Thành tựu

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 74)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Thành tựu

Điểm nổi bật trong việc đánh giá Cải lương ở phương diện du lịch có các mặt mạnh sau đây:

- Giữ gìn và phát phát huy được bản sắc văn hoá của dân tộc.

- Tạo một lối sống sinh hoạt văn hoá lành mạnh cho xóm, ấp (xã, phường). - Tạo được sân chơi bổ ích cho những người yêu nghệ thuật.

- Góp phần làm phong phú và đa dạng cho sản phẩm du lịch của địa phương - Có sự quản lý tốt của nhà nước đối với đờn ca Tài tử và sâu khấu Cải lương - Ủng hộ nhiệt tình củ a khán giả đối với đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương - Tạo được sự hấp dẫn cho du khách, góp phần phát triển du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ với địa hình thấp có hệ thống kênh rạch chằng chịt đan xen những cù lao, miệt vườn cây trái 4 mùa. Quần cư gắn liền với vùng sinh thái này có đặc thù văn hoá “lúa nước” của một thời mở đất “khai khẩn đất Phương Nam”. Tại đây cũng là vựa lúa lớn nhất của cả nước. ĐBSCL có nền văn hoá đa dân tộc, nổi rõ là văn hoá Việt, Hoa, Khmer, được gìn giữ và phát triển trong quá trình sinh tồn của cộng đồng, vùng châu thổ với đặc trưng các lễ hội mang tính tín ngưỡng như hội Oc – Om – Bóc, hội Vía Bà (An Giang), Roya của người Chăm. Đồng thời với các di tích lịch sử như Ấp Bắc (Tiền Giang), Đồng Khởi (Bến Tre), đồi Tức Dụp (An Giang),… cùng với nhiều chùa chiền mang dấu ấn tôn giáo đã tạo nên đời sống văn hoá tinh thần phong phú đa dạng của dân cư ĐBSCL. Đồng bằng sông Cửu Long với tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, song song với yếu tố sinh vật về cây, con thì cảnh quan ở ĐBSCL cũng không kém phần hấp dẫn; khi bình minh hoặc hoàng hôn trên mặt sông, mặt biển, với những kỳ thú huyền ảo thanh bình để con người thư giãn đắm mình trong thiên nhiên cùng với những cảnh quan đẹp như Rừng Dừa Bến Tre, núi Sam An Giang, Hà Tiên, Phú Quốc Kiên Giang,… tạo nên các tuyến điểm du lịch mang dấu ấn cảnh quan môi trường mà cuộc sống công nghiệp đang muốn tìm về cội nguồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân chủng với đặc trưng dân cư quần tụ gắn liền với việc khai thác vùng đất mới. Con người ở đây không những biết lợi dụng điều kiện

tự nhiên mà còn biết chinh phục thiên nhiên. Hệ thống kênh rạch chằng chịt và các đê bao quanh các vườn cây trái cho thấy sự lao động cần cù và thông minh của người dân ĐBSCL. Bên cạnh văn hoá lao động, văn hoá sinh hoạt dân cư với kiến trúc nhà ở, trang phục và phong cách ẩm thực tạo nên các nét riêng của cư dân của miền sông nước cùng với ca kịch Cải lương, Đờn ca Tài tử, các điệu lý câu hò phản ánh cuộc sống dân dã, sâu đậm và phóng khoáng mà đây cũng chính là yếu tố hấp dẫn để khách du lịch tìm đến Đồng bằng sông Cửu Long. Và đương nhiên, khách du lịch không thể không đến thủ phủ của miền Tây, đó là Tây Đô Cần Thơ, với đầy đủ đặc trưng của miền sông nước Cửu Long, lại đang trên đà chuyển mình phát triển của một thành phố trẻ để xứng tầm là đô thị loại một, đô thị du lịch của miền Tây. Ví dụ khách du lịch đến Cần Thơ: Năm Khách quốc tế (lƣợt khách) Khách nội địa (lƣợt khách) 2005 86,648 320,682 2009 150,300 537,228 Dự báo 2010 220 800

Qua bảng số liệu cho thấy lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng cao, trong vòng 4 năm lượng khách quốc tế tăng 1,7 lần, khách nội địa tăng hơn 1,6 lần. Từ đó cho thấy sản phẩm du lịch ở Cần Thơ có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách mà đặc biệt là khách quốc tế, một trong những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đó thì có Cải lương. Tuy cung cách hoạt động và hiệu quả chưa được đánh giá cao, nhưng nó đã chứng tỏ được sức sống mạnh mẽ và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)