Kiến nghị khắc phục những hạn chế trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 70)

2.2.1 Trong hoạt động CTTC

Phát triển thị trường CTTC là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay. Từ những hạn chế đã trình bày, chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp như sau:

Một là, lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa là mục tiêu chính. Vì theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp này được coi là yếu, thể hiện ở sáu chữ M trong tiếng Anh là Man Power (nguồn nhân lực), Management (quản trị), Machinery (máy móc, công nghệ), Materials (vật tư), Marketing (tiếp thị), và Money (vốn). Bên cạnh đó còn có một thực tế là có đến 50% doanh nghiệp phải giải thể hoặc phải tái cơ cấu sau sáu năm hoạt động. Hiện nay, ở Việt Nam số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp. Hơn nữa, xét về bản chất, đây là một “khoản vay tài chính” và phải trả lãi (trên

cơ sở tính phí thuê tài chính được trả cho đến khi hết hạn hợp đồng), và đương nhiên đã là một “khoản vay” thì rủi ro liên quan đến vay vốn luôn luôn hiện hữu và có thể dẫn đến phải áp dụng các biện pháp, thậm chí là biện pháp phá sản bất cứ khi nào nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Do đó, để thúc đẩy thị trường CTTC hoạt động có hiệu quả đòi hỏi sự phát triển của chính cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi chính các doanh nghiệp là khách hàng và là mục tiêu hướng tới của các công ty CTTC.

Hai là, từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động liên quan đến dịch vụ CTTC trong Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP đối tượng tài sản để CTTC chỉ là các động sản, đây là một trong những bất cập cần được sửa đổi. Ngoài ra, các quy định về phương thức xử lý, quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản thuê tài chính cũng nên chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ba là, Nhà nước, các hiệp hội và chính các tổ chức tài chính cần phải quảng bá rộng rãi hơn nữa dịch vụ của mình đến cộng đồng doanh nghiệp.

Bốn là, các công ty CTTC cố gắng giảm các loại chi phí đầu vào nhằm hạ giá dịch vụ để thu hút khách hàng.

2.2.2 Trong hoạt động bao thanh toán

Qua nghiên cứu về tình hình hoạt động bao thanh toán hiện nay, nhận thấy những điểm lợi cũng như những hạn chế và lý giải các nguyên nhân, chúng tôi đề xuất một vài kiến nghị để phát triển hoạt động này như sau:

Một là, NHNN phải hoàn thiện quy chế hoạt động BTT, theo đó, phải thay đổi nhận thức về BTT không chỉ là một hình thức cấp tín dụng. Bởi thông lệ quốc tế, hoạt động BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ;

Hai là, NHNN cần sớm ban hành quy chế hoạt động của các tổ chức tài chính chuyên ngành, trong đó có hình thức tổ chức tài chính bao thanh toán. Đây sẽ là một tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chuyên biệt và là chủ thể cạnh tranh trực tiếp với các NHTM;

Ba là, các NHTM nhanh chóng tham gia Tổ chức Bao thanh toán quốc tế (FCI) và kết nối với các tổ chức cung ứng dịch vụ BTT thuộc tổ chức để trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng lẫn nhau;

Bốn là, NHTM cần thiết kế dịch vụ BTT phù hợp từng loại hình doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động marketing đến các doanh nghiệp tiềm năng;

Năm là, tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam thông qua đội ngũ Sales và cung cấp đầy đủ nhất những lợi ích đem lại từ dịch vụ BTT cho doanh nghiệp trong thanh toán nội địa lẫn xuất khẩu;

Sáu là, khi triển khai, các NH chú trọng hơn nữa đến hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc tổng hợp, quản lý, phân tích, đánh giá và đo lường các rủi ro.

2.2.3 Trong hoạt động BLNH

- Kiến nghị đối với chính phủ và NH nhà nước

Một là, Tạo dựng môi trường kinh tế phát triển đồng bộ, ổn định hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Hai là, Xây dựng một khung pháp lý chi tiết cụ thể nhằm thúc đẩy môi trường tín dụng cạnh tranh.

Ba là, NH Nhà nước đảm bảo vai trò là NH chỉ huy, chỉ đạo kịp thời linh hoạt đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.

- Đối với hệ thống NHTM

Một là, xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ BLNH thích hợp trong từng thời kì. Trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, dưới sự chỉ đạo của NHNN, mỗi NH phải xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh dài hạn và hàng năm mang tính khả thi. Việc xác định tư tưởng, quan điểm về sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh là rất quan trọng, nó phải chỉ ra được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh cũng như cơ cấu định lượng của các loại hình. Quan điểm này cần thể hiện việc tiếp tục tăng trưởng hay tạm thời thu hẹp hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh trong mỗi thời kỳ. Việc xác định đúng sẽ tạo ra sự đoàn kết, thống nhất mọi nguồn lực trong NH để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Cuối cùng và cũng là điểm hết sức quan trọng là các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Các nguồn lực phải tương xứng, phải có một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý, một đội ngũ cán bộ có thể đảm đương được nhiệm vụ. Như vậy, việc lập kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phải mang tính khả thi. Đó sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo nâng cao chất lượng của nghiệp vụ này

Hai là, công tác tổ chức, đào tạo cán bộ để nâng cao uy tín của NH. Trong nền kinh tế thị trường, khi các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh .. . phát triển thì yếu tố con người giữ vai trò quyết định mọi thành công của các doanh nghiệp trên thương trường. Những doanh nghiệp giành thắng

lợi trong cạnh tranh trên thương trường, phát triển với tốc độ cao và bền vững, ngoài các yếu tố thuận lợi khách quan có thể có, doanh nghiệp đó chắc chắn phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, có tầm nhìn xa, năng động; đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có nhiệt tình, trách nhiệm cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường

Ba là, nâng cao chất lượng thẩm định các yêu cầu xin bảo lãnh và quản lí các khoản bảo lãnh.

Bốn là, thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh của NH là một loại hình hoạt động có độ rủi ro cao. Khi người được bảo lãnh không có khả năng hoặc cố tình không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với người nhận bảo lãnh thì NH phải đứng ra trả thay. Cũng như bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào khác, NH cũng phải hoạt động an toàn, và có lãi để tồn tại và phát triển, vì vậy cần phải tìm ra các biện pháp để giảm bớt tối đa các rủi ro do hoạt động bảo lãnh gây ra. Có thể thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để chuyển bớt rủi ro cho một đối tác khác. Chẳng hạn bán đi một quyền trả nợ, có nghĩa là NH sẽ bán quyền bảo lãnh cho một NH khác với mức phí thấp hơn. Tham gia đồng bảo lãnh với một số NH khác.

Năm là, ứng dụng chính sách marketing NH vào hoạt động bảo lãnh. Công tác Marketing liên quan đến toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ trong NH. ứng dụng marketing trong NH là một đòi hỏi cần thiết hiện nay, nó sẽ đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp NH đứng vững trên thương trường. Cơ sở để xây dựng kế hoạch hoá marketing là nhiệm vụ, mục tiêu và các nguồn lực của NH. Vị trí quan trọng nhất trong hoạt động marketing là việc kế hoạch hoá các chiến lược khách hàng, chiến lược giá cả, chiến lược sản phẩm, chiến lược giao tiếp khuyếch trương.

Sáu là, mở rộng quan hệ hợp tác với NH khác để đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh, tái bảo lãnh. Bên cạnh thúc đẩy quan hệ hợp tác với các NH trong nước, các NH cũng cần phải tạo lập mối quan hệ với các NH nước ngoài, để không chỉ thực hiện vai trò là NH phát hành mà còn thực hiện vai trò NH thông báo, NH thanh toán (bảo lãnh đối ứng)…bên cạnh đó NH sẽ được cung cấp thông tin về người thụ hưởng bảo lãnh ở nước ngoài từ đó có thể chủ động trong công việc, tránh bị lừa bởi người thụ hưởng bảo lãnh.

Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

- Đối với doanh nghiệp XNK

Các nghiệp vụ của NH chính là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động bảo lãnh khi phát sinh rủi ro thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người chịu thiệt hại chính là các doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cầ phải thực hiện các yêu cầu sau:

 Có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn dựa trên nhu cầu thị trường, lựa chọn đối tác kỹ càng, có tín nhiệm trước khi ký kết hợp đồng.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, năng lực đánh giá dự án. Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, luật pháp, nâng cao trình độ hiểu biết về các quy tắc, thông lệ quốc tế trong giao dịch thương mại quốc tế.

 Cần tham khảo ý kiến của các tổ chức tư vấn, NH phục vụ mình trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.

 Xây dựng hoạch định phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi dựa trên nhu cầu thị trường, năng lực tài chính, công nghệ của doanh nghiệp.

 Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của NH về ký quỹ, tài sản thế chấp, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng và trong cam kết bảo lãnh với NH.

KẾT LUẬN

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang từng bước được phát triển và ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong các hoạt động xuất khẩu-nhập khẩu diễn ra hàng ngày hàng giờ. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện. Xét riêng ở Việt Nam, các vấn đề này có thể do các nguyên nhân từ yếu tố pháp luật chưa hoàn thiện, do các quyết định chủ quan từ phía doanh nghiệp và tâm lý chưa thật sự tin tưởng vào các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Đối với mỗi loại hình tài trợ xuất nhập khẩu sẽ có tình hình hoạt động khác nhau, dẫn đến những bất cập vướng mắc khác nhau, do đó đòi hỏi có những giải pháp tối ưu riêng cho mỗi loại hình tài trợ xuất nhập khẩu. Các giải pháp mà nhóm thực hiện đề ra hy vọng sẽ phần nào giải quyết được các tình trạng chung trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay.

Cánh cửa hội nhập của mỗi quốc gia luôn mở ra cùng với cơ hội và thách thức. Với những thành tựu và hạn chế mà hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu có được, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tiếp tục phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế để phát triển. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đã ra đời như một tất yếu khách quan, đáp ứng cho những đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế, là công cụ trợ giúp đắc lực thúc đẩy hoạt động ngoại thương ở mỗi nước tiếp tục phát triển hơn nữa.

Tài liệu tham khảo 1. Các văn bản pháp luật

1. Bộ luật dân sự 2005 2. Luật thương mại 2005

3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2011

4. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động của tổ chức tài chính và công ty CTTC

5. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN (hay còn gọi là Quy chế bao thanh toán 2004) của Thống đốc NH nhà nước Việt Nam ngày 6-9-2004

6. Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN, quyết định sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán của quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN

7. Thông tư số 28/2012/TT-NHNN thông tư Quy định về bảo lãnh NH 8. Công ước Ottawa 1988 (công ước Unidroit về cho thuê TCQT)

2. Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Nguyễn Văn Luyện – PGS.TS Lê Thị Bích Thọ - TS.Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia TPHCM, trang 389-391

2. TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ NHTM, NXB Thống kê, trang 546

3. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Hướng dẫn tín dụng và thẩm định tín dụng NHTM, NXB Thống kê, chương 7, trang 441

4. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Tín dụng NH, NXB Thống Kê, trang 512

5. ThS Bùi Diệu Anh (2012), TS Hồ Diệu, TS Lê Thị Hiệp Thương, Giáo trình Nghiệp vụ tín dụng NH, Trường Đại học NH TP HCM, NXB Phương Đông, trang 125

6. Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán, xem tại:

http://el.hubt.edu.vn/wp-content/uploads/2014/11/Ch%C6%B0%C6%A1ng-3- T%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-nghi%E1%BB%87p-v%E1%BB%A5- bao-thanh-to%C3%A1n.pdf

7. Đặc điểm của bảo lãnh NH, xem tại

http://luatduonggia.vn/dac-diem-cua-bao-lanh-ngan-hang 8. Chuyên đề CTTC, xem tại:

http://luanvan.co/luan-van/luan-van-nghiep-vu-bao-thanh-toan-factoring-va-trien- vong-ap-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-55567/

9. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM VN, xem tại:

http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-giai-phap-phat-trien-nghiep-vu-bao-thanh- toan-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-56707/

10. chuyên đề thuê tài chính, xem tại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 70)