Những điều kiện để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 46)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3.3. Những điều kiện để phát triển du lịch

1.3.3.1. Tài nguyên tự nhiên

ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước,

là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2

vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan. ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng khác ở nước ta.

Khí hậu ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nhiệt độ trung bình 280C. Đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở vùng này những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng. ĐBSCL cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão.

Nguồn nước: ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê kông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê kông chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3

và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay. ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích ĐBSCL, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ.

Hệ sinh thái và động vật: Sông Mê kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong

nội địa. Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở ĐBSCL. Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Trong các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn (Bạc Liêu, Cà Mau); Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm) ( U Minh, Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên); Và Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Hệ động vật ở ĐBSCL gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá (Tràm Chim, U Minh,..)[62]

1.3.3.2. Tài nguyên nhân văn

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của miền Nam Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đây là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân Nam Bộ trong các dịp lễ hội, Tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm. Ngày 5/12/2013, tại phiên họp lần thứ 8 của ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (UNESCO) tổ chức tại Baku (Azerbaijan), Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và một tài nguyên nghệ thuật rất quan trọng mà đề tài luận văn nghiên cứu là các đoàn Cải lương ở các tỉnh như: đoàn Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), Hương Tràm (Cà Mau), đoàn Cải lương Đồng Tháp (Đồng Tháp), Tây Đô (Cần Thơ)… đang duy trì và phát triển hoạt động dưới sự đầu tư của nhà nước.

Các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Mahatup - Chùa Dơi (phường 3, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng); khu lăng miếu núi Sam, bao gồm lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ (phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang); điểm du lịch Cồn Phụng (xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre); điểm du lịch sinh thái Hồ Nam (phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) và khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (phường 2, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu); di tích lịch sử địa điểm Nhà tù Phú Quốc (xã An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) và điểm du lịch Mũi Nai (phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).

Những lễ hội dân gian cũng là laoij tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú của vùng ĐBSCL, như: Lễ hội Kỳ Yên còn gọi là lễ hội cúng đình hay hội làng

truyền thống. Tùy hoàn cảnh của từng địa phương mà quyế tđịnh thời gian tổ chức lễ hội, nhưng thông thường từ rằm tháng giêng đến rằm tháng ba âm lịch. Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) hay còn gọi là lễ Vía Bà diễn ra hàng năm từ ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch, trong đó ngày chánh vía là ngày 25. Tuy không phải là một lễ hội truyền thống phổ quát như lễ hội Kỳ Yên, nhưng lại là một lễ hội lớn nhứt ở Nam Bộ mang sắc thái thiêng liêng và ngày càng ăn sâu vào niềm tín ngưỡng không những của người dân Nam Bộ mà cho cả nước. Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cúng cá ông (tức cá voi). Đây là tín ngưỡng dân gian có truyền thống lâu đời của ngư dân miền duyên hải, và của những người đi biển bằng ghe bầu. Ngày lễ Nghinh Ông được tổ chức không thống nhất về thời gian giữa các địa phương có thờ cá Ông, vì lễ hội tùy thuộc vào ngày „lụy‟(chết) của cá ông mà địa phương phát hiện được. Thí dụ ở Bình Đại (Bến Tre), lễ hội cử hành vào ngày 16 tháng 6 âm lịch, ở Ba Động (TràVinh) và Vàm Láng vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Lễ hội Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), diễn ra trong 3 ngày 18, 19 và 20 tháng 10 âm lịch để kỷ niệm người anh hùng chống giặc Pháp vào những năm 1861-1886.

- Lễ hội « Chol Chnam Thmay » và « Oc Om Bok » của người Khmer Nam Bộ. Lễ hội Chol Chnam Thmay là ngày Tết truyền thống (mừng năm mới) của dân Khmer được tổ chức vào giữa tháng 4 âm lịch (4 ngày). Lễ hội Oc Om Bok là lễ cúng trăng, được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Lễ nầy thường có tổ chức đua ghe « ngo ».

Dựa vào các điều kiện thuận lợi nêu trên mà Bộ VHTHDL đã xây dựng Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL”. Trong đó, sản phẩm du lịch đặc thù cấp quốc gia phải được xây dựng dựa trên nguồn tài nguyên du lịch cấp quốc gia, cụ thể, khu vực ĐBSCL có cảnh quan sông nước gồm các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển đảo Phú Quốc, 4 cù lao nổi tiếng Long – Lân – Quy – Phụng; sinh hoạt và sinh kế của người dân trên sông nước gồm các chợ nổi (tiêu biểu là chợ nổi Phong Điền, Cái Bè, Cái Răng, Phụng Hiệp) và văn hóa sông nước cùng với nghệ thuật Đờn ca Tài tử, Cải lương. Dựa trên cơ sở đó, ở cấp quốc gia, ĐBSCL sẽ có hai loại sản phẩm du lịch là: “Trải nghiệm cuộc sống sông nước của cộng đồng ở hạ nguồn sông Mê Kông” và “Trải nghiệm giá trị sinh

thái đất ngập nước hạ nguồn sông Mê Kông”. Đồng thời, sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng của khu vực ĐBSCL sẽ dựa vào nguồn tài nguyên du lịch cấp vùng là bãi biển Phú Quốc, địa hình karst tại Hà Tiên, lễ hội Vía Bà chúa Xứ tại An Giang, văn hóa Khmer tại Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng và hệ thống sông Vàm Cỏ tại tỉnh Long An và Tiền Giang. Theo đó, các sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng của khu vực sẽ gồm: nghỉ dưỡng biển – đảo Phú Quốc – Hà Tiên (Kiên Giang); trải nghiệm văn hóa tâm linh (núi Sam – An Giang) và văn hóa Khmer (Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng và An Giang); trải nghiệm cảnh quan sông nước sông Vàm Cỏ. [61]

1.3.3.3. Tính cách con người miền Tây Nam Bộ

- Trước hết đó là tính cởi mở, phóng khoáng, là sự dung hòa và hội nhập. Đối

với người Việt Nam Bộ, tín ngưỡng tôn giáo là một phương thức cứu thế, tôn giáo có sức mạnh giúp con người vươn về phía trước, vượt qua cản ngại bởi niềm tin của chính mình. Người Việt Nam Bộ cũng là những người mang tính thực tế, trọng tự do và bình đẳng minh bạch. Người ta có thể nhận thấy, hệ thống lý thuyết của các tín ngưỡng tôn giáo ở Nam Bộ khá đơn giản phù hợp với nhận thức của người bình dân, không có sự giảng giải cầu kỳ.

- Ngoài ra, họ là những người dũng cảm dám chấp nhận, đối diện với những khó khăn và thách đố. Sức mạnh của cộng đồng là hết sức quan trọng. Tổ chức làng xóm vốn từ phía Bắc đã được người Việt tái cấu trúc, như một tập hợp của cộng đồng, có chăng đây là cộng đồng của những cùng đi khai mở, là những người trọng nghĩa. Tín ngưỡng tổ tiên, dòng họ, và thành hoàng cũng là sự tái cấu trúc về tín ngưỡng tôn giáo từ phía Bắc; là chỗ dựa cho tâm linh của mỗi cá nhân và cộng đồng cư dân người Việt Nam Bộ trong thuở ban đầu ấy.

- Người miền tTây rất mộc mạc và hiền hòa như đất miền Tây, kênh, rạch, như những mái nhà đơn sơ vách đất,…Tuy nhiên, nếu bị xúc phạm về quê hương, danh dự,…họ giận lên như Cửu Long giang dậy sóng hay những cơn bão dữ hủy diệt nhấn chìm mọi thứ cản trở trên đường nó đi qua.

- Hơn nữa, họ còn thích một chút phong vị lãng mạn, một chút khí phách nghĩa hiệp. Sự tha thiết yêu quê hương và chút lãng mạn phong tình có lẽ là một trong những nguyên nhân ra đời của loại hình vọng cổ trong ca nhạc của đất Nam Bộ.

- Thực tế cho thấy, bất cứ người Nam Bộ nào cũng đều rất coi trọng tình nghĩa. Kẻ bất nhân, bất nghĩa thì khó có cơ hội dung thân ở vùng đất này. Có rất nhiều câu thành ngữ nói về tính cách này của người Nam Bộ: Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim; thương người như thể thương thân, thi ân bất cầu báo...

- Người nước ngoài thích người Nam Bộ ở chỗ: người Nam Bộ rất bộc trực, thẳng thắn, ít khi nói chuyện văn hoa dài dòng, rào trước đón sau. Cũng chính tính cách hay nói thẳng mực tàu này mà đôi khi họ bị giai cấp thống trị lợi dụng, nhưng dù sao đi nữa, trải qua mấy trăm năm nó vẫn là một nét tính cách đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.

- Và cuối cùng là tính bao dung của người Nam Bộ. Nó có nguồn gốc từ tính tổng hợp và đặc trưng thiên về âm tính của truyền thống văn hóa dân tộc, đặt trong bối cảnh nơi gặp gỡ của những điều kiện tự nhiên thuận tiện.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên đây là những khái niệm cơ bản nhất về kiến thức du lịch và kiến thức về văn hóa của dân tộc Việt Nam. Mối liên hệ giữa văn hóa và du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Thông qua hoạt động du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung bản sắc văn hóa của nước ta sẽ được khách du lịch trong và ngoài nước đón nhận và tìm hiểu về cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa bình. Một dân tộc hiếu khách, yêu tự do, độc lập, không phân biệt màu da, ngôn ngữ,... muốn được làm bạn với bạn bè năm châu trên thế giới. Trong chương này chúng tôi còn giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành bộ môn nghệ thuật Cải lương trên cả nước. Chương 2 chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu chi tiết về thực trạng nghệ thuật sân khấu Cải lương của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nơi khai sinh nghệ thuật đờn ca Tài tử và Cải lương.

Chƣơng 2

KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)