Những triển vọng của việc khai thác Cải lương trong tương lai

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 76)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Những triển vọng của việc khai thác Cải lương trong tương lai

Trong tương lai các tỉnh sẽ quy hoạch lại các điểm du lịch có phục vụ biểu diễn Cải lương, thành lập các ban hát, đoàn hát có cấp phép của cơ quan chức năng, đồng thời hỗ trợ kinh phí hoạt động và đảm bảo cuộc sống cho người nghệ nhân để

họ không chuyển sang nghề khác. Lập ra các cơ sở đào tạo, truyền nghề cho lớp trẻ để Cải lương không bị mai một. Quan trọng hơn, chỉ một mình Cải lương không thể thu hút lượng khách đông đảo, phải cùng kết hợp với các kiểu du lịch khác, phải có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tốt, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp. Các tỉnh phải thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ VHTTDL trong Quyết định số 2473/QĐ-TTg.

Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể. Riêng ở điều 1, khoản 3, điểm a có đoạn phát triển du lịch của các tỉnh Nam Bộ như sau:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng, sinh thái biển, đảo, du lịch MICE. [54]

Tiểu kết chƣơng 2

Cải lương là một nghệ thuật lớn, là đặc sắc, là niềm tự hào, là cá tính của người dân Nam Bộ. Nghệ thuật Cải lương đang được khai thác phục vụ du lịch ở nhiều địa phương thuộc ĐBSCL và đã đem lại hiệu quả không nhỏ. Đó là do sự hấp dẫn vốn có của Cải lương và một phần do các nhà kinh doanh du lịch đã biết khéo léo kết hợp nghệ thuật bản địa này với nhiều loại hình du lịch khác.

Tuy nhiên, nghệ thuật biểu diễn Cải lương chính thống hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị thương mại hoá, tầng lớp kế tục nghệ thuật đặc sắc này hiện nay quá ít ỏi, “như sao buổi sớm”. Để khai thác nghệ thuật Cải lương phục vụ tốt cho hoạt động du lịch thì chúng ta phải khai thác toàn bộ, đầy đủ và toàn diện bộ môn nghệ thuật này.

Hiện nay, ĐBSCL chỉ và mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ trong nghệ thuật Cải lương, đó là những bài Vọng cổ, những điệu lý, khúc ngâm và cái nền âm

nhạc của sân khấu Cải lương, đó là Đờn ca Tài tử. Trước thực tế khách quan đó, làm thế nào để từ một phần rất nhỏ của nghệ thuật Cải lương mà du khách được thưởng thức (ca Cải lương, trích đoạn biểu diễn) nhưng họ vẫn cảm nhận được cái thần thái, cái hay cái đẹp của nghệ thuật truyền thống của dân tộc, thấy yêu mến hơn quê hương đất nước.

Đó không chỉ là trách nhiệm của người nghệ sỹ, những người làm du lịch, mà còn là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, mà gần nhất là Sở VHTTDL - cơ quan quản lý chuyên ngành văn hóa-nghệ thuật ở các tỉnh.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Căn cứ chính sách phát triển du lịch của vùng ĐBSCL

- Theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Và theo “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch vùng ĐBSCL là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên của Vùng. Theo sự chỉ đạo, trên cơ sở khai thác lợi thế về truyền thống văn hóa nước nhà và cùng với sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong đó có Cải lương – sản phẩm đặc thù ở ĐBSCL sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL: du lịch tham quan sông nước, miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong Vùng, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên). Trong loại hình du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa trong Vùng phải được nhắc đến là nghệ thuật ĐCTT đã được UNESCO vinh danh năm 2013 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Song song đó cũng phải phát triển sản phẩm du lịch đặc thù khác là Cải lương – món ăn tinh thần hằng ngày của cư dân miền sông nước.

- Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa Khmer tại Sóc Trăng. Theo tinh thần chỉ đạo ở trên thì chỉ có cụm bán đảo Cà Mau – quê

hương của bài Vọng cổ trong NTCL - phát triển loại hình du lịch văn hóa đặc biệt với Cải lương.

3.1.2. Căn cứ chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Khẳng định việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Đảng ta nhấn mạnh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm giá trị văn hóa vốn có của dân tộc. Để kế thừa và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta phải có quyết tâm cao với nhiều giải pháp đồng bộ, tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ:

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh theo các chuẩn mực chân, thiện, mỹ tiến bộ. Trong đó, đặc biệt có chính sách bảo tồn có hiệu quả các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. ĐCTT ở Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Do đó, việc bảo tồn vốn quý của dân tộc mình là việc làm cần phải được mọi công dân Việt Nam yêu mến, trân trọng và gìn giữ nó từ thế hệ này sang thế hệ khác chẳng những ở trong nước mà còn ngoài nước nữa trong cộng đồng có người Việt sinh sống.

- Chú trọng khuyến khích năng lực lao động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ.

Nhà nước có chính sách chủ trương khuyến khích phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Nghệ thuật Cải lương ở miền Tây Nam Bộ - cái nôi của Cải lương - đã có bề dầy lịch sử gần 100 năm. Cải lương cũng phải cần được bảo vệ trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam vì Cải lương sử dụng cái nền âm nhạc Tài tử phục vụ cho âm nhạc sân khấu Cải lương. Hơn nữa, mỗi diễn viên biểu diễn trên sân khấu đều phải trải qua việc học tập bài bản âm nhạc Tài tử.

- Đẩy mạnh giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng với các nội dung và các hình thức thích hợp. Để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng cần có sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy

Đảng, chính quyền, nhà trường, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, các tổ chức quần chúng; có những hình thức giáo dục sinh động, phù hợp với từng đối tượng ở các địa bàn (đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, hải đảo...). Chúng ta cũng cần sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, internet..), sách, các tác phẩm văn học nghệ thuật trong công tác tuyên truyền. Việc giáo dục văn hóa truyền thống nước nhà thì Cải lương có thể nói là phương tiện thông tin tốt nhất ở ĐBSCL. Một vở tuồng trên sân khấu với nội dung truyền tải theo mục đích chủ trương của Đảng sẽ dễ dàng in sâu đậm trong lòng, trong tim của cư dân đồng bằng. Do đó, sự giáo dục tư tưởng của cư dân vùng này thông qua hình thức Cải lương luôn luôn đạt kết quả như mong muốn.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, điều hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế, giữa bảo tồn di tích với các công trình mới. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm cán bộ văn hóa, đội ngũ văn nghệ sỹ.

Bên cạnh đó, cũng phải có những cơ chế chính sách thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ, những tài năng nghệ thuật, xây dựng thành một đội ngũ hùng mạnh, có cánh chim đầu đàn. [56].

Bộ VHTTDL chỉ đạo hướng dẫn và đồng hành cùng các địa phương có nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, ĐCTT Nam Bộ nói riêng.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành sáng tạo và truyền lại nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ trong các gia đình, các nhà trường, câu lạc bộ cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng trong nhân dân.

+ Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa truyền dạy trình diễn việc bảo tồn phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, đưa ĐCTT vào nội dung đào tạo bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành.

+ Hỗ trợ cộng đồng phục hồi lưu truyền các bài tổ, tính ngưỡng và các lễ hội liên quan đến nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trong cuộc sống đương đại.

+ Phối hợp với cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp thường xuyên tổ chức hoặc định kỳ các chương trình giới thiệu quảng bá về ĐCTT Nam Bộ với nhiều hình thức nhằm giáo dục thẩm mỹ về giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước cho các nghệ nhân ĐCTT có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT.

+ Tạo mọi điều kiện để nghệ nhân ĐCTT Nam Bộ có nhiều cuộc giao lưu trình diễn ở nước ngoài, thường xuyên tổ chức liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ tại các địa phương và định kỳ 3 năm một lần tổ chức liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ toàn quốc.

3.1.3. Căn cứ điều kiện thực tế của ĐBSCL

3.1.3.1. Đội ngũ nhân lực hoạt động ĐCTT và Cải lương

* Lĩnh vực ĐCTT: Trước tiên để đào tạo một diễn viên Cải lương thì phải đào tạo phần âm nhạc Tài tử - là "phần nền" quan trọng, sau đó đến kỹ thuật biểu diễn sân khấu. Hiện nay, có các đơn vị đào tạo chuyên môn ở ĐBSCL như sau:

- Các lò dạy nhạc và gia đình nòi truyền nghề. Mỗi tỉnh đều có các dạy nhạc Tài tử - Cải lương. Đây là hình thức đào tạo tư nhân do các nghệ sỹ, nghệ nhân yêu nghề và tâm huyết với nghệ thuật mà mở lò đào tạo. Lò dạy chủ yếu đàn và ca. Gọi là vì theo quan niệm của những người hoạt động Tài tử- Cải lương thì mỗi tài tử hay diễn viên muốn hoạt động nghệ thuật phải học tập và rèn luyện một cách căn cơ và nghiêm cẩn. Hiện ở ĐBSCL có rất nhiều lò dạy nhạc này, học phí thỏa thuận giữa thầy và trò, chương trình đào tạo do chủ lò định ra. Ở Trà Vinh có Lò Tám Dấu, Tiền Giang có Lò Bảy Du, Cần Thơ có Lò Trúc Linh, Gò Công có Lò Đức Huệ …Tùy theo danh tiếng của chủ lò mà thu hút nhiều hay ít đệ tử.

Các lò dạy nhạc này hầu hết đều là các nghệ nhân, nghệ sỹ, không chỉ dạy học trò mà họ còn có ý thức hướng con cháu của mình theo nghiệp hát. Do đó ngay từ bé họ đã phát hiện năng khiếu bẩm sinh và chuẩn bị tư thế đào tạo.

- Các lớp đào tạo tại trung tâm văn hóa(TTVH) tỉnh-thành. TTVH là thiết chế văn hóa quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa do nhà nước xây dựng. 13 tỉnh- thành ở ĐBSCL đều có TTVH 3 cấp: tỉnh-thành, quận-huyện và phường-xã. Trong số các nhiệm vụ quan trọng của TTVH cấp tỉnh có việc tổ chức các hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa và đào tạo năng khiếu nghệ thuật. Từ những thập niên 80 (thế kỷ XX) đến khi đất nước đổi mới đường lối kinh tế và văn hóa thì các nhiệm vụ quan trọng nói trên đều được thực thi một cách có hiệu quả tại các TTVH. Ở đó, các lớp đào tạo nghệ thuật biểu diễn ngắn hạn, các lớp dạy Đờn ca Tài tử theo cấp độ, các câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ được thành lập và những chương trình liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật diễn ra hàng năm.

Qua khảo sát thực tế, nguồn lực đào tạo và tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật đều có thể thực thi tại các TTVH, đặc biệt ở cấp tỉnh. Vì nơi đây, để thực hiện 4 chức năng quan trọng của TTVH là: tuyên truyền - giáo dục, sáng tạo, giao lưu và vui chơi-giải trí, nhà nước đã đầu tư xây dựng CSVC và trang bị các phương tiện chính để hoạt động văn hóa-nghệ thuật. Do đó, việc đào tạo chuyên môn về ĐCTT và biểu diễn Cải lương cũng như các chuyên môn khác hỗ trợ cho hoạt động sân khấu đã và đang tổ chức tại TTVH cấp tỉnh.

- Đào tạo chính quy tại các trường Văn hóa-Nghệ thuật. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của mỗi dân tộc, vùng miền trong khoảng 10 năm trở lại đây, hệ thống trường Văn hóa-Nghệ thuật ở các tỉnh thành ĐBSCL được thành lập. Các trường đều có chủ trương xây dựng chương trình đào tạo nghệ thuật tiêu biểu của địa phương, đặc biệt các thể loại nghệ thuật sân khấu, như: Cải lương, Dù kê, Rô băm cũng được đưa vào nhà trường để đào tạo thế hệ kế thừa. Các lớp đào tạo diễn viên Cải lương được mở ra ở các Trường Văn hóa- Nghệ thuật Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh đã thu hút tài năng trẻ ở các tỉnh tham gia. Các lớp này đa số đều liên kết kết đào tạo giữa địa phương với Trường Đại học Sân khấu-

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)