tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế

77 478 1
tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Chữ viết tắt 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1: Lý luận chung về các loại hợp đồng tài trợ tài chính cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế 5 1.1 Lịch sử hình thành về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 5 1.2 Hợp đồng thuê TCQT 10 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm 10 1.2.1.1Khái niệm 10 1.2.1.2 Đặc điểm 12 1.2.2 Phân loại 15 1.2.3 Căn cứ pháp lý của hợp đồng thuê TCQT 17 1.2.4 Hợp đồng thuê tài chính 18 1.2.4.1 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tài chính 18 1.2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên 20 1.2.5 Chấm dứt hợp đồng thuê tài chính 23 1.3 Hợp đồng bao thanh toán quốc tế (Factoring) 24 1.3.1 Khái niệm, đặc điểm 24 1.3.1.1 Khái niệm 24 1.3.1.2 Đặc điểm 27 1.3.2 Phân loại 27 1.3.3 Luật áp dụng 30 1.3.4 Sự khác biệt giữa bao thanh toán với các quan hệ tương tự 31 1.3.5 Nội dung hợp đồng bao thanh toán 35 1.3.5.1 Đối tượng của hợp đồng bao thanh toán 35 1.3.5.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bao thanh toán 36 1.3.5.3 Khi người bán không thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng mua bán 41 1.4 Bảo lãnh NH 41 1.4.1 Khái quát BLNH 41 2 1.4.1.1 Khái niệm 41 1.4.1.2 Đặc điểm 43 1.4.2 Phân loại BLNH 47 1.4.2.2 Bảo lãnh bảo đảm thực hiện 48 1.4.2.3 Bảo lãnh để hoàn lại tiền đặt cọc (Bảo lãnh hoàn thanh toán) 49 1.4.2.4 Bảo lãnh thanh toán 50 1.4.2.5 Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện( Bảo lãnh theo yêu cầu) 52 1.4.2.6 Bảo lãnh có điều kiện (Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ) 52 1.4.3 Căn cứ pháp lý của BLNH trong thương mại quốc tế 53 1.4.4 Hợp đồng BLNH 53 1.4.4.1 Kí kết hợp đồng BLNH 54 1.4.4.2 Thực hiện BLNH 55 Chương 2: Thực trạng và kiến nghị cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Việt Nam . 57 2.1 Thực trạng 57 2.1.1 Về hoạt động thuê TCQT 57 2.1.1.1 Tình hình chung của hoạt động thuê TCQT 57 2.1.1.2 Lợi ích và hạn chế của hoạt động CTTC tại Việt Nam 58 2.1.2 Về hoạt động bao thanh toán quốc tế 60 2.1.2.1 Tình hình chung về hoạt động bao thanh toán 60 2.1.2.2 Lợi ích và hạn chế của hoạt động bao thanh toán hiện nay 62 2.1.3 Về hoạt động bảo lãnh 65 2.1.3.1 Tình hình chung của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của NH 65 2.1.3.2 Lợi ích và hạn chế của nghiệp vụ BLNH 66 2.2 Kiến nghị khắc phục những hạn chế trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 70 2.2.1 Trong hoạt động CTTC 70 2.2.2 Trong hoạt động bao thanh toán 71 2.2.3 Trong hoạt động BLNH 72 KẾT LUẬN 75 Tài liệu tham khảo 76 3 Chữ viết tắt NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng CTTC Cho thuê tài chính TCQT Tài chính quốc tế BLNH Bảo lãnh ngân hàng 4 MỞ ĐẦU Đối với mỗi quốc gia, phát triển nền kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để làm được điều này, bên cạnh chú trọng phát triển nội thương, các quốc gia còn phải đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại luôn là một trong những định hướng phát triển của nhiều quốc gia. Xác định được tầm quan trọng này, vấn đề cần thiết là tìm cách thúc đẩy ngoại thương phát triển sao cho phát huy được tối đa vai trò của hoạt động này đối với nền kinh tế. Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế nước ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên thế giới. Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản là xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế. Đóng vai trò quan trọng và trực tiếp thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đồng thời, bên cạnh nhu cầu về vốn thì vấn đề luôn luôn được các doanh nghiệp quan tâm là các biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đây là các yếu tố nền tảng để tiến hành sản xuất kinh doanh, do đó, các dịch vụ tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Từ tình hình thực tế này, với đề tài “Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu”, nhóm sẽ tiến hành phân tích các hoạt động CTTC, bao thanh toán và bảo lãnh ở các tổ chức tài chính và các công ty chuyên biệt, từ đó đánh giá về tình hình tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay và đề ra các phương hướng phát triển, hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới. Nhóm thực hiện rất mong nhận được những nhận xét, góp ý từ cô và các bạn! 5 Chương 1: Lý luận chung về các loại hợp đồng tài trợ tài chính cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế 1.1 Lịch sử hình thành về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế quốc dân và ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngay từ xa xưa, hoạt động này rất cần đến sự hỗ trợ của các NH. Trong các hội chợ thương mại diễn ra ở thế kỷ 12, các NH đầu tiên thường giữ vai trò tổ chức trung gian trao đổi cần thiết, cho phép thực hiện các giao dịch giữa những người buôn bán với nhau từ khắp các khu vực châu âu và bằng các đồng tiền khác nhau. Có thể nói, để một thương vụ thành công, bên cạnh vấn đề chất lượng, giá cả, thương hiệu, của sản phẩm thì vấn đề tài chính phục vụ nó được đặt ra không kém phần quan trọng. Hoạt động ngoại thương ngày càng được mở rộng về quy mô, với số thành viên tham gia ngày càng lớn đã làm cho nhu cầu về hoạt động tài chính ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt là trong thương mại xuyên lục địa. Việc tạo điều kiện thuân lợi về mặt tài chính đã là công cụ của hoạt động cạnh tranh bên cạnh các yếu tố khác. Hoạt động xuất nhập khẩu càng phát triển thì các hình thức thanh toán cũng đa dạng và tất yếu dẫn tới sự đa dạng của các hình thức tài chính tài trợ xuất nhập khẩu. Mỗi một hình thức thanh toán đòi hỏi phải có một hình thức tài chính tương ứng, phục vụ nó và đảm bảo cho nó. Ngược lại, hoạt động tài chính đối ngoại ngày càng được mở rộng bao nhiêu thì mối quan hệ thương mại càng được mở rộng bấy nhiêu. Chất lượng của hoạt động tài chính ngoại thương là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàng trong thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hoá, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh trên toàn thế giới. Một số loại giao dịch nhằm mục đích tài trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến bao gồm: Thuê tài chính, Bao thanh toán, BLNH. - Thuê tài chính Thuê tài chính mà nguồn gốc đầu tiên là thuê tài sản đã được sáng tạo ra từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo các thư tịch cổ, các giao dịch thuê tài sản đã xuất hiện từ năm 2800 tr.CN tại thành phố Sumerian thuộc Iraq ngày nay. Các thầy tu giữ vai trò người cho thuê, người thuê là những nông dân tự do. Tài sản được đem giao dịch 6 bao gồm: Công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, nhà cửa, ruộng đất; nói chung bao gồm nhiều loại tài sản rất đa dạng. Tuy nhiên các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu truyền thống (Traditional Lease). Phương thức giao dịch của hình thức này tương tự như phương thức thuê mua vận hành ngày nay và trong suốt lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của nó, đã không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua thuần (Net Lease hay thuê tài chính - Finance Lease, hay còn gọi là thuê tư bản - Capital Lease) đã được sáng tạo ra trước tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1952, do công ty tư nhân Unitel State leasing Corporation sáng tạo ra. Sau đó nghiệp vụ thuê mua tài chính phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các châu lục. Chính thức xuất hiện từ năm 1996 tại Việt Nam,hoạt động thuê tài chính dường như còn rất mới mẻ. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam mới mở cửa chưa được bao lâu, thói quen giao dịch tín dụng với các NH hoặc tổ chức tín dụng khác hầu như không thay đổi của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thói quen đó trong thời gian dài vẫn tồn tại ngoài các yếu tố như: lãi suất đi thuê chưa thật sự hấp dẫn, hoạt động CTTC trên thực tế còn vướng một số chính sách cơ chế cần sửa đổi, tháo gỡ cho phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội,… thì một phần lớn là do thông tin về họat động CTTC, các tiện ích mà các công ty CTTC mang lại cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thuê tài chính chưa thật đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ CTTC, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ CTTC mang lại. - Bao thanh toán Bao thanh toán xuất phát từ đại lý hưởng hoa hồng, những người thực hiện việc mua bán và luân chuyển hàng hóa khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã. Do hệ thống thông tin còn sơ khai, đại lý hoa hồng thực hiện chức năng marketing quan trọng trong giao dịch thương mại giữa nhà sản xuất nước ngoài và người mua trong nước. Là đại lý, họ nắm giữ quyền sở hữu (chứ không phải danh nghĩa) của hàng hóa bên ủy nhiệm – nhà sản xuất nước ngoài – rồi giao hàng hóa đó cho người mua trong nước, ghi sổ 7 doanh thu/thu nợ và thu nợ khi đến hạn, chuyển dư nợ cho bên uỷ nhiệm thu sau khi đã trừ phần hoa hồng của mình. Với sự phát triển toàn cầu của ngành công nghiệp Anh vào thế kỷ 14 và thế kỷ 15 là sự lớn mạnh trong tầm quan trọng của đại lý bao thanh toán. Khi họ dần dần tin cậy vào khả năng trả nợ của người mua trong nước mà họ giao dịch cùng, họ bắt đầu cấp tín dụng cho người ủy nhiệm mình để lấy hoa hồng cao hơn. Thực tế là, với khoản hoa hồng nhiều hơn, đại lý bao thanh toán bắt đầu bảo đảm khả năng trả nợ của người mua bằng cách hứa trả cho người ủy nhiệm trong tương lai, nếu người mua không thể trả nợ đúng hạn do khả năng tài chính không cho phép. Không lâu trước đó, là kết quả tự nhiên của việc bảo lãnh tín dụng, đại lý thanh toán có đủ vốn bắt đầu trả trước một phần (tạm ứng) cho người ủy nhiệm của mình dựa trên khoản thanh toán của người mua trong tương lai hoặc là của đại lý bao thanh toán, nếu người mua không trả tiền và nếu nó bảo lãnh khoản tín dụng đó của người mua. Do có những khoản tạm ứng này mà đại lý bao thanh toán tính thêm phí hoa hồng hay lãi suất. Thông thường, để tránh khỏi tình trạng không thanh toán hay thanh toán không đủ do những vấn đề không thuộc phạm trù tín dụng như là người mua khiếu nại nguời bán về số lượng, chất lượng hàng hóa hay thời gian giao hàng không đúng hạn, đại lý bao thanh toán không tạm ứng toàn bộ số tiền doanh thu bán hàng. Thay vào đó, họ sẽ giữ lại một phần để dự trữ phải trả cho người bán cho tới khi tất cả những sự việc không thanh toán không còn tồn tại nữa. Người mua thường được thông báo là đại lý bao thanh toán đã mua quyền nhận thanh toán của họ. Vào thời điểm Columbus phát hiện ra Châu Mỹ năm 1492, đại lý bao thanh toán đã phát triển từ vai trò duy nhất với chức năng marketing thành đóng hai vai trò vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính. Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt đầu của chế độ thực dân Mỹ, và cùng với nó là vai trò ngày càng tăng và nhiều cơ hội mới cho bao thanh toán – đặc biệt là đối với những người thiết lập hoạt động kinh doanh ở Mỹ. Khoảng cách giữa Châu Âu và thị trường thực dân rất lớn và càng trở nên lớn hơn khi Mỹ mở rộng biên giới phía Tây của nó. Khoảng cách lớn này khiến cho các nhà sản xuất Châu Âu khó quen với thị trường Châu Mỹ và sự tin cậy về tín dụng của những khách hàng tiềm năng. Điều này cũng làm cho vòng tuần hoàn từ khi bắt đầu sản xuất đến khi nhận được thanh toán cuối cùng dài hơn. Kết hợp những yếu tố trên tạo nên sự căng thẳng đáng kể đối với những nhà sản xuất này. Vì vậy, những đại lý bao thanh toán người Mỹ quen thuộc với thị trường và người mua trong 8 nước họ, được tổ chức để cung cấp cho các nhà sản xuất Châu Âu những dịch vụ marketing và tài chính tương tự như trước đây những người anh em của họ ở nước khác đã từng làm. Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã xảy ra. Ở trong nước, Mỹ phát triển thành một quốc gia chủ quyền và trở nên ít bị phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước là do dân số và lực luợng lao động trong nước tăng rất nhanh, tài nguyên thiên nhiên dư thừa, và sự áp đặt biểu thuế gắt gao đối với hàng hóa nước ngoài. Đồng thời, những nhà sản xuất Mỹ phát triển đội ngũ kinh doanh (marketing) của mình và vì vậy, nhu cầu chức năng marketing mà trước đây các đại lý bao thanh toán thường thực hiện giảm đi. Tuy nhiên, môt lần nữa, các đại lý bao thanh toán lại phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu của nền kinh tế mới trong nước, tập trung vào tín dụng, thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính (thường là thông báo cho người mua việc bán các khoản phải thu). Việc giao cho các đại lý bao thanh toán thực hiện các chức năng này cho phép các nhà sản xuất ngành dệt của Mỹ tập trung vào sản xuất và tiếp thị trong thời kỳ phát triển rất nhanh này. Khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng vào đầu thế kỷ 20 sang các sản phẩm may mặc và phụ kiện, đồ nội thất và thảm thì các đại lý bao thanh toán của Mỹ cũng mở rộng chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp này. Đến giữa thế kỷ 20, bao thanh toán của Mỹ phát triển sang những ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện, hoá chất, và sợi tổng hợp. Ngày nay, để làm dịu bớt nhu cầu kiểm soát hàng hóa về mặt vật lý, bao thanh toán đã mở rộng sang nhiều ngành nghề khác như giao nhận, cung cấp nhân sự tạm thời, quảng cáo, thiết kế đồ họa,… Tuy có những tình cảnh đặc biệt này, nhưng chúng ta cũng sẽ thấy một số lượng giới hạn các đại lý bao thanh toán cung cấp những dịch vụ của mình trong những ngành công nghiệp có ảnh hưởng liên quan. - BLNH Hoạt động bảo lãnh đã có từ thời kỳ cổ Hy lạp trong những giao dịch nhỏ lẻ, dù rất sơ khai. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, BLNH bắt đầu được sử dụng tại các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Đến những năm 70, thương mại mậu dịch quốc tế ngày càng phát triển đã làm gia tăng nhu cầu đa dạng hóa và hợp pháp hóa công cụ tài trợ và bảo đảm quốc tế có tính linh hoạt, được tin tưởng, phù hợp với tập quán quốc tế và không trái với luật pháp 9 quốc gia, ngoài phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. BLNH đáp ứng được các yêu cầu này và được sử dụng ngày càng phổ biến. Ngày nay, BLNH được sử dụng rất rộng rải và đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế tại các quốc gia, các khu vực và trên toàn thế giới. Doanh số BLNH gia tăng nhanh chóng. Không chỉ được sử dụng trong mọi lĩnh vực các nước phát triển, BLNH còn là phương tiện bảo đảm khá phổ biến trong giao dịch kinh tế và dân sự ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, hầu hết các giao dịch quốc tế lớn đều có sự hỗ trợ của BLNH. Tại Việt Nam, trước năm 1975, một số NH thuộc chế độ cũ ở Sài Gòn đã cung cấp dịch vụ BLNH. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động này được thực hiện từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Đến những năm 90, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động NH trở nên đa dạng và BLNH được phát triển như một tất yếu khách quan. Nhưng do thiếu sự chỉ đạo thống nhất bằng 2 các văn bản pháp lý nên hoạt động BLNH thời kỳ này thiếu hiệu quả.Từ những năm 1994 – 1995, hoạt động bảo lãnh dần được hoàn thiện nhờ việc ban hành một số quy định thống nhất. Những năm sau đó, cùng với xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, BLNH đã nhanh chóng phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số và dư nợ bảo lãnh của các NHTM ngày càng tăng. Các hình thức bảo lãnh được áp dụng ngày càng đa dạng, với doanh số ngày càng cao cho thấy tiềm năng phát triển của dịch vụ này trong nền kinh tế nước ta là rất lớn. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ hội hợp tác và mở rộng thương mại quốc tế ngày càng nhiều; cùng với đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – NH ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động NH nói chung và BLNH nói riêng phát triển. 10 1.2 Hợp đồng thuê TCQT 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm 1.2.1.1Khái niệm Theo quy định tại khoản 7, điều 3 nghị định 39/2014/NĐ- CP thì: “CTTC là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng CTTC giữa bên CTTC với bên thuê tài chính. Bên CTTC cam kết mua tài sản CTTC theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản CTTC trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng CTTC.” Vậy hợp đồng CTTC là gì? Hợp đồng CTTC lần đầu tiên được định nghĩa tại LEASEUROPE 1 năm 1983, theo đó thuê tài chính động sản được đầu tư là máy móc thiết bị của nhà máy xí nghiệp với mục đích sử dụng chuyên nghiệp. Những tài sản này trước hết được các công ty CTTC mua riêng để cho thuê và vẫn thuộc sở hữu của người cho thuê trong thời hạn hợp đồng. Như vậy: - Người thuê tài chính tự chọn đối tượng của thuê tài chính, tự lựa chọn người bán và sau đó sử dụng đối tượng này cho các mục đích kinh doanh thương mại của mình. - Người cho thuê mua đối tượng cho thuê và là chủ sở hữu của đối tượng này trong thời gian hợp đồng thuê tài chính có hiệu lực. - Người thuê phải chịu mọi rủi ro liên quan đến đối tượng và việc sử dụng này. - Thời gian của hợp đồng thuê tài chính phụ thuộc vào thời gian hao mòn của máy móc thiết bị. - Khi hết thời hạn của hợp đồng, người thuê có quyền hoặc trả lại tài sản thuê, hoặc gia hạn hợp đồng, hoặc mua đứt tài sản. Định nghĩa hợp đồng CTTC đã phân tích ở trên được soạn thảo với mục đích thể chế hóa hoạt động CTTC trong phạm vi EU.Sau đó, đến năm 1984, trên cơ sở phân tích 1 Hiệp hội thương mại đại diện CTTC tại Châu Âu [...]... Cộng Đồng kinh tế ASIAN 1.2.4 Hợp đồng thuê tài chính Hợp đồng CTTC bao gồm 2 hợp đồng: Hợp đồng mua bán giữa tổ chức tài chính và hợp đồng thuê giữa tổ chức tài chính và bên thuê Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tài chính bao gồm các điều khoản chủ yếu và quyền, nghĩa vụ của các bên 1.2.4.1 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tài chính - Về đối tượng của hợp đồng thuê tài chính: Là mọi tài sản... người mua theo hợp đồng mua bán Là một hợp đồng phức tạp bao gồm các yếu tố của hợp đồng tín dụng, chuyển giao quyền yêu cầu, hợp đồng đại diện, hợp đồng ủy quyền cũng như hợp đồng cung cấp dịch vụ Tính quốc tế của hợp đồng bao thanh toán được xác định bởi trụ sở thương mại của người bán và của NH trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Tuy nhiên trong trường hợp nếu trụ sở thương mại của người bán... thành hợp đồng CTTC7 Thứ ba, tài sản được bên thuê thuê chỉ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại Đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng của hợp đồng thuê tài chính so với hợp đồng thuê tài sản Thật vậy, hợp đồng thuê tài chính cho phép người có ít tiền có thể sử dụng khối tài sản lớn gấp nhiều lần tài sản của mình, vì vậy nếu tài sản không được sử dụng trong kinh doanh thương mại, ... rằng quyền mua lại tài sản thuê luôn được quy định trong mọi hợp đồng thuê tài sản Tuy nhiên để mua lại tài sản người thuê phải trả một khoản tiền mua đặc biệt được quy định trong hợp đồng thuê tài sản hay trong thỏa thuận bổ sung cho hợp đồng Còn trong hợp đồng thuê tài chính, tiền thuê đồng thời cũng là tiền mua lại tài sản Tất nhiên, khả năng mua lại đối tượng của hợp đồng thuê tài chính phải được... trường hợp: Tài sản cho thuê không được giao đúng thời hạn do lỗi của công ty CTTC; Bên cho thuê vi phạm các điều khoản trong hợp đồng Hợp đồng được chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn cho thuê trong trường hợp tài sản thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sữa chữa được.” 1.3 Hợp đồng bao thanh toán quốc tế (Factoring) 1.3.1 Khái niệm, đặc điểm 1.3.1.1 Khái niệm Trong hoạt động thương mại và thương mại quốc. .. quy định trong hợp đồng thuê tài chính mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê ngoài chi phí đầu tư ban đầu Đây chính là thu nhập của bên cho thuê tài sản Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính được xác định theo nguyên tắc dưới dạng thanh toán cho toàn bộ tài sản được thuê Trong trường hợp nếu đối tượng của hợp đồng gồm nhiều tài sản có thời 11 Điểm... sung thì hợp đồng bao thanh toán gồm cả những yếu tố của hợp đồng cung cấp dịch vụ 29 Hợp đồng bao thanh toán đóng trong thương mại quốc tế thường được sử dụng trong những trường hợp khi mà có sự tham gia công khai của NH hay tổ chức tín dụng khác vào quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể gây thiệt hại cho quyền lợi của người bán  Hợp đồng bao... thể chuyên nghiệp trong lưu thông thương mại Trong hợp đồng thuê tài chính có các chủ thể tham gia như sau: Bên cho thuê thông thường là những tổ chức tài chính hay NH, nói cách khác là nhựng chủ thể thương mại được phép huy động vốn Bên thuê tài chính là bên nhận tài sản để tạm thời chiếm hữu và sử dụng trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính Người bán là người kí kết hợp đồng mua bán tài sản với bên cho... hơp đồng bao thanh toán có mục đích xác lập các mối quan hệ kinh tế thương mại gắn bó, mật thiết giữa các bên trong thời gian hợp đồng quy định Loại hợp đồng này cũng quy định sự hợp tác của các bên trong quá trình tiến hành hoạt động thương mại, góp phần làm cho hoạt động thương mại trên thị trường trở nên ít căng thẳng và phức tạp hơn Sự tiện lợi của hợp đồng bao thanh toán thể hiện ở việc: Người xuất. .. tố của các loại hợp đồng khác nhau 32 Thứ nhất, khác với hợp đồng nhượng quyền yêu cầu theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam: Đặc điểm Hợp đồng chuyển nhượng quyền yêu cầu Hợp đồng bao thanh toán Thông thường, hay có sự đồng nhất hợp đồng bao thanh toán với hợp đồng nhượng quyền yêu cầu được quy định trong BLDS Tuy nhiên, sự đồng nhất này không thể được coi là chính xác bởi hợp đồng bao thanh toán . các loại hợp đồng tài trợ tài chính cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế 1.1 Lịch sử hình thành về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu hàng. về các loại hợp đồng tài trợ tài chính cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế 5 1.1 Lịch sử hình thành về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 5 1.2 Hợp đồng thuê TCQT. động thương mại quốc tế của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc Việt Nam đã và đang sắp bước vào Cộng Đồng kinh tế ASIAN. 1.2.4 Hợp đồng thuê tài chính Hợp đồng

Ngày đăng: 16/08/2015, 02:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan