Điều khoản Hardship

Một phần của tài liệu Các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 31)

Hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Như vậy nền tảng cốt lõi của HĐ là đảm bảo cân bằng lợi ích của các chủ thể tham gia vào HĐ đó. Tuy nhiên có những trường hợp xuất hiện phá vỡ thế cân bằng đó và để bỏa vệ cho bên bị thiệt hại cần phải có những điều khoản cho phép thỏa thuận lại HD. Đây chính đặc điểm trọng yếu của điều khoản Hardship

Các trường hợp áp dụng điều khoản hardship được qui định tại điều 6.2.1;6.2.2;6.2.3 của Bộ UNIDROIT trong Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004, cụ thể:

“Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ HĐ, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và:

 Các sự kiện này xảy ra hoặc được các bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết HĐ. Nếu một bên trong HĐ đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết các sự kiện đó khi giao kết HĐ thì bên đó phải tính đến các sự kiện đó. Do vậy, sau này khi có sự kiện xảy ra, bên đó không được viện dẫn đây là trường hợp khó khăn trở ngại.

Bên bị bất lợi đã không tính đến các sự kiện đó một cách hợp lý khi kí kết HĐ. Trường hợp này, các sự kiện đó phải mang tính khách quan mà các bên không thể biết và lường trước được khi kí kết HĐ.

+ Tính khách quan: sự kiện xảy ra không như ý muốn chủ quan của con người.

+ Sự kiện mà các bên trong HĐ không thể biết hoặc không thể lường trước được khi kí kết HĐ.

Nằm ngoài sự kiểm soát được hiểu là sự tác động khách quan không do ý muốn chủ quan của các bên trong HĐ, không do lỗi của bên bị bất lợi.Vì vậy, bên gặp bất lợi có quyền yêu cầu đàm phán lại điều khoản khó khăn như là một hình thức thiết lập lại trật tự cân bằng vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ.

Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu (tức là sẽ không có khó khăn trở ngại nếu bên bị bất lợi phải gánh chịu rủi ro về sự thay đổi hoàn cảnh theo thỏa thuận trong HĐ).

Khó khăn trở ngại chỉ được chấp nhận cho những nghĩa vụ chưa được thực hiện. Nếu một bên đã thực hiện nghĩa vụ thì những nghĩa vụ đã được thực hiện đó không thể được xem là khó khăn trở ngại. Như vậy, nếu có sự thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ của HĐ xảy ra khi nghĩa vụ của HĐ mới chỉ được thực hiện một phần thì khó khăn trở ngại chỉ được xác lập đối với phần nghĩa vụ còn lại phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 31)