể tận thu để sản xuất giấy; cỏ signal làm thức ăn cho cá và gia súc... Từ những kết quả ứng dụng thu được, đề tài vừa được Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh nghiệm thu và đánh giá cao 3.2 Hướng khai thác tài nguyên nước ở ĐBSCL Công tác quản lý tài nguyên hướng tới làm rõ tiềm năng, trữ lượng, giá trị các nguồn tài nguyên nước của vùng, từ đó bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững đi đôi với bảo vệ, phục hồi và tái tạo các nguồn tài nguyên để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn công tác quản lý, sử dụng tài nguyên ở ĐBSCL hiện nay đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có cách tiếp cận hệ thống từ nâng cao nhận thức, đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật đến tổ chức thực hiện để khắc phục những bất cập, yếu kém của công tác này, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, hiện nay tất cả các địa phương ở ĐBSCL cần triển khai công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn. Theo số liệu điều tra, tính đến thời điểm này thiệt hại do hạn và xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết những tháng tới nếu không có mưa diện rộng cần phải đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho lúa, hoa màu, cây ăn trái và nước sinh hoạt. Nếu từ nay đến cuối tháng 5 vẫn chưa vào mưa chính vụ, cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. Các địa phương cần chủ động chuẩn bị chống hạn. Cần tiếp tục có kế hoạch chống hạn cho diện tích đang canh tác. Bố trí vụ Hè Thu cần thận trọng, tham khảo các dự báo tiếp theo. Lâu dài cần có chiến lược chủ động chống hạn, cấp nước ngọt cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển, trong đó đặc biệt chú ý nâng cấp các kênh chuyển nước ngọt và làm các trạm bơm lấy nước ngọt ven các cửa sông (tận dụng dòng nước ngọt xuất hiện khi triều xuống). CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Vấn đề thiếu nguồn nước ngót do xâm nhập mặn, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở ĐBSCL và những hệ lụy của nó là hiện hữu và có thể trở thành thảm họa trong tương lai gần. Do đó, song song với việc nghiên cứu dòng chảy lũ, kiểm soát lũ cho hệ thống sông ở ĐBSCL, vấn đề nghiên cứu dòng chảy kiệt và các giải pháp khoa học công nghệ tương ứng đã đến lúc cần phải được chú trọng, đầu tư một cách đúng mức. Vì vậy, ngay từ bây giờ Nhà nước cần có một chương trình lớn nghiên cứu về vấn đề này làm cơ sở khoa học, tìm ra phương án công trình hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo của quá trình đầu tư xây dựng công trình. Đây là những vấn đề mang tính chiến lược, liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước do đó cần phải được nghiên cứu xem xét một cách khoa học và có bài bản, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giải pháp công trình bởi vì nó không chỉ đảm bảo những nhiệm vụ như cấp nước nông nghiệp, dân sinh, công nghiệp... mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thoát lũ, giao thông thủy, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái cho cả khu vực. Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, hiện nay tất cả các địa phương ở ĐBSCL cần triển khai công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn. Theo số liệu điều tra, tính đến thời điểm này thiệt hại do hạn và xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết những tháng tới nếu không có mưa diện rộng cần phải đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho lúa, hoa màu, cây ăn trái và nước sinh hoạt. Nếu từ nay đến cuối tháng 5 vẫn chưa vào mưa chính vụ, cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. Các địa phương cần chủ động chuẩn bị chống hạn. Cần tiếp tục có kế hoạch chống hạn cho diện tích đang canh tác. Bố trí vụ Hè Thu cần thận trọng, tham khảo các dự báo tiếp theo. Lâu dài cần có chiến lược chủ động chống hạn, cấp nước ngọt cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển, trong đó đặc biệt chú ý nâng cấp các kênh chuyển nước ngọt và làm các trạm bơm lấy nước ngọt ven các cửa sông (tận dụng dòng nước ngọt xuất hiện khi triều xuống).

Trang 1

ĐỀ Tài :“Đặc điểm tài nguyên nước ngọt và hiện trạng khai thác tài nguyên nước ngọt

ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”

NHOM 7

Nguyễn Quốc Hậu B1207358 Tham gia 100% Trần Ngọc Huyền B1309268 Tham gia 100% Phùng Quốc Nguyên B1309299 Tham gia 100% Nguyễn Hà Tâm B1309323 Tham gia 100%

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Mục tiêu chung: 4

2.2 Mục tiêu cụ thể 4

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

3.1 Về không gian 4

3.2 Về thời gian 4

3.3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

4.1 Cơ sở lý luận 4

4.1.1 Khái niệm tài nguyên nước 4

4.1.2 Chức năng của nước 5

4.1.3 Vai trò của tài nguyên nước ngọt 5

4.2 Phương pháp nghiên cứu 5

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 5

4.2.2 Phương pháp phân tích 6

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐBSCL ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL 6

1 1 Khái quát điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL 6

1.1.1Vị trí địa lý 6

1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 6

1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL trong thời gian qua 6

1.2.1 Nhiệt độ 6

1.2.2Lượng mưa 7

1.2.3Bão, áp thấp nhiệt đới 7

1.2.4Các yếu tố thời tiết cực đoan 7

1.3.Đặc điểm tài nguyên nước ngọt của ĐBSCL 8

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL 8 2.1 Thực trạng thiếu nước ngọt ở ĐBSCL 8

2.1.1 Nguồn nước ngọt trên lưu vực sông cạn dần 9

2.1.2 Hậu quả của vấn đền thiếu nước ngọt 9

2.1.2.1 Thiếu nước cho lúa 9

2.1.2.2 Thiếu nước cho hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày 10

2.1.2.3 Nguy cơ cháy rừng ca 10

2.1.2.4 Thiếu nước nuôi trồng thủy sản 10

2.1.2.5 Thiếu nước sinh hoạt 10

2.2 Nguyên nhân gây thiếu nước ngọt trầm trọng ở ĐBSCL 10

Trang 3

2.2.1 Nguyên nhân tự nhiên 10

2.2.2 Các nguyên nhân kinh tế - xã hội 11

2.2.2 1 Từ sự khai thác quá mức ở thượng nguồn sông Mekong 11

2.2.2.2 Nhu cầu sử dụng nước ngọt ngày càng lớn 11

2.2.2.3 Chất thải gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước 11

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯƠC NGỌT Ở ĐBSCL 12

3.1 Các giải pháp cấp bách 12

3.1.1 Giảm thiểu tác động từ thượng nguồn sông Mê Công 12

3.1.2 Gấp rút triển khai các biện pháp chống xâm nhập mặn 13

3.1.3 Hạn chế ô nhiễm nguồn nước 13

3.1.3.1Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải 13

3.1.3.2Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và nước dằn tàu 14

3.1.3.3Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hàng độc hại 14

3.1.3.4Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do dầu 14

3.1.3.5 Biện pháp sử dụng phao quây và lực lượng trực ứng cứu phòng ngừa dầu tràn ra từ các tàu có thể thực hiện theo hai giai đoạn: 15

3.1.3.6 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 15

3.1.3.7Xử lý nước rỉ rác thải bằng cỏ 16

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nguồn nước ngọt là một loại tài nguyên không thể thiếu đối với con người nói chung

và đặc biệt là người dân ĐBSCL nói riêng Nguồn nước ngọt thường được sử dụng chủ yếu vào sinh hoạt, chăn nuôi và trồng trọt Tuy nhiên hiện nay các nguồn nước ngọt đang phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm mặn trầm trọng bởi thời tiết ngày càng diễn biến thất thường nhất là sự nóng lên của trái đất đã ảnh hưởng sâu sắc đến vùng ĐBSCL, kèm theo hạn hán hay do các hoạt động sản xuất quá mức gây ra

Mùa mưa năm 2014 có lượng mưa phân bố không đều và diễn biến phức tạp, lũ thượng nguồn về sớm, rồi rút sớm Vì vậy, những tháng đầu năm 2015 sẽ rất khó khăn vì thiếu nước ngọt do tình tình hình thời tiết năm nay được dự báo sẽ rất thát thường

Vì thế em xin chọn đề tài “Đặc điểm tài nguyên nước ngọt và hiện trạng khai thác tài nguyên nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” để thấy được thực trạng tài nguyên nước ngọt hiện nay từ đó tìm ra các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tại ĐBSCL nhằm hạn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất ở ĐBSCL

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu về đặc điểm tài nguyên nước ngọt và thực trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL đó đưa ra các giải pháp pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngọt tại ĐBSCL

Mục tiêu cụ thể

2.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL Phân tích tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước ngọt

ở ĐBSCL

Đề xuất những giải pháp cải thiện tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Về không gian

Để nghiên cứu trạng khai thác tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL

3.2 Về thời gian

Số liệu sử dụng cho đề tài là số liệu thứ cấp thu thập từ 2012 – 2014

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên nước ngọt và hiện trạng khai thác tài nguyên này ở ĐBSCL

4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Cơ sở lý luận

4.1.1 Khái niệm tài nguyên nước

Trang 5

Nước được xem như một tài nguyên quí giá và cần thiết cho sự sống Nước chi phối nhiều hoạt động của con người, thực và động vật và vận hành của thiên nhiên Theo định nghĩa thông thường: “Nước là một chất lỏng thông dụng Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm 2 nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, nước là một chất không màu, không mùi, không vị Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere, nước sôi ở 100°C và đông đặc ở 0°C, nước có khối lượng riêng là 1000 kg/m3” Khái niệm đơn giản về nước là như vậy, nhưng đi sâu nghiên cứu, ta thấy nước có nhiều tính chất kỳ diệu bảo đảm cho sự sống được tồn tại và phát triển

4.1.2 Chức năng của nước Nước là một thành phần chính của cơ thể và các cơ quan quan trọng Nước có 5 chức năng chính:

 Nuôi dưỡng tế bào: nước cung cấp, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, chẳng hạn như các khoáng chất, vitamin và glucose

 Chuyển hoá và tham gia các phản ừng trao đổi chất: nước là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà cơ thể đã hấp thu

 Đào thải các chất cặn bã: nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan,

tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân

 Ổn định nhiệt độ cơ thể:nước giúp cân bằng nhiệt độ cớ thể trong môi trường nóng hoặc lạnh Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể Cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, và sự bay hơi của nước từ bề mặt da rất hiệu quả làm mát cơ thể

 Giảm ma sát: nước là một chất bôi trơn hiệu quả quanh khớp Nó cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, não, tuỷ sống Nước là trung tâm của cuộc sống Điều này lý giải tại sao không ai có thể sống hơn 3 đến 5 ngày mà không có bất kỳ lượng nước uống vào

4.1.3 Vai trò của tài nguyên nước ngọt

Nước là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh giới Không có nước sự sống lập tức bị rối loạn, ngưng lại và tiêu diệt

Nước chiếm thành phần chủ yếu trong cấu tạo cơ thể thực và động vật Con người, có khoảng 65 - 75% trọng lượng nước trong cơ thể, đặc biệt nước chiếm tới 95

%, trong huyết tương, cá có khoảng 80 % nước trong cơ thể, cây trên cạn có 50 – 70 % nước, trong rong rêu và các loại thủy thực vật khác có 95 - 98 % là nước

Muốn có thực phẩm cho người và gia súc cần có nước: muốn có 1 tấn lúa mì, cần 300 - 500 m3 nước, 1 tấn gạo cần tiêu thụ 1.500 - 2.000 m3 nước và để có 1 tấn thịt trong chăn nuôi cần tốn 20.000 - 50.000 m3 nước

Lượng nước trên trái đất là một máy điều hòa nhiệt và làm cho cán cân sinh thái được cân bằng Sự sống thường tập trung ở các nguồn nước, phần lớn các nền văn minh, các trung tâm kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, dân cư, đều nằm dọc theo các vùng tập trung nước

Sự thay đổi cán cân phân phối nước hoặc sự phá hoại nguồn nước có thể làm tàn lụi các vùng trù phú, biến các vùng đất màu mỡ thành các vùng khô cằn Trong những thập niên sắp tới, chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia và các vùng khu vực có thể

do nguyên nhân tranh giành tài nguyên nước quí báu này

Trang 6

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ internet, báo chí, tạp chí, trang web của tổng cục thống kê và một số các tài liệu có liên quan khác

4.2.2 Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả hiện trạng về thực trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL

Sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin về thực trạng khai thác tài nguyên nước ngọt tại một số tỉnh ở ĐBSCL để đề xuất phương án sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL trong tương lai

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐBSCL ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL

1 1 Khái quát điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL

1.1.1Vị trí địa lý

BSCL là khu vực nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2km

và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông

và vịnh Thái Lan

Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế

Vùng bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích

tự nhiên 39.734 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước

Trữ lượng khoáng sản không đáng kể Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối

khoáng…

1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển

Trang 7

1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL trong thời gian qua

1.2.1 Nhiệt độ

Gần đây Ngân Hàng Thế Giới cũng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất vì tình trạng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao Nếu nước biển dâng cao thêm 1 mét thì một phần đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ bị chìm ngập dưới nước ảnh hưởng khoảng 8 triệu dân cư

Trên thực tế Việt Nam đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí hậu

cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa ) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạn hán ) Được biết trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7°C, mực nước biển dâng 20 cm Trong thời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra với cường độ mạnh hơn trước

1.2.2Lượng mưa Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 - 2.200 mm/năm Tỉnh có lượng mưa cao nhất là Cà Mau (trên 2.200 mm/năm), tỉnh có lượng mưa thấp nhất là Đồng Tháp (xấp xỉ 1.400 mm/năm) Tuy nhiên, điểm có lượng mưa được ghi nhận thấp nhất là Gò Công (Tiền Giang) chỉ vào khoảng 1.200 mm/năm với trung bình có

100 - 110 mm/năm Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được ghi nhận như là nơi có lượng mưa cao nhất vùng đồng bằng, lên đến 3.145 mm/năm với tổng số ngày mưa ghi nhận là 140 ngày mưa/năm Trong các tháng mùa mưa, số liệu từ các trạm đo mưa cho thấy có khoảng

13 - 21 ngày mưa/tháng Trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3, số ngày có mưa trong tháng rất ít chỉ vào khoảng 0 - 6 ngày mưa Theo dõi số liệu mưa nhiều năm ở khu vực ĐBSCL, ta thấy tại Kiên Giang thường bắt đầu có mưa sớm vào tháng 4, sớm hơn các tỉnh khác khoảng 15 - 20 ngày Nếu so sánh với số liệu mưa ở các khu vực khác trong toàn quốc

ở Việt Nam thì mưa ở ĐBSCL ít bị biến động (Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia)

1.2.3Bão, áp thấp nhiệt đới

Cũng như năm 2012, mực nước ở các trạm thủy văn đầu nguồn sông Cửu Long là Tân Châu, Châu Đốc đều thấp hơn hoặc tương đương mức báo động III, và thấp hơn đỉnh lũ năm 2011, nhưng mực nước ở hạ nguồn, tại địa bàn tỉnh lại rất cao và kéo dài đến cuối tháng 11 Đặc biệt là thời điểm giữa tháng 10, mực nước sông, rạch trong tỉnh vượt đỉnh lũ năm 2012 và ở mức tương đương với đỉnh lũ năm 2011- năm được xem là năm lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

Trong ứng phó với lốc xoáy, gió mạnh, các huyện đã tổ chức chằng, chống 4.010 căn trong tổng số 8.362 căn nhà cần chằng, chống Riêng huyện Mang Thít và thị xã Bình Minh đã hỗ trợ 84,432 triệu đồng cho các xã mua dây kẽm cấp cho dân chằng, chống nhà Công tác này giúp giảm đáng kể số nhà bị hư hại do giông, lốc xảy ra Chính quyền xã

và ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện nhanh chóng công tác khắc phục hậu quả

và hỗ trợ, giúp dân dựng lại nhà cửa, ổn định nơi ở và sản xuất Ngành Lao động và thương binh-xã hội đã hỗ trợ 622,209 triệu đồng cho những hộ bị thiệt hại.(Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Vĩnh Long)

1.2.4Các yếu tố thời tiết cực đoan

ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm thay đổi chế độ

Trang 8

thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp Sẽ có từ 15.000 – 20.000 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn Lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng

từ 7- 15% vào mùa lũ Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay Việc tiêu thoát nước mùa mưa

lũ cũng khó khăn (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn)

1.3.Đặc điểm tài nguyên nước ngọt của ĐBSCL

ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay

ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là nguồn nước mặt duy nhất Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt

Chế độ thuỷ văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật:

 Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng

 Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển

 Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn

 ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn Sản lượng khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT Ở ĐBSCL

2.1 Thực trạng thiếu nước ngọt ở ĐBSCL

Như chúng ta đã thấy tài nguyên nước có xu hướng suy thoái do tác động của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu Về mùa khô ở ĐBSCL hầu như không có mưa, nguồn nước chủ yếu do sông Mê Kông cung cấp, bình quân lưu lượng kiệt của sông Mê Kông chảy

về ĐBSCL khoảng 2000 m3/s Trong giai đoạn tới, 5 nước trong lưu vực sông Mê Kông sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế Đây là những nước có nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước nên nhu cầu dùng nước rất nhiều, bên cạnh đó thảm thực vật phía thượng nguồn đang bị suy giảm nghiêm trọng Ước tính lưu lượng chảy về ĐBSCL lúc đó chỉ còn khoảng 1000 m3/s, nguy cơ hạn hán sẽ rất nghiêm trọng

Điều này hoàn toàn phù hợp với dự báo của Tổ chức Quỹ bảo vệ thiên nhiên Thế giới (WWF) Theo đánh giá của tổ chức này, trong số 5 dòng sông đang bị cạn kiệt ở châu Á, ngoài các sông Dương Tử, Salween, Ganges và Indus, có cả sông Mê Kông đi qua Việt Nam Khu vực ĐBSCL có diện tích 39.313 km2, chiếm hơn 79% diện tích của tam giác châu

Trang 9

Mê Kông Qua đó dễ dàng hình dung trong trường hợp sông Mê Kông bị cạn kiệt sẽ là thảm họa cho cả khu vực

Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Riêng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn ở những vấn đề chính như sau:

Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Riêng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn ở những vấn đề chính như sau:

 Thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả và dân sinh;

 Thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho nuôi thủy sản;

 Theo dự báo trong những năm tới, mực nước biển sẽ ngày một dâng cao, khả năng xâm nhập mặn sẽ rất lớn Lưu lượng nước thượng nguồn về bị giảm sút sẽ không đủ lưu lượng đẩy mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, thực tế có những năm ở một số sông mặn xâm nhập sâu đến gần 90 km như ở Mộc Hoá (Long An) (có lúc độ mặn lên tới 4‰) gây khó khăn lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân

Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), dân số tăng nhanh, trong khi nước biển lấn sâu vào đất liền dẫn đến việc ngày càng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt Một số nhà chuyên môn dự báo tình trạng trên sẽ khiến khu vực này thiếu ít khoảng 1,7 triệu m³

nước/ngày kể từ năm 2030

Tại hội thảo “Hạ tầng nước và thách thức của biến đổi khí hậu”, diễn ra trong 3 ngày (từ 19 đến 21-11/2014) ở Cần Thơ, ông Lê Văn Tuấn, Cố vấn trưởng của Bộ Xây dựng, cho biết nếu không tính hai huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải của Kiên Giang thì khu vực Tây Nam sông Hậu (gồm 7 tỉnh/thành: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) sẽ thiếu ít nhất 800.000 m³ nước sinh hoạt/ngày kể từ năm 2020

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam (VIWASE), cho thấy đến năm 2030 khu vực này thiếu ít nhất 1,7 triệu m³ nước sạch/ngày để phục vụ cho sinh hoạt của người dân nơi đây

Theo WIWASE, ngoài chịu tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng dẫn đến nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, thì gia tăng dân số cũng là nguyên nhân khiến tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt diễn ra nghiêm trọng hơn

VD:Tại tỉnh Hậu Giang, theo thông tin từ Sở NN&PTNT, có khoảng gần 10.000 ha diện tích trồng lúa tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi nắng nóng kéo dài Nếu tình hình thời tiết không thay đổi, trong khoảng một tháng nữa, tại các xã Hòa An, Hòa Mỹ, Tân Long, Phương Bình hơn 40 tuyến kênh cấp 2, 3 sẽ bị thiếu nước cục bộ và có thể ảnh hưởng đến 9.700 ha đất trồng lúa

Các xã thuộc huyện Bình Đại (Bến Tre) như: Thới Thuận, Thừa Đức, Thạnh Phước nằm trong vùng nước mặn nên áp lực thiếu nước sinh hoạt của bà con trong mùa khô rất gay gắt Tuy tỉnh đã có hệ thống dẫn nước thô từ cống đập Ba Lai nhưng chỉ đến được xã Thạnh Phước Nguồn kinh phí hàng năm của Trung tâm nước sạch cũng không đủ để đầu tư

hệ thống xử lý nước sạch cho các vùng trên Do vậy ngoài việc sử dụng nước ngầm, bà con tại đây còn phải mua nước để sử dụng

2.1.1 Nguồn nước ngọt trên lưu vực sông cạn dần

2.1.2 Hậu quả của vấn đền thiếu nước ngọt

Trang 10

2.1.2.1 Thiếu nước cho lúa

Hạn hán gây thiếu nước ngọt → ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất trồng trọt

Để có nước phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp, người dân phải tốn nhiều chi phí

từ 5 - 10 triệu đồng/ha cho việc bơm nước vào ruộng

người trồng lúa mất mùa vì thiếu nước ngọt

Ở Bạc Liêu, diện tích trồng lúa tăng quá nhanh nên không đủ nguồn nước ngọt cung cấp vì hệ thống kênh dẫn nước bị bồi lắng nhiều năm

Nhiều người trồng lúa mất mùa vì thiếu nước ngọt

VD: Ở Long An, hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc tiếp giáp ra biển thiếu nước ngọt sản xuất lúa Hè Thu rất khó khăn, năng suất bấp bênh, bà con tích cực đào ao trữ nước mưa trồng màu vụ Hè Thu

2.1.2.2 Thiếu nước cho hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày

2.1.2.3 Nguy cơ cháy rừng ca

Vườn Quốc gia U Minh Hạ hiện đang phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở mức cao Phần lớn diện tích rừng đã bị khô hạn, các thảm thực vật sát mặt đất đã không còn đủ độ ẩm

để duy trì sự sống

Toàn bộ diện tích rừng tràm ở Cà Mau đã khô hạn, trong đó gần 34.000 ha rừng tràm đang đối mặt với nguy cơ cháy cao, các con kênh trữ nước ngọt dần cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước phục vụ chữa cháy rừng tra

Tại An Giang, toàn bộ hơn 10.000ha rừng thuộc địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đang được đặt trong tình trạng bảo vệ, phòng chống cháy nghiêm ngặt

2.1.2.4 Thiếu nước nuôi trồng thủy sản

Ảnh hưởng trực tiếp từ việc giảm mưa trong mùa khô, đồng thời cùng với sự tăng nhiệt độ không khí làm tăng lượng nước bốc hơi tại các khu vực nuôi trồng thủy sản dẫn đến làm tăng độ mặn trong nước

2.1.2.5 Thiếu nước sinh hoạt

Người dân không có nước sử dụng Những hộ nghèo phải lấy nước mặn trực tiếp từ các kênh mương, sông để nấu ăn

Để có nước ngọt, người dân sử dụng nhiều biện pháp, trữ nước, xin phép khoan nước ngầm để dùng hoặc ngay cả khoan giếng trai phép

Dịch bệnh bùng phát

2.2 Nguyên nhân gây thiếu nước ngọt trầm trọng ở ĐBSCL

2.2.1 Nguyên nhân tự nhiên

Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng từ những nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước, do điều kiện khí hậu, thủy văn

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp quan trọng gây suy giảm, cạn kiệt nguồn nước

Thực tế cho thấy, nước chịu tác động sớm nhất của biến đổi khí hậu, nguồn nước mùa khô có xu hướng suy giảm, cạn kiệt nguồn nước kéo dài hơn, tồi tệ hơn, nhiều khu vực nước ngọt cũng sẽ bị xâm nhập mặn, ô nhiễm gia tăng do dòng chảy không còn khả

Ngày đăng: 17/06/2015, 13:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w