1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế và tình huống môn luật thương mại 2

30 206 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

Trước thời điểm ban hành LTMVN 1997, khái niệm “hợp đồng mua bán ngoại thương” được ghi nhận trong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương

Trang 1

Lời mở đầu

Mục Lục

I.Những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế 3

1 Khái niệm 3

2 Chủ thể 5

3 Đối tượng 10

4 Hình thức 10

5 Chọn luật áp dụng 12

6 Về đồng tiền thanh toán: 17

7 Giải quyết tranh chấp 17

8 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế 19

II Một số tình huống tranh chấp phổ biến trong quan hệ MBHH với thương nhân nước ngoài và thực tiễn giải quyết 19

1 Tình huống 1: Thanh toán quốc tế 19

2 Tình huống : Tranh chấp vấn đề trọng tài và luật xét xử 28

Tài liệu tham khảo

Trang 2

Lời mở đầu

Tự do thương mại là xu thế tất yếu và ngày càng có sự tác động lớn đền hoạt độngcủa các doanh nghiệp Vệt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ký kết và hợp đồng mua bánhàng hóa có yếu tố nước ngoài hay còn gọi hợp đồng thương mại quốc tế Việc hiểubiết, nắm bắt các quy định của pháp luật quốc tế, các điều ước, tập quán quốc tế về hợpđồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp còn rất hạn chế Cũng như việc quyđịnh trong pháp luật Việt Nam còn chưa rõ ràng khiến cho doanh nghiệp Việt Nam cóthể có những thiệt thòi trong các hợp đồng mua bán thương mại quốc tê

Việc nâng cao sự hiểu biết về các khía cạnh pháp lý của hợp đồng thương mại quốc

tế là một việc làm cần thiết không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại mà nó còncần thiết cho các bạn trẻ Đó chính là những doanh nhân, những luật sự tương lai củađất nước Những người sẽ tham gia xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế ngày mộtmạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn

Vậy nên nhóm đã dành thời gian để tìm hiểu thêm về vấn đề rất nóng bỏng này Một

là tự nâng cao tri thức cho bản thân Hai là, thông qua bài thuyết trình trước lớp sẽ bổsung thêm được phần nào kiến thức cho các bạn khác Mọi người sẽ hiểu hơn về cácvấn đề về pháp lý trong hợp đồng thương mại quốc tế như chủ thể, đối tượng, tài tệ,hình thức, việc chọn luật điều chỉnh của hợp đồng…

Mặc dù trong một khoảng thời gian eo hẹp nhưng nhómcũng đã rất nỗ lực để tìm hiểu

về đề tài Và nhóm biết vẫn còn nhiều điểm chưa thật sự thỏa mãn nên rất mong sựđóng góp của các thành viên khác, để hoàn thiện hơn

Trang 3

I.Những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế

1 Khái niệm

Đối với Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến trong nhiềuvăn bản với các tên gọi khác nhau như hợp đồng mua bán ngoại thương (được ghi nhậntrong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/07/1991 của Bộ Thương nghiệp -nay là Bộ Công Thương), hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài(ghi nhận trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 - sau đây gọi là LTMVN 1997),hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa (Luật Thương mạiViệt Nam năm 2005 - sau đây gọi là LTMVN 2005)

Trước thời điểm ban hành LTMVN 1997, khái niệm “hợp đồng mua bán ngoại thương” được ghi nhận trong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc

ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương do Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công

Thương) ban hành ngày 31/07/1991: “hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế” với ba tính chất sau: thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là những pháp nhân có quốc tịch khác nhau; thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác; thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp

đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng

Đến thời kỳ ra đời và vận hành LTMVN 1997, thì lại xuất hiện tên gọi “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” (quy định tại Điều 80 LTMVN 1997): “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài” Như vậy, tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (được gọi với cái tên “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”) chỉ là yếu tố quốc tịch của các bên chủ thể hợp đồng.

Theo đó, có thể thấy LTMVN 1997 đã thu hẹp nội hàm khái niệm hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế Với cách hiểu này thì một loạt các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

Trang 4

tế khác sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh LTMVN 1997 như hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế giữa các thương nhân Việt Nam với nhau nhưng việc ký kết được tiến

hành ở nước ngoài, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân nước ngoài với nhau ở Việt Nam Điều này không chỉ đặt ra những vấn đề khó phúc đáp về lý luận

mà còn cả sự khó khăn đối với việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn khi mà BLDSVN

1995 chưa được xác định rõ là “đạo luật gốc” hay không

Hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong LTMVN 2005

và Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thihành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lýmua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài Theo Điều 27 khoản 1

LTMVN 2005 thì “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” Như vậy,

chiếu theo quy định này thì tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ là việc hàng hóa là đốitượng của hợp đồng phải được giao qua biên giới Với những loại hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế mà hàng hóa không có sự dịch chuyển qua biên giới thì rõ ràng sẽkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của LTMVN 2005 Tuy nhiên, với tư duy coiBLDSVN 2005 là “đạo luật gốc” bao trùm lên cả các lĩnh vực kinh tế - thương mại,hôn nhân và gia đình, lao động thì đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

mà hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không được chuyển giao qua biên giới quốcgia (như hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một thương nhân Việt Nam với một thươngnhân nước ngoài nhưng hàng hóa chỉ được chuyển dịch trong nội bộ lãnh thổ ViệtNam) thì hoàn toàn có thể áp dụng các quy định của BLDSVN 2005 đối với hợp đồng

có yếu tố nước ngoài nói chung để điều chỉnh

Điều 758 - Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài làquan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nướcngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên

Trang 5

tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứtquan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quanđến quan hệ đó ở nước ngoài”.

Căn cứ “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” tại điều 758 - Bộ luật dân sự 2005,chúng ta có thể xác định các dấu hiệu của một quan hệ mua bán hàng hóa là “có yếu tốnước ngoài” như sau:

- Ít nhất một trong các bên tham gia mua bán hàng hóa là cơ quan, tổ chức, cá nhânnước ngoài;

- Các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thayđổi, chấm dứt quan hệ mua bán hàng hóa theo pháp luật nước ngoài;

- Hàng hóa - đối tượng mua bán ở nước ngoài

2 Chủ thể

Đối với việc xác định năng lực chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dùrằng pháp luật các nước quy định khác nhau, nhưng điểm chung nhất đó là hợp đồngphải được ký và thực hiện bởi người có thẩm quyền và có đầy đủ năng lực theo phápluật Việc chọn hệ thống pháp luật áp dụng nhằm làm rõ năng lực pháp luật dân sự vànăng lực hành vi dân sự của chủ thể hợp đồng thường dựa vào hệ thuộc luật nhân thâncủa chủ thể hợp đồng (lex personalis) Trong khi đó, đối với Việt Nam, việc giải quyếtxung đột pháp luật về năng lực chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khôngđược quy định chuyên biệt trong LTMVN 2005, do đó về nguyên tắc sẽ áp dụng các hệthuộc như đối với năng lực chủ thể của hợp đồng trong Tư pháp quốc tế nói chung (tức

là sử dụng các Điều 761, 762 và 765 BLDSVN 2005) với hệ thuộc luật chủ đạo được

sử dụng cho cá nhân là luật quốc tịch, cho pháp nhân là luật nơi thành lập pháp nhân Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước cũng không có quy địnhriêng về phương thức giải quyết xung đột pháp luật cho năng lực chủ thể của hợp đồng

Trang 6

mua bán hàng hóa quốc tế, như vậy hệ thuộc được dùng cũng sẽ giống như trongtrường hợp năng lực chủ thể của hợp đồng trong Tư pháp quốc tế nói chung: nếu chủthể là cá nhân thì năng lực chủ thể được xác định theo pháp luật của nước ký kết màngười đó là công dân; còn nếu chủ thể là pháp nhân thì năng lực chủ thể xác định theopháp luật nước ký kết nơi thành lập pháp nhân đó (đa số HĐTTTP xác định theo cáchnày) hoặc nơi pháp nhân có trụ sở (một số HĐTTTP như HĐTTTP Việt Nam - Ba Lan,HĐTTTP Việt Nam - Hungary).

Cho dù không đưa ra hệ thuộc luật trực tiếp điều chỉnh năng lực chủ thể trong hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy địnhtrực tiếp về năng lực chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Thương nhânkhông có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm có: các doanh nghiệp Nhà nước, cácdoanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; các hộ kinhdoanh cá thể được thành lập và đăng ký kinh doanh) được xuất khẩu, nhập khẩu hànghóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, chỉ trừ các hàng hóa thuộcDanh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhậpkhẩu, tạm ngừng nhập khẩu Chi nhánh thương nhân cũng được xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa theo ủy quyền của thương nhân (Điều 3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP củaChính phủ ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt độngmua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hànghóa với nước ngoài)

Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nướcngoài tại Việt Nam thì khi tiến hành ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế ngoài việc phải thực hiện các quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP còn phảituân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan (ví dụ Luật Đầu tư Việt Namnăm 2006) và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là

Trang 7

thành viên (ví dụ các Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư giữa Việt Nam với cácnước) Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ CôngThương sẽ công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của các thương nhân này.

Cụ thể là có hai trường hợp mua bán hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài:

Trường hợp thứ nhất, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp nhập

khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, linhkiện, chi tiết, cụm chi tiết và các hàng hoá khác để triển khai hoạt động đầu tư phù hợpvới mục tiêu của dự án đầu tư quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhậnđầu tư; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tạm nhập các hàng hoá để thựchiện dự án đầu tư tại Việt Nam (Bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển,khuôn, mẫu để thực hiện hợp đồng gia công hoặc để phục vụ hoạt động sản xuất theohình thức thuê, mượn; hàng hoá để trưng bày tại các hội chợ, triển lãm, các phòngtrưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc để nghiên cứu sản xuất, làm mẫu cho giảng dạy,đào tạo, huấn luyện; sản phẩm đã xuất khẩu để bảo hành, sửa chữa hoặc thay thế sau

đó tái xuất khẩu); Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có quyền trực tiếp xuấtkhẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất; Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài được tạm xuất, tái nhập các hàng hoá sau để thực hiện dự ánđầu tư tại Việt Nam (bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, dụng cụ,khuôn mẫu, nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp ở nước ngoài, để thực hiện hợp đồng gia công, hoặc để bảo hành, sửa chữa,thay thế; hàng hóa để trưng bày tại hội chợ, triển lãm) (xem Điều 15 Luật Đầu tư ViệtNam năm 2005, Điều 14 Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Điều

3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hànhLuật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua,bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Mục II Thông tư của Bộ Thương

Trang 8

mại (nay là Bộ Công Thương) số 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 hướng dẫn hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư).

Trường hợp thứ hai, đối với việc mua bán hàng hóa quốc tế mà đối tượng không phải

là các hàng hóa nói trên thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấyphép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bánhàng hóa tại Việt Nam (có những trường hợp thì Giấy chứng nhận đầu tư có giá trịđồng thời là Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liênquan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam) Để nhận được Giấy phép kinh doanh hoạtđộng mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại ViệtNam thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện đólà: thứ nhất, nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế màCHXHCN Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết

mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếpđến mua bán hàng hóa (đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc các nước, vùng lãnh thổkhác thì trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấp phép kinh doanh, Bộ trưởng BộCông Thương sẽ xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạtđộng liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp cụ thể); thứhai, phù hợp với hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện quy định tại Phụ lục số 01Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay

là Bộ Công Thương) công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và cáchoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (Điều 4 Nghị định của Chính phủ

số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt đồngmua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa củadoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Mục I và II Thông tư của Bộthương mại (nay là Bộ Công Thương) số 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 hướng

Trang 9

dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết LuậtThương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đếnmua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Quyếtđịnh của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) số 10/2007/QĐ-BTM ngày21/05/2007 công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt độngliên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa).

Đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam thuộccác nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các quốcgia, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương với Việt Nam về vấn đề xuất, nhập khẩuhàng hóa, pháp luật Việt Nam họ được quyền: thực hiện các quyền xuất khẩu, nhậpkhẩu khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đốivới các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luậtViệt Nam và theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam; thực hiện muahàng hoá để xuất khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng

ký kinh doanh các loại hàng hoá đó theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam(Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/05/2007 quy định vềquyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của Thương nhân nước ngoài không có hiện diệntại Việt Nam)

Pháp luật Việt Nam còn cho phép thương nhân nước ngoài được đặt chi nhánh tạiViệt Nam, chi nhánh thương nhân nước ngoài cũng có thể ký kết, thực hiện các hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 16, 19 LTMVN 2005, Điều 2 Nghị định củaChính phủ số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại vềVăn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, Mục IThông tư của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) số 04/2006/TT-BTM ngày06/04/2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP củaChính phủ ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động

Trang 10

mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hànghóa với nước ngoài).

3 Đối tượng

Về mặt nguyên tắc thì đối tượng của Hoạt động thương mại quốc tế giống với đốitượng của hoạt động thương mại được pháp luật Việt Nam quy định vì giao dịchthương mại quốc tế theo bản chất là một loại giao dịch thương mại Tuy nhiên có một

số đối tượng của hợp đồng thương mại không được coi là đối tượng của hợp đồngthương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Việc loại bỏ đối tượng nào

đó ra khỏi hoạt động thương mại quốc tế có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Namkhông được phép ký kết các hợp đồng thương mại liên quan đến những đối tượng đó

Ví dụ: theo nghị định 12/2006 thì Bảng phụ lục 01 liệt kê những đối tượng cấm xuấtnhập khẩu như: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết

bị kỹ thuật quân sự …

Vậy hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức

là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước Và mua bán bất động sản với ngườinước ngoài không thuộc nhóm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

4 Hình thức

Các nước đều có những quy định đòi hỏi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉhợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện nhất định, đó có thể là hợp đồng được ký kết dướihình thức văn bản (hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương), lời nói,hành vi nhất định Trong đó, có những nước đòi hỏi một cách chặt chẽ về hình thứccủa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo pháp luật các nước này, hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế phải được phê chuẩn hay công chứng, mới được coi là hợppháp về hình thức (ví dụ ở Pháp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được côngchứng tại Pháp)

Trang 11

Còn theo Điều 11 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thìkhông yêu cầu các bên phải ký, xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ bất kỳ yêucầu nào về mặt hình thức của hợp đồng mua bán Điều đó có nghĩa, không có quy địnhbắt buộc về mặt hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Các bên có thểdùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng, để chứng minh về sự tồn tại

của hợp đồng Tuy vậy, tại Điều 12 Công ước quy định: “bất kỳ quy định nào của Điều 11, Điều 29 hoặc phần thứ hai công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thoả thuận của các bên hoặc đơn chào hàng

và chấp nhận chào hàng hoặc bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và không phải dưới hình thức viết mà bất kỳ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của công ước

mà nước đó tuyên bố bảo lưu theo Điều 96 công ước này”, tức là “nếu nước thành viên mà trong pháp luật nước đó đòi hỏi hợp đồng phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó phải được tôn trọng” (Điều 96).

Theo Điều 1.2 của PICC (nguyên tắc không bắt buộc về hình thức của hợp đồng - NoForm Required), việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không đòi hỏi phải

tuân theo bất kỳ điều kiện nào về hình thức: “Bộ nguyên tắc Unidroit không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ cách thức nào, kể cả bằng nhân chứng” Tuy nhiên, theo Điều 1.4 của PICC (những quy phạm bắt buộc - Mandatory Rules) thì “Bộ nguyên tắc này không hạn chế việc áp dụng những quy phạm bắt buộc, có nguồn gốc quốc gia, quốc tế phù hợp với các quy phạm

có liên quan của Tư pháp quốc tế”, tức là nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng có

thể bị hạn chế bởi các quy định riêng của pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế.Theo đó, nếu trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có liên quan bắt buộc hìnhthức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải lập thành văn bản thì các bên sẽ phải

Trang 12

tuân theo quy định này Cũng theo PICC (Điều 1.11), “văn bản” bao gồm tất cả cáchình thức trao đổi thông tin cho phép lưu giữ thông tin chứa đựng trong đó và có khảnăng thể hiện dưới dạng hữu hình Nghĩa là, “văn bản” bao gồm không chỉ điện tín, màtất cả các cách thức truyền thông khác, kể cả trao đổi thư điện tử, cho phép lưu giữthông tin chứa đựng trong đó và có thể được thể hiện dưới dạng hữu hình PICC còncho phép các bên chủ thể được phép thỏa thuận lựa chọn hình thức hợp đồng (Điều2.1.13).

Pháp luật Việt Nam quy định hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phảiđược lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.Trong đó, hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thôngđiệp dữ liệu (thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằngphương tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật) (khoản 2 Điều

27, khoản 15 Điều 3 LTMVN 2005) Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luậtViệt Nam quy định ngoài việc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thànhvăn bản thì còn phải được đăng ký, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnmới có hiệu lực (như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có yếu tốnước ngoài)

5 Chọn luật áp dụng

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dù được kí kết hoàn chỉnh đến đâu thì bản thân

nó cũng không thể dự kiến và điều chỉnh được mọi vấn dề và tình huống có thể phátsinh trong thực tê Do đó, cần quy định điều khoản chọn luật điều chỉnh trong hợpđồng, nhằm tạo cơ sở pháp lý cụ thể, giúp các bên dựa vào đó để xác định quyển vànghĩa vụ của mình

Bằng việc sử dụng điều khoản chọn luật, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng.Ví

dụ, các bên có thể đưa vào hợp đồng điều khoản với nội dung sau: ‘Hợp đồng được lâpgiữa các bên sẽ được điều chỉnh và giải thích theo Luật Việt Nam”

Trang 13

Nhiều nguồn luật khác nhau có thể áp dụng để điều chỉnh giao địch mua bán hànghóa quốc tế, trong đó có ba nguồn luật chủ yếu là: luật quốc gia, điều ước quốc tế vàtập quán thương mại quốc tế.

Điều ước quốc tế

Khi nói đến điều ước quốc tế, một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đó làtrong trường hợp nào điều ước quốc tế được áp dụng Theo nguyên tắc chung, điều ướcquốc tế được áp dụng trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng thương mai quốc tế ký kết haytham gia điều ước quốc tế tương ứng Theo nguyên tắc chung, trong trường hợp điềuước quốc tế mà nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia cóquy định khác với quy định của Bộ luật dân sự hay Luật thương mại thì các bên tronghợp đồng áp dụng quy định của điều ước đó

Thứ hai, mặc dù quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng không tham gia ký kết hayphê chuẩn điều ước quốc tế, nhưng các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế đểđiều chỉnh quan hệ của các bên theo hợp đồng Trong trường hợp này việc áp dụngĐiều ước quốc tế phải tuâ thủ các nguyên tắc của việc áp dụng tập quán thương mai,điều này có nghĩa là nếu quy định nào đó của Điều ước trái với luật Việt Nam thì phải

áp dụng pháp luật Việt Nam

Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, có một số điều ước quốc tế quan trọngnhư sau:

Hai Công ước La Hay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình

Công ước thứ nhất mang tên “Luật thống nhất về giao kết hợp đồng mua bán quốc tếcác động sản hữu hình”(Convention on Uniform Law on the Formation on Constractsfor the International Sales – Viết tắt là ‘ULF’)

Trang 14

Công ước thứ hai là “Luật thống nhất về mua bán quốc tế các động sản hữu hình”(Convention on Uniform Law on the Formation on Constracts on the InternationalsSales of Goods – Viết tắt là ‘ULIS’).

Hai công ước trên ít được áp dụng trên thực tế Hiện nay, các nước gia nhập côngước Viên 1980 ( viết tắt là CISG) đều đã tuyên bỏ từ bỏ hai Công ước trên

Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(United Nations Convention on Contracts for International Sale of Goods, viết tắt là

‘CISG’).Công ước Viên được kí tại Viên (Áo) vào ngày 11/4/1980 và chính thức cóhiệu lục từ ngày 01/01/1988 CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc vềLuật thương mại quốc tề (‘UNCITRAL’) trong một nỗ lực tạo ra một văn bản thốngnhất luật thực chất cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Công ước này là công ướcđược áp dụng rộng rại nhất và có sức ảnh hưởng mạnh nhất trong các giao dịch muabán quốc tế hiện nay

Pháp luật quốc gia

Mua bán hàng hóa là một hoạt động cơ bản của bất kì nền kinh tế nào, vì thế nướcnào cũng có các quy tắc pháp luật điều chỉnh hợp đồng muabán hàng hòa Ở một sốnước có những văn bản riêng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hòa Ví dụ, ở Anh cóLuật mua bán hàng hóa 1979 Ở một số nước khác, pháp luật về mua bán hàng hóađược quy định như một phần của Luật thương mại (ví dụ, pháp luật Việt Nam)

Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tề có thể được điều chỉnh cùng một lúc bởiluật pháp nhiều nước

Khi pháp luật các nước có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề tranh chấp,thì sẽ làm phát sinh vấn đề xung đột luật Ví dụ, xung đột về hình thức hợp đồng,hayxung đột luật về nội dung hợp đồng

Trang 15

Xung đột hình thức hợp đồng: Luật của các nước quy định khác nhau về hinh thứchợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo luật của một sô nước như: Anh, Pháp, Hoa

Kỳ thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặcbằng hành vi cụ thể, trừ trường hợp mua bán bất động sản Trong khi đó, luật một sốnước như Việt Nam, Trung Quốc thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải đượcgiao kết bằng văn bản

Xung đột luật về nội dung hợp đồng: nói đến nội dung của hợp đồng thương maiquốc tế là đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp, như quyền và nghĩa vụ của các bên, cácđiều khoản cần phải được thỏa thuận trong hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp khắcphục khi có sự vi phạm hợp đồng, trong trường hợp nào áp dụng chế tài nghiêm khắcnhất v v… Về vấn đề này, luật của các nước quy định khôn giống nhau Ví dụ, theoluật của Pháp, Đức, Nhật Bản thì điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm đối tượnghợp đồng và giá cả, trong khi theo luật của Anh, Hoa Kỳ, Úc lại chỉ cần hai bên xácđịnh rõ đối tượng hợp đồng là đủ…Một số nước noi định công là trường hợp bất khảkhác, nhưng một số nước thì không

Đề giải quyết xung đột luật, cách tốt nhất là các bên trong hợp đồng thỏa thậun lựachọn một quốc gia nào đó để điều chỉnh hợp đồng

Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại quốc tế cũng là nguồn luạt quan trọng điều chỉnh hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế Tập quán thương mai quốc tế là những thói quen phổ biếnđược thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ở một khu vực nhấtđịnh hoặc trên phạm vi toàn cầu Những tập quán quốc tế được áp dụng phổ biến trongmua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hànghóa quốc tế (viết tắt là ‘INCOTERMS’) được phòng thương mại quốc tế (‘ICC’) tậphợp và ban hành từ năm 1936 và được sửa đổi vào các năm 1953, 1968, 1976, 1980,

Ngày đăng: 25/03/2019, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w