6. Cấu trúc của đề tài
3.1.2. Căn cứ chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
Khẳng định việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Đảng ta nhấn mạnh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm giá trị văn hóa vốn có của dân tộc. Để kế thừa và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta phải có quyết tâm cao với nhiều giải pháp đồng bộ, tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ:
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh theo các chuẩn mực chân, thiện, mỹ tiến bộ. Trong đó, đặc biệt có chính sách bảo tồn có hiệu quả các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. ĐCTT ở Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Do đó, việc bảo tồn vốn quý của dân tộc mình là việc làm cần phải được mọi công dân Việt Nam yêu mến, trân trọng và gìn giữ nó từ thế hệ này sang thế hệ khác chẳng những ở trong nước mà còn ngoài nước nữa trong cộng đồng có người Việt sinh sống.
- Chú trọng khuyến khích năng lực lao động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ.
Nhà nước có chính sách chủ trương khuyến khích phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Nghệ thuật Cải lương ở miền Tây Nam Bộ - cái nôi của Cải lương - đã có bề dầy lịch sử gần 100 năm. Cải lương cũng phải cần được bảo vệ trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam vì Cải lương sử dụng cái nền âm nhạc Tài tử phục vụ cho âm nhạc sân khấu Cải lương. Hơn nữa, mỗi diễn viên biểu diễn trên sân khấu đều phải trải qua việc học tập bài bản âm nhạc Tài tử.
- Đẩy mạnh giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng với các nội dung và các hình thức thích hợp. Để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng cần có sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, nhà trường, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, các tổ chức quần chúng; có những hình thức giáo dục sinh động, phù hợp với từng đối tượng ở các địa bàn (đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, hải đảo...). Chúng ta cũng cần sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, internet..), sách, các tác phẩm văn học nghệ thuật trong công tác tuyên truyền. Việc giáo dục văn hóa truyền thống nước nhà thì Cải lương có thể nói là phương tiện thông tin tốt nhất ở ĐBSCL. Một vở tuồng trên sân khấu với nội dung truyền tải theo mục đích chủ trương của Đảng sẽ dễ dàng in sâu đậm trong lòng, trong tim của cư dân đồng bằng. Do đó, sự giáo dục tư tưởng của cư dân vùng này thông qua hình thức Cải lương luôn luôn đạt kết quả như mong muốn.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, điều hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế, giữa bảo tồn di tích với các công trình mới. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm cán bộ văn hóa, đội ngũ văn nghệ sỹ.
Bên cạnh đó, cũng phải có những cơ chế chính sách thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ, những tài năng nghệ thuật, xây dựng thành một đội ngũ hùng mạnh, có cánh chim đầu đàn. [56].
Bộ VHTTDL chỉ đạo hướng dẫn và đồng hành cùng các địa phương có nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, ĐCTT Nam Bộ nói riêng.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành sáng tạo và truyền lại nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ trong các gia đình, các nhà trường, câu lạc bộ cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng trong nhân dân.
+ Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa truyền dạy trình diễn việc bảo tồn phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, đưa ĐCTT vào nội dung đào tạo bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành.
+ Hỗ trợ cộng đồng phục hồi lưu truyền các bài tổ, tính ngưỡng và các lễ hội liên quan đến nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trong cuộc sống đương đại.
+ Phối hợp với cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp thường xuyên tổ chức hoặc định kỳ các chương trình giới thiệu quảng bá về ĐCTT Nam Bộ với nhiều hình thức nhằm giáo dục thẩm mỹ về giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
+ Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước cho các nghệ nhân ĐCTT có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT.
+ Tạo mọi điều kiện để nghệ nhân ĐCTT Nam Bộ có nhiều cuộc giao lưu trình diễn ở nước ngoài, thường xuyên tổ chức liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ tại các địa phương và định kỳ 3 năm một lần tổ chức liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ toàn quốc.