Vi phạm hợp đồng Theo Công ước viên 1980 Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên 1980, theo đó “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm c
Trang 1MỤC LỤC
1 Khái quát chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế 3
1.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 3
1.1.1 Vi phạm hợp đồng 3
1.1.2. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng 5
1.2 Căn cứ pháp sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế 6
1.2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng 7
1.2.2 Phải có lỗi của bên vi phạm hợp đồng 7
1.2.3 Có thiệt hại thực tế xảy ra 8
1.2.4 Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra 9
2 Các biện pháp nhằm khắc phục vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế 9
2.1 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 10
2.1.1 Khái niệm 10
2.1.2 Hậu quả pháp lý khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng 11
2.2 Hủy bỏ hợp đồng 13
2.2.1 Khái niệm 13
2.2.2 Hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng 16
3 Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 17
3.1 Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng 17
3.1.1 Các dấu hiệu của sự kiện bất khả kháng 19
3.1.2 Nghĩa vụ của các bên khi gặp sự kiện bất khả kháng 21
3.2 Miễn trách nhiệm trong hợp đồng do lỗi của bên bị thiệt hại (lỗi của người có quyền) 22
3.2.1 Căn cứ miễn trách nhiệm 22
3.2.2 Nghĩa vụ của bên vi phạm khi yêu cầu miễn trách nhiệm 23
3.3 Miễn trách nhiệm khi người thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp sự kiện bất khả kháng 24
3.3.1 Căn cứ miễn trách nhiệm 24
3.3.2 Nghĩa vụ của bên vi phạm khi yêu cầu miễn trách nhiệm 25
3.4 Thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng 27
3.4.1 Căn cứ miễn trách nhiệm 27
3.4.2 Nghĩa vụ của bên vi phạm 27
Trang 23.5 Miễn trách nhiệm do một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền 28
4 Hệ quả pháp lý khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 30
5 Hardship 31
5.1 Điều khoản Hardship 32
5.2 Hệ quả của Hardship 33
5.3 Sự khác biệt giữa điều khoản khó khăn trở ngại trong Hardship với trường hợp bất khả kháng trong CISG 34
6 Giải pháp khắc phục vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế 35
6.1 Đối với vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm HĐ mua bán hàng hóa quốc tế 35
6.2 Đối với vấn đề hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường không chỉ ở nước ta mà trên toàn thếgiới thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để đơn giản hóa cơ chế thị trường cung cầu Hàngngày số giao dịch, mua bán giữa các chủ thể với nhau lên đến một con số không thểthống kê chính xác, vì vậy xây dựng một cơ chế thị trường đơn giản chính là làm gia tăng
sự giao dịch của các bên một cách nhanh chóng Sự giao dịch của các bên mang bản chất
là sự xác lập một hợp đồng, có thể là hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợpđồng chuyển nhượng… mỗi loại hợp đồng có mỗi cơ chế pháp lý riêng để điều chỉnh, tuynhiên vấn đề đặt ra là hợp đồng không chỉ là giữa các bên trong cùng một quốc gia ký kếtvới nhau mà còn là sự ký kết mang tính quốc tính quốc tế Điển hình cho loại hợp đồngnày là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xem là một sự tiến bộ vượt bậc trong nềnkinh tế, tức là đã có sự giao lưu, mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài ở đây Nhưngcũng vì mang tính quốc tế nên phát sinh nhiều vấn đề khi có tranh chấp xảy ra điển hình
là việc áp dụng pháp luật của quốc gia bên nào để giải quyết, liệu rằng các bên có chấpnhận với phán quyết của cơ quan có thẩm quyền hay không? Chính vì vậy để hạn chế vấn
đề xung đột pháp luật xảy ra các nhà làm luật đã đặt ra các biện pháp khắc phục vi phạmhợp đồng quốc tế, cơ sở để xây dựng các biện pháp này bắt nguồn từ việc thỏa thuận giữacác bên nhằm mục đích hợp tác một cách thiện chí trung thực, hạn chế tranh chấp xảy ra
để việc thực hiện hợp đồng được tiến hành ổn định
Như vậy, để hiểu rõ thế nào là vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế? Áp dụngnhững biện pháp gì để khắc phục vi phạm hợp đồng? Trường hợp nào sẽ được áp dụngmiễn trừ trách nhiệm? Với đề tài “Các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng” nhómchúng em hi vọng phần nào sẽ giải đáp cho cô và các bạn hiểu rõ được vấn đề này Vìkhả năng nghiên cứu của nhóm còn hạn hẹp, không tránh khỏi những thiếu sót nên đề tàicủa nhóm không hoàn thiện Nhóm em cũng cảm ơn cô vì sự hướng dẫn cũng như giảiđáp của cô cho nhóm về đề tài này
Trang 41 Khái quát chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế.
1.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
1.1.1 Vi phạm hợp đồng
Theo Công ước viên 1980
Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên
1980, theo đó “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự viphạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể
bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiênliệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu
họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”.1
Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng đượcxác định dựa trên các yếu tố: Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; Sự vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn
có được) từ hợp đồng; Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quảcủa sự vi phạm đó
Công ước Viên không đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Tuynhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng khôngthực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa
vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng Ví dụ, các bên thỏa thuận
cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặcgiao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuậntrong hợp đồng Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, ví dụnhư hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặcgiao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là ngườibán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Trang 5 Theo pháp luật Việt Nam
Vi phạm cơ bản hợp đồng, theo quy định tại khoản 13 điều 3 Luật Thương mại năm 2005, là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làmcho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng” Đây cũng là cơ sở để áp dụngchế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợpđồng.2
Khái niệm về vi phạm hợp đồng nói riêng và vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chungđược ghi nhận tại khoản 1 điều 302 BLDS 2005 : “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên cóquyền” Theo đó thì vi phạm hợp đồng là một bên của hợp đồng không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng quy định Đây là dấu hiệuquan trọng nhất để xác định có sự vi phạm hợp đồng hay không.3
Tính đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích rõ nội hàm của khái niệm
vi phạm cơ bản hợp đồng nói trên Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa cólời giải đáp: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là viphạm cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì? Có thể nóirằng, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là khái niệm phức tạp và đến nay có tác giả nước ngoàicho rằng vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm “vô nghĩa, trừu tượng và mơ hồ”.Để gópthêm ý kiến nhằm làm rõ hơn khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng, bài viết này phân tíchmột số căn cứ xác định vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 của Liênhợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (dưới đây gọi tắt là Công ước Viên)
Trang 6 Trong lĩnh vực kinh tế
Khi vi phạm một hợp đồng kinh tế, người vi phạm bắt buộc phải chịu trách nhiệmtài sản Trách nhiệm tài sản là biện pháp pháp lý áp dụng cho các hành vi vi phạm hợpđồng kinh tế đã quy định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫnthi hành Điều 19 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: "Các bên phải chịu trách nhiệmtài sản trực tiếp với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồngkinh tế Bên vi phạm phải trả cho bên bị vp tiền phạt vp hợp đồng và trong trường hợp cóthiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật"
Về mặt khách quan: Trách nhiệm tài sản trong hợp đồng kinh tế là tổng hợp cácquy định pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội phát sinh của các chủ thể thamgia hợp đồng kinh tế do vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế
Về mặt chủ quan: Trách nhiệm tài sản được hiểu là sự gánh chịu hậu quả vật chấtbất lợi cho bên có hành vi vi phạm hợp đồng
Trong pháp luật dân sự
TNDS do vi phạm hợp đồng (hay TNDS trong hợp đồng) là TNDS phát sinh domột bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng
Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà người có nghĩa vụ khôngthực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh TNDS với người
có quyền theo quy định trong hợp đồng Tuy nhiên, nếu sự vi phạm này chưa gây thiệthại, thì người vi phạm chỉ có trach nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ Mặt khác, nếu viphạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm
mà TNDS do vi phạm hợp đồng sẽ là trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợpđồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ( nếu đã gây thiệt hại), và có thể là trách nhiệmphạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận
Trang 7Gồm nhiều nhiều hình thức, trách nhiệm khác nhau:
Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm khi có thỏa thuận
1.2 Căn cứ pháp sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế
Không phải bất kỳ lúc nào, khi một bên trong hợp đồng mua bán ngoại thươngkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những quy định trong hợp đồng đều phảichịu trách nhiệm bồi thường và chịu phạt trước bên kia Để xác định xem một trường hợp
vi phạm hợp đồng có thể quy trách nhiệm cho bên vi phạm không, ta phải căn cứ vào cácyếu tố cấu thành trách nhiệm
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn khoa học về quan hệ giữa các bên trong hợp đồngthuê, Điều 230 Luật Thương Mại: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại” quyđịnh bốn yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thuê trong trong thương mại:
1.2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng
Đây là căn cứ cơ bản để quy trách nhiệm, vì hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện
có hiệu lực pháp luật, và sau khi được xác lập, các nghĩa vụ xuất phát từ quan hệ hợpđồng mang tính bắt buộc, nếu một bên không thi hành thì bị coi là vi phạm pháp luật và
sẽ bị quy kết trách nhiệm
Như vậy, chỉ khi các chủ thể hợp đồng thực hiện đúng nguyên tắc trong thươngmại sau:
- Nguyên tắc thực hiện tự nguyện thực sự các cam kết
- Nguyên tắc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết
Trang 8- Nguyên tắc thực hiện trên cơ sở thiện chí hợp tác, hai bên cùng có lợi, đảm bảo
đạo đức trong kinh doanh
Có thực hiện đúng các nguyên tắc này thì các bên mới được coi là không vi phạmhợp đồng tức là không vi phạm pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng
Luật thương mại Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh vi phạm hợpđồng là của bên bị vi phạm
1.2.2 Phải có lỗi của bên vi phạm hợp đồng
Trong hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, việc một bên
“không quan tâm” và “quan tâm không đúng mức” tới việc thực hiện nghĩa vụ của mình,
do đó dẫn tới vi phạm nghĩa vụ đó thì bị coi là có lỗi Ở đây, cụm từ “không quan tâm”được hiểu là hành vi cố ý, không thực hiện nghĩa vụ, dù biết là sai nhưng vẫn khôngchấp hành quy định của hợp đồng và do đó bị coi là có lỗi Còn việc “quan tâm khôngđúng mức” tức là hành vi vi phạm do vô ý, do sơ suất hoặc có biết trước được hậu quảcủa hành vi sơ suất đó song do quá cẩu thả mà không lường trước được mức độ của hậuquả
Luật thương mại Việt Nam không quy định ai có lỗi mà lỗi được xác định theonguyên tắc suy đoán Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền suy đoán bên
vi phạm có lỗi và vì vậy, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm
Khi bị quy trách nhiệm, bên vi phạm muốn thoát trách nhiệm phải chứng minh làmình không có lỗi, chừng nào không chứng minh được thì đương nhiên vẫn bị coi là cólỗi và phải chịu trách nhiệm
1.2.3 Có thiệt hại thực tế xảy ra
Trang 9Đây là yếu tố cần thiết, đặc biệt cho trường hợp muốn quy trách nhiệm đòi bồithường thiệt hại Thông thường, thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu có thể là thiệt hại vậtchất và thiệt hại tinh thần (chủ yếu là thiệt hại vật chất).
Thiệt hại về vật chất thường gồm các loại thiệt hại sau:
Thiệt hại trực tiếp: Là một loại thiệt hại mang tính chất thực tế, có thể tính toánđược một cách cụ thể Tổn thất thực tế gồm có:
- Giảm tài sản bằng hiện vật: như khi một bên vi phạm một nghĩa vụ nào đó làm
cho tài sản của bên kia giảm sút
- Các chi phí đã chi ra và chi thêm: các chi phí đã chi ra như chi phí đàm phán,
ký kết hợp đồng….Ví dụ như: người thuê mất chi phí cải tạo, xây dựng trên bấtđộng sản nhưng người cho thuê lại không chịu giao bất động sản
Thiệt hại gián tiếp: Các khoản lợi bị bỏ lỡ, các khoản thu đáng lý ra được nhận nếubên kia thực hiện đúng hợp đồng nhưng đã không được nhận Đây chính là những khoảnlợi mất hưởng mà khi ký kết hợp đồng, các bên đều mong đợi
Những khoản lợi này dù trên thực tế nếu không có vi phạm hợp đồng, bên
bị vi phạm có nhận được hay không không quan trọng mà cứ có vi phạm gâythiệt hại làm mất khoản lợi dự ước đó, người bị vi phạm vẫn được quyền đòi bên viphạm Để đòi bồi thường thiệt hại thực tế, bên bị vi phạm phải chứng minh được là mình
có thiệt hại đó và để thoát trách nhiệm, bên vi phạm phải chứng minh ngược lại
1.2.4 Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra.
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây racác thiệt hại, còn thiệt hại thực tế là hậu quả trực tiếp của những hành vi đó Nghĩa vụchứng minh quan hệ nhân quả này thuộc về bên bị vi phạm Điều cần chú ý là khi chứngminh phải loại trừ các thiệt hại gián tiếp, thiệt hại không lường trước được, thiệt hại đoán
Trang 10ước Trên thưc tế, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại trực tiếp thuộc về bên bị vi phạm vìbên bị vi phạm muốn đòi được bồi thường càng nhiều càng tốt nên thường liệt kê cácthiệt hại ra Bên vi phạm để không phải bồi thường tất cả các thiệt hại mà trái chủ đã nêu
ra thì phải chứng minh được rằng chỉ có một phần thiệt hại xảy ra là do việc vi phạmnghĩa vụ của mình, thiệt hại tài sản khác còn lại do một hoặc một số nguyên nhân kháckhông phải do lỗi của mình bằng cách đưa ra các văn bản, bằng chứng có liên quan đểchứng minh
2 Các biện pháp nhằm khắc phục vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế.
Nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị thiệt hại khi có sự viphạm hợp đồng xảy hại thì pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều đặt ra nhữngquy định mang bản chất là các biện pháp khắc phục sự vi phạm hợp đồng Vấn đề viphạm hợp đồng luôn luôn được các bên quan tâm vì nó liên quan mật thiết đến lợi ích củacác bên, đặc biệt trong hợp đồng quốc tế - là loại hợp đồng được ký kết giữa thương nhân
có quốc tịch khác nhau vì khi thực hiện hợp đồng này nếu có sự tranh chấp xảy ra sẽ khókhăn trong việc giải quyết tranh chấp Vì vậy, chế định khắc phục vi phạm hợp đồng làmột chế định thiết thực nhằm tạo sự tin tưởng của các bên khi giao kết hợp đồng vớinhau
Theo pháp luật Việt Nam tại điều 292 Luật Thương mại 2005 có quy định các biệnpháp khắc phục vi phạm hợp đồng bao gồm:
- Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng
- Phạt vi phạm
- Bồi thường thiệt hại
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Trang 11- Hủy hợp đồng.
Theo quy định của Công ước Viên 1980 bao gồm những biện pháp khắc phục viphạm hợp đồng tương tự như quy định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên thì có mộtđiểm khác biệt là điều khoản giảm giá cũng được xem là một biện pháp khắc phục viphạm hợp đồng
Vì giới hạn đề tài của nhóm là chỉ tìm hiểu về các biện pháp khắc phục vi phạmhợp đồng không có tính tư pháp nên nhóm chỉ tập trung đến các biện pháp sau:
2.1.2 Hậu quả pháp lý khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Khi hợp đồng thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.Các bên sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong một thời hạn cụ thể, thờihạn này thường là do các bên tự thỏa thuận vì luật không có quy định
4 Khoản 13, Điều 3, Luật Thương mại 2005
5 Điều 294, Luật Thương mại 2005
Trang 12Chế tài sẽ được áp dụng thông qua việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiệnnghĩa vụ trong hợp đồng Bên bị vi phạm có thể áp dụng đồng thời với chế tài bồi thườngthiệt hại, nếu như có thiệt hại tồn tại
Trong rất nhiều tình huống thương mại thông thường, người bán hoặc người muabuộc phải tin tưởng rằng đối phương sẽ thực hiện hợp đồng Tuy nhiên thực tế đã chứngminh, có những trường hợp việc thực hiện hợp đồng của bên bán hoặc bên mua bị đốiphương nghi ngờ Người mua sẽ làm gì nếu phát hiện ra rằng nguồn cung hàng thườngxuyên của người bán đã bị cắt hoặc người bán đã từng giao hàng hóa khiếm khuyết chonhững người khác? Còn người bán sẽ làm gì nếu phát hiện ra người mua đã từng khôngnhận hàng hóa được giao của một hợp đồng trước đây và gây khó dễ với đối tác hoặc nếunhư ngân hàng đã hủy khoản vay tín dụng của người mua?
Dưới sự điều chỉnh của CISG, căn cứ hợp lý để suy luận rằng bên kia không thể
thực hiện hợp đồng được quy định tại khoản 1, điều 71
“Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấyrằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu nhữngnghĩa vụ của họ bởi lẽ:
a Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thựchiện hợp đồng
b Cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thựchiện hợp đồng.”
Điều 71, CISG giải quyết vấn đề mất an toàn đối với việc đảm bảo thực hiện hợpđồng Mặc dù điều 71 quy định việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng dựa trên chứng cứcủa sự không đảm bảo đối với việc thực hiện hợp đồng của bên kia nhưng tiêu chuẩncũng rất hạn chế Tiêu chuẩn đó là khi một bên hiển nhiên không thể thực hiện một phần
Trang 13đáng kể nghĩa vụ của anh ta Điều đó có nghĩa là phải có những nguyên nhân khách quanchỉ ra khả năng của việc không thực hiện hợp đồng là lớn
Nếu như ngiên cứu về Điều 71, có thể nhận thấy, dường như nội dung của nó thiên về
việc bảo đảm quyền lợi cho người bán nhiều hơn Khoản 2, điều 71 đã dành riêng để nói
về trường hợp người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do nêu tại khoản 1, họ cóthể ngăn cản không để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữtrong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng Có nghĩa là điều khoản này chỉ áp dụng đốivới hợp đồng mua bán hàng hóa
Suy cho cùng, việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại cũng nhằm mụcđính lợi nhuận Vậy nên cũng trong trường hợp này, giả sử những lý do quy định tạikhoản 1 không tồn tại thực tế thì việc người mua không được nhận hàng sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến lợi ích của họ Lúc này khoản 3, điều 71 có thể được áp dụng để bảo về
quyền lợi cho người mua (hay bên bị tạm ngừng thực hiện hợp đồng nói chung) Một bênnào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay saukhi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho bên kia và phải tiếp tụcthực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa
vụ của họ Đây có thể coi là một biện pháp đối ứng với việc tạm ngừng thực hiện hợpđồng theo khoản 1
Việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng và quyền được yêu cầu sự đảm bảo thích đángcho việc thực hiện hợp đồng sẽ không bao gồm trong CISG Một bên nếu muốn được yêucầu về sự đảm bảo trong việc thực thi hợp đồng trong trường hợp anh ta có được nguyênnhân hợp lý cho việc không đảm bảo tuân thủ việc thực hiện hợp đồng của bên kia, sẽthương lượng trong ngôn ngữ hợp đồng về việc áp dụng tiêu chuẩn của điều 71
Mặt khác, điều 71 không quy định rằng bên tạm hoãn thực hiện hợp đồng có thểhủy hợp đồng nếu bên kia không đưa ra những đảm bảo hợp lý về việc thực hiện hợpđồng Việc hủy bỏ hợp đồng được cho phép chỉ khi hiển nhiên là bên kia có khả năng sẽ
Trang 14tạo ra “vi phạm cơ bản” (khoản 1, điều 72) Do đó, một bên nếu muốn có quyền được
hủy hợp đồng trong trường hợp bên kia không thực thi cam kết thỏa đáng về việc thựchiện hợp đồng đúng thời hạn thì cần phải thương lượng điều khoản hợp đồng chỉ rõ rằngbất kỳ sai trái nào trong việc thực thi cam kết thỏa đáng sẽ là vi phạm cơ bản theo nghĩacủa CISG
Như thế nào được xem là một sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ? Theo CISG điều 25
quy định “là sự vi phạm làm cho người kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại trong một
chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng” Điều kiện
để các người áp dụng biện pháp hủy đồng được quy định cụ thể tại điều 49 và điều 61CISG theo đó:
- Quyền áp dụng biện pháp hủy hợp đồng của người mua: điều 49 CISG
Trang 15 Thực hiện quyền tuyên bố hủy hợp đồng:
• Người mua chỉ được quyền tuyên bố hủy hợp đồng khi người bán vi phạm nghĩa
vụ mà theo hợp đồng đó là một sự vi phạm cơ bản Chẳng hạn như việc giao hàngkém chất lượng và việc giao hàng hóa thay thế hay sửa chữa khuyết tật hàng hóađều không có ý nghĩa đối với người mua
• Đối với trường hợp người bán không giao hàng thì người mua không được quyềntuyên bố hủy hợp đồng khi chưa gia hạn cho người bán một khoảng thời gian hợplý
• Trong trường hợp người bán đã giao hàng chậm trong một thời gian hợp lý vàngười mua cũng đã biết người bán đã giao hàng thì người mua mất quyền hủyhợp đồng dù người bán đã giao hàng chậm
Nghĩa vụ thông báo cho người bán: người mua có nghĩa vụ phải thông báo về việchủy hợp đồng cho người bán biết thì lời tuyên bố này mới có hiệu lực (điều 26CISG)
- Quyền áp dụng biện pháp hủy hợp đồng của người bán: điều 64 CISG
Điều kiện thực hiện quyền :
• Người mua không thi hành nghĩa vụ cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng
• Người mua không thi hành nghĩa vụ trong thời hạn bổ sung mà người bán chấpnhận
Thực hiện quyền tuyên bố hủy hợp đồng
• Người bán chỉ được quyền tuyên bố hủy hợp đồng trong trường hợp người muakhông thi hành nghĩa vụ, cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng Chẳng hạn
Trang 16người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và việc chờ người mua nhận hàngkhông có ý nghĩa đối với người mua.
• Đối với trường hợp người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhậnhàng thì người bán không được quyền tuyên bố hủy hợp đồng khi chưa chấp nhậngia hạn thêm cho người mua một thời hạn bổ sung
• Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ trước khi người bán biếtnghĩa vụ đã được thực hiện thì người bán không được viện lý do vì người mua đãchậm thực hiện nghĩa vụ nên hủy hợp đồng Đồng thời sau khi hết thời hạn bổsung mà người bán chấp nhận gia hạn, người mua tuyên bố rằng họ sẽ không thựchiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đó
Nghĩa vụ thông báo cho người mua: người mua có nghĩa vụ phải thông báo vềviệc hủy hợp đồng cho người bán biết thì lời tuyên bố này mới có hiệu lực (điều
Huỷ bỏ hợp đồng có thể là huỷ bỏ một phần hợp đồng hoặc huỷ bỏ toàn bộ hợpđồng Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng,các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi
bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ của hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.Khi một hợp đồng trong thương mại bị huỷ bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có
Trang 17vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thoả thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏhợp đồng và về giải quyết tranh chấp
Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên thoả thuận tạmngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng thì không được coi là chế tài trong thương mại, chỉđược coi là chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại khi một bên vi phạm và mộtbên tuyên bố đơn phương tạm ngừng, đình chỉ, hoặc huỷ bỏ hợp đồng
2.2.2 Hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng
Quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng giữa pháp luật Việt Nam(Điều 314, Luật Thương mại 2005) và pháp luật quốc tế (Điều 81, CISG 1980) có sựtương đồng và thống nhất ý chí Hủy bỏ hợp đồng sẽ giải phóng các bên khỏi nhữngnghĩa vụ được quy định trong hợp đồng, trừ những khoản bồi thường mà bên vi phạmphải gánh chịu có thể có Việc hủy bỏ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu lực các quyđịnh trong hợp đồng về giải quyết tranh chấp hay quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khihợp đồng bị hủy bỏ
Khi áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, bên hủy hợp đồng phải thông báo cho bênkia biết về việc hủy hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà việc hủy hợp đồng gây thiệthại cho bên kia thì bên hủy hợp đồng phải bồi thường thiệt hại nếu có Trong trường hợpchưa kịp thông báo nghĩa vụ do hủy hợp đồng cho bên vi phạm nhưng bên vi phạm đãthực hiện nghĩa vụ thì bên bị vi phạm mất quyền hủy hợp đồng
Khi hợp đồng bị hủy, bên nào đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ hợpđồng có thể yêu cầu bên kia hoàn lại những gì đã được giao hoặc đã được thanh toán khithực hiện hợp đồng Nếu cả hai bên đều bị buộc phải hoàn lại thì họ phải thực hiện nghĩa
vụ này đồng thời
3 Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trang 18Khi một bên trong HĐMBHHQT vi phạm hợp đồng, bên vi phạm đó có tráchnhiệm phải chịu các chế tài tương ứng với hành vi vi phạm của mình theo thỏa thuậntrong hợp đồng và các quy định pháp luật liên quan Tuy nhiên, không phải mọi trườnghợp bên vi phạm đều phải chịu chế tài, đó là khi việc vi phạm hợp đồng thuộc vào nhữngtrường hợp miễn trách nhiệm.
Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT được hiểu là trường hợp bên vi phạmhợp đồng được giải thoát khỏi các hình thức chế tài thông thường được áp dụng khi có viphạm hợp đồng Về bản chất, các trường hợp này có thể được hiểu là những trường hợploại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồngchính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng Cáctrường hợp này có thể là các trường hợp được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặcquy định trong pháp luật Khi bên vi phạm chứng minh được mình thuộc vào nhữngtrường hợp miễn trách nhiệm, họ sẽ được giải thóat khỏi các biện pháp chế tài do vi phạmhợp đồng
3.1 Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng.
Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến trong thực tiễn và được cả pháp luật ViệtNam và CISG ghi nhận Tuy nhiên, cả hai văn bản này đều không đưa ra một khái niệmhay liệt kê ra các trường hợp cụ thể được coi là bất khả kháng mà chỉ ghi nhận đây làtrường hợp mà bên vi phạm được miễn trách nhiệm Chính điều này đã tạo ra những khókhăn trên thực tế trong việc thừa nhận một sự kiện xảy ra có phải là bất khả kháng haykhông, và trường hợp này càng trở nên quan trọng đối với các sự kiện mang tính chất xãhội như chiến tranh, đình công,… Sự thiếu sót này có thể tạo ra kẽ hở để các bên trốntránh trách nhiệm của mình
Khoản 1 Điều 79 CISG quy định: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc khôngthực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thựchiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi
Trang 19được hay khắc phục các hậu qủa của nó” Theo quy định này, căn cứ để các bên giải thoátkhỏi các chế tài do vi phạm hợp đồng chính là sự xuất hiện của một “trở ngại”, một ràocản từ bên ngoài, tuy nhiên, CISG lại không đưa ra giải thích cụ thể trường hợp nào đượcxác định là một “trở ngại” Ở đây, tuy CISG không sử dụng thuật ngữ “bất khả kháng”nhưng dựa vào quy định pháp luật quốc gia cũng như thực tiễn tư pháp về bất khả khángthì “trở ngại” theo quy định tại điều này cũng mang những dấu hiệu của bất khả kháng.
Sự kiện bất khả kháng được mô tả là không lường trước được, không thể vượt qua, khôngthể cưỡng lại được Cụ thể, theo quy định này, một trường hợp được coi là bất khả khángkhi nó thỏa mãn đầy đủ cả ba dấu hiệu là: đó là sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểmsoát của các bên; không thể được chờ đợi một cách hợp lý rằng các bên để có thể tínhtoán được trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng; không thể chờ đợi một cách hợp lý để cácbên tránh hay khắc phục được hậu quả của nó Tuy nhiên, CISG lại cũng không có giảithích rõ ràng thế nào là “chờ đợi một cách hợp lý”, nhưng có thể được xem xét dựa trêntập quán và thực tiễn hợp đồng trong lĩnh vực thương mại đó
Việc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ theo định nghĩa “trường hợp bấtkháng là tiền đề chung cho sự miễn trừ trách nhiệm Sự không có khả năng này có thểđược xuất phát từ nhiều nguyên nhân, được chia thành nhiều nhóm sau:
Thiên tai : là hiện tuộng của tự nhiên và được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm lầnđầu tiên được sử dụng trong luật La Mã Ví dụ như: lũ lụt, bão, động đất, dịchbệnh…
Chiến tranh (Act of King’s Enemies): Chiến tranh có tuyên bố hay không tuyên
bố, nội chiến, các cuộc cách mạng, nổi loạn, khỏi nghĩa cũng được coi là cơ sởmiễn trừ trách nhiệm
Bãi công: là hiện tượng thường xảy ra trong thực tế và trong nhiều trường hợpcũng được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm Đối với chủ thể của luật thương mạinói chung và luật thương mại quốc tế nói chung thì bãi công là tình huống khôngthể tiên liệu trước được
Trang 20- Sự cố trong sản xuất: chỉ được coi là miễn trừ trách nhiễm trong một số trườnghợp Thông thường, sự cố kỹ thuật xảy ra là do thiếu bộ phận thay thế máy móc, thiết
bị cũ kỹ… mà những trường hợp này đáng ra người quản lý sản xuất phải có tráchnhiệm giám sát, kiểm tra
- Sự cản trở trong giao thông: các trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng, tainạn do hậu quả của thiên tai, của những quyết định của nhà nước như đóng cửa biêngiới…có thể được coi là cơ sở của miễn trừ trách nhiệm
Dựa trên quy định của CISG và pháp luật Việt Nam, bất khả kháng được hiểu là
sự kiện xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài ý chí của các chủ thể trong hợp đồng, cácbên không thể biết trước hay dự đoán trước vào thời điểm giao kết hợp đồng và khi sựkiện đó xảy ra, bên vi phạm không thể tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó
3.1.1 Các dấu hiệu của sự kiện bất khả kháng.
Nhìn chung, cách hiểu và quy định về trường hợp bất khả kháng của CISG vàpháp luật Việt Nam là tương đối phù hợp với nhau Đó có thể là các sự kiện tự nhiênnhư: thiên tai, hỏa hoạn,… hay cũng có thể là các sự kiện xã hội như: chiến tranh, đìnhcông, sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước,… nhưng đều phải thỏa mãn badấu hiệu cụ thể:
Trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên:
Sự kiện xảy ra là khách quan, hoàn toàn do các yếu tố bên ngoài tác động và quyếtđịnh, độc lập với ý chí của con người mà không bên nào trong hợp đồng có thể điềukhiển hay kiểm soát được bằng ý chí của mình Điều này có nghĩa dù các bên có muốnhay không thì sự kiện đó vẫn xảy ra và việc sự kiện đó phát sinh, tồn tại hay chấm dứtđều độc lập với ý chí của các bên, không bên nào có thể áp đặt ý chí của mình đối vớicác hiện tượng, sự kiện khách quan đó Ví dụ các thảm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt,động đất,… hay một số sự kiện xã hội như: đảo chính, chiến tranh,…
Trang 21Hiện tượng bất khả kháng xảy ra sau khi các bên kí kết và trong quá trình thựchiện hợp đồng nhưng các bên không thể lường trước được hay dự đoán được những sựkiện đó sẽ xảy ra với mình vào lúc kí kết hợp đồng hay mức độ và thời điểm xảy ra các
sự kiện đó và cũng không có một căn cứ hợp lý nào để buộc họ phải dự kiến trước đượccác sự kiện này Nếu một hoặc các bên có thể lường trước các sự kiện đó vào thời điểmgiao kết hợp đồng thì đó không được coi là sự kiện bất khả kháng.Có thể lấy ví dụ nhưtrường hợp của vụ tranh chấp giữa một công ty Trung Quốc và một công ty Thái Lan,theo đó hai bên kí kết hợp đồng mua bán gạo Tuy nhiên, bên bán là công ty Thái Lan
đã không giao hàng đúng hạn và lấy lí do gặp phải sự kiện bất khả kháng là lũ lụt Tuynhiên, theo phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, lũ lụt này xảy ra bốn thángtrước khi các bên ký kết hợp đồng, do đó, lũ lụt nầy không được xem là bất ngờ Tạithời điểm ký kết hợp đồng, người bán đã có cơ hội đủ để xem xét ảnh hưởng của lũ lụttrước khi tiến hành kí kết HĐ bán gạo cho công ty Trung Quốc và nó sẽ không đượcxem là trở ngại theo qui định tại Điều 79 CISG
Các bên không thể tránh được hay khắc phục được hậu quả của sự kiện đó:
Khi sự kiện đó xảy ra, các bên đã tìm mọi cách, bằng mọi biện pháp, cách thứccũng như phương tiện để phòng tránh nhưng vẫn không tránh được các tác động cũngnhư các hậu quả mà nó gây ra và buộc phải vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng Đây làtrách nhiệm của bên gặp phải sự kiện đó, do vậy, dù sự kiện đó xảy ra trên thực tế màbên vi phạm vẫn có khả năng tránh hay khắc phục được các hậu quả xảy ra nhưng đãkhông thực hiện dẫn đến việc không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng thìbên vi phạm đó vẫn không thể viện dẫn đó làm căn cứ để thoát khỏi trách nhiệm do viphạm hợp đồng hoặc bên có nghĩa vẫn có thể thực hiện được dù làm gia tăng chi phíhoặc gây ra thua lỗ thì cũng không đủ để được miễn trừ trách nhiệm
3.1.2 Nghĩa vụ của các bên khi gặp sự kiện bất khả kháng.