Tình hình chung của hoạt động thuê TCQT

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 57 - 58)

Theo thống kê của Hiệp hội CTTC, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này đang rơi rụng dần cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động. Từ chín thành viên ban đầu, đến nay, Hiệp hội chỉ còn tám thành viên sau khi BIDV sáp nhập hai công ty CTTC.Dư nợ toàn hệ thống CTTC tính đến cuối năm 2013 giảm 5,55% so với cùng kỳ năm 2012, chỉ còn gần 14.700 tỷ đồng. Cũng theo thông tin từ Hiệp hội, mặc dù trên danh sách Hiệp hội vẫn có tám thành viên, nhưng trên thực tế, chỉ còn năm công ty hoạt động bình thường với dư nợ hơn 7.400 tỷ đồng. Ba công ty còn lại hầu như không còn hoạt động kinh doanh, chủ yếu tập trung vào xử lý nợ quá hạn với số lượng lớn chiếm từ 75% đến 99% tổng dư nợ. Trong đó, Công ty CTTC 1-Agribank (ALC1) có hơn 1.318 tỷ đồng dư nợ nhưng tỷ lệ nợ nhóm 3,4,5 chiếm tới 73,2 %. Với ALC2, dư nợ CTTC giảm 17,5% xuống còn hơn 5.637 tỷ đồng, chủ yếu là do thu được nợ nhưng nợ xấu lại đang có xu hướng tăng thêm và chuyển nhóm sâu hơn. Bức tranh này cho thấy một màu ảm đạm khi các công ty CTTC đang phải vật lộn để tìm con đường đi cho riêng mình.

Tuy nhiên, một chuyên gia trong ngành cho rằng, điều đó không phản ánh toàn bộ bức tranh hoạt động thực tại của các công ty CTTC.Bởi nợ xấu lớn của các công ty này là do hệ quả của một chu kỳ phát triển kinh tế khi nhiều công ty CTTC và NH lao vào lĩnh vực tàu thuyền vận tải... Với những công ty rút chân ra nhanh hơn hoặc thành lập sau đó như Sacombank Leasing, ACB Leasing, hoạt động kinh doanh trong những năm qua lại cho thấy mô hình này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2013, một số công ty CTTC ghi nhận hoạt động hiệu quả như VCB Leasing dư nợ tăng 19,74% đạt hơn 1.612 tỷ đồng; VietinBank Leasing tăng 8,93%. Với Sacombank Leasing, ACB Leasing, mặc dù tăng trưởng dư nợ không cao nhưng chất lượng tăng trưởng khá tốt với tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu hơn 20%.

Ngoài ra, có rất nhiều các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư đã và đang tiếp tục được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Riêng về khía cạnh cung ứng vốn thông qua kênh CTTC hay có thể hiểu CTTC như một hoạt động tài trợ vốn trung và dài hạn.

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động CTTC trong những năm gần đây bước đầu cho thấy được ưu điểm nổi trội của kênh tín dụng này đối với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, các dịch vụ tài chính NH trên thị trường cạnh tranh khá gay gắt, sự ra đời của nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ CTTC khẳng định rằng dịch vụ này sẽ sôi động trong thời gian tới, nhiều công ty CTTC đã có những phương thức khác nhau để thu hút khách hàng như triển khai thêm các sản phẩm đã được NH Nhà nước cho phép như cho thuê vận hành, đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để mở rộng thị phần hoạt động. Giám đốc một công ty CTTC lớn của Việt Nam cho biết: “Với ưu điểm nổi bật của CTTC, chúng tôi tín tưởng sẽ là bạn đồng hành của nhiều doanh nghiệp. Hiện nay, chúng tôi đã thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng, các khu công nghiệp, các trung tâm thẩm định, bảo hiểm…những đơn vị không thể thiếu khi CTTC để hoạt động chặt chẽ, hiệu của hơn. Mặt khác, khi thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp vẫn được quyền tự do lựa chọn máy móc thiết bị thuê, nhà sản xuất, nhà cung ứng, đặc tính kỹ thuật, cách thức và thời gian giao nhận, lắp đặt và bảo hành, giá cả tài sản thuê. Tùy từng thời kỳ, mặt bằng sản xuất trên thị trường, hiệu quả của dự án và uy tín của khách hàng, chúng tôi sẽ có mức lãi suất cho thuê ưu đãi và hợp lý”.

Theo các chuyên gia nước ngoài nhận định, khi Việt Nam đã là thành viên WTO, cùng với cam kết mở của hoàn toàn lĩnh vực NH, trong đó có CTTC chắc chắn sẽ có nhiều tập đoàn, nhiều công ty CTTC nước ngoài đến làm ăn ở Việt Nam, khi đó cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và các công ty CTTC nói riêng sẽ rất gay gắt.

Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành cùng thách thức. Tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để nâng cao trình độ, quy mô, năng lực sản xuất, đồng thời khi thể chế luật pháp ràng buộc chặt chẽ, đồng bộ sẽ buộc các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh bài bản hơn, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, yêu cầu thông tin tài chính minh bạch sẽ tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng khai thác thông tin, đánh giá khách hàng.

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)