Căn cứ chính sách phát triển du lịch của vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 79)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.1. Căn cứ chính sách phát triển du lịch của vùng ĐBSCL

- Theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Và theo “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch vùng ĐBSCL là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên của Vùng. Theo sự chỉ đạo, trên cơ sở khai thác lợi thế về truyền thống văn hóa nước nhà và cùng với sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong đó có Cải lương – sản phẩm đặc thù ở ĐBSCL sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL: du lịch tham quan sông nước, miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong Vùng, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên). Trong loại hình du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa trong Vùng phải được nhắc đến là nghệ thuật ĐCTT đã được UNESCO vinh danh năm 2013 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Song song đó cũng phải phát triển sản phẩm du lịch đặc thù khác là Cải lương – món ăn tinh thần hằng ngày của cư dân miền sông nước.

- Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa Khmer tại Sóc Trăng. Theo tinh thần chỉ đạo ở trên thì chỉ có cụm bán đảo Cà Mau – quê

hương của bài Vọng cổ trong NTCL - phát triển loại hình du lịch văn hóa đặc biệt với Cải lương.

Một phần của tài liệu Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)