1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

18 829 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

BÁO CÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦMỞ TỈNH QUẢNG TRỊGVHD: Ts. Ngô Thụy Diễm TrangNhóm: Nguyễn Minh Hằng B1309265Đặng Thị Diễm Trinh B1309347Nguyễn Thị Cẩm Giang B1309262Nguyễn Tuyết Vân B1309355Huỳnh Lê Thảo Trân B1309345Nguyễn Trần Phương Ngân B1309292PHẦN 1: GIỚI THIỆU1.Lý do chọn đề tài:Nước luôn luôn giữ một vai trò mang tính sống còn trong lịch sử phát triển loài người và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong thời đại hiện nay do bùng nổ về dân số, do các ngành kinh tế của các nước trên thế giới thi nhau phát triển như vũ bão, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao vì thế yêu cầu về nước ngày càng lớn, các nguồn nước được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều. Nhìn chung trên trái đất có 3 nguồn nước chính: nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Ở mọi nơi trên trái đất, lượng nước mưa cung cấp hàng năm đều có hạn, mặt khác mưa lại phân phối không đều theo cả không gian lẫn thời gian. Những vùng mưa nhiều lượng mưa năm bình quân cũng chỉ đạt 2000 ÷ 2500 mm, những vùng mưa ít chỉ đạt 400 ÷ 500mm, có những vùng không hề có mưa. Ở những nơi có mưa, lượng mưa cũng phân phối không đều trong năm, nhiều thời gian kéo dài không có mưa. Ở những vùng có các nước công nghiệp phát triển, thậm chí nước mưa cũng bị ô nhiễm một cách nặng nề, đôi khi xuất hiện những trận mưa axit hoặc mưa bùn… Chính vì vậy, nguồn nước mưa từ lâu đã không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước của con người. Nguồn nước mặt trên trái đất cũng được khai thác một cách quá mức nên ngày càng bị hao hụt về khối lượng, suy giảm về chất lượng, có nhiều nơi trên thế giới nguồn nước mặt không có hoặc rất khan hiếm không đủ để sử dụng.Với những lí do trên nguồn nước ngầm trước mắt cũng như lâu dài, đóng một vai trò quan trọng để bổ sung nguồn nước cho nhân loại, việc khai thác và sử dụng nước ngầm là một yêu cầu tất yếu và ngày càng lớn.2.Khái niệm:Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào.Theo Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì ở nước ta, nước ngầm chiếm khoảng 35% đến 40% tổng số lượng nước sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, nó còn là nguồn nước quan trọng của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Đặc điểm chính của nguồn nước ngầm ở Việt Nam là nó nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất từ 25 cho tới 100 mét. Do địa hình nên nước ngầm phân bổ khá đều, dọc khắp ba miền và rất phong phú bởi lượng mưa ở nước ta là tương đối lớn.3.Phân loại: Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực. •Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm nầy có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút nước lên. Nước ngầm loại nầy thường ở không sâu dưới mặt đất,ì có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô.•Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải bơm. Loại nước ngầm nầy thường ở sâu dưới mặt đất, có trử lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾPhương pháp phân tích hồi quy (???)Phương pháp định giá nước ngầm tại mức giá bền vững Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gianPHẦN 3: VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚCNước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên Trái đất. Bên cạnh đó nước ngầm cũng là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với con người.... Đặc biệt là trong sinh hoạt, sản xuất,nuôi trồng,... Nước dưới đất được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp,nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,trồng trọt,… trong đó khai thác sử dụng nước cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt nhu cầu nước sản xuất công nghiệp là rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học…Việc khai thác nước dưới đất phát triển không đồng đều ở các vùng trong tỉnh. Khoảng 70 80% nguồn nước cấp cho sinh hoạt nông thôn là từ nguồn nước dưới đất; các hình thức khai thác chủ yếu là giếng đào, giếng khoan và mạch lộ. Hiện ở Vĩnh Linh có khoan 1 giếng lấy nước ngầm cung cấp nước cho cụm dân cư với công suất 500 m3ngày. Ngoài ra ở Cửa Tùng, thuộc xã Vĩnh Quang, Sở Thủy sản Quảng Trị tiến hành thăm dò khoan và khai thác 3 giếng với tổng công suất khai thác là 500 m3ngày. Các lỗ khoan này đều khai thác nước ở tầng chứa nước Pleistosen với chiều sâu từ 20 30m.PHẦN 4: HIỆN TRẠNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚCThực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách. Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi. Cụ thể, cả nước hiện nay có khoảng gần 300 nhà máy có sử dụng nước ngầm để biến nguồn tài nguyên thiên nhiên này thành sản phẩm phục vụ cuộc sống của con người. Cùng với đó là vô vàn các giếng đào, giếng khoan tự phát của người dân vùng nông thôn tiếp cận với nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất, tưới tiêu và sinh hoạt. Với trữ lượng khai thác đạt chừng 20 triệu m3 mỗi ngày nên đây có thể nói là tài nguyên cực kỳ quan trọng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, theo rất nhiều các chuyên gia môi trường, nước ngầm ở Việt Nam đang bị xâm hại bởi những hóa chất độc hại từ những nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và cả khu dân cư. Cộng thêm đó là sự xâm thực của nước mặn khiến nước ngầm biến đổi, có tỷ lệ phèn cao khiến nó đang mất dần giá trị sử dụng. Tại Gio Linh, Quảng Trị qua công tác điều tra đã đánh giá trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác là 21.841 m3ngày (cấp C1) và trữ lượng triển vọng (cấp C2) đạt 60.000 m3ngày. Việc khai thác nước dưới đất ở tỉnh Quảng Trị mới chỉ tiến hành trên những quy mô nhỏ, gồm các giếng khoan đơn lẻ tại các công, nông trường và các giếng khoan nhỏ do chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thiết kế..Bảng 1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng TrịMột số công trình khai thác nước dưới đất đã thực hiện tại Gio Linh, Cam Lộ từ 1995 đến 2000, Chương trình đã thi công được 563 giếng khoan, 301 giếng đào và 9 công trình cấp nước tập trung, 2 hệ nối mạng. Cũng trong thời gian này, nhiều tổ chức tư nhân với các đội khoan hình thành và phát triển mạnh mẽ tham gia vào việc xây dựng các giếng khoan, giếng đào góp phần tăng tỷ lệ khai thác và sử dụng nước dưới đất tăng vọt. Đến năm 2000, tỉnh Quảng Trị có 62,77% dân sử dụng giếng đào, 16,58% sử dụng giếng khoan, còn lại 16,85% sử dụng nguồn khác.Các công trình khai thác nước dưới đất có quy mô rất khác nhau và bao gồm các dạng sau: Giếng đào: Chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ. Giếng khoan đường kính nhỏ: Sử dụng cấp nước cho quy mô hộ gia đình với đường kính ống chống, ống lọc từ 42 mm đến 60 mm ở vùng đồng bằng và chiều sâu giếng từ 5 m tới hơn 80 m. Hệ nối mạng: Giếng khoan đường kính nhỏ lắp đặt hệ thống ống nước cung cấp cho vài gia đình hoặc các công sở độc lập. Giếng khoan công nghiệp (được thi công bằng máy) đường kính ống lọc từ 90 mm tới gần 400 mm, có chiều sâu hàng chục mét tới gần 500 m, lưu lượng từ vài m3h tới hơn 100 m3h để phục vụ cấp nước tập trung. lớn với công suất đến 15.000 m3ngày phục vụ cho các thị xã, khu công nghiệp... Do nhiều vùng nông thôn chưa có hệ thống cấp nước tập trung, thậm chí ở các đô thị nhiều nơi cũng chưa có mạng cấp nước sạch, vì vậy, nhân dân phải tự khoan giếng để khai thác nước. Tiềm năng nước dưới đất để phục vụ cho tưới là rấ lớn, việc khai thác nước dưới đất để phục vụ tưới cho các cây trồng có giá trị cao là vấn đề cần được quan tâm. Nước dưới đất được sử dụng cho tưới cây trồng cạn và tưới lúa đông xuân và rau màu. Tưới cây trồng cạn chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu ở Vĩnh Linh và các vườn cây ăn quả. Đặc biệt trong các năm hạn, ở nhiều vùng nhân dân không chỉ đào giếng lấy nước cho sinh hoạt mà còn phục vụ lấy nước chống hạn. Để tưới cho cây trồng cạn thường sử dụng các giếng khoan, giếng đào để khai thác nước, còn để tưới lúa chủ yếu là khai thác nước từ các mạch lộ tự nhiên. Ngoài ra, nước từ các mạch nước lớn đều được khai thác sử dụng cho tưới bằng các hệ thống đập chắn nhỏ và hệ thống mương dẫn, nhất là ở vùng đá vôi hoặc trên khu vực đất đỏ bazan …Thí dụ: Một hecta cà phê Vôi trồng khoảng 1330 câyha, trong đó một thời vụ cần 600l nướccâyđợt, tưới 2 – 3 đợt. Vậy trung bình cần: (600 x 1330) x 3 = 2 394 000 lít nước ngầm.Nuôi thủy sản đòi hỏi lượng nước rất lớn, mỗi một ha trên một vụ cần lượng nước ngọt khoảng 17500m3 để hòa trộn với nước mặn, như vậy một năm nuôi hai vụ trên một ha cần khoảng 35000m3 nước ngọt. Để khai thác nước dưới đất nhạt cũng như nước lợ. Từ các thông tin trên cho thấy nước dưới đất đã được khai thác không chỉ cho ăn uống sinh hoạt mà còn được sử dụng phục vụ cho công nghiệp, tưới và nuôi trồng thủy sản, vì vậy nhu cầu sử dụng nước là rất lớn và đang ngày một bức thiết bởi sự thiếu hụt mực nước ngầm do việc khai thác quá mức.PHẦN 5: HẬU QUẢ CỦA VIỆC VIỆC SUY THOÁI, Ô NHIỄM HAY MẤT ĐI NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦMTrong khi hầu hết các dòng sông với nguồn nước bề mặt ở Việt Nam đang biến đổi bởi nạn ô nhiễm môi trường thì ai cũng có thể nhận ra, bằng mắt thường hay bằng những phép kiểm tra đơn giản thì sự ô nhiễm của nguồn nước ngầm lại khó thấy hơn. Mặc dù nước ngầm đã được thiên nhiên chắt lọc bằng rất nhiều cơ chế khác nhau với sự thẩm thấu từ nguồn nước bề mặt nhưng nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều của nguồn nước bề mặt, khi nguồn nước này bị ô nhiễm. Những hóa chất độc hại mà các nghiên cứu gần đây tìm thấy ở các mẫu nước ngầm khắp các địa phương như đang gióng lên hồi chuông báo động về những nguy hại mà chúng ta sẽ phải gánh chịu nếu không có những biện pháp kịp thời bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.Việc khai thác nước thiếu quy hoạch, không xin phép, không dựa trên cơ sở thăm dò đánh giá nguồn nước vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương cũng là nguy cơ gây hạ thấp mực nước quá mức gây sụt lún mặt đất, tranh chấp giữa các hộ dùng nước, giảm công suất giếng, gây ô nhiễm, và xâm nhập mặn. Song cho tới nay chưa có các khảo sát đánh giá đầy đủ về tình trạng thải chất thải, tình trạng khai thác, hạ thấp mực nước và ô nhiễm nước dưới đất, chắc chắn tình trạng ô nhiễm nước dưới đất là lớn hơn so với các phát hiện hiện nay. Hoạt động khoan thăm dò địa chất và khai thác nước diễn ra khá mạnh mẽ nhất là trong các vùng đồng bằng. Để phục vụ cấp nước nông thôn hàng ngàn giếng khoan đường kính nhỏ đã được khoan, trong số đó nhiều giếng lắp đặt ống chống ống lọc nhựa chất lượng kém đã bị dập vỡ, nhiều giếng khi khoan hỏng không được lấp là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất. Đặc biệt trong các khu vực đô thị nhiều giếng khoan địa chất công trình đã được khoan, có nhiều giếng khá sâu cắt vào cả các tầng chứa nước khai thác song không được chôn lấp tốt cũng dễ là con đường cho nước bẩn bề mặt và nước từ các tầng chất lượng kém nằm trên thâm nhập vào tầng chứa nước khai thác. Ở các thị xã, khu dân cư, nước thải hầu như chưa được xử lý, thu gom. Nước dưới đất đang là nguồn cung cấp duy nhất cho ăn uống sinh hoạt và các mục đích khác, nước dưới đất được nước mưa cung cấp, một số vùng khả năng bảo vệ của nước dưới đất là kém cùng với lượng nước dưới đất được khai thác cũng rất lớn với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay, tình trạng thải rác, thải nước thải của đô thị như hiện nay là dễ làm ô nhiễm nước dưới đất. Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong vùng cung cấp của nước dưới đất cũng diễn ra ở một sốv ùng, đặc biệt là các vùng bãi ven các sông, các khu vực ngoại thành, khu vực ven biển cũng là nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất. Việc khai thác mỏ, đặc biệt khai thác tận thu, khai thác các mỏ nhỏ hiện diễn ra khá mạnh dọc dải cát ven biển Quảng Trị. Khi khai thác và sơ tuyển quặng đã thải ra lượng phế thải, nước thải lớn không được thu gom, xử lý. Đồng thời các mong khai thác sau khi khai thác xong không được lấp, hồi phục lại môi trường, các mong này cũng là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất nhất là các mong cắt sâu vào các tầng chứa nước. Một số nơi, việc khai thác nước biển để tuyển quặng cũng đã làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn. Việc bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động kinh tế có liên quan tới làm suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất còn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Nhiều hoạt động có khả năng gây ô nhiễm nước dưới đất như thải chất thải rắn, nước thải, xây dựng công trình, khoan đào khảo sát địa chất, khai thác mỏ, khai thác nước dưới đất sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu chưa được quản lý và kiểm soát và đã làm suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất. Việc thải chất thải rắn, lỏng cũng như sử dụng phân bón thuốc trừ sâu quá mức cùng với các hoạt động khoan đào thăm dò địa chất, khai thác nước, khai thác mỏ… không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường đã gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất, nhất là các tầng chứa nước không áp nằm nông. Ô nhiễm nặng nhất là trong các khu đô thị, khu dân cư. Ở đây lượng chất thải rắn, nước thải ngày một tăng không được quản lý, xử lý đã làm cho nguồn nước mặt cũng như mặt đất nhiều vùng bị ô nhiễm nặng vì vậy các tầng chứa nước nông bị ô nhiễm, nhất là về mặt vi sinh. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các giếng đào trong vùng nông thôn miền đồng bằng thuộc tỉnh bị nhiễm bẩn vi sinh khá nặng. Ngoài ô nhiễm về mặt vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng cũng đã phát hiện ở một số vùng.Thí dụ: cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Với diện tích gần 5.000 ha, trong đó có gần 4.500 ha đã cho thu hoạch đem lại giá trị kinh tế hàng năm trên 300 tỷ đồng. Hiện tại giá cà phê tươi được các tiểu thương trên địa bàn thu mua ở mức 7.000 đến 8.000 đkg, tăng từ 3.000 đến 4.000 đkg so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù được giá cao nhưng năm nay hầu hết các vườn cà phê ở Hướng Hóa đều bị mất mùa, năng suất giảm. Đến nay toàn huyện có tổng diện tích cà phê hơn 4.600 ha nhưng diện tích có thể cho thu hoạch chỉ khoảng 3.000 đến 3.500 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết, hạn hán gây thiếu nguồn nước tưới trầm trọng. Năm nay cà phê trổ bông đúng vào lúc hạn hán dẫn đến khô bông nên năng suất chỉ đạt khoảng 67 tấn quả tươiha, giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 2 đến 3 tấn quả tươiha. Thực tế đã cho thấy, tình trạng thiếu nước đã tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng của cà phê trên cùng một diện tíchCụ thể với diện tích 4500ha cho thu hoạch 300 tỷ đồng, nhưng do thiếu nước tưới thì chỉ có 3500ha cà phê là cho thu hoạch. Ước tính thiệt hại lên đến 66,67 tỷ đồng hằng năm.PHẦN 6: GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.Tài nguyên nước có giá trị và ở nhiều nơi được coi như là một loại hàng hoá. Nước là loại tài nguyên có thể tự tái tạo được và cần phải sử dụng hợp lý để duy trì khả năng tự tái tạo của nó. Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một lưu vực sông gồm chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về nước đảm bảo sự phát triển bền vững.Nguồn nước ngầm tự nhiên không phải vô hạn, nếu sử dụng không đúng và lãng phí sẽ khiến mực nước ngầm của các tỉnh Tây Nguyên giảm sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu nước khi vào mùa khô.1.Trong trồng trọt và chăn nuôi: a)Đối với nông nghiệpViện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa cho ra đời phương pháp tưới mới đó là phương pháp tưới tiết kiệm nước. (tưới nước nhỏ giọt)Theo đó, nếu như nông dân tưới nước cho cà phê bằng hình thức thông thường như: tưới ống vòi (tưới gốc), tưới bét quay… lượng nước cần cung cấp vào khoảng 600lcây đợt tưới, được bà con tưới 2, 3 đợt. Nhưng lượng nước hao phí do bốc hơi cũng khá nhiều dẫn đến việc lãng phí. Trong khi với hình thức tưới tiết kiệm nước lại có khá nhiều ưu điểm đó là chi phí lắp đặt cho việc tưới ít, chỉ vào khoảng 20 triệu đồng ha, việc lắp đặt hệ thống đơn giản, dễ sử dụng. Tưới tiết kiệm nước lượng nước cung cấp cho cây cà phê chỉ còn 400 – 450l cây giúp tiết kiệm 20 – 30% lượng nước tưới thường, mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây cà phê.Bên cạnh đó, với hệ thống tưới tiết kiệm nước còn tiết kiệm nhân công đáng kể, chỉ cần 1 người khởi động máy và đi kiểm tra, còn với hình thức thông thường cần tới 2 – 3 nhân công; đặc biệt với hình thức tưới mới này còn kết hợp được cả việc bón phân vào cây cà phê, phân được hòa vào bể rồi bơm theo việc tưới rất nhanh mà vẫn đảm bảo được việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cà phê. Lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước khá đơn giản gồm đường dây ống nhựa PVC (có khóa đóng – mở), 1 bể chứa nước (để hòa phân bón) và mô tơ bơm nước. Đây là những nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm ở thị trường, nông dân có thể dễ dàng lắp đặt cho vườn cà phê nếu được hướng dẫn.b)Đối với nuôi trồng thủy sảnNhững năm qua, người dân Quảng Trị đã tích cực chuyển đổi diện tích đất hoang hóa, đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang các mô hình nuôi chuyên cá, cálợn, cálúa, nuôi tôm và một số loại thủy sản mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải ChánhChính vì thế nguồn nước ngọt đặc biệt là nước ngầm đang rất cần thiết. Tuy nhiên người dân lại chưa sử dụng nguồn nước ngầm một cách hiệu quả. Hình thức nuôi phổ biến đang áp dụng hiện nay là thay nước nuôi hàng ngày với một tỉ lệ nhất định nào đó phụ thuộc vào loài nuôi và chế độ nuôi. Nên một số lượng nước rất lớn được lấy để phục vụ quá trình nuôi này. Ngoài ra phần lớn nước nuôi được thải thẳng ra ngoài môi trường, không qua xử lý. Nước thải chứa thức ăn thừa, chất bài tiết, phân, vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh. Các tạp chất trên có khả năng gây hại cho vực nhận nước: giảm chất lượng nước, gây tổn hại sinh cảnh, làm suy giảm đa dạng sinh học, nhiễm mặn đất, lan truyền bệnh, biến đổi gien của vi sinh do kháng sinh và đôi khi gây hiện tượng phú dưỡng cho vực nước nhận.Vì lợi ích bảo vệ môi trường, ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm theo cách phát triển bền vững thì việc xử lý và tái sử dụng nước thải từ các trại nuôi giống là một trong những nhu cầu cần thiết. Một số công nghệ xử lý và tái sử dụng nước thải cần được áp dụng là:Công nghệ sử dụng màng vi sinh bám trên chất mang (tạo màng phía trên.. để chất bị cản lại bởi vsv), chất mang chuyển động trong nước khi hoạt động. Hiệu quả xử lý của nó chỉ thấp hơn dạng kỹ thuật lưu thể (fluidized bed reactor), cao hơn nhiều so với các kỹ thuật khác, bù lại vận hành nó đơn giản hơn nhiều so với kỹ thuật tầng lưu thể (đòi hỏi trình độ tự động hóa cao) và không cần thiết phải có thêm công đoạn lắngCông nghệ ABR xử lý nước thải trong các vùng chế biến nông, thủy sản:2.Trong công nghiệpNgoài các khu công nghiệp thuộc Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị có 2 khu công nghiệp gồm: KCN Nam Đông Hà và KCN Quán Ngang với tổng diện tích đất quy hoạch là 341 ha. Vì vậy cần một lượng nước vô cùng lớn để phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp. Nhưng hầu hết các công ty này chưa có trạm xử lý nước thải hoặc có mà không được vận hành thường xuyên.Giải pháp được đề ra là xây dựng các mô hình xử lý nước thải trong cộng nghiệp để có thể giảm lượng nước thải và tái sử dụng một cách hợp lý.•Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học:Các tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn được tách khỏi nước thải bằng các công trình xử lý cơ học.Theo qui trình công nghệ xử lý cơ học, rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn rác hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô cơ chủ yếu là cát. Việc tách cát ra khỏi nước, nhiều trường hợp hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo, các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho công trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo.Quá trình lắng có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình. Quá trình lắng có thể thực hiện bằng thiết bị Cyclon thủy lực. Hiệu quả xử lý cơ học theo chất lơ lửng có thể đạt 50 60%.•Xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp hóa học (trung hòa, kết tủa): Hóa chất sử dụng trong xử lý hóa học, trung hòa hoặc kết tủa được kiến nghị là acid HCl, H2SO4, Bazơ CaO (vôi bột), Ca(OH)2 hoặc bất kỳ loại acid kiềm nào khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp. Sau khi trung hòa đến pH cho phép, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công nghiệp. •Xử lý nước thải nhiễm bẩn hữu cơ:Đối với nước thải có chứa nồng độ bẩn hữu cơ cao như nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, sữa, thủy hải sản... phương pháp xử lý kiến nghị là dùng các công trình xử lý sinh học. Với sự tham gia của Vi sinh vật hiếu khí: Bể lọc sinh họ c hiếu khí (Biophin), bù n hoạt tính hiếu khí (Aerotank); hoặc sinh học với sự tham gia của Vi sinh vật kỵ khí: Bể lọc bông bùn kỵ khí — UASB (Upflow Anaerobic Sludge Bed), lọc sinh học kỵ khí (Anaerobic filter). Áp dụng cụ thể tùy thuộc từng trường hợp căn cứ vào loại chất thải hữu cơ, nồng độ chất thải ban đầu cũng như tính chất đặc trưng của chất thải hữu cơ có trong nước thải.•Xử lý nước thải công nghiệp ô nhiễm dầu:Công trình xử lý cục bộ nước thải nhiễm dầu sẽ được áp dụng cho các kho chứa và nhà máy chế biến các sản phẩm dầu. Tùy thuộc vào hàm lượng dầu, mỡ, chất béo và các dạng phân tán của chúng trong nước thải mà có thể áp dụng các phương pháp loại bỏ dầu có hoặc không có sục khí ở các công trình tương ứng: bể lắng cặn kết hợp vớt váng dầu hoặc bể vớt dầu theo phương pháp tuyển nổi.Như đã đề cập ở trên, nước thải nhiễm dầu của các nhà máy do rò rỉ dầu từ các bồn dầ u, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, từ hệ thống tách dầu... Nước thải loại này nếu không xử lý trước khi xả ra nguồn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh nhất là với các thủy sinh. Do đó, chủ đầu tư phải thu gom và xử lý nước thải nhiễm dầu. Hệ thống tách dầu sẽ được xây dựng theo thiết kế với tổng hàm lượng dầu mỡ bé hơn 1 ppm.Mặc khác, tại khu vực tồn trữ nhiên liệu phải tuân theo nguyên tắc thiết kế tồn trữ lần hai (làm kênh, mương) để chống lại sự lan toả dầu gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt.•Xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp hóa học:Nước thải sản xuất cần thiết được xử lý bằng phương pháp hóa học chủ yếu là nước thải của hệ thống xử lý không khí. Đây là loại nước thải bị ô nhiễm chủ yếu là mang tính acid. Do vậy trước khi xả bỏ cần phải được trung hòa đến pH = 4 9. Biện pháp giải quyết có thể thực hiện trung hòa bằng Vôi cục (CaO) hoặc dạng dung dịch (Ca(OH)2)3.Trong sinh hoạtQuãng Trị là một trong những tỉnh có nhu cầu sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt rất lớn ở nước ta. Nên ý thức sử dụng nước tiết kiệm là rất cần thiết đối với người dân. Một số cách để giảm bớt lượng nước sinh hoạt bị lãng phí do thói quen hằng ngày gây ra như: Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước:Để ngăn ngừa sự lãng phí nước, một phương pháp khá hiệu quả đó là thay thế các thiết bị vệ sinh cũ, gây lãng phí nước bằng các thiết bị mới tiết kiệm nước. Kiểm tra và khắc phục rò rỉ:Đây là cách tránh thất thoát nước mà chúng ta cần phải làm gấp vì đường ống dẫn nước có thể bị rò rỉ và gây ra hao phí nước nghiêm trọng. Tận dụng nước tối đa khi có thể:Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật…. nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Còn nước bẩn (không có xà phòng) có thể được dùng để tưới cây, tưới đất cho ít bụi…Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thật cần thiết và điều chỉnh vòi vừa đủ dùng. Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác:Mỗi lần xả nước để dội một mẩu thuốc lá thừa, giấy ăn hay mẩu rác nhỏ thì ta đã lãng phí khoảng 20 lít nước. Vì thế hãy sử dụng thật hiệu quả mỗi lần nhấn cần gạt nước. Sử dụng vòi nước hiệu quả:Ta nên khóa kỹ các vòi nước khi không dùng. Nếu có sự nhỏ giọt ở các vòi nước khi đã khóa chặt, ta phải nhanh chóng sữa chửa hoặc thay thế ngay vì lượng nước nhỏ giọt sẽ “tích tiểu thành đại” gây lãng phí một lượng nước lớn trong một thời gian dài. Không rửa xe, sân hè bằng vòi phun nước:Sử dụng xô xà phòng để rửa xe và chỉ dùng vòi phun nước khi tráng xe. Tốt nhất là sử dụng hệ thống rửa xe không dùng nước. Nên sử dụng chổi, tránh dùng vòi phun nước để dọn sạch sân hè. Hướng dẫn trẻ em tiết kiệm nước:Ta không cho trẻ nghịch nước trong phòng tắm một mình. Chúng sẽ mở vòi nước xối xả mà có khi chỉ tắm qua loa. Hãy dạy trẻ ý thức tiết kiệm nước ngay từ bé. Tiết kiệm nước trong phòng tắm:Ta cần gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa mặt, rửa tay. Khi tắm, ta nên rút ngắn khoảng cách vòi nước khi xối, không nên tắm vòi sen quá 4 phút và tắt nước trong thời gian chà xà phòng.Nếu có thể ta nên tắm nhanh hơn hằng ngày 30 giây. Tiết kiệm nước khi nấu ăn:Ta nên đặt một chậu nước nhỏ bên cạnh để sau mỗi lần cắt rau, củ, hành, tỏi…ta rửa tay. Trừ khi cần làm sạch dầu mỡ còn thì ta chỉ cần nhúng tay vào chậu nước rồi lau khô bằng khăn sạch, thay vì rửa dưới vòi nhiều lẫn gây lãng phí nước. Tiết kiệm nước khi đánh răng:Trong lúc đánh răng, ta không nên để nước tiếp tục chảy. Ta nên dùng một chiếc cốc, lấy vừa đủ nước để thấm ướt bàn chảy, súc miệng, rửa bàn chải thay vì mở vòi cho nước chảy xối xả khi đang đánh răng. Tiết kiệm nước khi giặt quần áo:Khi xả quần áo lần cuối, ta giữ lại nước này để làm sạch sàn nhà, lau nhà hoặc rửa xe. Dù giặt bằng máy hay bằng tay, ta cũng tránh giặt quần áo hàng ngày vì vừa hại quần áo mà lại vừa tốn nước. Vì vậy, ta gom quần áo bẩn và giặt định kỳ mỗi tuần hai lần hoặc một lần. Vào ngày giặt giũ, bạn hãy gom hết khăn tắm bẩn, vỏ gối, chăn màn, vớ, găng tay, khẩu trang, áo khoác, khăn tay…để giặt cùng lúc. Nhờ vậy, mà ta tiết kiệm nước hơn so với giặt nhiều lần trong tuần.Nếu dùng máy giặt thi ta chỉ giặt khi có đủ khối lượng theo công suất của máy để tiết kiệm nước một cách tốt nhất. Đồng thời, ta nên tránh chu trình giặt cố định; với mỗi lần giặt, ta điều chỉnh mức nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt. Tận dụng nguồn nước mưa:Đây là phương pháp tận dụng nguồn nước tự nhiên một cách hiệu quả, ít tốn kém. Nếu có điều kiện, ta nên xây bồn chứa hoặc dùng lu, thùng phi để trữ nước mưa. Nước mưa sẽ được dùng để rửa xe, vệ sinh bồn cầu, trồng cây… còn riêng nước máy chỉ dành cho việc ăn uống, tắm rửa. Ngoài ra, nước mưa còn được các nước tiên tiến trên thế giới xử lý thành nước sạch để sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.PHẦN 7: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ1.Kết luận:Nước ngầm là một nguồn tài nguyên không phải vô hạn, nó hoàn toàn có thể cạn kiệt nếu con người không biết cách khai thác và sử dụng hợp lý. Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, nhu cầu về nước ngầm tại tỉnh Quảng Trị ngày càng cao trong khi nguồn nước là có giới hạn đã đặt ra yêu cầu khai thác và quản lý tài nguyên phù hợp.2.Kiến nghị:Đối với cơ quan chức năng:a)Về công tác điều tra địa chất thủy văn:Xây dựng thêm mạng quan trắc để theo dõi, dự báo sự biến đổi về trữ lượng, chất lượng của nước dưới đất trong tầng khai thác nước, các hiện tượng lún mặt đất và hiện tượng xâm nhập mặn do quá trình khai thác gây ra.b)Về công tác quản lý:Tiếp tục thu thập và cập nhật các số liệu điều tra về tình hình khai thác và tài liệu quan trắc vào cơ sở dữ liệu và hằng năm lập bản đồ.Xây dựng quy chế khai thác về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Kết hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật trong quản lý, cấp giấy phép, thu phí tài nguyên nước.Cần kiểm tra mức độ chấp hành của các đơn vị khai thác nước được cấp phép và có biện pháp xử lý nghiêm các đơn vị không tuân thủ quy định.c)Công tác quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước ngầm và môi trường ĐCTV:Tiến hành thực hiện phương án thay thế nước ngầm bằng nước máy phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.Việc cấp phép khai thác khoan giếng cần có sựu tham gia phối hợp của các cơ quan chuyên về địa chất thủy văn như Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam.Đối với người dân:Hiện tại nước ngầm là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày – nhu cầu thiết yếu của người dân nên hơn ai hết họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tầng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm hợp lý, bảo vệ chất lượng nước là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Để thực hiện điều đó, họ cần phải:Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý;Không vức rác, chất thải bừa bãi xuống các kênh rạch vì chất lượng nước mặt và nước ngầm có mối quan hệ với nhau.Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp:Đầu tư cải thiện máy móc thiết bị sao cho tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất.Trang bị hệ thống tái chế, xử lý nước thải, áp dụng công gnhệ sản xuất sạch hơn nhằm giảm lượng xả thải ra môi trường.Chấp hành nghiêm túc việc khai thác nước ngầm đúng tầng, đúng lưu lượng và thời gian theo giấy phép.Việc khoan giếng phục vụ sản xuất phải thông qua sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Trang 1

BÁO CÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM

Ở TỈNH QUẢNG TRỊ GVHD: Ts Ngô Thụy Diễm Trang

Nhóm:

Nguyễn Minh Hằng B1309265

Đặng Thị Diễm Trinh B1309347

Nguyễn Thị Cẩm Giang B1309262

Nguyễn Tuyết Vân B1309355

Huỳnh Lê Thảo Trân B1309345

Nguyễn Trần Phương Ngân B1309292

PHẦN 1: GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài:

Nước luôn luôn giữ một vai trò mang tính sống còn trong lịch sử phát triển loài người và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Trong thời đại hiện nay do bùng nổ về dân số, do các ngành kinh tế của các nước trên thế giới thi nhau phát triển như vũ bão, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao vì thế yêu cầu về nước ngày càng lớn, các nguồn nước được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều Nhìn chung trên trái đất có 3 nguồn nước chính: nước mưa, nước mặt, nước ngầm Ở mọi nơi trên trái đất, lượng nước mưa cung cấp hàng năm đều có hạn, mặt khác mưa lại phân phối không đều theo cả không gian lẫn thời gian Những vùng mưa nhiều lượng mưa năm bình quân cũng chỉ đạt 2000 ÷ 2500 mm, những vùng mưa ít chỉ đạt 400 ÷ 500mm, có những vùng không hề có mưa Ở những nơi có mưa, lượng mưa cũng phân phối không đều trong năm, nhiều thời gian kéo dài không có mưa Ở những vùng có các nước công nghiệp phát triển, thậm chí nước mưa cũng bị ô nhiễm một cách nặng nề, đôi khi xuất hiện những trận mưa axit hoặc mưa bùn… Chính vì vậy, nguồn nước mưa từ lâu đã không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước của con người Nguồn nước mặt trên

Trang 2

khối lượng, suy giảm về chất lượng, có nhiều nơi trên thế giới nguồn nước mặt không có hoặc rất khan hiếm không đủ để sử dụng

Với những lí do trên nguồn nước ngầm trước mắt cũng như lâu dài, đóng một vai trò quan trọng để bổ sung nguồn nước cho nhân loại, việc khai thác và sử dụng nước ngầm là một yêu cầu tất yếu và ngày càng lớn

2 Khái niệm:

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi

Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt

là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào

Theo Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì ở nước

ta, nước ngầm chiếm khoảng 35% đến 40% tổng số lượng nước sinh hoạt của người dân Ngoài ra, nó còn là nguồn nước quan trọng của ngành nông nghiệp và công nghiệp Đặc điểm chính của nguồn nước ngầm ở Việt Nam

là nó nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất từ 25 cho tới 100 mét Do địa hình nên nước ngầm phân bổ khá đều, dọc khắp ba miền và rất phong phú bởi lượng mưa ở nước ta là tương đối lớn

3 Phân loại:

Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm

có áp lực

• Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén chặt Loại nước ngầm nầy có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút nước lên Nước ngầm loại nầy thường ở không sâu dưới mặt đất,ì có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô

• Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm

Do bị kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn

vì thế khi khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải

Trang 3

bơm Loại nước ngầm nầy thường ở sâu dưới mặt đất, có trử lượng lớn

và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Phương pháp phân tích hồi quy (???)

Phương pháp định giá nước ngầm tại mức giá bền vững

Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian

PHẦN 3: VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên Trái đất Bên cạnh đó nước ngầm cũng là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với con người Đặc

biệt là trong sinh hoạt, sản

xuất,nuôi trồng,

Nước dưới đất được khai

thác phục vụ cho nhiều mục đích

khác nhau như: cấp nước sinh

hoạt, công nghiệp,nông nghiệp,

nuôi trồng thủy sản,trồng trọt,…

trong đó khai thác sử dụng nước

cho cấp nước sinh hoạt và công

nghiệp chiếm tỷ lệ lớn Đặc biệt nhu cầu nước sản xuất công nghiệp là rất lớn Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học…

Việc khai thác nước dưới đất phát triển không đồng đều ở các vùng trong tỉnh Khoảng 70 - 80% nguồn nước cấp cho sinh hoạt nông thôn là từ nguồn nước dưới đất; các hình thức khai thác chủ yếu là giếng đào, giếng khoan và mạch lộ Hiện ở Vĩnh Linh có khoan 1 giếng lấy nước ngầm cung cấp nước cho cụm dân cư với công suất 500 m3/ngày Ngoài ra ở Cửa Tùng, thuộc xã Vĩnh Quang, Sở Thủy sản Quảng Trị tiến hành thăm dò khoan và khai thác 3 giếng với tổng công suất khai thác là 500 m3/ngày Các lỗ khoan này đều khai thác nước ở tầng chứa nước Pleistosen với chiều sâu từ 20 - 30m

PHẦN 4: HIỆN TRẠNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác quá mức và

Trang 4

không có quy hoạch đã làm cho

mực nước dưới đất bị hạ thấp Hiện

tượng này ở các khu vực đồng

bằng bắc bộ và đồng bằng sông

Cửu Long Khai thác nước quá mức

cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm

nhập mặn ở các vùng ven biển

Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc

chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh

không đúng quy cách

Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi

Cụ thể, cả nước hiện nay có khoảng gần 300 nhà máy có sử dụng nước ngầm để biến nguồn tài

nguyên thiên nhiên này thành sản

phẩm phục vụ cuộc sống của con

người Cùng với đó là vô vàn các

giếng đào, giếng khoan tự phát của

người dân vùng nông thôn tiếp cận

với nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất, tưới tiêu và sinh hoạt Với trữ lượng khai thác đạt chừng 20 triệu m3

mỗi ngày nên đây có thể nói là tài nguyên cực kỳ quan trọng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng Tuy nhiên, theo rất nhiều các chuyên gia môi trường, nước ngầm ở Việt Nam đang

bị xâm hại bởi những hóa chất độc hại từ những nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và cả khu dân cư Cộng thêm đó là sự xâm thực của nước mặn khiến nước ngầm biến đổi, có tỷ lệ phèn cao khiến nó đang mất dần giá trị

sử dụng

Trang 5

Tại Gio Linh, Quảng Trị qua công tác điều tra đã đánh giá trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác là 21.841 m3/ngày (cấp C1) và trữ lượng triển vọng (cấp C2) đạt 60.000 m3/ngày Việc khai thác nước dưới đất ở tỉnh Quảng Trị mới chỉ tiến hành trên những quy mô nhỏ, gồm các giếng khoan đơn lẻ tại các công, nông trường và các giếng khoan nhỏ do chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thiết kế

Bảng 1 Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị

Một số công trình khai thác nước dưới đất đã thực hiện tại Gio Linh, Cam Lộ từ 1995 đến 2000, Chương trình đã thi công được 563 giếng khoan,

301 giếng đào và 9 công trình cấp nước tập trung, 2 hệ nối mạng Cũng trong thời gian này, nhiều tổ chức tư nhân với các đội khoan hình thành và phát triển mạnh mẽ tham gia vào việc xây dựng các giếng khoan, giếng đào góp phần tăng tỷ lệ khai thác và sử dụng nước dưới đất tăng vọt Đến năm

2000, tỉnh Quảng Trị có 62,77% dân sử dụng giếng đào, 16,58% sử dụng giếng khoan, còn lại 16,85% sử dụng nguồn khác

Các công trình khai thác nước dưới đất có quy mô rất khác nhau và bao gồm các dạng sau:

− Giếng đào: Chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ

Trang 6

− Giếng khoan đường kính nhỏ: Sử dụng cấp nước cho quy mô hộ gia đình với đường kính ống chống, ống lọc từ 42 mm đến 60 mm ở vùng đồng bằng và chiều sâu giếng từ 5 m tới

hơn 80 m

− Hệ nối mạng: Giếng khoan đường

kính nhỏ lắp đặt hệ thống ống nước

cung cấp cho vài gia đình hoặc các

công sở độc lập

− Giếng khoan công nghiệp (được thi

công bằng máy) đường kính ống

lọc từ 90 mm tới gần 400 mm, có

chiều sâu hàng chục mét tới gần

500 m, lưu lượng từ vài m3/h tới hơn 100 m3/h để phục vụ cấp nước tập trung lớn với công suất đến 15.000 m3/ngày phục vụ cho các thị xã, khu công nghiệp Do nhiều vùng nông thôn chưa có hệ thống cấp nước tập trung, thậm chí ở các đô thị nhiều nơi cũng chưa có mạng cấp nước sạch,

vì vậy, nhân dân phải tự khoan giếng để khai thác nước

− Tiềm năng nước dưới đất để phục vụ cho tưới là rấ lớn, việc khai thác nước dưới đất để phục vụ tưới cho các cây trồng có giá trị cao là vấn đề cần được quan tâm Nước dưới đất được sử dụng cho tưới cây trồng cạn

và tưới lúa đông xuân và rau màu Tưới cây trồng cạn chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu ở Vĩnh Linh

và các vườn cây ăn quả Đặc biệt trong các năm hạn, ở nhiều vùng nhân dân không chỉ đào giếng lấy nước cho sinh hoạt mà còn phục vụ lấy nước chống hạn Để tưới cho cây trồng cạn thường sử dụng các giếng khoan, giếng đào để khai thác nước, còn để tưới lúa chủ yếu là khai thác nước từ các mạch lộ tự nhiên Ngoài ra,

nước từ các mạch nước lớn đều

được khai thác sử dụng cho tưới

bằng các hệ thống đập chắn nhỏ

và hệ thống mương dẫn, nhất là

ở vùng đá vôi hoặc trên khu vực

đất đỏ bazan …

Thí dụ: Một hecta cà phê Vôi

trồng khoảng 1330 cây/ha, trong

đó một thời vụ cần 600l nước/cây/đợt, tưới 2 – 3 đợt Vậy trung bình cần: (600 x 1330) x 3 = 2 394 000 lít nước ngầm

Trang 7

− Nuôi thủy sản đòi hỏi lượng nước rất lớn, mỗi một ha trên một vụ cần lượng nước ngọt khoảng 17500m3 để hòa trộn với nước mặn, như vậy một năm nuôi hai vụ trên một ha cần khoảng 35000m3 nước ngọt Để khai thác nước dưới đất nhạt cũng như nước lợ

Từ các thông tin trên cho thấy nước dưới đất đã được khai thác không chỉ cho ăn uống sinh hoạt mà còn được sử dụng phục

vụ cho công nghiệp, tưới và nuôi trồng thủy sản, vì vậy nhu cầu

sử dụng nước là rất lớn và đang ngày một bức thiết bởi sự thiếu hụt mực nước ngầm do việc khai thác quá mức

PHẦN 5: HẬU QUẢ CỦA VIỆC VIỆC SUY THOÁI, Ô NHIỄM HAY MẤT ĐI NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM

Trong khi hầu hết các dòng sông với nguồn nước bề mặt ở Việt Nam đang biến đổi bởi nạn ô nhiễm môi

trường thì ai cũng có thể nhận ra, bằng

mắt thường hay bằng những phép kiểm

tra đơn giản thì sự ô nhiễm của nguồn

nước ngầm lại khó thấy hơn Mặc dù

nước ngầm đã được thiên nhiên chắt lọc

bằng rất nhiều cơ chế khác nhau với sự

thẩm thấu từ nguồn nước bề mặt nhưng

nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều của nguồn nước bề mặt, khi nguồn nước này bị ô nhiễm Những hóa chất độc hại mà các nghiên cứu gần đây tìm thấy

ở các mẫu nước ngầm khắp các địa phương như đang gióng lên hồi chuông báo động về những nguy hại mà chúng ta sẽ phải gánh chịu nếu không có những biện pháp kịp thời bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này

Việc khai thác nước thiếu quy hoạch, không xin phép, không dựa trên

cơ sở thăm dò đánh giá nguồn nước vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương cũng là nguy cơ gây hạ thấp mực nước quá mức gây sụt lún mặt đất, tranh chấp giữa các hộ dùng nước, giảm công suất giếng, gây ô nhiễm, và xâm nhập mặn Song cho tới nay chưa có các khảo sát đánh giá đầy đủ về tình trạng thải chất thải, tình trạng khai thác, hạ thấp mực nước và ô nhiễm nước

Trang 8

dưới đất, chắc chắn tình trạng ô nhiễm nước dưới đất là lớn hơn so với các phát hiện hiện nay

Hoạt động khoan thăm dò địa chất và khai thác nước diễn ra khá mạnh mẽ nhất là trong các vùng đồng bằng Để phục vụ cấp nước nông thôn hàng ngàn giếng khoan đường kính nhỏ đã được khoan, trong số đó nhiều giếng lắp đặt ống chống ống lọc nhựa chất lượng kém đã bị dập vỡ, nhiều giếng khi khoan hỏng không được lấp là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất Đặc biệt trong các khu vực đô thị nhiều giếng khoan địa chất công trình

đã được khoan, có nhiều giếng khá sâu cắt vào cả các tầng chứa nước khai thác song không được chôn lấp tốt cũng dễ là con đường cho nước bẩn bề mặt và nước từ các tầng chất lượng kém nằm trên thâm nhập vào tầng chứa nước khai thác Ở các thị xã, khu dân cư, nước thải hầu như chưa được xử

lý, thu gom

Nước dưới đất đang là nguồn cung cấp duy nhất cho ăn uống sinh hoạt và các mục đích khác, nước dưới đất được nước mưa cung cấp, một

số vùng khả năng bảo vệ của nước dưới đất là kém cùng với lượng nước dưới đất được khai thác cũng rất lớn với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay, tình trạng thải rác, thải nước thải của đô thị như hiện nay là dễ làm ô nhiễm nước dưới đất

Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong vùng cung cấp của nước dưới đất cũng diễn ra ở một sốv ùng, đặc biệt là các vùng bãi ven các sông, các khu vực ngoại thành, khu vực ven biển cũng là nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất

Việc khai thác mỏ, đặc biệt khai thác tận thu, khai thác các mỏ nhỏ hiện diễn ra khá mạnh dọc dải cát ven biển Quảng Trị Khi khai thác và sơ tuyển quặng đã thải ra lượng phế thải, nước thải lớn không được thu gom,

xử lý Đồng thời các mong khai thác sau khi khai thác xong không được lấp, hồi phục lại môi trường, các mong này cũng là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất nhất là các mong cắt sâu vào các tầng chứa nước

Một số nơi, việc khai thác nước biển để tuyển quặng cũng đã làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn

Việc bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động kinh tế có liên quan tới làm suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất còn chưa được quan tâm một cách đúng mức

Nhiều hoạt động có khả năng gây ô nhiễm nước dưới đất như thải chất thải rắn, nước thải, xây dựng công trình, khoan đào khảo sát địa chất,

Trang 9

khai thác mỏ, khai thác nước dưới đất sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu chưa được quản lý và kiểm soát và đã làm suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất

Việc thải chất thải rắn, lỏng

cũng như sử dụng phân bón thuốc trừ

sâu quá mức cùng với các hoạt động

khoan đào thăm dò địa chất, khai thác

nước, khai thác mỏ… không tuân thủ

các quy định bảo vệ môi trường đã gây

ô nhiễm nguồn nước dưới đất, nhất là

các tầng chứa nước không áp nằm

nông

Ô nhiễm nặng nhất là trong các

khu đô thị, khu dân cư Ở đây lượng

chất thải rắn, nước thải ngày một tăng không được quản lý, xử lý đã làm cho nguồn nước mặt cũng như mặt đất nhiều vùng bị ô nhiễm nặng vì vậy các tầng chứa nước nông bị ô nhiễm, nhất là về mặt vi sinh Kết quả điều tra sơ

bộ cho thấy các giếng đào trong vùng nông thôn miền đồng bằng thuộc tỉnh

bị nhiễm bẩn vi sinh khá nặng Ngoài ô nhiễm về mặt vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng cũng đã phát hiện ở một số vùng

Thí dụ: cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) Với diện tích gần 5.000 ha, trong đó có gần 4.500 ha đã cho thu

hoạch đem lại giá trị kinh tế hàng năm trên 300 tỷ đồng

Hiện tại giá cà phê tươi được các tiểu thương trên địa bàn thu mua ở mức 7.000 đến 8.000 đ/kg, tăng từ 3.000 đến 4.000 đ/kg so với cùng kỳ năm

2013

Mặc dù được giá cao nhưng năm nay hầu hết các vườn cà phê ở Hướng Hóa đều bị mất mùa, năng suất giảm Đến nay toàn huyện có tổng diện tích

cà phê hơn 4.600 ha nhưng diện tích có thể cho thu hoạch chỉ khoảng 3.000 đến 3.500 ha Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết, hạn hán gây thiếu nguồn nước tưới trầm trọng Năm nay cà phê trổ bông đúng vào lúc hạn hán dẫn đến khô bông nên năng suất chỉ đạt khoảng 6-7 tấn quả tươi/ha, giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 2 đến - 3 tấn quả tươi/ha Thực tế đã cho thấy, tình trạng thiếu nước đã tác động rất lớn đến năng suất

và sản lượng của cà phê trên cùng một diện tích

Trang 10

Cụ thể với diện tích 4500ha cho thu hoạch 300 tỷ đồng, nhưng do thiếu nước tưới thì chỉ có 3500ha cà phê là cho thu hoạch Ước tính thiệt hại lên đến 66,67 tỷ đồng hằng năm

PHẦN 6: GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.

Tài nguyên nước có giá trị và ở nhiều nơi được coi như là một loại hàng hoá Nước là loại tài nguyên có thể tự tái tạo được và cần phải sử dụng hợp lý để duy trì khả năng tự tái tạo của nó

Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một lưu vực sông gồm chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về nước đảm bảo sự phát triển bền vững

Nguồn nước ngầm tự nhiên không phải vô hạn, nếu sử dụng không đúng và lãng phí sẽ khiến mực nước ngầm của các tỉnh Tây Nguyên giảm sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu nước khi vào mùa khô

1 Trong trồng trọt và chăn nuôi:

a) Đối với nông nghiệp

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa cho ra đời phương pháp tưới mới đó là phương pháp tưới tiết kiệm nước (tưới nước nhỏ giọt)

Theo đó, nếu như nông dân tưới nước cho cà phê bằng hình thức thông thường như: tưới ống vòi (tưới gốc), tưới bét quay… lượng nước cần cung cấp vào khoảng 600l/cây/ đợt tưới, được bà con tưới 2, 3 đợt Nhưng lượng nước hao phí do bốc hơi cũng khá nhiều dẫn đến việc lãng phí

Trong khi với hình thức tưới tiết kiệm nước lại có khá nhiều ưu điểm

đó là chi phí lắp đặt cho việc tưới ít, chỉ vào khoảng 20 triệu đồng/ ha, việc lắp đặt hệ thống đơn giản, dễ sử dụng Tưới tiết kiệm nước lượng nước cung cấp cho cây cà phê chỉ còn 400 – 450l/ cây giúp tiết kiệm 20 – 30% lượng nước tưới thường, mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây cà phê

Ngày đăng: 17/06/2015, 13:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w