TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH ___________________ CHUYÊN ĐỀ HỆ SINH THÁI PHÂN TÍCH TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG Giảng viên hướng dẫn: NGÔ THỤY DIỄM TRANG Sinh viên thực hiện: 1. TÔN THỊ THẢO NGUYÊN B1207388 2. NGUYỄN THỊ CẨM VÂN B1207435 3. NGUYỄN HẢI MINH B1309287 4. TRẦN NGỌC NGÂN B1309293 5. NGUYỄN PHI VÂN B1309354 Cần Thơ, 2015 MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu ……………………………………………………………. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………… 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………….. 1 1.2.1. Mục tiêu chung …………………………………………………… 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể …………………………………………………… 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………… 2 1.3.1. Về thời gian ………………………………………………………. 2 1.3.2. Về không gian ……………………………………………………. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………... 2 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………. 2 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………… 2 Chương 2: Nội dung ……………………………………………………………... 3 2.1. Sơ lược về các hệ sinh thái rừng trên cạn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc . 3 2.1.1. Yếu tố vô sinh ……………………………………………………. 3 2.1.2. Yếu tố hữu sinh ………………………………………………….. 5 2.2. Vai trò, chức năng , giá trị của tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đối với đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương ……………………………………………………………………….. 8 2.2.1. Đối với đời sống con người ……………………………………… 8 2.2.2. Đối với phát triển kinh tế xã hội ………………………………… 8 2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc 8 2.4. Tác động của sử dụng tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang ……………………. 12 2.4.1. Tác động tích cực ………………………………………………… 12 2.4.2. Tác động tiêu cực ………………………………………………… 13 2.4.3. Sự đánh đổi khi thay thế hay hủy bỏ một hệ sinh thái này bằng một hệ sinh thái khác …………………………………………………… 14 2.5. Một số biện pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc …………………………………………………………... 16 Chương 3: Kết luận và kiến nghị ……………………………………………….. 18 3.1. Kết luận ………………………………………………………………….. 18 3.2. Kiến nghị ………………………………………………………………… 18 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………. 19 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vườn Quốc gia Phú Quốc nằm về phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những Vườn Quốc gia của Nam Bộ còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi. Với tổng diện tích trên 31.422 ha, Vườn Quốc gia Phú Quốc được chia thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.786 ha), phân khu phục hồi sinh thái (22.603 ha), và phân khu hành chính dịch vụ nghiên cứu khoa học (33 ha). Hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng…). Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước… Với hệ sinh thái rừng phong phú, Vườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta. Hiện nay, Vườn Quốc gia Phú Quốc đang được bảo tồn, phát triển và tiếp tục nhân giống, sưu tầm những loài động vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì những yếu tố trên nên nhóm đã chọn đề tài “Phân tích tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” đây là một “di sản” của tự nhiên cần được bảo vệ và phát triển. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về hệ sinh thái rừng trên cạn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc nhằm đi sâu nghiên cứu về tài nguyên rừng và biện pháp cải thiện nguồn tài nguyên này ở địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu khái quát hệ sinh thái rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Vai trò chức năng của tài nguyên rừng trên cạn ở Hệ sinh thái này. Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Tìm hiểu tác động của việc sử dụng tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đến việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Kiên Giang. Đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên này. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Về thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 09012015 đến ngày 06022015. 1.3.2. Về không gian Đề tài nghiên cứu hệ sinh thái rừng trên cạn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nằm trong giới hạn của đề tài, cụ thể là hệ sinh thái ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và tài nguyên rừng trên cạn ở đây. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng để nghiên cứu là số liệu thứ cấp, được thu thập, tổng hợp từ Internet, các trang web của chính phủ về thống kê, báo cáo số liệu và những tạp chí bài báo có liên quan đến đề tài. Số liệu được công bố rộng rãi trong khoảng thời gian 2010 – 2014. 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả hiện trạng hệ sinh thái và tài nguyên rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Sử dụng phương pháp tổng hợp và đánh giá, cùng với so sánh để làm nổi bật nguồn tài nguyên rừng ở đây. Từ mô tả và đánh giá, đưa ra những biện pháp cụ thể để phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG TRÊN CẠN TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC. Vườn Quốc gia Phú Quốc trải dài từ 10°12 đến 10°27 vĩ bắc và từ 103°50 đến 104°04 kinh đông, nằm về phía đông bắc đảo Phú Quốc. Vườn Quốc gia Phú Quốc có địa hình đồi núi, độ dốc không lớn. Vườn Quốc gia Phú Quốc là núi Chúa cao 603m. Đây là nơi tập trung nhiều suối, nhưng chủ yếu chỉ có nước theo mùa. Chỉ có một con sông khá lớn trên đảo là Rạch Cửa Cân, chảy về phía nam Vườn Quốc gia và đổ ra bờ biển phía tây đảo. 2.1.1. Yếu tố vô sinh: Khí hậu: Chi phối bởi chế độ gió mùa đông nam, khu vực có khí hậu ẩm ướt rất mùa nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 2527oC, với một sự thay đổi nhiệt độ quanh năm của 3oC, ít hơn so với biên độ ban ngày của 6oC. Tổng lượng mưa trong khu vực này là khoảng 3.038 mm. Mùa mưa kéo dài với gió mùa đông nam, từ tháng Sáu đến tháng Mười Một. Tổng số ngày mưa là 2324 mỗi tháng và số lượng là 450 mm mỗi tháng trong tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín. Đông Nam gió mùa đạt cấp IV, trung bình 45 ms. Mùa khô xảy ra trong những tháng emaining năm, tức là từ tháng mười haitháng tư của năm tiếp theo. Giống như ở các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long, Phú Quốc rất ít phải chịu đựng những cơn bão. Quan sát trong 100 năm, những cơn bão xảy ra vào những năm 1905 và năm 1997 với tốc độ gió hơn 100 kmh. Nhìn chung, khí hậu thuận lợi cho du lịch quanh năm và các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời (ngoại trừ trong tháng nhiều mưa). Sau đây là những số liệu khí hậu của Phú Quốc: Bảng 1: Dữ liệu khí hậu của đảo Phú Quốc. ĐẶC TÍNH GIÁ TRỊ (1) Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm Nhiệt độ cao nhất hàng năm Nhiệt độ thấp nhất hàng năm Biên độ nhiệt 27,3 32,0 21,8 7,0 (2) Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm Lượng mưa cao nhất hàng năm Số ngày mưa mỗi năm 3.038 mm 3.149 mm 174 ngày (3) Độ ẩm Độ ẩm trung bình Độ ẩm cao nhất Độ ẩm thấp nhất 83,3% 94,6% 67,7% (4) Hơi nước: Lượng hơi nước hàng tháng Tháng cao nhất Tháng thấp nhất 116,2 mm 164,6 mm 80,8 mm (5) Gió: Gió mùa Đông Nam Gió mùa Tây Bắc Từ tháng 5 đến tháng 10, gió cấp IV, 45 ms Từ tháng 11 đến tháng 4. (Nguồn: http:www.daophuquoc.biz ) Thủy văn và tài nguyên nước Vườn Quốc gia Phú Quốc được giới hạn bởi các biển phía Bắc, Đông và Tây với đường bờ biển khoảng 60 km chiều dài và bị ảnh hưởng bởi một chế độ thủy triều bán nhật triều của vịnh Thái Lan. Nội địa có lượng nước mặt phong phú, do lượng mưa cao vào mùa xuân và mật độ sông suối dày đặc. Vào mùa xuân, mật độ sông suối là 0,42 kmkm2 (mật độ lớn nhất trong số các đảo ở Việt Nam). Có hai hệ thống sông chính ở hòn đảo này, trong đó lưu vực của nó là lớn hơn 10 km2, chiếm một diện tích lưu vực tổng số khoảng 25% trong tổng diện tích đảo: + Sông Cửa Cạn nhận nước từ núi Chùa, có chiều dài sông là 28,75 km, tổng chiều dài của lò xo là 69 km, diện tích lưu vực là 147 km2. + Sông Dương Đông bắt đầu trong núi Đà Bắc, có chiều dài sông là 18,5 km, tổng chiều dài của lò xo là 63 km, diện tích lưu vực là 105 km2. Các sông khác là Trâm, Vũng Bầu, và Ca mà có kích thước nhỏ. Nói chung mặc dù suối và sông ở khu vực này là ngắn và nhỏ, nhưng mạng lưới lại được phát triển tốt, do lượng mưa cao (hơn 3.000mm mỗi năm). Bên cạnh đó, địa hình của khu vực này làm cho các con sông và suối tập trung nhiều hơn ở phần phía tây so với ở phần phía đông. Là dòng chảy biến thời vụ cao và do đó giao thông đường thủy trên suối là không thể. Phong phú về nước ngầm và được phân bố đều các khu vực, trong khi nước tầng chứa nước ở phần phía bắc là khó khăn hơn; Ví dụ, ở Gành Dầu, hai hố chán lên đến 30 40m ở độ sâu không thể sản xuất ra nước. Chất lượng nước mặt không chứa nồng độ cao của canxi và magiê. Theo một phân tích được thực hiện bởi các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nước bề mặt đáp ứng yêu cầu để sử dụng trong nước. Nước ngọt cung cấp cho người dân trên đảo được đảm bảo bởi hai nguồn: nước ngầm và nước mưa, trong đó nước ngầm có một vai trò quan trọng. Lượng nước ngọt cũng là một hạn chế trong sản xuất và sinh kế của người dân địa phương, đặc biệt là vào mùa khô 2.1.2. Yếu tố hữu sinh Về động vật VQG có 208 loài động vật thuộc 125 chi, 78 họ thuộc 4 lớp động vật, trong đó có 28 loài thú, trong đó 6 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê, 119 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam, 47 loài lưỡng cư, trong đó 9 loài bị đe dọa toàn cầu (IUCN 2007).Các loài thú quý hiếm gồm: Cu li lớn, Cu li nhỏ, khỉ đuôi dài, Vooc bạc tên địa phương còn gọi là Cà khu, Sóc đỏ Phú Quốc, Hồng hoàng... Bảng 2: So sánh sự đa dạng các loài động vật có vú của VQG PQ với hai vườn quốc gia khác trên các đảo ở Việt Nam Vườn Quốc Gia Diện tích (ha) Số loài Họ Chi Phú Quốc 31.442 28 14 6 Côn Đảo 15.043 29 16 10 Cát Bà 15.200 31 17 9 (nguồn: Sub – FIPI (II), 2004, Đặng Huy Huỳnh et al., 1996,…) Bảng 3: So sánh sự đa dạng các loài chim của VQG PQ với hai vườn quốc gia khác trên các đảo ở Việt Nam Vườn Quốc Gia Diện tích (ha) Số loài Họ Chi Phú Quốc 31.442 119 41 16 Côn Đảo 15.043 67 26 11 Cát Bà 15.200 65 26 13 (nguồn: Đề xuất dự án cho Công viên quốc gia Côn Đảo, Furey N., et al., 2002.) Về thực vật Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú có 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và 531 chi trong đó có 5 loài khỏa tử (ngành hạt trần thuộc 3 họ và 4 chi). Số loài dùng dược liệu là 155 (34 loài là thuốc bổ và 11 loài chữa các bệnh hiểm nghèo) như hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân... Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,...), có 23 loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi...), và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng...). Thực vật cần bảo tồn gồm 12 loài quý hiểm thuộc 7 họ và 54 loài đặc hữu thuộc 9 họ, trong đó có tên mang địa danh Phú Quốc như Cù đèn Phú Quốc, Diệp hạ châu Phú Quốc. Nhiều loài được ghi trong sách đỏ IUCN như: Trắc nam bộ, Thông lông gà, Kim giao, Hoàng Đàn giả và các loài cây đặc hữu trong họ sao dầu như Sao đen, Kiền kiền… Loài Lan Vân Hài có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu cũng vừa được phát hiện tại đây. Ngoài ra còn ghi nhận 2 loài Lan mới cho Việt Nam: Nhẵn diệp và Ái lan Mỹ diệp. Bảng 4: So sánh các thành phần thực vật trong Vườn Quốc gia Phú Quốc và trong hai công viên quốc gia khác ở miền Nam Việt Nam Vườn Quốc Gia Diện tích (ha) Số loài Họ Bộ Năm nghiên cứu Phú Quốc 31.442 1.164 137 66 2003 Cát Tiên 74.219 1.610 162 75 2000 Núi Chúa 29.673 1.265 147 85 2002 (Nguồn: SubFIPI (II), 2003) Biểu đồ 1: So sánh các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Phú Quốc với VQG Côn Đảo, VQG Cát Bà, VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã (Nguồn: (1) Trần Đình Huệ (2011), (2),(3) Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2008)) Nếu so với HTV ở các VQG trên các đảo như VQG Côn Đảo và VQG Cát Bà thì VQG Phú Quốc có HTV đa dạng hơn và tương đương với một số VQG trong đất liền như VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên. Các hình thái rừng trên cạn trong Vườn Quốc gia Phú Quốc: Rừng nguyên sinh trên núi: Xuất hiện ở độ cao từ 350 mét đến 603 mét so với mặt biển. Trong khu rừng này chủ yếu có 3 loài thực vật hạt trần là Hoàng Đàn Giả, Thông nàng và Kim Giao. Rừng nguyên sinh cây họ dầu (dipterocarrpaceae): Phân bố ở độ cao trung bình từ 100 mét đến 350 mét so với mặt biển. Chủ yếu trong khu rừng này là các cây họ dầu. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên đảo Phú Quốc đã được công nhận có vai trò quyết định đối với việc giữ mực nước ngầm ổn định và điều hòa nhiệt độ quanh năm trên đảo. Rừng thứ sinh: Chiếm phần lớn diện tích Vườn Quốc gia Phú Quốc ở độ cao trung bình từ 30 đến 100 mét so với mặt biển. Đây là loại rừng tái sinh có mật độ dầy đặc, cây gỗ tạp, mới mọc sau sự khai thác của người dân địa phương. Rú lùn trên các đụn cát: Là loài thực vật đặc biệt đã chuyển biển thích nghi với điều kiện môi trương vô cùng khắc nghiệt. Loại rừng này chỉ xuất hiện tại ranh giới giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái cực kỳ hiếm gặp ở Việt Nam, chỉ phân bố thành các đám nhỏ tại một vài vùng ven biển. 2.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG. 2.2.1. Đối với đời sống con người Các hộ dân sống trong và ven vùng có rừng được Ủy Ban Nhân Dân khoán cho một diện tích để trồng rừng và xen canh những loại cây công nghiệp ngắn ngày, đây là thuận lợi để người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, diện tích đất đó, người dân Phú Quốc còn tận dụng để phát triển nghề trồng hồ tiêu, một đặc sản nổi tiếng của huyện đảo Phú Quốc. Các cánh rừng trong hệ sinh thái Vườn Quốc gia Phú Quốc góp phần tạo cảnh quan môi trường sinh thái, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái,… Tài nguyên rừng ở đây còn tạo một môi trường học tập, nghiên cứu khoa học về nguồn tài nguyên phong phú này, đặc điểm thổ nhưỡng, sinh thái học – môi trường,… Nơi này còn được xem như một “lá chắn xanh” bảo vệ cuộc sống con người ở vùng biển Phú Quốc, một “máy lọc sinh học khổng lồ” hấp thu lượng CO2 lớn, góp phần tạo nguồn không khí trong lành. 2.2.2. Đối với phát triển kinh tế xã hội Hệ sinh thái rừng, trước hết cung cấp sự đa dạng về các loại hình kinh tế, bổ sung cho sự phát triển khai thác gỗ, củi, lá,… từ các cây trong rừng, các loại lâm sản và dược phẩm, mật ong. Sim rừng khai thác từ những cánh rừng tạo một nguồn thu nhập lớn cho Phú Quốc khi phát triển ngành nghề làm rượu sim và các sản phẩm làm từ sim. Cảnh quan rừng trên cạn tại hệ sinh thái Vườn Quốc gia Phú Quốc tạo nên một môi trường giúp phát triển du lịch sinh thái ở Phú Quốc. Đây là nguồn thu chính trong GDP của Phú Quốc trong những năm gần đây. 2.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC Tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc gia là 31.422 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 27.814 ha, đất đai sẵn sàng cho phát triển rừng là 3.104 ha. So với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện đảo, khu vực của Vườn chiếm 66%, đất có rừng chiếm 58,5%, đất trống đồi núi trọc phát triển rừng chiếm 6,5%, và đất nông nghiệp chiếm 1%. Bảng 6: Diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Diện tích (ha) Phần trăm (%) Đất lâm nghiệp 27.814 88,5 Đất sẵn sàng cho phát triển rừng 3.104 9,8 Đất nông nghiệp 504 1,7 (Nguồn: http:www.daophuquoc.biz ) Rừng sản xuất hạt giống: Hai lô rừng tự nhiên với tổng diện tích 30 ha được chuyển thành rừng sản xuất hạt giống. Các lô đầu tiên là cho Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) với diện tích 10 ha, có công suất 4.000 kg mỗi năm (200 cây x 20 kg mỗi cây) tương đương với 200 ha rừng được trồng mỗi năm. Các khu vực chuyển đổi rừng thứ hai là để sản xuất hạt giống của hai loài: cây vên vên (Anisoptera Cochinchinensis) và Sến bo bo (Shorea hypochra). Nó có diện tích 20 ha, và sản xuất hạt giống công suất 1,5002,000 kg mỗi năm. Giả sử 60% của các hạt giống sản xuất là quá cao chất lượng, khu vực này sẽ cung cấp cho nhu cầu về giống cho kế hoạch trồng rừng 2.000 ha mỗi năm, với 1.700 ha của Sến bo bo (Shorea hypochra) và 300 ha của cây vên vên (Anisoptera Cochinchinensis). Các hoạt động lâm sinh: Các biện pháp bồi dưỡng tái sinh tự nhiên đã được nhắm mục tiêu đến rừng nghèo và rừng phục hồi trẻ. Hoạt động nghiên cứu: Hai đề tài nghiên cứu đã được thực hiện: + Thiết lập một đồn điền thí nghiệm của các cây họ Trầm (Aquillaria), họ Mã Tiền (Fagrea), họ Thông (Dacrydium). + Thiết lập một đồn điền thí nghiệm với hỗn loài trên đất cằn cỗi. Các đồn điền thí nghiệm với cây họ Trầm (Aquillaria) đã được thành lập vào năm 1993 và 1998. Nó đã có tỷ lệ sống cao, chất lượng tốt, và hiện nay sử dụng để cung cấp cho việc phục hồi rừng ở Phú Quốc và các nơi khác. Việc trồng thử nghiệm với các loài hỗn hợp bao gồm một số loài gỗ cứng như cây sao đen (Hopea odorata), cây chay (Artocarpus tonkinensis), cây huỷnh (Tarrietia cochinchinensis), Sến bo bo (Shorea hypochra), và cây vên vên (Anisoptera cochinchinensis). Các khu vực trồng cây được thực hiện thành các cụm theo loài. Cây trồng đã đạt 9 tuổi (đến năm 2006) và được đánh giá với chất lượng khá tốt (vào mùa mưa). Vốn cho đầu tư trong công viên: Nguồn vốn thực hiện đầu tư vào các VQG trong những năm gần đây đã được hỗ trợ chủ yếu từ các chương trình trồng rừng mới “5 triệu ha rừng” (gọi là Chương trình 661). Quỹ đã đầu tư trực tiếp cho phát triển lâm nghiệp như quản lý, bảo vệ, trồng và phục hồi. Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái rừng là rất ít. Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phú Quốc: Vườn Quốc gia Phú Quốc được thành lập vào năm 2001 bằng việc nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc trước đây, theo Quyết định số 912002QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 6 năm 2001. Vườn Quốc gia Phú Quốc được mô tả như là một vị trí quan trọng của rừng nguyên sinh trên đảo được duy trì mà không cần bất cứ tác động lớn nào. Khu vực này bao gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với hệ thực vật đa dạng và hệ động vật, trong đó đã được làm giàu bởi các thành phần sinh học khác nhau từ những nơi khác trên thế giới, kết quả là phân tán của quá khứ và di trú. Đa dạng sinh học các loài của nó, bao gồm cả loài quý hiếm hoặc loài mới được xác định đối với ngành khoa học sinh học và cho Việt Nam, được đánh giá là có một tầm quan trọng tương đương với các khu bảo tồn và vườn quốc gia khác ở Việt Nam. Ngoài ra, để bảo tồn các giá trị, các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia Phú Quốc đồng thời tạo một sức hấp dẫn cao cho phát triển du lịch sinh thái, tạo ra một nguồn thu nhập đó sẽ đóng góp hiệu quả vào nỗ lực bảo tồn của Vườn Quốc gia Phú Quốc cũng như kinh tếxã hội phát triển của người dân địa phương trong khu vực. Du lịch sinh thái đã được nhấn mạnh trong văn kiện dự án cũng như trong Quyết định nêu trên để đầu tư vào sự phát triển của các Vườn Quốc gia Phú Quốc và vùng đệm của nó trong giai đoạn 20012005, tuy nhiên đã không được thực hiện đầy đủ. Theo Quyết định số 1782004 QĐTTg ngày 10 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đảo Phú Quốc cần được phát triển hướng tới một trung tâm lớn và hiện đại cho ngành du lịch và thương mại quốc tế của Đồng bằng Sông Cửu Long khu vực Tây Nam trong năm 2020 và dần dần hướng tới trở thành một trung tâm du lịch và thương mại quốc tế tại khu vực và quy mô quốc tế. Với sự giúp đỡ và hỗ trợ của Wildlife at Risk (WAR), một chiến lược du lịch sinh thái của VQG PQ đã được soạn thảo. Quá trình phát triển của chiến lược này đã được thực hiện với sự phối hợp và tham khảo ý kiến của WAR, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến du lịch sinh thái và các tổ chức khác ở cấp tỉnh và cấp huyện. Hiện trạng các dự án liên quan đến du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Phú Quốc: Khó khăn: Địa hình của VQG bao gồm chủ yếu là đồi núi và gần biển, do đó, địa phương người đã được tập trung trong một vành đai xung quanh VQG. Giao thông vận tải chủ yếu dựa trên những con đường đất và đường mòn vào đó rất khó khăn trong mùa mưa. Một số cây cầu và cống cũ và suy thoái, làm cho việc vận chuyển khó khăn hơn. Vườn Quốc gia Phú Quốc hiện đang phối hợp với SubFIPI để thiết lập một kế hoạch cho du lịch sinh thái phát triển trong Vườn Quốc gia Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các văn kiện dự án đã được nộp cho cơ quan có liên quan để phê duyệt. Trừ sáng kiến này, Vườn Quốc gia Phú Quốc không có bất kỳ chương trình, dự án liên quan đến du lịch sinh thái. WAR đang hỗ trợ để Vườn Quốc gia Phú Quốc thực hiện một dự án thành lập và phát triển một chiến lược phát triển du lịch sinh thái và các Dự án đang trong giai đoạn thử nghiệm. Mặc dù các tài liệu dự án để thành lập các Vườn Quốc gia Phú Quốc đã cung cấp nguyên tắc, mục tiêu, dự đoán nhiều hình thức và sản phẩm du lịch sinh thái và có liên quan mối quan tâm, đến nay, các hoạt động này đã không được thực hiện trong các công viên. Năm 2004, SubFIPI đã hỗ trợ các tỉnh Kiên Giang trong kế hoạch cho du lịch sinh thái phát triển cho các Vườn Quốc gia Phú Quốc. Tài liệu kế hoạch này đã được sửa đổi để được nộp cho cơ quan có liên quan để phê duyệt. Do đó, chiến lược này được thành lập như là một bổ sung cho một sự phát triển lâu dài của du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Phú Quốc. Vườn Quốc gia Phú Quốc nằm ở một nơi hấp dẫn không chỉ với bên ngoài mà còn với hệ thống của các nơi du lịch đã được lên kế hoạch sẽ được xây dựng đến năm 2020 tại đảo Phú Quốc (khoảng cách dưới 50 km). Một số tuyến đường chính đến các nơi du lịch sinh thái tiềm năng đang được xây dựng. Đa dạng tài nguyên du lịch sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, biển và tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và sự bảo tồn của VQG PQ là tiền đề cho sự thành công phát triển du lịch sinh thái nơi đây. Tình hình hoạt động bảo tồn trong Vườn Quốc gia Phú Quốc: Nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Phú Quốc là để bảo vệ và phát triển nguồn gen cây trồng và động vật quí hiếm, thực hiện việc bảo vệ rừng, phát triển một số khu vực rừng sản xuất giống để phục vụ cho các chương trình phục hồi rừng, tiến hành nghiên cứu khoa học, để duy trì bảo vệ rừng cho sản xuất nước và hỗ trợ các hộ gia đình tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Việc tổ chức quản lý và bảo vệ rừng theo hợp đồng chương trình quốc gia với người dân địa phương và các đơn vị quân đội đã được triển khai. Các đề án được đánh giá là thích hợp bởi vì Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc có để quản lý một khu vực rộng lớn với một nguồn nhân lực hạn chế và số điểm kiểm tra bảo vệ rừng là không đủ để trang trải tất cả các khu vực rừng đặc biệt với những hạn chế của điều kiện vùng ven biển và hải đảo. Rừng hiện có (bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng) đã được bảo vệ tốt, mặc dù những vi phạm nhỏ vẫn còn tồn tại. Riêng việc chặt phá rừng bất hợp pháp nhằm gỗ hoặc tạo nương rẫy trồng tiêu đen xảy ra nhưng không phổ biến và với số lượng khá ít. Do điều kiện rõ ràng và ranh giới được chỉ định cả trên bản đồ, đề án bảo vệ rừng theo hợp đồng và chương trình giao đất lâm nghiệp sơ bộ đánh giá là có hiệu quả, tình hình tiếp cận mở đã được dừng lại, rừng đã được bảo vệ tốt, các đồn điền cây giống đạt tỷ lệ sống và chất lượng cây cao. Điều đáng chú ý là khi đời sống của người dân địa phương đã được dựa trên nguồn lực biển, áp lực trong khai thác tài nguyên rừng đã được hạn chế. dọc các con đường chính mà đi qua công viên như Cầu Trang Bãi Thơm, Cầu Trắng Gành Dầu, Gành Dầu Cửa Cạn cho thấy những tác động ảnh hưởng đến rừng tự nhiên đã được hạn chế rất thấp. Bên cạnh đó, diện tích lớn rừng thứ sinh xung quanh khu vực tái định cư phát triển hiệu quả nhờ các biện pháp kiểm soát được thực hiện bởi Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc nhằm chống lại sự xâm lấn và phá rừng bất hợp pháp để cải tạo đất. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ rừng trong Vườn Quốc gia Phú Quốc là để bảo vệ khu vực rừng ngập mặn ở bờ biển và cát bờ biển của hòn đảo. Rừng ngập mặn là một trong những Khu chuyển tiếp sinh thái quan trọng giữa biển và đất liền. Nó là một hệ sinh thái có năng suất cao nhưng mong manh cần lập kế hoạch cẩn thận và thực hành quản lý phù hợp để tránh việc mở rộng khu vực nuôi trồng thủy sản lấn đến rừng ngập mặn. Ngoài ra, các hoạt động du lịch cần phải được quản lý để ngăn ngừa ô nhiễm (từ rác thải) và các tác động tiêu cực khác của các hoạt động của con người. Việc kiểm soát săn bắn động vật hoang dã: Các biện pháp quản lý hiệu quả hơn cần phải được xây dựng để kiểm soát săn bắn và sử dụng động vật biển quan trọng như rùa biển và rắn. Vườn Quốc gia hiện nay đang tập trung nỗ lực của mình trong quản lý và bảo vệ rừng của mình khu vực, ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng và bảo tồn môi trường sống tự nhiên. động vật hoang dã các hoạt động bảo tồn chưa được phát triển đầy đủ. Vườn Quốc gia Phú Quốc cần sự tham gia của địa phương cơ quan chính phủ, các Trạm Kiểm lâm huyện Phú Quốc và thiên nhiên khác tổ chức bảo tồn, để thực hiện các chiến dịch giáo dục bảo vệ động vật hoang dã. Đồng thời, Vườn Quốc gia Phú Quốc cần tăng cường kiểm soát việc săn bắn động vật hoang dã, sử dụng và kinh doanh sản phẩm động vật hoang dã, các loài quý hiếm. 2.4. TÁC ĐỘNG CỦA SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KIÊN GIANG 2.4.1. Tác động tích cực Rừng đem lại một giá trị xã hội không hề nhỏ không những đối với người dân sống gần rừng mà còn với những người ở khu vực thành thị. Đối với người dân sống gần rừng, góp phần nâng cao sinh kế người dân làm ổn định tình hình kinh tế xã hội; giữ an ninh và phát triển đời sống cho người dân, rừng mang lại nguồn thu nhập thường xuyên và thiết thực hơn là các nguồn nguồn khác; rừng tạo một số lượng việc làm lớn quanh năm cho người dân ở đây; bảo tồn những kiến thức bản địa của người dân về gây trồng, chế biến, chửa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, các ngành nghề thủ công mĩ nghệ; giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng của các dân tộc. Vì vậy, phát triển rừng là hướng tới người dân có thu nhập thấp ở ven rừng. Đối với khu vực đông dân cư trên đảo, tạo điều kiện cho các nhà máy xí nghiệp sản xuất, chế biến dùng những sản phẩm có từ rừng; cung cấp các dịch vụ giải trí, vui chơi cho người dân; đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp cho các nhà máy xí nghiệp; rừng là “kho” cung ứng nguyên liệu sẵn có và lâu bền, giảm chi phí vận chuyển, nhập khẩu từ nước ngoài; tăng tính cạnh tranh thương mại trong và ngoài nước. Giá trị sản xuất nông nghiệp rất dao động, thấp nhất là xã Gành Dầu chỉ đạt 3,365 tỷ đồng, cao nhất là xã Cửa Dương đạt đến 9,254 tỷ đồng, chủ yếu là thu nhập từ trồng Điều, Tiêu, Dừa và Sim. Giá trị sản xuất lâm nghiệp cũng rất dao động, thấp nhất là xã Cửa Cạn chỉ đạt 5,554 tỷ đồng, cao nhất là các xã có trồng cây lâu năm như Bãi Thơm đạt 20,521 tỷ đồng, Cửa Dương đạt tới 33,268 tỷ đồng. Với cảnh quan đẹp và hoang sơ, Vườn Quốc gia Phú Quốc hiện đang là điểm thu hút du khách đến hòn đảo này. Tỉnh Kiên Giang đã dành một phần diện tích rừng để phát triển du lịch trên đảo, trên cơ sở đó bảo tồn động, thực vật sẵn có của rừng và phát triển thêm diện tích trồng mới, kết hợp phòng chống cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, lẫn chiếm đất rừng trái phép. Vào tháng 102006 tỉnh Kiên Giang được công nhân là khu Dự trữ Sinh quyển thế giới do Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận Vườn Quốc gia Phú Quốc nằm trong vùng thuộc khu Dự trữ Sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang nên rất được bảo vệ. Các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước thời gian qua đã hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho nghiên cứu và xây dựng hồ sơ, cũng như kết hợp bảo tồn và phát triển. 2.4.2. Tác động tiêu cực Trong năm 2020, tổng số dân của Phú Quốc sẽ là 300.000 người, trong đó có 220,000250,000 thường trú nhân và 30,00040,000 khách du lịch. Do đó mật độ dân số sẽ là 480 người km2, cao hơn so với mật độ dân số hiện nay của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, mật độ này vẫn còn thấp hơn so với những người ở nơi khác với diện tích tương tự như Singapore (hơn 3 triệu) và Thành phố Hồ Chí Minh (hơn 6 triệu). Dân cư trên Đảo Phú Quốc di nhập từ nhiều vùng khác nhau của Việt Nam chiếm tỷ lệ đáng kể dân số trên đảo. Ngư nghiệp là hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên đảo chứ không phải là nông nghiệp. Mặc dù vậy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang xác định rằng canh tác du canh là mối đe doạ chính đối với đa dạng sinh học ở vùng đệm của Vườn quốc gia. Bên cạnh đó, còn xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng, đốt rừng một cách vô ý thức của người dân nơi đây. Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Phú Quốc, từ đầu năm 2014 đến nay đã phát hiện 190 vụ vi phạm lâm luật. Còn huyện uỷ Phú Quốc nhận định, chưa kể các vụ phá rừng lấy gỗ làm mộc, nọc tiêu, đóng ghe tàu, thùng nước mắm thì 7 tháng qua, cơ quan chức năng phát hiện riêng hai xã Hàm Ninh và Cửa Cạn (nằm phía bắc đảo) có ít nhất 150 hộ phá 142 ha rừng phòng hộ và đặc dụng để lập vườn. Du lịch trên đảo phát triển với tốc độ nhanh, và gây ra những tác động bất lợi về môi trường trong tương lai, đặc biệt gây ra áp lực đối với vùng ven biển của Vườn quốc gia. Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: Tài nguyên đất bị khai thác quá mức để xây dựng đô thị, khu du lịch, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, bên cạnh đó còn bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng. Hơn 56 nghìn ha đất tự nhiên ở Phú Quốc thì có đến hơn 29 nghìn ha ta vườn quốc gia. Điều dó đặt ra cho việc quy hoạch, phát triển xây dựng Phú Quốc làm sao để bảo tồn được vườn quốc gia, không vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng và Luật Đa dạng sinh học. Mùa khô thường kéo dài, lượng mưa ít, các con suối khô cạn và không có những cơn mưa trái mùa nên làm cho nhiệt độ tại các khu rừng tăng lên, nên khả năng rất cao. Theo giám sát của cơ quan chuyên môn, cấp cháy rừng tại huyện đảo Phú Quốc là cấp 45 là cấp cực kì nguy hiểm. Thêm vào đó vào thời gian này mảng thực bì, dây leo, hệ sinh thái (rừng sậy) đang phát triển mạnh xen lẫn với lá cây khô héo do nắng hạn nên rất dễ xảy ra cháy nếu lơ là trong công tác phòng chống cháy rừng . Vào ngày 25022010 tại địa bàn huyện Phú Quốc xảy ra vụ cháy vùng đệm VQG Phú Quốc, làm thiệt hại 3.000m2 đồng cỏ thuộc ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm. 2.4.3. Sự đánh đổi khi thay đổi hay hủy bỏ một hệ sinh thái này bằng một hệ sinh thái khác Tác động đến môi trường: Không khí: Việc phá rừng làm nông nghiệp là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Các tính toán gần đây cho thấy lượng CO2 thải ra môi trường do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải CO2 gây ra bởi con người. Cây và các loại thực vật hấp thụ Carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại Oxy vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại. Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng. Nước: Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều. Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất. Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước. Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển. Đất: Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất khi nó làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất của lá khô, lá rụng trong rừng. Hoạt động lâm nghiệp cũng có thể làm tăng độ sói mòn đất do phát triển đường xá và sử dụng dụng cụ cơ khí. Sinh thái: Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái. Rừng cung cấp đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật, rừng tạo ra các cây thuốc hữu ích cho cuộc sống của con người. Các biotope của rừng là nguồn không thể thay thế của nhiều loại thuốc mới (ví dụ taxol), việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen. Tác động đến kinh tế: Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở cả các nước phát triển lẫn đang phát triển. Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng. Diện tích rừng bị mất đi đồng thời làm cho diện tích tham gia vào du lịch giảm xuống từ đó làm mất đi một khoảng lợi nhuận về du lịch sinh thái. 2.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC Xây dựng các chương trình về thông tin giáo dục truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đổi mới phương pháp tuyên truyền, đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã. Đổi mới tổ chức lực lượng kiểm lâm theo Luật bảo vệ và phát triển rừng để kiểm lâm gắn với chính quyền, với dân, với rừng, thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo đảm chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Theo dõi chặt chẽ diễn biến rừng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu những vụ vi phạm. Tăng cường trang thiết bị cho kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng. Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý bảo vệ rừng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho các đối tượng. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân, giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo Đầu tư xây dựng các Trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên ngành cho lực lượng bảo vệ rừng. Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng. Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra...) ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng. Sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường trong du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia. xây dựng và áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường, như chi trả dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, thu phí đối với các tiện ích công cộng về bảo vệ môi trường để Bảo vệ nguyên vẹn thảm thực vật, động vật, vi sinh vật nằm trong Vườn Quốc gia. CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Vườn Quốc gia Phú Quốc là một khu dự trữ sinh quyển quan trọng của Việt Nam và của cả Thế Giới. Nơi đây có đầy đủ các điều kiện tự nhiên để phát triển không chỉ nông nghiệp, lâm nghiệp mà còn có cả du lịch dịch vụ. Tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đa dạng, phong phú; đây là nơi để duy trì các hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên này đang có nguy cơ suy giảm do tác động của con người. Dựa vào tài nguyên rừng trên cạn, bên cạnh phát triển kinh tế, giáo dục, còn phải chú ý đến giá trị xã hội, bảo tồn để phát triển Vườn Quốc gia Phú Quốc. 3.2. KIẾN NGHỊ Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cần tổ chức rà soát, lập quy hoạch 3 loại rừng của địa phương: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang triển khai các phương án bảo vệ rừng và không để tình trạng rừng trở thành vô chủ. Trao quyền tự chủ về kinh doanh và tài chính cho các nông, lâm trường quốc doanh ở địa phương. Chi cục kiểm lâm thường xuyên theo dõi và truyền tải kịp thời bản tin cấp dự báo cháy rừng đến từng đơn vị kiểm lâm các địa phương để chủ động tuần tra liên tục nhằm sớm phát hiện lửa rừng để có biện pháp chữa cháy hiệu quả nhất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra tình hình phòng cháy chữa cháy ở các địa phương, tăng cường kiểm soát nguồn lửa của người dân trong quá trình xử lý thực bì để sản xuất hoa màu, trồng rừng,… Đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp. Đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng. Cung cấp giống cây trồng phù hợp với lập địa, có hiệu quả kinh tế cao và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào. Thu hút các nguồn vốn ODA và các hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Tường Hạnh và cộng sự. Rừng và tầm quan trọng của rừng. Báo cáo môn Khoa học môi trường. Đặng Minh Quân, 2014. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật theo các hệ sinh thái của Vườn quốc gia Phú Quốc. Luận án tiến sĩ. Đại học khoa học tự nhiên. Vườn quốc gia Phú Quốc ngày truy cập: 21012015. Ngày truy cập: 20012015. Wildlife at Risk (WAR) and University Agirculture and Forestry – Ho Chi Minh City (UAF), December 2006. Ecotuorism Development Strategy of the Phu Quoc National Park, Kien Giang province. The people’s Committee of Kien Giang province. Khai thác tiềm năng huyện đảo Phú Quốc. ngày truy cập: 25012015. Phu Quoc National Park pdf website Accessed 28 January 2015. Southern SubFIPI, 2001. Investment and development Plan for Phu Quoc National Park.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ___________________ CHUYÊN ĐỀ HỆ SINH THÁI PHÂN TÍCH TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG Giảng viên hướng dẫn: NGÔ THỤY DIỄM TRANG Sinh viên thực hiện: 1. TÔN THỊ THẢO NGUYÊN B1207388 2. NGUYỄN THỊ CẨM VÂN B1207435 3. NGUYỄN HẢI MINH B1309287 4. TRẦN NGỌC NGÂN B1309293 5. NGUYỄN PHI VÂN B1309354 Cần Thơ, 2015 MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu ……………………………………………………………. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………… 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………… 1 1.2.1. Mục tiêu chung …………………………………………………… 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể …………………………………………………… 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………… 2 1.3.1. Về thời gian ………………………………………………………. 2 1.3.2. Về không gian ……………………………………………………. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 2 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………. 2 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………… 2 Chương 2: Nội dung …………………………………………………………… 3 2.1. Sơ lược về các hệ sinh thái rừng trên cạn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc . 3 2.1.1. Yếu tố vô sinh ……………………………………………………. 3 2.1.2. Yếu tố hữu sinh ………………………………………………… 5 2.2. Vai trò, chức năng , giá trị của tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đối với đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương ……………………………………………………………………… 8 2.2.1. Đối với đời sống con người ……………………………………… 8 2.2.2. Đối với phát triển kinh tế xã hội ………………………………… 8 2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc 8 2.4. Tác động của sử dụng tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang ……………………. 12 2.4.1. Tác động tích cực ………………………………………………… 12 2.4.2. Tác động tiêu cực ………………………………………………… 13 2.4.3. Sự đánh đổi khi thay thế hay hủy bỏ một hệ sinh thái này bằng một hệ sinh thái khác …………………………………………………… 14 2.5. Một số biện pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc ………………………………………………………… 16 Chương 3: Kết luận và kiến nghị ……………………………………………… 18 3.1. Kết luận ………………………………………………………………… 18 3.2. Kiến nghị ………………………………………………………………… 18 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………. 19 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vườn Quốc gia Phú Quốc nằm về phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những Vườn Quốc gia của Nam Bộ còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi. Với tổng diện tích trên 31.422 ha, Vườn Quốc gia Phú Quốc được chia thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.786 ha), phân khu phục hồi sinh thái (22.603 ha), và phân khu hành chính - dịch vụ - nghiên cứu khoa học (33 ha). Hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng…). Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước… Với hệ sinh thái rừng phong phú, Vườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta. Hiện nay, Vườn Quốc gia Phú Quốc đang được bảo tồn, phát triển và tiếp tục nhân giống, sưu tầm những loài động vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì những yếu tố trên nên nhóm đã chọn đề tài “Phân tích tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” đây là một “di sản” của tự nhiên cần được bảo vệ và phát triển. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về hệ sinh thái rừng trên cạn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc nhằm đi sâu nghiên cứu về tài nguyên rừng và biện pháp cải thiện nguồn tài nguyên này ở địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4 - Tìm hiểu khái quát hệ sinh thái rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Vai trò chức năng của tài nguyên rừng trên cạn ở Hệ sinh thái này. - Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. - Tìm hiểu tác động của việc sử dụng tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên này. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Về thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 09/01/2015 đến ngày 06/02/2015. 1.3.2. Về không gian Đề tài nghiên cứu hệ sinh thái rừng trên cạn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nằm trong giới hạn của đề tài, cụ thể là hệ sinh thái ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và tài nguyên rừng trên cạn ở đây. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng để nghiên cứu là số liệu thứ cấp, được thu thập, tổng hợp từ Internet, các trang web của chính phủ về thống kê, báo cáo số liệu và những tạp chí bài báo có liên quan đến đề tài. Số liệu được công bố rộng rãi trong khoảng thời gian 2010 – 2014. 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả hiện trạng hệ sinh thái và tài nguyên rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. - Sử dụng phương pháp tổng hợp và đánh giá, cùng với so sánh để làm nổi bật nguồn tài nguyên rừng ở đây. - Từ mô tả và đánh giá, đưa ra những biện pháp cụ thể để phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. 5 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG TRÊN CẠN TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC. Vườn Quốc gia Phú Quốc trải dài từ 10°12' đến 10°27' vĩ bắc và từ 103°50' đến 104°04' kinh đông, nằm về phía đông bắc đảo Phú Quốc. Vườn Quốc gia Phú Quốc có địa hình đồi núi, độ dốc không lớn. Vườn Quốc gia Phú Quốc là núi Chúa cao 603m. Đây là nơi tập trung nhiều suối, nhưng chủ yếu chỉ có nước theo mùa. Chỉ có một con sông khá lớn trên đảo là Rạch Cửa Cân, chảy về phía nam Vườn Quốc gia và đổ ra bờ biển phía tây đảo. 2.1.1. Yếu tố vô sinh: - Khí hậu: Chi phối bởi chế độ gió mùa đông nam, khu vực có khí hậu ẩm ướt rất mùa nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25-27 o C, với một sự thay đổi nhiệt độ quanh năm của 3 o C, ít hơn so với biên độ ban ngày của 6 o C. Tổng lượng mưa trong khu vực này là khoảng 3.038 mm. Mùa mưa kéo dài với gió mùa đông nam, từ tháng Sáu đến tháng Mười Một. Tổng số ngày mưa là 23-24 mỗi tháng và số lượng là 450 mm mỗi tháng trong tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín. Đông Nam gió mùa đạt cấp IV, trung bình 4-5 m/s. Mùa khô xảy ra trong những tháng emaining năm, tức là từ tháng mười hai-tháng tư của năm tiếp theo. Giống như ở các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long, Phú Quốc rất ít phải chịu đựng những cơn bão. Quan sát trong 100 năm, những cơn bão xảy ra vào những năm 1905 và năm 1997 với tốc độ gió hơn 100 km/h. Nhìn chung, khí hậu thuận lợi cho du lịch quanh năm và các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời (ngoại trừ trong tháng nhiều mưa). Sau đây là những số liệu khí hậu của Phú Quốc: Bảng 1: Dữ liệu khí hậu của đảo Phú Quốc. ĐẶC TÍNH GIÁ TRỊ (1) Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm Nhiệt độ cao nhất hàng năm Nhiệt độ thấp nhất hàng năm Biên độ nhiệt 27,3 32,0 21,8 7,0 (2) Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm Lượng mưa cao nhất hàng năm 3.038 mm 3.149 mm 6 Số ngày mưa mỗi năm 174 ngày (3) Độ ẩm Độ ẩm trung bình Độ ẩm cao nhất Độ ẩm thấp nhất 83,3% 94,6% 67,7% (4) Hơi nước: Lượng hơi nước hàng tháng Tháng cao nhất Tháng thấp nhất 116,2 mm 164,6 mm 80,8 mm (5) Gió: Gió mùa Đông Nam Gió mùa Tây Bắc Từ tháng 5 đến tháng 10, gió cấp IV, 4-5 m/s Từ tháng 11 đến tháng 4. (Nguồn: http://www.daophuquoc.biz ) - Thủy văn và tài nguyên nước Vườn Quốc gia Phú Quốc được giới hạn bởi các biển phía Bắc, Đông và Tây với đường bờ biển khoảng 60 km chiều dài và bị ảnh hưởng bởi một chế độ thủy triều bán nhật triều của vịnh Thái Lan. Nội địa có lượng nước mặt phong phú, do lượng mưa cao vào mùa xuân và mật độ sông suối dày đặc. Vào mùa xuân, mật độ sông suối là 0,42 km/km 2 (mật độ lớn nhất trong số các đảo ở Việt Nam). Có hai hệ thống sông chính ở hòn đảo này, trong đó lưu vực của nó là lớn hơn 10 km 2 , chiếm một diện tích lưu vực tổng số khoảng 25% trong tổng diện tích đảo: + Sông Cửa Cạn nhận nước từ núi Chùa, có chiều dài sông là 28,75 km, tổng chiều dài của lò xo là 69 km, diện tích lưu vực là 147 km 2 . + Sông Dương Đông bắt đầu trong núi Đà Bắc, có chiều dài sông là 18,5 km, tổng chiều dài của lò xo là 63 km, diện tích lưu vực là 105 km 2 . Các sông khác là Trâm, Vũng Bầu, và Ca mà có kích thước nhỏ. Nói chung mặc dù suối và sông ở khu vực này là ngắn và nhỏ, nhưng mạng lưới lại được phát triển tốt, do lượng mưa cao (hơn 3.000mm mỗi năm). Bên cạnh đó, địa hình của khu vực này làm cho các con sông và suối tập trung nhiều hơn ở phần phía tây so với ở phần phía đông. Là dòng chảy biến thời vụ cao và do đó giao thông đường thủy trên suối là không thể. Phong phú về nước ngầm và được phân bố đều các khu vực, trong khi nước tầng chứa nước ở phần phía bắc là khó khăn hơn; Ví dụ, ở Gành Dầu, hai hố chán lên đến 30 - 40m ở độ sâu không thể sản xuất ra nước. Chất lượng nước mặt không chứa nồng độ cao của canxi và magiê. Theo một phân tích được thực hiện bởi các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nước bề mặt đáp ứng yêu cầu để sử dụng trong nước. 7 Nước ngọt cung cấp cho người dân trên đảo được đảm bảo bởi hai nguồn: nước ngầm và nước mưa, trong đó nước ngầm có một vai trò quan trọng. Lượng nước ngọt cũng là một hạn chế trong sản xuất và sinh kế của người dân địa phương, đặc biệt là vào mùa khô 2.1.2. Yếu tố hữu sinh - Về động vật VQG có 208 loài động vật thuộc 125 chi, 78 họ thuộc 4 lớp động vật, trong đó có 28 loài thú, trong đó 6 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê, 119 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam, 47 loài lưỡng cư, trong đó 9 loài bị đe dọa toàn cầu (IUCN 2007).Các loài thú quý hiếm gồm: Cu li lớn, Cu li nhỏ, khỉ đuôi dài, Vooc bạc tên địa phương còn gọi là "Cà khu", Sóc đỏ Phú Quốc, Hồng hoàng Bảng 2: So sánh sự đa dạng các loài động vật có vú của VQG PQ với hai vườn quốc gia khác trên các đảo ở Việt Nam Vườn Quốc Gia Diện tích (ha) Số loài Họ Chi Phú Quốc 31.442 28 14 6 Côn Đảo 15.043 29 16 10 Cát Bà 15.200 31 17 9 (nguồn: Sub – FIPI (II), 2004, Đặng Huy Huỳnh et al., 1996,…) Bảng 3: So sánh sự đa dạng các loài chim của VQG PQ với hai vườn quốc gia khác trên các đảo ở Việt Nam Vườn Quốc Gia Diện tích (ha) Số loài Họ Chi Phú Quốc 31.442 119 41 16 Côn Đảo 15.043 67 26 11 Cát Bà 15.200 65 26 13 (nguồn: Đề xuất dự án cho Công viên quốc gia Côn Đảo, Furey N., et al., 2002.) - Về thực vật Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú có 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và 531 chi trong đó có 5 loài khỏa tử (ngành hạt trần thuộc 3 họ và 4 chi). Số loài dùng dược liệu là 155 (34 loài là thuốc bổ và 11 loài chữa các bệnh hiểm nghèo) như hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa, ), 8 có 23 loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi ), và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng ). Thực vật cần bảo tồn gồm 12 loài quý hiểm thuộc 7 họ và 54 loài đặc hữu thuộc 9 họ, trong đó có tên mang địa danh Phú Quốc như Cù đèn Phú Quốc, Diệp hạ châu Phú Quốc. Nhiều loài được ghi trong sách đỏ IUCN như: Trắc nam bộ, Thông lông gà, Kim giao, Hoàng Đàn giả và các loài cây đặc hữu trong họ sao dầu như Sao đen, Kiền kiền… Loài Lan Vân Hài có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu cũng vừa được phát hiện tại đây. Ngoài ra còn ghi nhận 2 loài Lan mới cho Việt Nam: Nhẵn diệp và Ái lan Mỹ diệp. Bảng 4: So sánh các thành phần thực vật trong Vườn Quốc gia Phú Quốc và trong hai công viên quốc gia khác ở miền Nam Việt Nam Vườn Quốc Gia Diện tích (ha) Số loài Họ Bộ Năm nghiên cứu Phú Quốc 31.442 1.164 137 66 2003 Cát Tiên 74.219 1.610 162 75 2000 Núi Chúa 29.673 1.265 147 85 2002 (Nguồn: Sub-FIPI (II), 2003) Biểu đồ 1: So sánh các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Phú Quốc với VQG Côn Đảo, VQG Cát Bà, VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã (Nguồn: (1) Trần Đình Huệ (2011), (2),(3) Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2008)) Nếu so với HTV ở các VQG trên các đảo như VQG Côn Đảo và VQG Cát Bà thì VQG Phú Quốc có HTV đa dạng hơn và tương đương với một số VQG trong đất liền như VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên. Các hình thái rừng trên cạn trong Vườn Quốc gia Phú Quốc: Rừng nguyên sinh trên núi: Xuất hiện ở độ cao từ 350 mét đến 603 mét so với mặt biển. Trong khu rừng này chủ yếu có 3 loài thực vật hạt trần là Hoàng Đàn Giả, Thông nàng và Kim Giao. Rừng nguyên sinh cây họ dầu (dipterocarrpaceae): Phân bố ở độ cao trung bình từ 100 mét đến 350 mét so với mặt biển. Chủ yếu trong khu rừng này là các cây họ dầu. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên đảo Phú Quốc đã được công nhận có vai trò quyết định đối với việc giữ mực nước ngầm ổn định và điều hòa nhiệt độ quanh năm trên đảo. Rừng thứ sinh: Chiếm phần lớn diện tích Vườn Quốc gia Phú Quốc ở độ cao trung bình từ 30 đến 100 mét so với mặt biển. Đây là loại rừng tái sinh có mật độ dầy đặc, cây gỗ tạp, mới mọc sau sự khai thác của người dân địa phương. Rú lùn trên các đụn cát: Là loài thực vật đặc biệt đã chuyển biển thích nghi với điều kiện môi trương vô cùng khắc nghiệt. Loại rừng này chỉ xuất hiện tại ranh giới giữa đất liền 9 và biển. Đây là hệ sinh thái cực kỳ hiếm gặp ở Việt Nam, chỉ phân bố thành các đám nhỏ tại một vài vùng ven biển. 2.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG. 2.2.1. Đối với đời sống con người - Các hộ dân sống trong và ven vùng có rừng được Ủy Ban Nhân Dân khoán cho một diện tích để trồng rừng và xen canh những loại cây công nghiệp ngắn ngày, đây là thuận lợi để người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, diện tích đất đó, người dân Phú Quốc còn tận dụng để phát triển nghề trồng hồ tiêu, một đặc sản nổi tiếng của huyện đảo Phú Quốc. - Các cánh rừng trong hệ sinh thái Vườn Quốc gia Phú Quốc góp phần tạo cảnh quan môi trường sinh thái, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái,… - Tài nguyên rừng ở đây còn tạo một môi trường học tập, nghiên cứu khoa học về nguồn tài nguyên phong phú này, đặc điểm thổ nhưỡng, sinh thái học – môi trường,… - Nơi này còn được xem như một “lá chắn xanh” bảo vệ cuộc sống con người ở vùng biển Phú Quốc, một “máy lọc sinh học khổng lồ” hấp thu lượng CO 2 lớn, góp phần tạo nguồn không khí trong lành. 2.2.2. Đối với phát triển kinh tế xã hội - Hệ sinh thái rừng, trước hết cung cấp sự đa dạng về các loại hình kinh tế, bổ sung cho sự phát triển khai thác gỗ, củi, lá,… từ các cây trong rừng, các loại lâm sản và dược phẩm, mật ong. - Sim rừng khai thác từ những cánh rừng tạo một nguồn thu nhập lớn cho Phú Quốc khi phát triển ngành nghề làm rượu sim và các sản phẩm làm từ sim. - Cảnh quan rừng trên cạn tại hệ sinh thái Vườn Quốc gia Phú Quốc tạo nên một môi trường giúp phát triển du lịch sinh thái ở Phú Quốc. Đây là nguồn thu chính trong GDP của Phú Quốc trong những năm gần đây. 2.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC - Tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc gia là 31.422 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 27.814 ha, đất đai sẵn sàng cho phát triển rừng là 3.104 ha. So với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện đảo, khu vực của Vườn chiếm 66%, đất có rừng chiếm 58,5%, đất trống đồi núi trọc phát triển rừng chiếm 6,5%, và đất nông nghiệp chiếm 1%. 10 [...]... vụ Tài nguyên rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc đa dạng, phong phú; đây là nơi để duy trì các hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên này đang có nguy cơ suy giảm do tác động của con người Dựa vào tài nguyên rừng trên cạn, bên cạnh phát triển kinh tế, giáo dục, còn phải chú ý đến giá trị xã hội, bảo tồn để phát triển Vườn Quốc gia. .. Đồng thời, Vườn Quốc gia Phú Quốc cần tăng cường kiểm soát việc săn bắn động vật hoang dã, sử dụng và kinh doanh sản phẩm động vật hoang dã, các loài quý hiếm 2.4 TÁC ĐỘNG CỦA SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KIÊN GIANG 2.4.1 Tác động tích cực Rừng đem lại một giá trị xã hội không hề nhỏ không những đối với người dân sống gần rừng mà còn... sơ, Vườn Quốc gia Phú Quốc hiện đang là điểm thu hút du khách đến hòn đảo này Tỉnh Kiên Giang đã dành một phần diện tích rừng để phát triển du lịch trên đảo, trên cơ sở đó bảo tồn động, thực vật sẵn có của rừng và phát triển thêm diện tích trồng mới, kết hợp phòng chống cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, lẫn chiếm đất rừng trái phép Vào tháng 10/2006 tỉnh Kiên. .. - Vườn Quốc gia Phú Quốc hiện đang phối hợp với Sub-FIPI để thiết lập một kế hoạch cho du lịch sinh thái phát triển trong Vườn Quốc gia Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Các văn kiện dự án đã được nộp cho cơ quan có liên quan để phê duyệt Trừ sáng kiến này, Vườn Quốc gia Phú Quốc không có bất kỳ chương trình, dự án liên quan đến du lịch sinh thái WAR đang hỗ trợ để Vườn Quốc gia Phú Quốc. .. dân số trên đảo Ngư nghiệp là hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên đảo chứ không phải là nông nghiệp Mặc dù vậy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang xác định rằng canh tác du canh là mối đe doạ chính đối với đa dạng sinh học ở vùng đệm của Vườn quốc gia Bên cạnh đó, còn xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng, đốt rừng một cách vô ý thức của người dân nơi đây Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Phú Quốc, ... Quốc gia Phú Quốc 3.2 KIẾN NGHỊ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cần tổ chức rà soát, lập quy hoạch 3 loại rừng của địa phương: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất Xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn - Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang triển khai các phương án bảo vệ rừng và không... Cửa Cạn cho thấy những tác động ảnh hưởng đến rừng tự nhiên đã được hạn chế rất thấp Bên cạnh đó, diện tích lớn rừng thứ sinh xung quanh khu vực tái định cư phát triển hiệu quả nhờ các biện pháp kiểm soát được thực hiện bởi Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc nhằm chống lại sự xâm lấn và phá rừng bất hợp pháp để cải tạo đất Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ rừng trong Vườn Quốc gia Phú. .. từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng Diện tích rừng bị mất đi đồng thời làm cho diện tích tham gia vào du lịch giảm xuống từ đó làm mất đi một khoảng lợi nhuận về du lịch sinh thái 2.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN CẠN Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC - Xây dựng các... trong giai đoạn thử nghiệm Mặc dù các tài liệu dự án để thành lập các Vườn Quốc gia Phú Quốc đã cung cấp nguyên tắc, mục tiêu, dự đoán nhiều hình thức và sản phẩm du lịch sinh thái và có liên quan mối quan tâm, đến nay, các hoạt động này đã không được thực hiện trong các công viên Năm 2004, Sub-FIPI đã hỗ trợ các tỉnh Kiên Giang trong kế hoạch cho du lịch sinh thái phát triển cho các Vườn Quốc gia Phú Quốc. .. là có một tầm quan trọng tương đương với các khu bảo tồn và vườn quốc gia khác ở Việt Nam Ngoài ra, để bảo tồn các giá trị, các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia Phú Quốc đồng thời tạo một sức hấp dẫn cao cho phát triển du lịch sinh thái, tạo ra một nguồn thu nhập đó sẽ đóng góp hiệu quả vào nỗ lực bảo tồn của Vườn Quốc gia Phú Quốc cũng như kinh tế-xã hội phát triển của người dân địa phương